SKKN: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản bút kí trong trường THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU VĂN BẢN BÚT KÍ TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1 A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI B. THỰC TRẠNG I. Thuận lợi II. Khó khăn C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận II. Nội dung, biện pháp thực hiện 1. Chuẩn bị Giáo viên Học sinh 2. Thực hiện trên lớp: 7 hoạt động 3. Nhận xét Ưu điểm Hạn chế 4. Kiến nghị D. KẾT LUẬN C. KẾT LUẬN 2 A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục đã có những bước tiến khả quan trong cải cách giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ở các cấp học phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo. Thông qua các hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn được tổ chức hàng năm, chúng ta đã trao đổi, bàn luận, rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, về một số bài học khó trong chương trình. Một trong những bài học khó của chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông là các văn bản văn học như thơ ca, truyện kí và kịch. Trong khuôn khổ hạn hẹp, sách giáo khoa không thể trích toàn bộ văn bản văn học mà có đôi chỗ lược bớt (hoặc mỗi tác giả chỉ học một tác phẩm), chú thích đôi khi không đầy đủ. Điều đó có khi gây khó khăn cho học sinh khi tiếp cận, tìm hiểu những văn bản văn học ấy (hoặc phong cách sáng tác của tác giả). Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu ra một số ý kiến cùng trao đổi với quý đồng nghiệp về vấn đề hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm bút kí qua kết hợp đọc ngoại khoá, thuyết trình , thảo luận và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình trung học phổ thông B. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trước khi thực hiện đề tài, chúng tôi xin nêu một số thuận lợi và khó khăn như sau: I. Thuận lợi - Những tác phẩm văn học hay, hấp dẫn, gần gũi trong cuộc sống được học sinh quan tâm, có một số hiểu biết nên sẽ hứng thú khi tìm hiểu. Những vấn đề trên có thể dễ dàng tìm tư liệu trên các phương tiện thông tin. - Học sinh có ý thức học tập tốt, chăm ngoan, tích cực tìm hiểu bài học, soạn bài, có nhiều điều kiện thuận lợi tìm tài liệu. - Nhà trường có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt (thư viện, máy tính, máy chiếu, wifi, phòng học, sách giáo khoa, sách giáo viên) II. Khó khăn 3 - Tuy nhiên, có những tác phẩm văn học là những bài học mới trong chương trình ngữ văn nên giáo viên chưa có điều kiện tìm hiểu sâu, chưa có nhiều kinh nghiệm, tư liệu tham khảo nhiều nên cần chọn lọc - Sách giáo khoa khi trích dẫn tác phẩm còn lược bớt một số chi tiết, một vài đoạn văn, chú thích không đầy đủ. đôi khi gây khó hiểu cho học sinh khi đọc và học tác phẩm, thiếu dẫn chứng khi làm văn. - Thời gian tìm tư liệu, đọc ngoại khóa không có trong chương trình học chính khóa - Một số học sinh chưa quen phương pháp học mới, nhất là tự học, làm việc theo nhóm, thảo luận, thuyết trình, tìm tư liệu ở các nguồn sách báo, internet…một số học sinh còn thụ động, thiếu nhiệt tình trong những giờ ngoại khoá, thuyết trình. - Tác phẩm bút kí thường dài, nhiều vấn đề khó, học sinh sẽ khó khăn trong việc tiếp thu bài, học bài và làm bài kiểm tra Từ đó, chúng tôi có một vài suy nghĩ về cách hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm bút kí trong chương trình trung học phổ thông để tạo sự quan tâm, hứng thú, tích cực học tập các bài học về văn bản này. C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận - Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” - Văn bản đồng thời còn yêu cầu “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục” - Xét thấy việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp, đổi mới trang thiết bị dạy học, đánh giá, thi cử. Đứng trước yêu cầu trên, chúng tôi giáo viên môn ngữ văn suy nghĩ làm sao để giờ học phải thực sự hấp dẫn, học sinh nắm vững bài học, thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tâm hồn, phát triển trí tuệ của học sinh. