- Con đường diễn dịch: là quá trình hình thành khái niệm đi từ việc
2.3.2. Các nguồn tài liệu thu thập kiến thức địalý địa phương nhằm ph ục vụ cho mục đích tích hợp vào dạy học địa lý lớp
Một nguyên nhân quan trọng làm cho đa số giáo viên phổ thông ở nước ta chưa chú trọng đến việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy
học đó là thiếu kiến thức về địa lý địa phương. Trong khi đó, có rất nhiều
nguồn tài liệu viết về địa lý địa phương hoặc ít nhiều nói đến địa lý địa phương. Chúng ta có thể lựa chọn, thu thập kiến thức địa lý địa phương thông
qua một số nguồn tài liệu sau:
Trong những năm gần đây, các tỉnh, thành phố, huyện đã có nhiều
công trình nghiên cứu về địa phương. Các tài liệu c hính có thể sử dụng cho
giảng dạy địa lý địa phương là Địa lý các tỉnh, thành phố, huyện và Địa chí.
Các cuốn sách này trình bày khá chi tiết nhiều nội dung về địa lý địa phương
hoặc có liên quan đ ến địa lý địa phươn g. Ngo ài ra, cần phải k ể tới các b ộ
sách: Thiên nhiên Việt Nam (cố GS. Lê Bá Thảo), Địa lý các tỉnh và thành
phố Việt Nam, bao gồm 5 tập (GS. TS. Lê Thông) trình bày địa lý các tỉnh,
Niên giám thống kê (Tổng cục thống kê) cho các thông tin dưới dạng số liệu.
Trong dạy học Địa lý, GV có thể lựa chọn những kiến thức địa lý địa phương
Thông qua trang thông tin điện tử , nội dung về địa lý địa phương cũng được trình bày khá hệ thống trong các trang website địa phương, Bách khoa toàn thư mở (wikipedia), Du lịch của tỉnh. Thí dụ: tỉnh Quảng Ninh có các
trang thông tin điện tử sau có thể khai thác kiến th ức địa lý địa ph ươn g:
Các website địa ph ươn g đ ã g iới th iệu tóm tắt các đ ặc đ iểm về v ị trí, tài nguyên, dân cư và kinh tế của địa phươngđó. Những thông tin này tuy còn sơ lược nhưng đã cung cấp được nhiều kiến thức địa lý địa phương thiết thực cho
dạy học địa lý.
Ngoài các website địa phương, website của Tổng cục thống kê cung
cấp số liệu và cả tin tức về dân cư, kinh tế địa phương. Các tài liệu về địa phương có thể tìm kiếm qua địa chỉ, mục Số
liệu thống kê cung cấp nhiều số liệu quan trọng về: đơn vị hành chính, đất đai
và khí hậu; dân số và lao động; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công
nghiệp; thương mại và giá cả; giáo dục, y tế, văn hoá… Các số liệu thống kê này thường được cập nhật theo năm, tháng của cả nước và từng địa phương.
Qua các địa chỉ khác, mạng Internet còn cung cấp nhiều tài liệu có giá
trị chẳng hạn: www9.danso.com.vn; wwwvietnamtourism.gov.vn; nea.gov.vn;
ới nguồn thông tin bằng tài
liệu viết, qua mạng Internet còn có các hình ảnh minh hoạ (tranh ảnh, bản đồ,
biểu đồ) về địa lý địa phương cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo.
Trên mạng Internet còn có phần mềm google eath giúp cho việc tìm
kiếm các bức ảnh vệ tinh về địa phương. Các ảnh vệ tinh được sử dụng rộng
rãi trong nhiều mục đích khác nhau. Dựa vào ảnh vệ tinh có thể đoán đọc để
nghiên cứu địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thuỷ văn, cảnh quan… và thành lập
các loại bản đồ một cách khoa học, nhanh chóng ở bất kỳ một lãnh thổ và một địa phương nghiên cứu nào đó.
Ngoài ra, còn phải kể tới các chương trình truyền thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, nơi cung cấp nhiều tin tức, hình ảnh, video cập
nhật và có giá trị đối với những người ham hiểu biết như: chương trình Thời
sự, chương trình Việt Nam - Đất nước - Con người, Việt Nam - Quê hương
tôi, Phim tài liệu…
Một nguồn tài liệu ít được các giáo viên và học sinh chú ý đến đó là kiến thức thực tế của bản thân. Là những kiến thức về địa lý địa phương được
thu thập và tích luỹ từ những cuộc khảo sát, điều tra (bằng phiếu, bằng miệng) ở trong thực tế cuộc sống. Hoặc từ những điều “mắt thấy, tai nghe”, từ kinh
nghiệm sống nhiều năm của mỗi người trên địa phương đó. Đây thực sự mới
là những thông tin địa lý địa phương hết sức sát thực, cụ thể, sinh động và gần
gũi với học sinh. Vì hầu như các nguồn tài liệu ở trên chỉ ghi chép và thống kê đến đơn vị địa lý cấp tỉnh, còn cấp huyện xã rất cần đưa vào giảng dạy thì
lại quá ít. Để bổ sung cho những thiếu sót này, giáo viên cần phải huy động
thêm kiến thức, kinh nghiệm sống của bản thân và của học sinh để làm phong phú bài giảng; đồng thời là cách khơi dậy lòng ham mê hiểu biết các kiến thức địa lý địa phương trong các em.
2.3.3. Định hướng một số nguyên tắc chung để tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10