VHDG là một bộ môn nghệ thuật xuất phát từ cội nguồn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu trong cuốn “ Văn học dân gian Việt Nam” đã cho rằng: Nhân dân sáng tác và sử dụng VHDG
Trang 1MỤC LỤC
I Cơ sở lí luận của đề tài: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Sử thi Đăm Săn
và đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trong mối quan hệ với văn hóa
Tây Nguyên
2
III Giải pháp thực hiện:
1 Các bước thực hiện
2 Mô tả cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài “Chiến thắng Mtao
Mxây”( trích sử thi “Đăm Săn”) trong mối quan hệ với văn hóa Tây
Nguyên
3 Giáo án thực nghiệm
7
8
11
Trang 2Đề tài:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU SỬ THI “ ĐĂM SĂN” VÀ ĐOẠN TRÍCH “CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY” TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
Nói đến VHDG là người ta nói đến điệu hồn của dân tộc, là sản phẩm của trí tuệ của người dân.Nó ra đời như một món ăn tinh thần của người lao động; không chỉ góp phần thể hiện đời sống và tâm hồn của người bình dân, mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho sự hiểu biết và tình yêu đối với vạn vật
VHDG là một bộ môn nghệ thuật xuất phát từ cội nguồn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu trong cuốn “ Văn học dân gian Việt Nam” đã cho rằng: Nhân dân sáng tác và sử dụng VHDG không phải như một loại nghệ thuật chuyên môn cách biệt với đời sống hàng ngày mà là một công cụ vạn năng của đời sống, giao cho nó tất cả những gì mà nó có thể thực hiện để đáp ứng nhu cầu mọi mặt về đời sống Vì thể VHDG không chỉ là Văn học- Nghệ thuật mà
nó còn là triết lí, lịch sử, khoa học thưởng thức, và cả văn hóa dân tộc…Học VHDG, người học không chỉ thấu hiểu được cuộc sống lao động của nhân dân ta
từ xa xưa; mà còn hiểu thêm được một nền văn hóa dân tộc
Chính vì thế muốn hiểu sâu hơn về tác phẩm VHDG thì phải đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa vùng miền, nơi nó ra đời Không gian văn hóa đã chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, xử lý thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận
Ở trong chương trình lớp 10 THPT học sinh được tiếp cận với một số tác phẩm VHDG; theo như cách dạy truyền thống giáo viên chỉ cho học sinh tìm hiểu nó như những tác phẩm thông thường, chưa khai thác như một tác phẩm văn hóa dân gian Vì vậy học sinh chưa thật sự hứng thú với bài học, chưa hiểu hết cái hay của tác phẩm VHDG Sau một thời gian trăn trở và đã trải qua thử nghiệm, tôi đã rút ra kinh nghiệm để có được một tiết dạy VHDG thật sự hấp dẫn thì nên đặt tác phẩm đó trong mối quan hệ với văn hóa
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ trình bày cụ thể một tiết dạy: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Sử thi Đăm Săn và đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
trong mối quan hệ với văn hóa Tây Nguyên
II Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Sử thi Đăm Săn và đoạn trích “ Chiến thắng
MtaoMxây” một tác phẩm văn học dân gian được dạy trong chương trình Ngữ
Trang 3III Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu một cách dạy Sử thi Đăm Săn trong mối quan hệ với
văn hóa Tây Nguyên, từ đó giúp học sinh học tốt hơn tác phẩm văn học dân gian Việt Nam này trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT
IV Nội dung nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi nhằm đạt tới những mục đích sau đây:
Thứ nhất: Xác lập cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy những tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian
Thứ hai: Đưa ra các góc độ văn hóa để lí giải một tác phẩm văn học dân gian Thứ ba: Chỉ ra một cách cụ thể những góc độ văn hóa cần khai thác trong một tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy ở chương trình lớp 10 THPT Từ đó
đúc kết cụ thể một tiết dạy, được mang tên: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Sử thi Đăm Săn và đoạn tríchChiến thắng Mtao Mxây trong mối quan hệ với văn hóa
Tây Nguyên
V Phương pháp thực hiện
Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa
để hiểu tác phẩm văn học dân gian
- Khi nghiên cứu khoa học: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp
- Khi giảng dạy, chúng tôi sử dụng các phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY SỬ THI “ ĐĂM SĂN”
VÀ ĐOẠN TRÍCH “CHIẾN THẮNG MƠ TAO- MƠ XÂY” TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
1 Khái niệm văn học dân gian
Văn học Việt Nam được hơp thành bởi hai bộ phận văn học: văn học dân gian và văn học viết Trong đó v ăn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai
bộ phận: văn học dân gian và văn học viết
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp nhân dân lao động, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương khi nghiên cứu văn học dân gian: Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folklore văn học).