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến để chúng ta cùng bàn bạc, trao đổi tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề. 4 II. Nội dung, biện pháp thực hiện 1. Chuẩn bị 1.1 Giáo viên Kế hoạch Tìm hiểu, bổ sung bài học trong đọc ngoại khoá là giai đoạn phát triển lôgic của học chính khoá nhằm tiếp tục tích cực hoá hoạt động nhận thức và sáng tạo của học sinh, củng cố và mở rộng những kiến thức văn học cơ bản, phát triển ở học sinh kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm văn học. Đọc ngoại khoá là hình thức tự nghiên cứu tác phẩm văn học một cách có kế hoạch, có định hướng của học sinh do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra. Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, trường học, trình độ của học sinh mà vào đầu năm học giáo viên soạn thảo kế hoạch trong năm, giới thiệu chương trình, cung cấp danh mục các tác phẩm cần chuẩn bị, cung cấp tư liệu, hướng dẫn địa chỉ tìm tư liệu, phân công (hoặc cho xung phong) các cá nhân hoặc các nhóm tìm tư liệu theo từng bài học. Giáo viên cần lựa chọn các tác phẩm phù hợp, tập hợp theo chủ đề, đặt ra các vấn đề cần thảo luận trong quá trình đọc, khái quát, định hướng đề học sinh có thể tự đọc, tự tìm hiểu những tác phẩm cùng đề tài một cách đúng đắn, nâng cao trình độ đọc hiểu, không chỉ bổ sung kiến thức về tác giả, tác phẩm, một giai đoạn, trào lưu văn học mà còn phát triển, điều chỉnh hứng thú đọc của học sinh, góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục nhân văn trong nhà trường. Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lỉnh vực. Trong giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa phương tiện dạy học, thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Theo quan điểm thông tin, học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả. Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin ở một số bài học. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin trình bày một bài học về thể loại bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (giáo viên và học sinh cùng thực hiện) – chương trình Ngữ văn lớp 12, kết hợp đọc ngoại khóa và ứng dụng công nghệ thông tin. Chuẩn bị: 5 Giáo viên phân công 3 nhóm tìm tư liệu về bài học, soạn trên powerpoint và thuyết trình: Nhóm 1: Tìm hiểu vế tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và thể loại bút kí (so sánh với tùy bút đã học trong bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) Nhóm 2: Tìm bổ sung đoạn đầu văn bản (văn bản trích trong sách giáo khoa đã lược đoạn này). Tìm chú thích một số địa danh ở Huế, nơi sông Hương chảy qua (trong đoạn trích mà sách giáo khoa không chú thích) Nhóm 3: Tìm chú thích một số câu ca dao, thơ được sử dụng trong đoạn trích. Tìm bổ sung đoạn kết văn bản (văn bản trích trong sách giáo khoa đã lược đoạn này) * 3 nhóm tìm hình ảnh, phim minh họa trong phần phân công của nhóm * Mỗi cá nhân tìm tư liệu về bài học (ý kiến của các nhà nghiên cứu, phân tích tác phẩm ) Giáo viên sẽ cộng điểm khuyến khích Cả lớp soạn bài theo 5 câu hỏi trong sách giáo khoa. Lưu ý: nắm bố cục, phân tích thủy trình sông Hương (nghệ thuật, nội dung) tiếp cận văn bản ở nhiều góc nhìn: địa lí, lịch sử, thơ ca, âm nhạc, hội họa … Thời gian Linh động về thời gian tiến hành, tùy theo điều kiện của trường, lớp mà sắp xếp thời gian cho phù hợp. Có thể tiến hành một buổi (1 đến 2 tiết) hoặc vào tiết cuối của ngày mà lớp chỉ học bốn tiết, hoặc buổi chiều học sinh học thể dục 2 tiết thì kết hợp 1 - 2 tiết sau để thực hiện. Giáo viên phối hợp với cán sự bộ môn Văn của lớp để sắp xếp thời gian và thông báo kịp thời cho học sinh chuẩn bị. Trường chúng tôi mỗi tuần có tăng 2 tiết nên dự kiến: 1 tiết học sinh thuyết trình ( mỗi nhóm 15 phút), 2 tiết học chính khóa, 1 tiết luyện tập. 1.2 Học sinh Trưởng nhóm sẽ họp nhóm phân công các thành viên tìm tư liệu, thảo luận, trình bày sáng