Nhằm giúp cho học sinh tự chủ động học tốt hơn về bộ môn Ngữ văn, tôi đã đưa ra một phương pháp học tập tích cực nhằm giúp cho việc học của học sinh được tốt hơn trong hiện tại.. nhận cá
Trang 1CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC SƠN HÒA
CĐCS THCS SƠN NGUYÊN
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
PHÒNG GD-ĐT SƠN HÒA
TRƯỜNG THCS SƠN NGUYÊN
ĐỀ TÀI
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng
phương pháp “Tự ám thị”
Tác giả: Lê Phú Tấn Năm học 2012-2013
Trang 2MỤC LỤC
II Giới thiệu
III Phương pháp
1 Khách thể nghiên cứu
2 Thiết kế nghiên cứu
3 Quy trình nghiên cứu
4 Đo lường và thu thập dữ liệu
IV Phân tích dữ liệu và kết quả
VI Kết luận và khuyến nghị
VII Tài liệu tham khảo
VIII Phụ lục
Trang 3I. Tóm tắt: Đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương
pháp “Tự ám thị”:
1 Mục đích: Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm hiểu và cảm thụ văn bản
văn học trong phân môn văn của bộ môn Ngữ văn trong trường phổ thông
2 Quy trình nghiên cứu: Từ thực tế trong khi tìm hiểu văn bản văn học học sinh
thường không xác định được phương pháp tìm hiểu văn bản Vì vậy, để học sinh có được cách thức tìm hiểu văn bản văn học tốt nhất, tôi mạnh dạn đưa
ra đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp
“Tự ám thị”.
3 Kết quả: Từ khi áp dụng đề tài này, học sinh có sự thích thú trong việc tìm
hiểu văn bản văn học và có sự cảm nhận tốt hơn về nội dung của văn bản
II Giới thiệu :
Căn cứ vào thực tế chất lượng học tập của học sinh trong trường học hiện nay về môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn nói riêng thì chất lượng chưa cao Học sinh đa số còn chưa biết tự cảm thụ một văn bản văn học Học sinh còn chán học môn văn Kể cả quan điểm và cách nhìn nhận của cha mẹ học sinh vẫn còn lệch lạc nhiều về bộ môn học này Và đó là một vài nguyên nhân trong rất nhiều nguyên nhân khác nữa đã vô tình làm cản trở việc chủ động học tập của học sinh về môn học này Nhằm giúp cho học sinh tự chủ động học tốt hơn về bộ môn Ngữ văn, tôi đã đưa ra một phương pháp học tập tích cực nhằm giúp cho việc học của học sinh được tốt hơn trong hiện tại Đó chính là cơ sở của đề tài:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị”.
1 Hiện trạng:
Như chúng ta đã biết, ý thức lâu nay của rất nhiều người, trong đó có không ít quý bật cha mẹ học sinh nghĩ về việc học môn Ngữ văn của học sinh trong nhà trường còn lệch lạc, chưa đúng, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, …Chính điều đó đã làm cho cha mẹ học sinh và cả học sinh đều lầm tưởng rằng học môn Ngữ văn là phụ, là không cần thiết, không có yếu tố quyết định cho tương lai của
chính bản thân người học.(Mà thật ra môn Ngữ văn là môn học quan trọng số một trong bất kì môn học nào Nếu cho phép ta phân tích hết những tác dụng trực tiếp và gián tiếp của nó vào việc học các môn học khác, vào việc vận dụng
nó cho các lĩnh vực khác, vào thực tế cuộc sống, … Mà nếu không cần phân tích, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng trực tiếp của bộ môn học này qua
số lượng tiết học trong phân phối chương trình giảng dạy) Vì vậy, nên cha mẹ học sinh và học sinh có quan điểm là chỉ cần “đầu tư” vào việc học các môn học
khác, có tính quyết định về tương lai mà họ nghĩ, như: Toán, Lý, Hoá, Anh, …
để mà còn thi cử
Cũng vì chính những ý thức đó, nó đã làm cho học sinh chán học văn, ghét học văn, … dần dần làm cho học sinh chây lười học văn, … và cuối cùng làm cho học sinh hỏng luôn kiến thức về văn học, học sinh không còn biết cảm
Trang 4nhận cái hay, cái đẹp trong văn học là gì nữa, học sinh không còn biết rung động khi đọc những văn bản văn học hay, không còn biết lí luận, …
“Văn học Là Nhân học”, mà học sinh không chịu học thì làm sao tự bồi
dưỡng được tâm hồn của chính bản thân mình.Vì vậy, để giải quyết thực trạng
đó, tôi đưa ra giải pháp : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng
phương pháp “Tự ám thị”, nhằm một phần nào kích thích cho học sinh ý thức được việc tìm hiểu những cái hay, cái đẹp, những cái “Chân, Thiện, Mỹ” trong văn bản văn học Giúp cho học sinh dần dần “yêu mến” trở lại với văn học.