Trang 42 Các đặc trưng của văn học dân gian
Ra đời từ buổi ấu thơ của nhân loại, văn học dân gian có những đặc trưng khác biệt với văn học viết Những đặc trưng giúp phân biệt văn học dân gian và
văn học viết thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều là: tính tập thể, tính truyền miệng và tính thực hành Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ
với nhau, tạo ra nét đặc trưng của văn học dân gian so với văn học viết Và nó cũng chính là cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian
Biểu hiện rõ ràng nhất của các đặc trưng là ở chỗ: Văn học dân gian là kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân nhiều địa phương trong nhiều thời đại,
là sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa: lịch sử, tín ngưỡng , tôn giáo, phong tục… Vì vậy, để hiểu một tác phẩm văn học dân gian, không thể
không đặt nó trong môi trường văn hóa dân gian mà nó ra đời, không thể không
xuất phát từ những yếu tố văn hóa dân gian khác mà tìm hiểu nó Dạy một tác phẩm văn học dân gian cần bồi đắp cho học sinh về vốn văn hóa dân gian, từ đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, khiến các em rút ra được những bài học quý báu từ đạo làm người Thiết nghĩ, đó mới chính là mục đích cuối cùng của việc học văn
3 Các phương diện cơ bản của văn hóa Tây Nguyên giúp cho việc tìm hiểu
Sử thi Đăm Săn và đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã cho rằng văn hóa là một tổng thể : văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong
dân tộc học “là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”.
Có thể nói văn hóa là một khái niệm lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống vật chất và tinh thần của con người Trong văn hóa có cả phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, lễ hội, luật pháp…cùng hiện diện Vì vậy, để hiểu và giảng dạy tác phẩm văn học dân gian, người dạy cũng phải xuất phát từ nhiều phương diện của văn hóa mới thấy hết được cái hay cái đẹp của nó Đây là một số số phương diện cơ bản của văn hóa tây Nguyên:
a Phong tục
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành
trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất
Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chí một dòng họ, gia tộc Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại: hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong
Trang 5liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm; hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người
b.Văn hoá cồng chiêng
Văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Giá trị văn hóa của cồng
chiêng ở Việt Nam có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử
c Tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới
và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo Cũng như các dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Việt có đời sống
tâm linh của mình Phạm Đức Dương trong cuốn “Việt Nam trong bối cảnh
Đông Nam Á” đã khẳng định: “Trong tâm thức của cư dân Đông Nam Á, với phương pháp tư duy âm dương, con người đã phân chia thế giới thành hai: thực
và ảo, vật chất và tinh thần…, trong đó cái mà họ quan tâm chính là đời sống tâm linh” (13, 95) Và “Thế giới tâm linh của cư dân Đông Nam Á được xây dựng trên quan niệm “Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn như con người) Những linh hồn này tạo thành thế giới thần linh Đây là thế giới vô hình nhưng lại có vô vàn năng lực siêu việt và thường xuyên tác động đến con người theo hai chiều: thuận- nghịch, lành- dữ Do đó con người thần thánh hóa những
ma lực đó dưới hình thức các biểu tượng và thờ phụng các thần linh để được che chở” (13, 96)
Lễ hội là tên gọi mới của một số nhà nghiên cứu nhìn nhận hội làng theo tư duy duy lý của phương Tây, trong đó theo họ, phần lễ thì nghiêm trang, còn phần hội thì vui vẻ giải trí Trong ngày Hội chúng ta “mời” các vị thần linh, anh linh núi sông trời đất, các vị thành hoàng làng là vị thần che chở cho làng xóm, mời anh linh các vị anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các dòng họ về dự với chúng
