Thí dụ về tích hợp kiến thức địalý địa phương tỉnh Thái Nguyên vào d ạy học địa lý lớp

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 87 - 90)

- Tranhảnh SLTK

2.4.3.Thí dụ về tích hợp kiến thức địalý địa phương tỉnh Thái Nguyên vào d ạy học địa lý lớp

- Thí dụ 1: Khi dạy bài 6 “Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời

của Trái Đất”, để minh hoạ kiến thức những nước nằm trong vùng nội chí

tuyến đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, GV có thể hỏi HS: Tỉnh Thái

Nguyên có mấy lần Mặt Trời lên thiên đỉnh và vào những ngày nào trong năm?”. Nếu HS không biết hoặc trả lời chưa đầy đủ thì GV giải đáp cho các em: Tỉnh Thái Nguyên có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh vào trước và sau ngày

22/VI. Lần thứ nhất là ngày 29/V và lần thứ hai vào ngày16/VII.

- Thí dụ 2: Khi nhắc tới các hiện tượng tự nhiên do ngoại lực gây ra ở

bài 9 “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”, GV cần giải

vật lý xảy ra mạnh mẽ ở các khu vực khai thác khoáng sản, phong hoá hoá học tạo ra các hang động cacxtơ ở Võ Nhai và Đồng Hỷ (hang Phượng Hoàng, động Người Xưa, động Linh Sơn…); quá trình bóc mòn chủ yếu là do

sự xâm thực của nước tạo thành các khe sâu, các thung lũng sông suối ở các

huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ; quá trình bồi tụ tạo nên các bãi bồi ven

sông suối (sông Cầu, sông Công…).

- Thí dụ 3: Khi dạy bài 15 - “Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng

tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất”, GV nên để cho học

sinh liên hệ với một số con sông chảy qua địa phương nơi HS sinh sống, GV

hỏi: “Địa phương của chúng ta có con sông nào chảy qua và nó có đặc điểm

gì?”, thậm chí GV có thể tổ chức đưa HS ra ngoài thực địa để quan sát các

đặc điểm chính của sông ngòi. Ở đơn vị cấp tỉnh, Thái Nguyên có sông Cầu

chảy qua, còn ở cấp huyện có các phụ lưu của sông Cầu như: sông Chu (Định

Hoá), sông Giang Tiên (Phú Lương), sông Công (chảy từ Đại Từ -> tp. Thái Nguyên -> tx. Sông Công), sông Nghinh Tường (Võ Nhai), Huống Thượng (Đồng Hỷ).

- Thí dụ 4: Khi dạy bài 24 “Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hoá”, GV có thể đưa ra cho học sinh số liệu về số dân và mật độ dân số

của một số huyện trong tỉnh (Võ Nhai, Định Hoá so với tp. Thái Nguyên, tx.

Sông Công, Phổ Yên) và yêu cầu học sinh giải thích tại sao lại có sự phân bố không đồng đều theo không gian ngay cả trong phạm vi của một tỉnh như vậy.

HS sẽ dựa vào mục 3.I trong bài và kiến thức thực tế để giải thích vấn đề này:

Các huyện Võ Nhai, Định Hoá là các huyện miền núi của tỉnh, địa hình hiểm

trở, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, các cơ sở công nghiệp nhỏ bé, phân tán; ngược lại các khu thành phố, thị xã và huyện đồng bằng có giao thông thuận lợi, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, điều kiện tự nhiên (đất, nước) thuận lợi nên thu hút được nhiều dân cư hơn.

- Thí dụ 5: Khi dạy bài 28 “Địa lý ngành trồng trọt”, GV yêu cầu học sinh sưu tầm các loại nông sản trong ngành trồng trọt của địa phương để dùng

làm phương tiện minh hoạ trong lúc giảng bài. Thí dụ: ở Định Hoá, cây lương

thực có lúa gạo và ngô, cây công nghiệp có thuốc lá, trong đó gạo của huy ện này thơm ngon nổi tiếng nhất tỉnh, không có huyện nào trồng được. GV gợi ý

HS dựa vào đặc điểm sinh thái của cây lúa và điều kiện tự nhiên của huyện để

giải thích sự khác biệt này. Còn ở các huyện Phú lương, Đại Từ và tp. Thái

Nguyên là cây chè, nhất là phải kể đến đặc s ản chè Tân Cương nổi tiếng trong và ngoài nước (xuất khẩu sang nước ngoài). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thí dụ 6: Thái Nguyên là vùng than lớn thứ 2 nước ta (sau Quảng

Ninh), nên khi học về ngành “công nghiệp khai thác than” (bài 32 - “Địa lý

các ngành công nghiệp”), giáo viên không nêu tất cả các mỏ than trong nước

mà chỉ nên lấy nhiều các mỏ có ở trong tỉnh, huyện, xã hay nơi trường đóng như huyện Phú Lương là mỏ Làng Cẩm, mỏ Phấn Mễ, huyện Đại Từ là mỏ

Núi Hồng, thành phố Thái Nguyên là mỏ Quang Vinh để giải thích sự có mặt

của ngành công nghiệp này. Dạy đến “ngành công nghiệp luyện kim” cũng như vậy.

- Thí dụ 7: Khi dạy bài 37 “Địa lý ngành giao thông vận tải”, dạy đến

loại hình vận tải nào, GV nên yêu cầu học sinh liên hệ đến ngành vận tải đó ở

Thái Nguyên: có những tuyến đường nào, tình hình hoạt động của chúng ra

sao. Về đường sắt: có tuyến Thái Nguyên - Hà Nội (chở khách và chở hàng),

Thái Nguyên - Kép, Bắc Giang (chở hàng - than, sắt thép); đường ô tô: quốc

lộ 3 (đi Hà Nội), 1B (Lạng Sơn), 13A (Tuyên Quang), 19 (Bắc Giang); đường

sông, hồ: nội thuỷ là tuyến Thái Nguyên - Phú Bình, Thái Nguyên - Chợ Mới,

2 tuyến sông chính là Đa Phúc - Hải Phòng, Đa Phúc - Hòn Gai.

- Thí dụ 8: Khi dạy bài 42 “Môi trường và sự phát triển bền vững”, giáo viên không nên lặp lại hoàn toàn ý trong s ách giáo khoa: “việc khai thác

các mỏ lớn mà không chú trọng đến các biện pháp môi trường đã làm cho

nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu có mỏ bị đầu độc bởi các kim

loại nặng, các hợp chất chứa lưu huỳnh…” (trang 165) mà nên kết hợp mô tả

Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhiều loại đang được khai

thác và chế biến, giáo viên mô tả hiện trường khai thác than, thiếc, vàng,

sắt… đã phá huỷ lớp phủ thực vật, bề mặt đất, làm xói lở đất đá ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ… Chắc chắn những hình ảnh này làm

cho học sinh có những cảm xúc mạnh, tiếp thu kiến thức sâu sắc hơn.

2.4.4. Giới thiệu một số giáo án tích hợp kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 87 - 90)