Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 96 - 108)

- Tranhảnh SLTK

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

*Phân tích diễn biến các giờ dạy và kết quả các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài 13: “Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”.

Với lớp thực nghiệm, giáo viên cộng tác dạy theo giáo án có tích hợp

kiến thức địa lý địa phương vào bài học, giáo viên vừa đạt được mục tiêu, nội

dung của bài học (học sinh nắm được nguyên nhân thay đổi khí áp, sự phân

bố khí áp trên Trái Đất; nắm được nguyên nhân hình thành, đặc điểm và phạm

vi ảnh hưởng của các loại gió chính trên Trái Đất), vừa tích hợp được kiến

thức địa lý địa phương vào dạy học. Trong giờ dạy, giáo viên luôn kích thích được học sinh chủ động, tích cực tham gia vào bài giảng bằng sử dụng kết

hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học hiện đại (nêu vấn đề, thảo luận,

tự nghiên cứu…) với tính ưu việt của các phương pháp truyền thống (đàm

thoại, bản đồ…). Thí dụ: Khi dạy mục I. Sự phân bố khí áp, giáo viên cho học

sinh hoạt động cá nhân bằng cách nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp dưới (lớp

6), nghiên cứu SGK, quan sát bản đồ, sau đó dùng phương pháp đàm thoại để

làm rõ nội dung chính, kết hợp với việc chỉ và phân tích bản đồ để kết luận

cho những vấn đề đưa ra. Giáo viên còn nêu cao khả năng liên hệ kiến thức

bài học với thực tế cuộc sống, thực tế địa phương, do đó bài giảng có tính thuyết phục cao, đồng thời tạo được sự cuốn hút đối với học sinh, không khí

lớp học sôi nổi. Chẳng hạn khi dạy mục II. Một số loại gió chính, giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một loại gió trên Trái Đất; trong quá trình

các nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu, ngoài việc giáo viên yêu cầu các em

liên hệ với đặc điểm khí hậu Việt Nam, giáo viên còn hỏi thêm về khí hậu địa phương để toát lên tính chất của các loại gió đó đã tác động đến đặc điểm khí

hậu từng nơi như thế nào. Thí dụ: dạy về gió mùa giáo viên hỏi học sinh

“Tỉnh Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của những loại gió mùa nào? Tính chất

và thời gian hoạt động của chúng ra sao?”. Hay dạy đến gió fơn, giáo viên

hỏi “Ở tỉnh Thái Nguyên, các em có biết dãy núi nào gây ra hiện tượng gió fơn không?”. Với biện pháp đó, học sinh ngoài kiến thức lý thuyết được trình

bày trong SGK sẽ có cả kiến thức thực tế, mặt khác nó làm cho các em khắc

sâu, nhớ lâu kiến thức, vì đó là những điều thường nhật xảy ra trong cuộc

sống đã được khái quát hoá, trìu tượng hoá thành lý luận, thành khoa học giáo

dục. Việc đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài giảng để minh hoạ, giải

thích, bổ sung cho bài học và sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng

tích cực giúp cho học sinh lớp thực nghiệm tỏ ra nhạy bén, năng động xử lý

các yêu cầu và thông tin giáo viên đưa ra, khả năng liên hệ thực tế cao, tiếp

thu bài tốt. Thể hiện khá chính xác qua bài kiểm tra 10 phút về nội dung bài

vừa dạy: [xem phụ lục 7]

Câu 1 (2 điểm) : Nguyên nhân làm thay đổi khí áp gồm có những

nguyên nhân nào? Có 90% số lượng học sinh trả lời đúng câu này (3 nguyên nhân: độ cao, nhiệt độ, độ ẩm), chỉ có 10% trả lời thiếu và trả lời sai.

Câu 2 (2 điểm): Loại gió nào thổi quanh năm và mang theo mưa? Có 85% học sinh thực nghiệm trả lời đúng (B. Gió Tây ôn đới), chỉ có 15% các em trả lời sai.

Câu 3 (2 điểm): Gió mùa là loại gió như thế nào? Có 80% số học sinh

trả lời đúng (C. Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió hai mùa ngược

Câu 4 (2 điểm) : Có những loại gió mùa nào ảnh hưởng đến khí hậu

tỉnh Thái Nguyên? Có 75% học sinh trả lời chính xác và đầy đủ 2 loại gió (Đông Bắc và Đông Nam), 25% trả lời sai hoặc thiếu 1 trong 2 loại gió.