ta Như vậy hội làng hội tụ sức mạnh thiêng liêng của cả trời đất, non sông, tổ tiên và con cháu
Bao trùm lên tất cả trong đời sống tinh thần của người Tây Nguyên có lẽ là
lễ hội truyền thống, biểu thị những quan niệm của họ về con người, về vũ trụ ít nhiều còn thô sơ, chất phác nhưng họ rất tin thờ Những lễ quan trọng - dù là
phục vụ sản xuất hay cho con người - đều trở thành những hội vui, cuốn hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thậm chí các dòng tộc khác hoặc buôn lân cận
Trang 6(ví dụ như lễ cúng bến nước - hay còn gọi là uống nước giọt vào dịp cuối năm
cũ hoặc đầu năm mới; lễ ăn cơm mới - đóng cửa kho lúa vào dịp thu hoạch mùa màng; lễ cưới cho người trẻ, lễ mừng thọ người già, ) Mỗi hội lễ là một tổng thể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cho nền văn minh nương rẫy
e Sử thi Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng đất sản sinh khá nhiều sử thi và do đó được các nhà khoa học gọi là "vùng sử thi" Từ sau sử thi “khan Đam San” của người Êđê được công bố đầu tiên từ năm 1927, đến nay đã phát hiện được trên 20 sử thi, trong đó
có các sử thi nổi tiếng còn truyền tụng tới nay, như ĐămDi, Chilơkok, Khinh
Dú, Đăm Đơroăn, Y Prao, và M’hiêng (của người Êđê), Ot mrông, Cây nêu thần, Mùa rẫy Bon (của Mnông) H’điêu, Xing chi ôn, Diôông (Bana),… Sử thi không chỉ là đặc trưng, nét độc đáo duy nhất của vùng văn hoá Tây Nguyên, mà vùng này còn thể hiện tính thống nhất của mình qua nhiều hiện tượng văn hoá tiêu biểu khác, như âm nhạc cồng chiêng, văn hoá nhà mồ, các loại luật tục khác… Đây là một biểu hiện của sự thống nhất thể loại của vùng văn hoá Tây Nguyên Diễn xướng sử thi ở Tây Nguyên thường diễn ra trong các dịp hội hè, tiếp khách, mừng nhà mới, cưới xin… ở nhà rông hay ở nhà dài Các nghệ nhân vừa hát kể sử thi, vừa đệm nhạc, điệu bộ
Sử thi Tây Nguyên, do đó, là một giá trị tinh thần, được đồng bào Tây Nguyên lưu giữ trong trí nhớ và được diễn xướng trong các sinh hoạt cộng đồng mà chúng ta có thể gọi là “văn hoá sử thi” Sử thi chứa đựng trong nó những tri thức bách khoa của cộng đồng các dân tộc Vì vậy, kho tàng sử thi Tây Nguyên là một kho tàng văn hoá vô giá, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Tây Nguyên
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
1.Thực trạng chung
Ngày nay, xu thế chung của xã hội là phát triển các nghành khoa học kĩ thuật Dưới mái trường phổ thông, các em học sinh thường chú trọng đến bộ môn khoa học tự nhiên hơn là bộ môn khoa học xã hội Môn Ngữ văn trở thành môn học đối phó với hầu hết các em học sinh Trường THPT Hoằng Hóa 2, lại
là ngôi trường đặc thù với 90% các lớp học ban Khoa học tự nhiên Thế nên có những học sinh vốn có năng khiếu về văn học, yêu thích văn chương cũng dần quay lưng lại với bộ môn khoa học giàu tính nhân văn này Bởi thế mỗi giờ học văn diễn ra trong tâm thế thờ ơ đón nhận của các em học sinh và trong nỗi niềm trăn trở của người thầy
2 Thực trạng đối với giáo viên
Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, người giáo viên nhất thiết phải chú trọng mỗi tiết dạy theo thể loại Dạy thơ trữ tình phải dạy cho ra được tâm trạng, cảm xúc, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh chứa trong tác phẩm Dạy tác phẩm tự sự phải quan tâm tới nhân vật, cốt truyện, chi tiết đặc sắc Dạy tác phẩm
Trang 7kịch cần chú ý tới xung đột kịch thể hiện qua mâu thuẫn trong ngôn ngữ, hành động của từng nhân vật