Và đó chính là đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị”.
2 Giải pháp thay thế:
Đề tài: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp
“Tự ám thị”, là phương pháp tuy không mới nhưng chưa thật sự được chú ý và
vận dụng tốt trong việc học bộ môn Ngữ văn của học sinh phổ thông, nhất là trong việc tìm hiểu các văn bản văn học Nếu học sinh biết vận dụng tốt phương
pháp “Tự ám thị” trong việc học văn thì chắn chắn học sinh sẽ hiểu và phân tích
tốt hơn về văn bản văn học, giúp cho học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản văn học Từ đó, tạo điều kiện cho học sinh có cách nhìn nhận, có quan điểm, có lập trường tốt hơn về văn học, về cuộc sống, về nhân sinh quan, … giúp cho học sinh yêu văn thơ hơn, yêu con người hơn, yêu cuộc sống hơn, …
3 Vấn đề nghiên cứu:
Đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp
“Tự ám thị”, là một đề tài được tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu và được đúc kết
ra một cách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho học sinh học tập được tốt hơn về bộ môn Ngữ văn trong trường học
Đã có một số công trình gần đây có liên quan đã được các nhà nghiên cứu khác thực hiện,như là:
- Tài liệu nghiên cứu dưỡng sinh của nhóm ViNado-Tp HCM.Ám thị có thể được định nghĩa là bất cứ một kinh nghiệm nào khơi dậy cả
m giác (feelings) hay cảm xúc (emotions) của chúng ta Ám thị có thể là một từ n
gữ, một câu văn được viết hay đọc lên
- Tự kỷ ám thị hay tự thôi miên (Autosuggestion) là thuật ngữ đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân qua năm giác quan của con người, là quá trình tự tâm niệm, tự khích lệ Tự kỷ ám thị đóng vai trò cầu nối giữ một bên là phần ý thức tạo ra tư duy và một bên là phần tiềm thức tạo ra hành động Thông qua những suy nghĩ chi phối tâm trí bấy lâu nay vẫn tồn tại trong ý thức (không quan trọng đó là những ý nghĩ tích cực hay tiêu cực), những nguyên tắc của tự kỷ ám thị sẽ chạm đến tiềm thức của con người và
Trang 5tác động đến tiềm thức bằng những suy nghĩ đó Trong tiếng Việt, tự kỷ ám thị là một từ ghép giữa tự kỷ và ám thị hay còn gọi là tự thôi miên
- Napoleon Hill rất đề cao vai trò của tự kỷ ám thị, coi đây là một trong những nhân tố dẫn đến thành công Tự kỹ ám thị là một cách thức giúp chủ thể gieo vào tiềm thức của mình những suy nghĩ mang tính sáng tạo hoặc những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực và theo ông này thì nềm tin vào bản thân là một trạng thái tinh thần có thể được tạo ra nhờ tự kỷ ám thị
Những cảm xúc tích cực cần phải được đưa vào những ý nghĩ mà muốn đưa vào tiềm thức thông qua nguyên tắc tự kỷ ám thị và ta có thể xây dựng tính cách bằng phép tự kỷ ám thị Tự kỷ ám thị là một nhân tố mạnh mẽ trong quá trình xây dựng tính cách, hay nói cách khác, đó chính là nguyên tắc duy nhất để xây dựng tính cách
4 Giả thuyết nghiên cứu:
“Tự ám thị” có thể tác động theo hai hướng khác nhau Một là tác động tích cực, hai là tác động tiêu cực Vì vậy, việc dùng đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị” trong việc học bộ môn
