Con đường quy nạp: là quá trình hình thành khái niệm đi từ những

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 38 - 40)

hiện tượng, sự vật cụ thể để tìm ra các dấu hiệu chung, bản chất của chúng, sau đó mới khái quát lên thành khái niệm về một nhóm hiện tượng, sự vật.

Hình thành khái niệm theo con đường quy nạp, chủ yếu được sử dụng

cho học sinh lớp dưới (cấp tiểu học và THCS) khi mà trình độ nhận thức của

viên phải nắm được quy trình hình thành khái niệm cho theo con đường này, đồng thời cũng cho học sinh biết các bước trong quy trình đó để các em có thể

tự hình thành được khái niệm mỗi khi cần thiết. Theo kinh nghiệm của các

chuyên gia nghiên cứu phương pháp giáo dục thì hình thành khái niệm bằng con đường quy nạp sẽ có 3 bước tiến hành như sau:

+ Bước 1: Hình thành biểu tượng. Để hình thành được biểu tượng cho

học sinh, cách vẫn quen làm của các giáo viên là cho học sinh quan sát trực

tiếp các sự vật, hiện tượng thật (nếu có thể), hoặc là các mô hình, tranh ảnh về

sự vật, hiện tượng đó; nếu không thì đọc một mẩu chuyện, một đoạn văn, câu văn mô tả các sự vật, hiện tượng cần hình thành khái niệm.

+ Bước 2: Tìm các dấu hiệu chung nhất, bản chất nhất của các sự vật,

hiện tượng đã nêu. Để làm được điều này, giáo viên phải thật khéo léo trong

việc lựa chọn nêu ra các câu hỏi và gợi ý cho học sinh trả lời; qua đó học sinh

sẽ tự tìm ra các dấu hiệu chung của các hiện tượng, sự vật được đề cập đến.

Giáo viên liệt kê các dấu hiệu mà học sinh đã tìm ra và yêu cầu các em sử

dụng các thao tác tư duy phức tạp (so sánh, trìu tượng hoá, khái quát hoá) để

chọn lọc ra trong các dấu hiệu chung đó thì những dấu hiệu nào là đặc trưng, là cơ bản nhất đại diện cho nhóm hiện tượng, sự vật được nêu trong ví dụ.

+ Bước 3: Định nghĩa khái niệm hoặc nêu đặc điểm khái niệm (vì có

những khái niệm không định nghĩa được), thể hiện chúng bằng sơ đồ grap

(nếu có thể). Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ kết nối các dấu

hiệu chung, bản chất đã tìm ra thành các câu văn hoàn chỉnh (khái niệm có thể định nghĩa), hoặc nêu khái quát đặc điểm khái niệm và thể hiện chúng bằng sơ đồ grap (nếu có thể).

Thí dụ: Hình thành khái niệm “Ngành vận tải đườn g sắt” theo con đường quy nạp

- Bước 1: Cho học sinh quan sát các đoạn phim hay tranh ảnh về các

chuyến tàu, nhà ga kết hợp với kiến thức thực tế địa phương để học sinh thấy được vật chất, tổ chức và hoạt động của ngành vận tải đường sắt như thế nào.

- Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm và phân tích các dấu hiệu chung,

bản chất của ngành vận tải đường sắt bằng các câu hỏi gợi ý:

+ Đặc trưng phương tiện giao thông đường sắt gồm những thứ gì? + Đặc điểm vận tải của loại hình giao thông đường sắt?

+ Quan sát bản đồ giao thông Thế giới, Việt Nam (địa phương), nhận

xét và giải thích sự phân bố của loại hình vận tải này?

- Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát đặc điểm của ngành

vận tải đường sắt (vì đây là khái niệm không thể định nghĩa bằng các câu văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoàn chỉnh mà chỉ có thể nêu lên những dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng, cơ bản

của nó).

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 38 - 40)