Tuy nhiên, đối với các tác phẩm văn học dân gian các vừa mang đặc trưng chung của thể loại văn học vừa mang đặc trưng riêng của dòng văn học ấy.Trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa, văn học góp phần làm phong phú tâm hồn truyền giữ những tư tưởng tình cảm, tiếp thêm niềm lạc quan giúp họ vượt qua gian khó Và đây là những sáng tác tập thể được lưu giữ trong trí nhớ và được diễn xướng trong các sinh hoạt tập thể Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một bộ phận không thể tách rời với văn hóa dân gian Thực tế cho thấy hầu hết giáo viên dạy văn học dân gian mới chỉ chú ý đên nội dung tư tưởng hoàn thành tiết dạy chứ chưa thực sự quan tâm đến phương diện này Thiết nghĩ, dạy học văn học dân gian, nếu không đặt trong mối quan hệ với văn hóa dân gian,với môi trường sinh thành ra nó thì khó hiểu hết giá trị sâu sắc của tác phẩm đó
3 Thực trạng đối với học sinh
Hiểu biết về vốn văn hóa trong học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc các em khó tiếp cận tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường THPT, nhất là đối với những tác phẩm văn học dân gian ra đời từ nhiều thế kỉ trước và một thực tế nữa nếu các em có thích học VHDG thì các em cũng chỉ thích một số truyện
truyền thuyết, cổ tích còn sử thi Đăm Săn hay một đoạn trích nào đó trong sử thi cũng đều trở nên xa lạ đối với các em Vì sử thi Đăm Săn có môi trường sinh thành khá xa lạ với hoàn cảnh hiện tại mà các em đang sống Vì vậy trong tiết
này tôi sẽ khơi dậy sự yêu thích của của học sinh, tạo nên sức hấp dẫn cũng như
hiệu quả của bài học bằng việc đặt Sử thi Đăm Săn và đoạn trích“ Chiến thắng Mtao Mxây trong mối quan hệ với văn hóa Tây Nguyên
III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 Các bước thực hiện
1.1 Trước hết, người dạy phải có phần chuẩn bị kĩ càng, phần chuẩn bị
của giáo viên càng kĩ thì giờ dạy càng thành công Bản thân giáo viên không thể
biết hết những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, vì vậy, giáo viên phải tự đọc sách, tra cứu tài liệu để tìm hiểu về những vấn đề văn hóa mà mình chưa nắm rõ
hoặc để mở rộng vốn văn hóa của bản thân mình Mục chú thích của sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và internet sẽ là những công cụ đắc lực cho người dạy trong việc mở rộng vốn kiến thức văn hóa có liên quan đến tác phẩm văn học
Sau khi thu nhập và mở rộng vốn kiến thức văn hóa cần thiết, giáo viên cần cân nhắc kĩ sẽ sử dụng nó như thế nào trong bài dạy để vừa khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh, vừa cho học sinh dễ hiểu bài, vừa nâng cao và mở rộng vốn
kiến thức văn hóa cho học sinh Vấn đề thời lượng kiến thức và thời gian là rất quan trọng, nó yêu cầu người dạy phải có cách sắp xếp cho hợp lí, vừa đảm bảo
về mặt thời gian, vừa truyến tải được những kiến thức trọng tâm, cơ bản cho học sinh
Trang 81.2 Định hướng khai thác văn hóa cho học sinh theo thể loại là một điều
quan trọng khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này Trên thực tế, mỗi thể loại văn học dân gian có đặc trưng khác nhau cũng như phản ánh những phương diện khác nhau của văn hóa Truyền thuyết, sử thi, truyện cố tích thường gắn bó với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục Ca dao gắn bó với đời sống tâm hồn, với quan niệm về đối nhân xử thế Vì vậy, khi khai thác các khía cạnh văn hóa có liên quan đến bài dạy, giáo viên cần lưu ý phương diện thể loại Cụ thể:
Đối với Sử thi: khi dạy, cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với thời
đại lịch sử, quan niệm thời đại, phong tục tập quán…
1.3 Phần chuẩn bị ở nhà của học sinh cũng là một yếu tố quyết định thành công của tiết dạy Do khuôn khổ thời gian có hạn nên không phải điều gì
giáo viên cũng có thể nói được hết cho học sinh Vì vậy, phần chuẩn bị ở nhà của học sinh là rất quan trọng Giáo viên cần cho học sinh tự tìm hiểu chú thích,
tự tìm hiểu những phong tục, tập quán, quan niệm truyền thống có liên quan đến tác phẩm văn học dân gian được học, từ đó giúp cho việc tiếp thu bài học của học sinh được rõ ràng hơn Phần này có thể được cụ thể hóa bằng những câu hỏi
cụ thể của giáo viên
