Khái niệm và vai trò của khái niệm đối với quá trình nhận th ức của học sinh

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 36 - 38)

Sự nhận thức các hiện tượng và đối tượng của thực tế sinh động bao

giờ cũng đi theo một mô hình quen thuộc sau đây: Cảm giác -> tri giác -> biểu tượng -> khái niệm. Chúng ta không bàn kỹ ở đây vai trò của cảm giác

và tri giác nhưng không thể không nói đến vai trò quan trọng của biểu tượng

trong quá trình nhận thức. Vai trò của biểu tượng chính là ở chỗ nó là cấp

trung gian giữa cảm giác - tri giác với tư duy, tức là giữa sự nhận thức một

cách trực tiếp và khái quát thực tế sinh động. Theo V.A. Maksimov thì thông thường các biểu tượng là những điểm tựa về mặt tri giác cho sự hình thành

các khái niệm khoa học. Mặc dù quan trọng, biểu tượng vẫn còn là một dạng

nhận thức cảm tính về hiện tượng và đối tượng của thực tế khách quan, trong

đó các dấu hiệu chính và phụ chưa được phân biệt nên chưa phản ánh được

chính xác bản chất của hiện tượng.

Vì vậy, muốn nêu được bản chất của các hiện tượng và đối tượng,

cũng như các quy luật của tự nhiên và xã hội, con người còn phải tiến hành

những hoạt động tư duy phức tạp như so sánh, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khái quát hoá. Chính trên cơ sở của các thao tác logic ấy của tư duy mà

khái niệm được hình thành. V.I.Lênin đã nói: “Khái niệm là sản phẩm cao

nhất của bộ não, là sản phẩm cao nhất của vật chất”. Như vậy tầm quan trọng

của con người, đây không chỉ là hình thức tư duy cơ bản mà còn là hình thức tư duy cao nhất. Nếu ta lại chú ý rằng, tư duy được thực hiện thông qua phán đoán, nhờ đó quy luật được phát hiện thì rõ ràng các quan hệ cơ bản, các đặc

tính bản chất của các hiện tượng và các sự vật của thế giới khách quan cũng được thể hiện trong đó. Do đó trong cấu trúc của hệ thống kiến thức về một

lĩnh vực nhất định, các khái niệm chính là các tế bào, các điểm nút làm trụ cột

cho toàn bộ giàn dáo của hệ thống kiến thức. Không nắm được các khái niệm

thì không thể nào nắm được một cách sâu sắc hệ thống kiến thức của bất kỳ

một khoa học nào.

Xét về mặt tư duy như chúng ta đã biết, tư duy không thể bắt đầu từ hư vô mà được nảy sinh trên cơ sở lao động. Tư duy có đối tượng của mình, đó là những cái mà nó hướng tới với mục đích nhận thức chúng. Muốn nhận

thức được một sự vật, tư duy phải sử dụng công cụ của mình đó là hệ thống

các khái niệm đã lĩnh hội và những kinh nghiệm đã nhận thức được trong đó. Con người cố gắng phản ánh những quy luật, những thuộc tính của hiện thực

khách quan nhờ hệ thống khái niệm đã biết. Đồng thời trong quá trình phản ánh đó, các khái niệm cũ ngày càng được bổ sung và phát triển cho hoàn thiện hơn, cùng lúc đó các khái niệm mới lại dần dần xuất hiện. Như vậy, khái niệm

không chỉ là kết quả của tư duy, mà còn là phương tiện, là công cụ của tư duy trên cơ sở đó mà nắm vững được những khách thể mới, những quy luật mới

của hiện thực khách quan. Với ý nghĩa trên, ta có thể nói rằng khái niệm

không những là điểm xuất phát của nhận thức mà còn là tổng kết sự vận động

của nhận thức.

Quá trình nhận thức các hiện tượng địa lý cũng tuân theo n hững quy

luật nhận thức chung, như chúng ta đã nói ở trên. Chính thông qua các thao

tác logic của tư duy mà một trong những dạng cơ bản nhất của tư duy con người được hình thành. Đó là các khái niệm. Bằng cách so sánh các đối tượng

và hiện tượng với nhau chúng ta phát hiện ra các mặt giống nhau và khác

hiện tượng giống nhau, có những dấu hiệu chung phổ biến cho tất cả các sự

vật các sự vật cùng loại (nhờ vào trìu tượng hoá, khái quát hoá và tổng hợp

hoá). Trong nhà trường cũng vậy, hướng chung trong dạy học ở các nước trên

thế giới cũng như ở nước ta là làm thế nào nâng cao được hiệu suất và chất lượng của quá trình đào tạo người học sinh. Hướng đó chỉ có thể thực hiện được thông qua việc làm cho học sinh nắm các khái niệm một cách vững

chắc.

Kiến thức trong chương trình Địa lý lớp 10 chủ yếu là các khái niệm,

nhiều nhất là các khái niệm chung. Mỗi bài học là một hệ thống khái niệm, có

sự phân cấp tương đối rõ ràng. Với đặc trưng này, người giáo viên trong quá

trình soạn bài và giảng bài cần hết sức chú ý. Việc tìm ra các khái niệm, sắp

xếp chúng thành một hệ thống logic và hướng dẫn học sinh hình thành khái

niệm là một công việc đòi hỏi đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ, để làm sao học sinh nắm và hiểu được bản chất các khái niệm và có thể tự hình thành được khái niệm trong mọi tình huống. Muốn làm được điều đó, trước hết giáo

viên cần chỉ cho học sinh thấy con các con đường hình thành khái niệm, sau đó mới là các phương pháp hình thành chúng.

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)