Ngữ văn là một đề có thể tốt, cũng có thể không tốt Cho nên việc áp dụng vào thực tế cần phải thận trọng
III Phương pháp:
1 Khách thể nghiên cứu:
Khách thể gồm tất cả học sinh lớp 6A (Nhóm thực nghiệm) và học sinh lớp 6B (Nhóm đối chứng) của Trường THCS Sơn Nguyên, trong học kỳ I năm học 2012-2013
2 Thiết kế nghiên cứu:
Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với hai nhóm: Nhóm nghiên cứu thực nghiệm (lớp 6A) và nhóm đối chứng (lớp 6B):
Nhóm KT trước
tác động
Tác động
KT sau tác động Cách kiểm chứng Nhóm
nghiên cứu
Kiểm chứng độc lập từng đối tượng
Nhóm đối chứng (lớp O2 … O4 Đối tượng đối chứng
Trang 6Kiểm chứng độc lập từng đối tượng
Kiểm chứng độc lập từng đối tượng
Dữ liệu thuộc về kiến thức: Có 3 mức cơ bản gồm biết – hiểu – vận dụng
3 Quy trình nghiên cứu:
Đề tài: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng
phương pháp “Tự ám thị” là một đề tài được tác động trực tiếp đến việc
cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh khi tìm hiểu văn bản văn học Nhằm tạo điều kiện cho học sinh học tập được tốt hơn về bộ môn Ngữ văn trong trường học
Đề tài: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị” thực hiện tác động trong suốt thời gian học tập
của học sinh lớp 6A ở học kỳ I năm học 2012-2013
Nội dung cơ bản của đề tài, đó là:
(a) “Tự ám thị” là gì?
“Tự ám thị” là bằng cách tác động tâm lí, tự làm cho chính bản
thân cá nhân mình tiếp nhận một cách chủ động (hoặc thụ động)
những ý nghĩ, ý định, những vấn đề, những nội dung, … nào đó (b) Phương pháp “Tự ám thị” là gì?
Phương pháp “Tự ám thị” là cách dùng kiểu “Tự ám thị”để vận dụng cho việc tìm hiểu,tư duy, … về một vấn đề nào đó một cách chủ động và theo hướng tích cực
(c) Những phương pháp “Tự ám thị” trong việc tìm hiểu văn bản văn học
- Hoá thân vào nhân vật trong văn bản:
Khi tìm hiểu một văn bản văn học, học sinh có thể tự mình hoá thân vào một nhân vật bất kì mà chính bản thân mình yêu thích, hoặc do sự chỉ định của giáo viên bộ môn Từ đó, sẽ tạo cho học sinh có cách nhìn nhận, suy nghĩ, …khác về việc học văn, làm cho học sinh tự chủ động hơn, thích học hơn
- Hoá thân vào chính tác giả của văn bản:
Học sinh có thể thử hoá thân vào chính tác giả của một văn bản văn học nào đó, nhằm mục đích thử cảm nhận về nội dung và nghệ thuật được thể hiện trong văn bản mình viết.(Tại sao lại viết như thế? Viết như thế vì mục đích gì? Nội dung cần thể hiện trong
Trang 7văn bản là gì? Mình đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản? Tại sao lại dùng biện pháp đó mà không dùng biện pháp khác? … ) Qua đó, học sinh sẽ hiểu hơn về các tác giả văn học, thấy được tài năng của họ, tôn trọng họ hơn, yêu họ hơn, …
- Tự xem văn bản đang tìm hiểu có nội dung dễ hiểu:
Khi tìm hiểu văn bản, học sinh cứ tự nhủ rằng đây là một văn bản có nội dung dễ hiểu, chỉ cần chú ý đọc thật kĩ và cảm nhận
về những nội dung được thể hiện trong văn bản là hiểu ngay về những điều mà tác giả muốn gởi đến người đọc, người nghe Từ