Câu 5 (2 diểm): Gió mùa khác với gió địa phương ở những đặc điểm

nào? Số lượng học sinh trả lời đúng câu này ít nhất 55% (C. Phạm vi ảnh hưởng và D. Thời gian hoạt động), có tới 45% trả lời thiếu và trả lời sai.

Đa số học sinh lớp thực nghiệm nắm chắc các kiến thức địa lý trong

SGK. Các câu hỏi liên hệ với thực tế địa phương các em trả lời cũng rất tốt.

Cho nên điểm số bài kiểm tra của lớp này khá cao và khá đồng đều. [xem

bảng 3.3 và hình 3.1]

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra lần 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Điểm trung

bình kiểm tra

Điểm trên 5 (%) Điểm dưới

5 (%) Tổng Tổng số (%) Trong đó Giỏi Khá T.bình Thực nghiệm 7,11 99,0 14,4 54,8 29,8 1,0 Đối chứng 6,57 94,2 7,2 46,4 40,6 5,8

Với lớp đối chứng, tình hình hoàn toàn ngược lại. Giáo viên dạy theo giáo án tự soạn, về cơ bản vẫn đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài học. Song

hiệu quả giờ học chưa cao, chất lượng học tập của học sinh không bằng lớp

thực nghiệm. Bởi giáo viên chỉ dạy lại những nội dung đã có trong SGK, lấy

ví dụ cũng chủ yếu trong đó và hầu hết là những ví dụ trên thế giới. Phương

pháp chủ đạo là thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, có sử dụng bản đồ nhưng

chỉ mang tính chất minh hoạ. Kiến thức thực tế rất ít được nhắc tới để minh

hoạ và làm sáng tỏ cho kiến thức bài học. Do đó, không huy động được trí lực

của học sinh vào bài giảng, mà các em chỉ thụ động ngồi nghe. Đặc biệt

những ví dụ là kiến thức địa lý địa phương (tỉnh, huyện, xã) về khí áp và các

loại gió hầu như giáo viên lớp đối chứng không đề cập trong bài giảng. Không khí lớp học trở nên tẻ nhạt, học sinh nhận thức chậm, nhanh quên kiến thức.

Thể hiện ở điểm số bài kiểm tra 10 phút sau khi kết thúc bài học (cùng đề bài

với lớp thực nghiệm). Điểm số của lớp đối chứng thấp hơn nhiều so với lớp

thực nghiệm. Do các em nắm chưa chắc kiến thức có trong bài học và đa số

trả lời sai câu liên hệ với địa phương, cụ thể:

Câu 1: Có 70% số lượng học sinh trả lời đúng câu này, còn 30% trả

lời thiếu và trả lời sai.

Câu 2: Có 60% học sinh trả lời đúng, có tới 40% trả lời sai.

Câu 3: Có 65% số học sinh trả lời đúng, trả lời sai có 35%.

Câu 4: Có 45% học sinh trả lời chính xác và đầy đủ 2 loại gió, 55% trả lời sai hoặc thiếu.

Câu 5: Số học sinh trả lời đúng câu này ít nhất đạt 40%, số học sinh

trả lời thiếu và trả lời sai có đến 60%.

Thể hiện bằng điểm số, điểm trung bình và điểm khá giỏi của lớp đối

chứng đều thấp hơn lớp thực nghiệm, nhất là điểm giỏi, thậm chí có nhiều điểm yếu kém. [xem bảng 3.3 và hình 3.1]

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra lần 1 giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 2 62 114 30 12 84 96 15 0 20 40 60 80 100 120

§iÓm yÕu §iÓm TB §iÓm kh¸ §iÓm giái Lo¹i ®iÓm

Sè häc s inh Thùc nghiÖm §èi chøng

Kết luận: Qua bài kiểm tra lần 1 nhận thấy: điểm trung bình kiểm tra

của lớp thực nghiệm (7,11) cao hơn lớp đối chứng (6,57); số học sinh đạt điểm khá, giỏi (144 HS) cũng nhiều hơn lớp đối chứng (111 HS); ngược lại, điểm trung bình, yếu kém (64 HS) lại ít hơn lớp đối chứng (96 HS). Điều đó

chứng tỏ hiệu quả bài giảng và chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

*Phân tích diễn biến các giờ dạy và kết quả các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài 24: “Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hoá”.