1.4 Khâu dạy học trên lớp là khâu quan trọng nhất Khâu này có thể tiến
hành theo trình tự như sau:
- Trước hết, giáo viên cho học sinh trình bày phần kiến thức đã được tìm hiểu ( có thể nêu kết hợp với phần tiểu dẫn) Sau đó, giáo viên bổ sung và khắc sâu kiến thức cho học sinh về những nội dung văn hóa mà học sinh đã trình bày
- Sau đó, trong khi tìm hiểu cụ thể tác phẩm, giáo viên có thể dừng lại ở những chi tiết văn hóa đặc sắc để giảng và bình cho học sinh Nếu dạy bằng máy chiếu, giáo viên có thể trình chiếu cho học sinh một số hình ảnh sinh động về sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng hay lễ hội, phong tục để học sinh được sống trong không gian văn hóa của tác phẩm văn học dân gian
- Cuối cùng, trong phần củng cố, sau khi tổng kết về giá trị tác phẩm, giáo viên gắn với giá trị văn hóa để học sinh có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm và hiểu sâu hơn về nền văn hóa dân tộc Thông qua đó, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh tinh thần tự hào và ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc
2 Mô tả cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài “Chiến thắng Mtao Mxây” ( trích sử thi “Đăm Săn”)
Chiến thắng Mtao Mxây là tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại sử
thi- một thể loại đã ra đời từ rất xa xưa Do khoảng cách thời gian với hiện tại, lại do học sinh còn xa lạ với văn hóa các dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu tác phẩm còn nhiều khó khăn Vì vậy, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu tác phẩm bằng cách đặt nó trong không gian văn hóa của nó
Bài dạy được bố trí trong hai tiết:
Tiết 1: Giới thiệu chung: về sử thi Tây Nguyên và sử thi anh hùng, tóm tắt tác phẩm và dạy một ý nhỏ trong phần đọc hiểu văn bản là phẩn Đăm Săn giao chiến với Mtao Mxây
Trang 9Tiết 2: Tiếp tục đọc hiểu với hai phần: Cảnh dân làng Mtao Mxây theo Đăm Săn trở về và cảnh Đăm Săn cùng dân làng ăn mừng chiến thắng, cuối cùng là tổng kết giá trị của đoạn trích và hướng dẫn học sinh luyện tập
Trong quá trình dạy ở tiết 1, ngay ở phần tóm tắt tác phẩm, giáo viên đã nên cung cấp cho học sinh một số kiến thức về văn hóa Tây nguyên để giúp cho học sinh hiểu tác phẩm Sau khi lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi, Đăm Săn trở thành một tù trưởng Đây là chi tiết mà giáo viên phải dùng văn hóa Tây Nguyên
để lí giải Sở dĩ sau hôn nhân, Đăm Săn phải về nhà vợ ở vì sử thi ra đời trong lòng chế độ mẫu hệ Trong gia đình mẫu hệ, vai trò trụ cột là người phụ nữ nên người đàn ông sau khi lấy vợ phải trở về ở gia đình nhà vợ Hai chị em Hơ Nhị
và Hơ Bhi thuộc dòng dõi tù trưởng nên Đăm Săn sau khi lấy vợ kế thừa quyền lực của gia đình vợ, trở thành một tù trưởng
Trong quá trình tóm tắt đoạn trích, có một số chi tiết mà giáo viên cũng phải sử dụng vốn văn hóa Ê- đê để giải thích như: chi tiết Đăm Săn chặt cây thần, Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời… Tín ngưỡng thờ vật tổ là tín ngưỡng cổ xưa tồn tại trong nhiều cộng đồng trong đó mỗi bộ lạc lại thờ một vật tổ riêng và
đó là những vật thiêng, những cấm kị mà cộng đồng không ai được vi phạm Cộng đồng Đăm Săn thờ cây Smuk và nó trở thành cây thần - vật tổ mà cả cộng đồng tôn thờ Sở dĩ Đăm Săn chặt cây thần vì Đăm Săn muốn chống lại tập tục
cổ lạc hậu Hay Đăm Săn muốn đi bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ không chỉ vì Đăm Săn muốn cộng đồng mình được hùng mạnh hơn nữa mà còn vì một lí do khác mà phải đặt trong thời đại sử thi chúng ta mới có thể lí giải được Sử thi Đăm Săn cũng như nhiều sử thi của người Ê - đê ra đời cuối thời kì mẫu hệ - khi cộng đồng người Ê- đê đang chuẩn bị bước vào thời kì phụ hệ Vì vậy hành động của Đăm Săn muốn đi bắt nữ thần Mặt Trời xuống trần gian làm vợ mình (chứ không phải Đăm Săn lên trời ở rể) chính là hành động chống lại tập tục, thể hiện khát vọng làm chủ của người đàn ông trong thời đại mới Tóm lại, hình tượng Đăm Săn là hình tượng người anh hùng của thời đại sử thi, không chỉ biểu tượng cho những chiến công, khát vọng mà còn biểu tượng cho sự đấu tranh chống tập tục cổ của người đàn ông khi chuẩn bị bước vào thời kì phụ hệ