đó, làm cho học sinh tự tin hơn khi đọc các loại văn bản văn học
- Tưởng tượng văn bản như đã đọc ở được đọc ở đâu đó rồi:
Khi đọc văn bản, học sinh có thể tưởng tượng như chính mình đã đọc văn bản này ở đâu đó rồi, văn bản này hình như quen quen với mình rồi Giờ thì mình chỉ đọc lại thôi, nên nội dung của văn bản này dễ hiểu thôi, không có gì là khó khăn với bản thân, chỉ cần mình chú ý đọc lại cho thật tốt là được Điều đó, giúp cho học sinh có được những suy nghĩ về việc tích luỹ những kiến thức văn học cho chính bản thân mình
- Phán đoán trước những sự việc sẽ diễn biến tiếp theo trong khi đọc văn bản:
Trong khi đọc văn bản, học sinh có thể tự bản thân mình phán đoán trước những sự việc có thể sẽ tiếp diễn tiếp theo như thế nào đó và sẽ kết thúc ra sao đó Học sinh cũng có thể tự cho phép mình tưởng tượng ra cách tiếp diễn tiếp theo và kết thúc của văn bản theo cách riêng mà mình mong muốn Từ đó, làm cho học sinh cảm nhận tốt hơn về văn bản văn học
(d) Cách áp dụng cho học sinh thực nghiệm
Áp dụng cho việc học sinh tự đọc văn bản ở nhà
Giáo viên bộ môn sẽ dựa trên cơ sở những phương pháp “Tự ám thị” trong việc tìm hiểu văn bản văn học phần (c) của quy trình nghiên
cứu của đề tài, để hướng dẫn học sinh cách học theo đề tài này
4 Đo lường và thu thập dữ liệu:
Cách đo và thu thập : Bằng hình thức test ở các dạng tự luận hay trắc nghiệm trong thời gian từ 05 đến 10 phút Người nghiên cứu ra các đề kiểm tra theo các dạng trên rồi chấm, đánh giá theo thang điểm theo trình độ : kém, yếu, trung bình, khá, giỏi Sau đó thống kê theo kết quả đã dự định vào danh sách học sinh
Trang 8Kiểm chứng bằng kiểm tra nhiều lần: Mỗi nhóm đối tượng được đo (kiểm tra) nhiều lần ở những thời điểm khác nhau Sau mỗi tuần sẽ có một bài test
Chỉ ra độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu (nếu có thể)
III Phân tích dữ liệu và kết quả:
1 Trình bài kết quả:
Các giá trị tính toán Nhóm đối chứng Nhóm
thực nghiệm Giá trị TB
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-test
Mức độ ảnh hưởng (ES)
SMD
Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động
2 Phân tích dữ liệu:
Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 4.71 trong khi đó điểm trung bình của nhóm đối chứng là 4.09 Vậy, khẳng định điểm trung bình sau tác động của nhóm thực nghiệm cao hơn, chứng minh đề tài có khả quan
Độ chênh lệch chuẩn của việc kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm
là 0.59 < 1 Chứng tỏ đề tài có ý nghĩa
Mức độ ảnh hưởng (ES) SMD là 0.96, theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy đề
tài có tính thiết thực khi áp dụng trong việc áp dụng đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị”
Trang 9Đề tài Hướng dẫn học
sinh tìm hiểu văn bản
văn học bằng phương
pháp “Tự ám thị” được
kiểm chứng qua biểu
đồ
4 4.2 4.4 4.6 4.8 5 5.2
Nhóm đối chứng (lớp 6B)
Nhóm thực nghiệm (lớp 6A)
ĐTB trước thực nghiệm ĐTB sau thự nghiệm
Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm đối chứng (lớp 6B) và nhóm thực nghiệm (lớp 6A)
học kỳ I năm học 2012-2013.