Với lớp thực nghiệm, giáo viên cộng tác dạy theo giáo án có tích hợp

kiến thức địa lý địa phương vào dạy học nên bài giảng đạt chất lượng cao. Nó

không chỉ đạt được mục tiêu, yêu cầu bài học đề ra (nắm được khái niệm phân

bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên Thế giới và Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư; phân biệt được hai loại hình quần cư cơ bản

là thành thị và nông thôn; hiểu được bản chất, đặc điểm của quá trình đô thị

hoá, sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó đến cuộc sống), mà còn phát

huy tối đa khả năng nhận thức của học sinh vào quá trình học tập, học sinh

hứng thú xây dựng bài và tiếp thu bài tốt. Giáo viên vừa cung cấp đầy đủ các

kiến thức cơ bản trong SGK, lại vừa dẫn dắt học sinh liên hệ với thực tế, nhất

là thực tế địa phương nơi các em đang học tập và sinh sống để làm rõ nội

dung bài học (thực trạng phân bố dân cư, quần cư và quá trình đô thị hoá ở

tỉnh hoặc huyện chính là những hiện tượng sinh động, cụ thể nhất để chứng

minh, giải thích cho các kiến thức trong bài học), mặt khác nó thể hiện được

sự gần gũi, gắn bó giữa khoa học địa lý với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên đã

tích hợp khá nhiều kiến thức địa lý địa phương vào bài giảng. Thí dụ: mục I.1. Khái niệm về phân bố dân cư, giáo viên giải thích và làm rõ khái niệm này

bằng sự phân bố tự giác và tự phát ở tỉnh Thái Nguyên. Mục I.2. Đặc điểm

phân bố dân cư Thế giới, giáo viên hỏi “Ở tỉnh ta, huyện nào phân bố dân cư thưa thớt nhất? Tại sao?”. Mục II.2. Phân loại và đặc điểm của các loại hình

quần cư, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh quần cư nông thôn của đồng bào người Kinh với người dân tộc thiểu số ở các huyện Võ Nhai, Định Hoá. Mục

III.3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh vấn đề này đang diễn ra ở địa phương nơi các em sinh sống. Về phương phá p dạy học, ngoài đàm thoại, giảng giải,

giáo viên còn sử dụng rất nhiều các phương pháp trực quan. Thí dụ: khi dạy

mục I.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, giáo viên yêu cầu học

sinh quan sát bản đồ hoặc phân tích bảng số liệu, nhận xét tình hình phân bố dân cư ở tỉnh (huyện, xã) và dựa vào sự hiểu biết của bản thân để lý giải tình

hình phân bố đó. Vì thế, bài giảng của giáo viên có tính thuyết phục cao, hấp

dẫn được đại đa số học sinh tham gia tích cực vào nhiệm vụ học tập. Học sinh

tự rèn luyện cho mình khả năng độc lập tìm tòi, nghiên cứu trước một vấn đề

khoa học, khả năng vận dụng vào thực tế nhanh và hiểu vấn đề một cách chắc

chắn. Do có sự lựa chọn nội dung kỹ càng, cách thức giảng dạy hợp lý mà học

sinh lớp thực nghiệm có chất lượng học tập cao hẳn lớp đối chứng. Hầu hết,

các em nắm được nội dung của bài, biết liên hệ với thực tế địa phương khi

giáo viên yêu cầu bổ sung, mở rộng kiến thức. Thể hiện tương đối rõ ràng ở

kết quả bài kiểm tra 10 phút dưới đây: [xem phụ lục 8]

Câu 1 (2 điểm): Phân bố dân cư là gì? (D. Là sự sắp xếp dân số một

cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện

sống và yêu cầu của xã hội). Câu này có 90% học sinh trả lời đúng, chỉ có

10% trả lời sai.

Câu 2 (2 điểm): Nhân tố nào quyết định đến sự phân bố dân cư? (C.

Phương thức sản xuất). Có 65% học sinh trả lời đúng, trả lời sai có 35%.

Câu 3 (2 điểm): Quần cư nông thôn và quần cư thành thị khác nhau cơ bản ở đặc điểm nào? (D. Chức năng và mức độ tập trung dân cư). Có 70%

số học sinh trả lời đúng, 30% trả lời sai.

Câu 4 (2 điểm): Đặc điểm của quá trình đô thị hoá là gì?(3 đặc điểm:

lớn và cực lớn; Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị). Có 75% học sinh trả lời đúng, còn 25% trả lời thiếu hoặc sai.

