ĐỊALÝ LỚP 10 THPT LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 H ệ thống kiến thức Địa lý lớp

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 32 - 36)

Đúng ra, môn địa lý được dạy ở lớp 10 THPT phải có tên đầy đủ là: Địa lý đại cương dùng cho lớp 10 THPT, vì đây là những nội dung kiến thức địa lý hết sức cơ bản, quan trọng và nền tảng của kiến thức địa lý bậc học này, nó là cơ sở để người học có thể tiếp thu các kiến thức địa lý ở các lớp trên và

là nguồn kiến thức thiết thực để áp dụng vào đời sống.

Địa lý lớp này bao gồm hai phần: địa lý tự nhiên đại cương và địa lý

kinh tế- xã hội đại cương. Từ kiến thức địa lý tự nhiên đại cương sẽ giải thích được các hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất, ở các châu lục và ngay trên quê hương, đất nước mình sinh sống. Mặt khác, nó còn cung cấp cho người

học những kiến thức thực tế gắn với cuộc sống sinh hoạt sản xuất hàng ngày,

từ đó người học có thể tham gia tích cực vào cuộc sống hiện tại và tương lai.

Nhìn chung, đây là phần nội dung kiến thức tương đối khó (có nhiều

vấn đề trìu tượng), không chỉ đối với người học mà ngay cả người dạy cũng luôn phải tìm cách làm sao cho người học có thể nắm chắc các kiến thức vừa

cụ thể lại vừa trìu tượng, vừa hấp dẫn lại vừa khó nhận thức được ở lớp này.

Do vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải lựa chọn các phương pháp dạy

học phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đồng thời phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập của

các em, cũng như khả năng tự học, tự khai thác các nguồn kiến thức.

Địa lý lớp 10 có đầy đủ các loại tri thức địa lý cơ bản được dạy trong nhà trường phổ thông bao gồm: hệ thống kiến thức (thực tiễn và lý thuyết), kỹ năng - kỹ xảo được lựa chọn trong hệ thống tri thức khoa học địa lý và được

sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhằm cung cấp nội dung học vấn và giáo

dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường hiện nay. Trong phạm vi

kiến thức địa lý là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nội dung của các bài học địa lý. Kiến thức trọng tâm trong SGK Địa lý lớp 10 đó là: các số liệu và sự

kiện địa lý; các biểu tượng địa lý; các khái niệm địa lý; các quy luật địa lý; các mối quan hệ nhân quả, song chiếm nhiều nhất và cơ bản nhất vẫn là các khái niệm chung. Cụ thể như sau: [xem hình 2.1]

Hình 2.1: Nội dung kiến thứcĐịa lý lớp 10 THPT

- Các số liệu và sự kiện địa lý: thuộc nhóm các kiến thức thực tiễn

(hay kinh nghiệm). Đó là những kiến thức phản ánh những t hông tin về đặc điểm của các sự vật và hiện tượng địa lý. Nó phản ánh được đặc điểm bên

ngoài của các sự vật và hiện tượng địa lý mà học sinh có thể nhận thức được

một cách tương đối dễ dàng bằng con đường kinh nghiệm, dựa vào các giác

quan của bản thân. Cho nên vai trò chủ yếu của nó là làm cơ sở để minh hoạ,

dẫn chứng và để khái quát các kiến thức địa lý lý thuyết. Thí dụ nếu muốn khái quát đặc điểm khí hậu của một địa phương thì cần những số liệu và thông

tin về các sự kiện xảy ra trong lớp khí quyển ở đ ịa phương đó như chế độ

nhiệt, mưa, gió…

Đối với đặc điểm kiến thức địa lý lớp 10, nếu giáo viên biết thu thập,

khai thác các số liệu và sự kiện địa lý gần gũi với cuộc sống hàng ngày của

học sinh (có tính chất địa phương) thì việc hình thành khái niệm sẽ trở nên đơn giản, dễ hiểu hơn so với những điều ở xa các em. Vì vậy, các kiến thức thực tiễn địa phương có thể được coi là chìa khoá để mở ra cánh cửa tri thức

Các mối quan hệ nhân quả trong địa lý Các quy luật địa lý Các khái niệm địa Các biểu tượng địa lý Các số liệu và sự kiện địa lý

Nội dung kiến thức địa lý lớp 10 Các mối quan hệ nhân quả trong địa lý Các quy luật địa lý Các khái niệm địa Các biểu tượng địa Các số liệu và sự kiện địa lý

Nội dung kiến thức địa lý lớp 10

rộng lớn cho học sinh. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng trong dạy học giáo viên cần phải chọn lọc, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không nên lạm dụng, nghĩa là

phải có mục đích rõ ràng và phương pháp phù hợp.