V Bàn luận:
1 Ưu điểm:
Qua các dữ liệu trên, thì kết quả việc kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm (lớp 6A) có số ĐTB là 4.09, và kết quả việc kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng (lớp 6B) có số ĐTB là 4.71 Chứng tỏ việc áp dụng đề tài Hướng dẫn học
sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị” có tác dụng
Mức độ ảnh hưởng (ES) SMD là 0096, có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của
đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị” là lớn
Với đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị” sẽ ít nhiều tạo điều kiện tốt cho hoạt động chuyên môn của
giáo viên trong tổ Ngữ văn Giúp cho công tác hoạt động chuyên môn trong tổ đạt được hiệu quả hơn
Qua đó, dần dần kích thích cho học sinh ý thức tự chủ động tích cực học tập tốt hơn trong tất cả các môn học, nhất là việc tìm hiểu các văn bản văn học trong môn Ngữ văn
Đề tài : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp
“Tự ám thị” là phương pháp cơ bản dùng để thực nghiệm trong việc cảm thụ văn
học của học sinh trong nhà trường Tạo điều kiện cho học sinh tự giác học tập và
nâng cao dần sự “cảm mến” của mình về môn học khó hiểu, khó nhớ, … khó
Trang 10cảm thụ này Từ đó, làm cho học sinh nâng dần sự cảm thụ về văn bản văn học,
làm cho học sinh “Người” hơn Vì “Văn học là Nhân học” mà.
Nếu học sinh thực hiện được những nội dung của đề tài này dưới sự hướng dẫn trực tiếp và có sự giám sát, theo dõi, kiểm tra, … của giáo viên bộ môn, thì:
- Việc học bộ môn Ngữ văn của học sinh sẽ bảo đảm được tiến bộ rõ nét
- Giúp cho học sinh dần dần học tốt hơn về văn học, nhất là việc tìm hiểu các văn bản văn học
- Chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng cao
Qua đó, giúp cho học sinh cảm thụ tốt hơn về văn học
2 Hạn chế:
Nếu giáo viên và học sinh thực hiện đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị” theo hướng qua loa, chiếu lệ,
thì:
- Học sinh sẽ bị “Tự kỉ ám thị”, nó có tác dụng ngược lại sự mong muốn của đề
tài
- Học sinh cứ nghĩ rằng mình đã nắm bắt được văn bản, hiểu được văn bản, … trong khi thực chất học sinh không biết gì cả
- Học sinh cho rằng mình học rất tốt, trong khi bản thân thì chẳng chịu học, không chịu học, …
VI Kết luận và khuyến nghị:
1 Kết luận :
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự
ám thị” là một đề tài mang tính cá nhân, nên nó là một đề tài mang tính chất chủ
quan Nó có thể áp dụng được trong hoàn cảnh, (ngữ cảnh, bối cảnh, trường hợp,
…) này, nhưng chưa hẳn sẽ được vận dụng tốt trong hoàn cảnh, ( … ) khác Nhưng nói chung đề tài này có tính khả thi khi thực hiện
Vì vậy, tôi rất mong người dạy khi thực hiện đề tài này cần nghiên cứu kĩ
và phải thực hiện đến nơi, đến chốn
2 Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: Đánh giá và kiểm tra tính thiết thực và công
nhận cho đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị”.
Đối với giáo viên: Có thể thực hiện đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
văn bản văn học bằng phương pháp “Tự ám thị” trong việc dạy phân môn
văncủa bộ môn Ngữ văn trong trường phổ thông