Câu 5 (2 điểm): Chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến môi trường qua thí dụ thành phố Thái Nguyên? (Đó là hiện tượng ô

nhiễm không khí do xe cộ đông đúc, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố, ô nhiễm nguồn nước (nhất là nước sông Cầu), đất đai do nước thải và rác thải từ các khu dân cư, các khu vực sản xuất…). Câu này đạt điểm tuyệt đối (2 điểm) có 50%, 45% dưới 2 điểm và 5% không được điểm.

Nhìn chung, học sinh lớp thực nghiệm các em trả lời rất tốt cả câu hỏi

kiểm tra kiến thức địa lý trong SGK và câu hỏi liên hệ với thực tiễn địa phương. Vì vậy, số điểm yếu kém rất ít, số điểm khá giỏi chiếm khá nhiều.

[xem bảng 3.4 và hình 3.2]

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra lần 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Điểm trung

bình kiểm tra

Điểm trên 5 (%) Điểm dưới

5 (%) Tổng Tổng số (%) Trong đó Giỏi Khá T.bình Thực nghiệm 7,25 97,6 18,8 52,8 26,0 2,4 Đối chứng 6,60 94,7 9,2 44,9 40,6 5,3

Với lớp đối chứng, chất lượng học tập kém hơn hẳn so với lớp thực

nghiệm. Bởi vì trong giờ học, giáo viên chỉ đặt câu hỏi có sẵn trong SGK, còn

học sinh đọc lại y nguyên đoạn văn có ý trả lời, hoàn toàn không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em trong quá trình học tập. Không khí

lớp học trầm lắng, giáo viên hoạt động là chính, học sinh chỉ ngồi nghe và ghi

những ý trên bảng vào vở. Về cơ bản, bài giảng của giáo viên lớp đối chứng

vẫn đạt được yêu cầu về mặt nội dung đề ra. Tuy nhiên, do quá phụ thuộc và

lặp lại SGK nên nội dung bài giảng hết sức mờ nhạt, kém phong phú và đặc

phương pháp được sử dụng trong bài giảng chủ yếu là các phương pháp dùng

lời (giảng thuật, giảng giải, đàm thoại); có sử dụng bản đồ, lược đồ, số liệu

thống kê song còn mang tính tượng trưng nhiều hơn là khai thác kiến thức thông qua các phương tiện trực quan đó. Do vậy, học sinh học không hiểu bản

chất, nhanh quên kiến thức và không biết liên hệ với kiến thức thực tế. Điều này được thể hiện khá rõ nét qua kết quả b ài kiểm tra 1 0 ph ú t, với đ ề b ài

giống lớp thực nghiệm và kết quả như sau:

Câu 1: Câu này có 75% học sinh trả lời đúng và có 25% trả lời sai.

Câu 2: Có 55% số lượng học sinh trả lời đúng, trả lời sai có 45%.

Câu 3: Có 60% số học sinh trả lời đúng, 40% trả lời sai.

Câu 4: Có 70% học sinh trả lời đúng, còn 30% trả lời thiếu hoặc sai.

Câu 5: Câu này đạt điểm tuyệt đối (2 điểm) có 20% học sinh, 55% dưới 2 điểm và 25% không được điểm.

Học sinh lớp đối chứng do nắm kiến thức không chắc nên trả lời sai nhiều hơn. Câu hỏi liên hệ với kiến thức địa lý địa phương đa số các em trả

lời sai hoặc trả lời thiếu. Vì thế, điểm số bài kiểm tra thấp hơn so với lớp thực

nghiệm [xem bảng 3.4 và hình 3.2].

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra lần 2 giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 5 54 110 39 11 84 93 19 0 20 40 60 80 100 120 Sè häc s inh Thùc nghiÖm §èi chøng

Kết luận: Qua bài kiểm tra lần 2 nhận thấy: điểm trung bình kiểm tra

của lớp thực nghiệm (7,25) cao hơn lớp đối chứng (6,60); số học sinh đạt điểm khá, giỏi (149 HS) cũng nhiều hơn lớp đối chứng (112 HS); ngược lại, điểm trung bình, yếu kém (59 HS) lại ít hơn lớp đối chứng (95 HS). Điều đó

chứng tỏ hiệu quả bài giảng và chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

*Phân tích diễn biến các giờ dạy và kết quả các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài 32:“Địa lý các ngành công nghiệp”.

Với lớp thực nghiệm, giáo viên dạy theo giáo án có tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào bài học nên giờ giảng được đánh giá tốt về mọi mặt từ

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)