kiến riêng của nhóm (chuẩn bị phim hoặc tranh ảnh minh họa, photo nhiều bản hoặc soạn để trình chiếu) Các nhóm hoàn thành công việc được giao theo đúng thời gian quy định của giáo viên Giáo viên xem qua phần chuẩn bị của các nhóm và góp ý trước khi thực hện tại lớp. 2. Thực hiện trên lớp 6 Giáo viên lên kế hoạch thực hiện trước 2- 3 tuần và thông báo cụ thể để các nhóm chuẩn bị tư liệu, giao công việc và những câu hỏi định hướng cho từng cá nhân hoặc từng nhóm Nếu có điều kiện thì nên sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, ngồi theo ba nhóm để dễ trao đổi, thảo luận. Cán sự bộ môn Văn của lớp sẽ điều khiển buổi học tăng tiết theo từng hình thức mà các nhóm đã chuần bị : thuyết trình trên máy chiếu. Tiến hành: * Tiết 1 Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu: Hình ảnh quê hương được khắc sâu qua dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre … Trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía, bờ dâu … Một dòng sông vừa hung bạo, vừa trữ tình và đẹp như một thiếu nữ kiều diễm của Nguyễn Tuân. Thiền sư Thích Viên Thành, người sáng lập chùa Trà Am (Huế) có một bài thơ nói về thành phố quê hương của mình: Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương Chưa đi tới đó hận muôn đường Khi đã tới rồi không gì lạ Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương Hiểu theo ngôn ngữ Thiền, bài thơ này hàm ý rằng nếu nhìn nó như một cá thể (đối chọi với những thành phố khác) thì Huế không có gì là lạ và để nhận thức Huế, người ta cần nhìn thấy cá tính của nó. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường – người con của xứ Huế - đi sâu khám phá cái cá tính Huế ấy từ một dòng sông xứ Huế (giới thiệu vài hình ảnh về sông Hương) Học sinh đọc văn bản 3 nhóm thuyết trình theo phân công. Nhóm 1 trình bày vế tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và thể loại bút kí Nhóm 2 - 3 góp ý Giáo viên nhận xét, bổ sung: Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn hiện đại tiêu biểu của Huế, từng là giáo viên trường Quốc học Huế, bạn thân của nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn. Ông tham gia văn nghệ giải phóng thời chống Mĩ cùng Nguyễn Khoa Điềm. Vợ là nhà thơ Lâm thị Mĩ Dạ quê Quảng Bình. Cả hai vợ chồng hiện nay sống ở Huế và cùng được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học (2007). Hoàng Phủ Ngọc Tường tự nhận là người ham chơi, ham đi, ham học, ham kết giao bạn bè. Ông chuyên viết bút kí – tùy bút với những tập kí đặc sắc …Nét đặc sắc trong kí của ông là có rất nhiều 7 ánh lửa (vua tùy bút Nguyễn Tuân từng ca ngợi) của tình yêu thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam; là ở sự kết hợp giữa trí tuệ và trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư nhiều chiều, tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng; lời văn hướng nội, súc tích, trữ tình, mê đắm và tài hoa. Thể loại bút kí: Đặc trưng của kí ( học sinh đã học trong Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ; Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác …) Tính xác thực: phản ánh hiện thực khách quan In đậm dấu ấn hình tượng tác giả (trực tiếp viết ra những gì mình chứng kiến, quan sát) Ngôn từ nghệ thuật chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả Các loại kí: Tiểu loại: kí sự, bút kí, phòng sự, hồi kí, nhật kí, Tùy bút…ngoài đặc trưng chung cón có đặc điểm riêng. So sánh bút kí và tùy bút (Tùy bút Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) Bút kí: Tác già ghi chép các sự kiện, qua đó ghi lại cảm xúc, suy nghĩ. Tùy bút: giàu chất trữ tình, khá tự do trong quá trình sáng tạo; ngôn từ giàu hình ảnh, chất thơ. Phản ánh sự kiện nhưng đan xen với sự kiện là cảm xúc, suy ngẫm của tác giả về con người, cuộc sống. Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thể kí (nghiêng về tùy bút), giàu chất trữ tình, giàu lượng thông tin. Hoạt động 2 Nhóm 2 trình bày chú thích một số địa danh ở Huế, nơi sông Hương chảy qua Nhóm 3 trình bày chú thích một số câu ca dao, thơ được sử dụng trong đoạn trích Giáo viên nhận xét, bổ sung: Kim Phụng: có tên là Thương Sơn, ngọn núi cao nhất ở phía tây nam TP Huế Châu Hóa: tên gọi cũ của Huế thời nhà Trần Phú Xuân: tên gọi cũ của Huế thời nhà Nguyễn Ngã ba Tuần: chỗ 2 nhánh sông Hương gặp nhau ở thương nguồn Điện Hòn Chén: điện thờ thánh mẫu Thiên Y A Na Nguyệt Biều, Lương Quán: tên 2 làng ở thượng lưu sông Hương, ngoại ô TP Huế,nổi tiếng về giống cây thanh trà Vạn niên: tên ngôi làng ở phía tây nam kinh thành Huế, gần lăng Tự Đức Vọng Cành, Tam Thai, lựu Bảo: tên những quả đồi phía tây nam kinh thành Huế 8 Kim Long: vùng đất nổi tiếng ở Huế Ngọc Trản: tên chữ của Hòn Chén, cồn nhỏ có hình cái chén úp, có điện thờ thánh mẫu Thiên Mụ: có tên chùa Linh Mụ, nổi tiếng ở Huế, được xây dựng trên ngọn đồi tả ngạn sông Hương – Hương Trà. Chúa Nguyễn Hoàng xây dựng 1601. Cồn Giả Viên (bãi đất nổi trên sông Hương hướng tây nam) – cồn Hến (bãi đất nổi trên sông Hương hướng đông bắc). 2 cồn này tạo cho kinh thành Huế cái thế uy nghi, cân xứng “Tả thanh long. Hữu bạch hổ” Cồn Hến: bãi đất nổi trên sông Hương, hướng đông bắc; hai cồn này tạo cho kinh thành Huế thế uy nghi, cân xứng “Tả thanh long, Hữu bạch hổ” (bên trái là rồng xanh, bên phải là hổ trắng) Tứ đại cảnh: tên bản nhạc cổ tương truyền do vua Tự Đức sáng tác, nguyên tên là Tứ đại (bốn cảnh lớn, cảnh bốn mùa…) Bốn bề núi phủ mây phong Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên. Ca dao Huế nói về vẻ đẹp mơ màng của đất cố đô, vùng thượng lưu sông Hương, nơi có nhiều lăng tẩm của các vua triều Nguyễn Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ … Những câu hò Huế, nói về lòng thủy chung, gắn bó với quê hương xứ sở Dòng sông trắng, lá cây xanh: lấy từ câu thơ trong bài Chơi Huế - Tản Đà (1921) Quanh thành tám cửa, sông dài bọc quanh. Lại bao phố xá ngoài thành Trên cầu xe ngựa, ghe mành dưới sông Đông Ba, Gia Hội càng đông Dịp cầu nhẹ bước, xa trông càng tình Dòng sông trắng, lá cây xanh Xuân giang, xuân thụ, cho mình nhớ ai! Như kiếm dựng trời xanh (Hiệu quá Hương giang – Cao Bá Quát) Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền Trường giang như kiếm lập thanh thiên (Muôn dãy núi như chạy vòng quanh khu ruộng xanh mướt Ngọn sông dài như lưỡi gươm dựng giữa trời xanh) Nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng (Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan) Trời chiều bãng lãng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn … Tác giả Từ ấy (Tiếng hát sông Hương – Tố Hữu) Viết về những kiếp đời trôi nổi trên sông Hương, thấm đẫm chất nhân đạo Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo 9 …… Trăng lên trăng đứng trăng tàn Đời em như chiếc thuyền nan xuôi dòng * Tiết 2-3 Hoạt động 3 1. Đọc hiểu văn bản I. Tiểu dẫn 1. Tác giả Trí thức yêu nước Gắn bó sâu sắc với xứ Huế Chuyên viết bút kí: trí tuệ + trữ tình, liên tưởng mạnh mẽ, hành văn mê đắm, tài hoa 2. Xuất xứ Viết tại Huế 04.01.1981 Bài kí có 2 phần: Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương Dòng sông của lịch sử và thi ca [...]... phong cách tác giả, từ đó mà tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của nó Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý… 3 Nhận xét Qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm bút kí trong trường trung học phổ thông, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 3.1 Ưu điểm: Học sinh có nhiều thời gian tìm hiểu tác phẩm văn học hơn: vừa bổ sung kiến thức, ôn lại, củng cố kiến thức đã biết vừa tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới... việc hướng dẫn học sinh đọc ngoại khóa văn bản văn học trong trường trung học phổ thông, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Ban giám hiệu trường THPT có sự quan tâm, tạo đều kiện thuận lợi để tổ bộ môn, cá nhân giáo viên thực hiện việc tổ chức ngoại khóa được tốt hơn, như tổ chức câu lạc bộ văn học, đêm thơ, giới thiệu sách , bổ sung sách tham khảo