Ở phần đọc hiểu tác phẩm, khi đọc hiểu đoạn Đăm Săn giao chiến với MTao Mxây, giáo viên có thể dừng lại ở chi tiết ngôi nhà sàn của MTao Mxây được miêu tả ở đầu tác phẩm Nếu dạy máy chiếu, giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh ngôi nhà sàn Tây Nguyên Vì nhà làm bằng gỗ dễ bắt lửa nên khi Đăm Săn dọa sẽ phóng hỏa đốt nhà MTao Mxây thì hắn phải vội vàng đi xuống Trong khi xuống, MTao Mxây sợ Đăm Săn đâm lén vì bậc thang nhà sàn của Tây Nguyên trống, có khoảng cách, không giống với bậc thang nhà gác của người Kinh
Sau khi phân tích xong cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và MTao Mxây, giáo viên nhấn mạnh hình ảnh người anh hùng Đăm Săn với sức mạnh, chiến công và lòng dũng cảm Giáo viên cho học sinh biết về thời đại sử thi: thời đại của chiến tranh thị tộc bộ lạc liên miên nên mẫu người lí tưởng của thời đại phải
là mẫu người anh hùng và phẩm chất lí tưởng của con người thời đại phải là sức
Trang 10mạnh, lòng dũng cảm, danh dự và khát vọng lập chiến công Người anh hùng chiến thắng kẻ thù ở đây trước hết để dòi lại vợ, tức là để bảo về danh dự của người đàn ông, và đó cũng là một điểm tiến bộ Hôn nhân của loài người giai đoạn trước là hình thức quần hôn, đến giai đoạn này đã tiến lên một bước mới,
đã có sự xác định rõ hình thức gia đình cá thể Vì vậy, người anh hùng trong sử thi chiến đấu để bảo vệ quan niệm hôn nhân mới tốt đẹp Nhưng không chỉ thế, người anh hùng trong sử thi trước hết chiến đấu vì lợi ích cộng đồng, chiến công của người anh hùng sẽ lảm cho cộng đồng của chàng thêm giàu có và hùng mạnh Đó chính là điều khiến cho người anh hùng thời đại sử thi được cộng đồng yêu mến và tin tưởng
Và đó cũng là lí do khiến sau khi thắng trận, dân làng nguyện đi theo Đăm Săn, không hề căm giận hay phản kháng như cách xử sự của những kẻ bại trận Giáo viên nên lấy quan niệm của thời đại sử thi để lí giải cho học sinh Vì thời đại sử thi là thời đại chiến tranh liên miên nên mỗi cộng đồng người muốn tồn tại và phát triển thì phải có một người đứng đầu thật sự tài giỏi Người đứng đầu
đó phải là những anh hùng Tài năng, mưu trí và sức mạnh của họ sẽ là sự đảm bảo để cộng đồng của họ sẽ vững vàng trước sự tấn công của những cộng đồng dân cư khác Vì vậy, mọi người, ngay cả ở một cộng đồng thù địch cũng hết lòng ủng hộ Đăm Săn, đi theo và mang của cải về cho cộng đồng chàng càng trở nên hùng mạnh
Phần Đăm Săn cùng cộng đồng ăn mừng chiến thắng, giáo viên nên cho học sinh biết thêm về một số nét văn hóa Tây Nguyên như lễ hội, tín ngưỡng, văn hóa cồng chiêng Người Tây Nguyên tin vào ông trời, lễ hội của người Tây Nguyên cũng như lễ hội của một số dân tộc khác gồm có hai phần: phần lễ cử hành những nghi lễ thiêng liêng dành cho thần linh, trời đất, phần hội là phần vui chơi dành cho những người phàm trần Mở đầu đoạn trích là cảnh Đăm Săn kêu gọi mọi người chuẩn bị trâu, bò, dê để tế lễ thần linh, cảm tạ trời đất đã phù trợ cho chàng chiến thắng Mtao Mxây Không phải ngẫu nhiên mà chi tiết về cồng chiêng, chũm chọe được lặp đi lặp lại trong đoạn trích Đây là những chi tiết có liên quan đến văn hóa của người Tây Nguyên Trong văn hóa Tây Nguyên, di sản văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa đặc sắc Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là k iệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005 Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê-đê, Ba Na, Mạ, Lặc Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có
sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước ), những địa điểm
tổ chức các lễ hội đó như nhà dài, nhà rông, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như