- Các biểu tượng địa lý: là những hình ảnh về các sự vật và hiện tượng địa lý được tri giác, phản ánh vào trong ý thức, được giữ lại trong trí nhớ và

có khả năng tái tạo theo ý muốn. Nó là kết quả của thực tiễn đời sống và giáo

dục trong nhà trường, trong ý thức của học sinh mà hình thành lên nhiều biểu tượng đa dạng: một con sông ở đầu làng, một bãi biển ở quê hương hay một

quang cảnh sản xuất nhộn nhịp của một nhà máy…

Cũng như nhóm kiến thức thực tiễn, các biểu tượng địa lý là nền tảng

hình thành nên các khái niệm địa lý và là những thí dụ chứng minh, giải thích

cho các bài học địa lý. Để hình thành khái niệm địa lý lớp 10, thầy và trò có

thể sử dụng các biểu tượng đặc trưng và nổi tiếng trên thế giới, trong nước, ở địa phương song những biểu tượng địa lý địa phương (tỉnh, huyện, xã) sẽ

mang lại hiệu quả tốt hơn cả. Vì vậy, ông K.F.Stroev (1974) khẳng định địa lý địa phương là cơ sở tốt nhất để hình thành biểu tượng, khái niệm địa lý cho

học sinh và minh hoạ cho các bài giảng địa lý. Cũng chính địa lý địa phương là môi trường tốt nhất để học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học

vào thực tiễn sinh động ở nơi các em đang sinh sống.

- Các khái niệm địa lý: là sự phản ánh trong tư duy sự vật và hiện tượng địa lý đã được trìu tượng hoá và khái quát hoá, dựa vào các dấu hiệu

bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng

hợp).

Các khái niệm địa lý được xếp vào 3 nhóm: khái niệm địa lý chung,

khái niệm địa lý riêng, khái niệm địa lý tập hợp. Nội dung cơ bản của địa lý

lớp 10 là khái niệm địa lý chung. Địa lý lớp này gồm 42 bài, ngoài bài thực

hành ra (bài số 4, 10, 14, 25, 30, 34, 38) còn lại các bài khác đều có nội dung

là hình thành khái niệm địa lý chung. Mỗi bài thường có ít nhất là 2 khái niệm

ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” gồm các khái niệm: quá trình bóc

mòn, quá trình bồi tụ, quá trình vận chuyển; bài 12 “Sự phân bố khí áp. Một

số loại gió chính” có: sự phân bố khí áp, gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch, gió mùa, gió địa phương… Vì vậy, mục tiêu của các bài học địa lý lớp 10 là hình

thành các khái niệm chung. Việc lựa chọn hình thức, phương pháp, biện pháp để bài học đạt hiệu quả cao, tránh các kiến thức mang nặng tính kinh viện,

học sinh học vẹt, cung cấp các kiến thức có tính thiết thực là những vấn đề

cần được đặt ra. Việc đưa kiến thức địa lý địa phương vào dạy học lớp này sẽ

là một hình thức tăng cường tính thực tiễn và nâng cao khả năng học tập tích

cực và chủ động của học sinh.

- Các quy luật địa lý: là những kiến thức đã được khái quát hoá biểu

hiện các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lý có bản

chất cốđịnh, không thay đổi trong những điều kiện nhất định, mỗi khi lặp lại.

Nội dung địa lý lớp 10 có một số quy luật được đề cập: quy luật tự quay và

quy luật quay quanh Mặt Trời của Trái Đất, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

của lớp vỏ địa lý, quy luật địa đới và phi địa đới, quy luật cung và cầu. Khi

gọi là quy luật tức là thể hiện bản chất của nội dung kiến thức. Những quy

luật này được nhận thức trong quá trình dạy học thì được gọi là các khái niệm.

Chính vì vậy các quy luật địa lý được đề cập ở môn địa lý lớp 10 thực chất là

các khái niệm địa lý chung. Đó là các khái niệm địa đới, phi địa đới, khái

niệm cung và cầu…

- Các mối quan hệ nhân quả: là những mối quan hệ biểu hiện mối tương quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình địa lý. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn địa lý trong nhà trường là

phải giải thích các hiện tượng, quá trình có tính chất không gian xảy ra trong môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong nội dung kiến thức Địa lý lớp

10 cần đặc biệt chú ý các mối quan hệ nhân quả, bởi nó là nền tảng để học

sinh giải quyết tốt các mối nhân quả địa lý tương tự khi đi sâu nghiên cứu

niệm cần có sự phân tích, so sánh giữa các khái niệm với nhau sẽ phần nào giúp học sinh nắm vững các mối quan hệ nhân quả địa lý.

Từ những phân tích trên cho thấy kiến thức cơ bản, trọng tâm của địa

lý lớp 10 là khái niệm địa lý chung. Nắm được các khái niệm địa lý chung sẽ

góp phần quan trọng trong việc nắm các quy luật, nắm các mối quan hệ nhân - quả địa lý… Và là điều kiện để hiểu rộng, hiểu sâu các vấn đề địa lý mang

tính chất địa phương, quốc gia, khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 32 - 36)