ở thư viện, trang bị wifi … cho học sinh. .. luận về tác phẩm văn học với bạn bè, biết tóm tắt và kể lại ngắn gọn, đầy đủ nội dung tác phẩm đã đọc, nắm vững tác phẩm văn học, từ đó làm bài văn nghị luận văn học tốt hơn Vì thế đọc đầy đủ và tìm hiểu kĩ tác phẩm sẽ giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững tác phẩm, thấy được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như bổ sung thêm dẫn chứng khi học chính khóa, khi làm văn, kiểm tra,... nhà văn khác, có học sinh quan tâm đến thể loại văn học này mà không chú ý đến thể loại văn học kia…Hơn nữa hứng thú đọc của học sinh không phải được hình thành một cách tự nhiên, mà luôn biến động, phát triển dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội cụ thể Trước thực tế đa dạng đó, giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về hứng thú đọc của học sinh trong lớp để xây dựng một kế hoạch đọc và học. .. kế hoạch bồi dưỡng cho những học sinh khá, giỏi một cách cụ thể, thiết thực Để tìm hiểu hứng thú đọc của học sinh, giáo viên sẽ lập phiếu điều tra hướng tới các vấn đề chung như: các tác giả, tác phẩm, thể loại văn học mà bạn yêu thích; sách trong cuộc sống của thanh niên ngày nay; 32 tủ sách của lớp bạn, gia đình bạn Trong quá trình điều tra, giáo viên khuyến khích học sinh tham gia nhiệt tình, trung... tự đọc, tự học sau này Vì nội dung mà văn bản văn học đặt ra rất đa dạng nên các em có thể vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong văn bản văn học và ngược lại Những tích lũy kiến thức ấy được góp nhặt từng chút một giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề, biết cách giải quyết vấn đề, làm bài kiểm tra, làm bài văn nghị luận văn học sẽ tốt hơn Trên đây là những thực nghiệm... văn học với đời sống Từ đó tạo thói quen tự đọc, tự nghiên cứu, liên hệ vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học với cuộc sống bản thân cũng như đời sống cộng đồng (từ cộng đồng nhỏ: tổ nhóm, lớp học, gia đình, khối phố đến cộng đồng lớn: dân tộc, nhân loại) để rút ra kĩ năng sống và bài học bổ ích cho bản thân Các em có ý thức, có trách nhiệm hơn trong việc tự đọc, tự học sau này Vì nội dung mà văn. .. lệ và tạo hứng thú dể học sinh tìm hiểu và phát biểu Giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi gợi ý cụ thể, dẫn dắt từ từ vào vấn đề chính để giúp các em có cơ sở phát biểu đúng hướng và từ đó phát huy sự sáng tạo riêng Qua những hoạt động trên, chúng tôi thấy rằng việc thực hiện phương pháp này còn tùy thuộc vào yêu cầu từng tiết học, đặc trưng thể loại từng bài học, đặc điểm học sinh từng lớp, từng vùng... là những cái nôi hình thành những nền văn hóa lớn trên thế giới > nhà văn cảm nhận dòng sông ở góc độ văn hóa • Nguyễn Du và Truyện Kiều > linh hồn, niềm tự hào của quốc văn Việt Nam > dòng sông mang những thổn thức của cha ông, gắn bó với các giá trị văn hóa, văn học kinh điển của dân tộc > là dòng chảy vắt từ quá khứ, mang bao phù sa, trầm tích văn hóa hiện diện trong ngày hôm nay + Nỗi lưu luyến khi... xác o Phân tích nghệ thuật tốt hơn và liên hệ mở rộng vấn đề o Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng 3.2 Hạn chế: Trong quá trình tự tìm hiểu đọc ngoại khóa và thảo luận, các em đưa ra luận điểm chưa đủ lí lẽ, thiếu lôgic, thiếu dẫn chứng, chưa quen dựa vào những chi tiết trong văn bản để suy luận, để làm chứng cứ nên sức thuyết phục chưa cao Một số em còn nhút nhát, ngại nói sai nên . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU VĂN BẢN BÚT KÍ TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1 . vài suy nghĩ về cách hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm bút kí trong chương trình trung học phổ thông để tạo sự quan tâm, hứng thú, tích cực học tập các bài học về văn bản này. C. NỘI DUNG. của chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông là các văn bản văn học như thơ ca, truyện kí và kịch. Trong khuôn khổ hạn hẹp, sách giáo khoa không thể trích toàn bộ văn bản văn học mà có đôi chỗ