1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 11: Tìm hiểu thêm về Trần Tế Xương _(Lê Công Trương - THPTBC LQD - DakLak)

2 874 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

Tiết: 11 Ngày soạn: 23 / 09 / 08 TÌM HIỂU THÊM VỀ TRẦN TẾ XƯƠNG A. Mục tiêu bài học. Giúp hs thấy được: - Cuộc đời và con người của ông qua thơ văn. - Thơ văn trào phúng, mỉa mai, châm biếm, đả kích. B. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu tham khảo, soạn giảng. 2. Học sinh: Tìm tài liệu về Trần Tế Xương, chuẩn bị trước. C. Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng của ông Tú trong bài thơ “Thương vợ” 3. Bài mới. Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Pv. Qua sự chuẩn bị ở nhà, em nào có thể nêu vài nét về cuộc đời, cũng như con người Tú Xương? - Gv nhận xét, bổ sung, sau đó chốt lại vấn đề. Vd: Bài “Vịnh khoa thi hương” Vd. Bài “Đất vị hoàng” Vd: “Cái học ngày nay đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi…” Vd. Sĩ khí rụt rè gà phải cáo, văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi” Vd: “Chữ y chữ chiểu không phê đến, ông chỉ quen phê một chữ tiền” Vd. Bài “Mồng hai tết viếng cô Kí” Pv. Nêu một vài nét về nghệ thuật trong thơ Tú Xương. Cho ví dụ cụ thể? I. Tiểu sử. - Trần Tế Xương ( 1870 – 1907), thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. - Gia đình có mấy đời nề nếp Nho học. - Là người có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài. -Xương sống vào giai đoạn giao thời đỗ vỡ: XHPK già nua, đang chuyển thành Xh lai căng thực dân nửa phong kiến, trong đó, đồng tiền và thằng thực dân làm chúa tể. - Là người có tâm huyết nên trước những cảnh trái tai gai mắt, Tú Xương không khỏi cảm thấy bất bình và đã kí thác nỗi ưu thời mẫn thế qua thơ văn. II. Văn nghiệp 1. Tác phẩm . - Thể loại: phong phú: thơ, phú, hát nói. - Gồm khoảng 150 bài thuần Nôm. 2. Nội dung . - Tâm trạng hoang mang, ngậm ngùi trước cảnh vong quốc. - Tâm sự hoài cổ - Phẫn uất vì xã hội đảo điên, Tú Xương dùng cái cười dữ dội và quyết liệt, giúp ta nhận thấy được xã hội buổi giao thời với đặc tính căn bản là sự đảo lộn già trị xã hội. Ông cảm thấy: + Hán học suy vi + Nho sĩ xuống dốc, tinh thần suy thoái + Sĩ phu mới thắng thế toàn là lũ dốt, hống hách + Đạo đức suy đồi - Đau đớn, chua xót vì thấy các giá trị đạo đức của con người bị băng hoại. 3. Nghệ thuật - Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên; thơ trào phúng, trữ tình - Sử dụng tiếng cười quyết liệt để làm vũ khí, tiêu biểu cho phong cách trào phúng đặc sắc. -Xươngcông phát triển, đổi mới tiếng Việt văn học và Việt hoá thể thơ Đường luật thêm một bước dài góp phần cơ bản hiện đại hoá nghệ thuật thơ dân tộc. - Là nhà thơ trào phúng hiện thực sâu sắc. 4. Củng cố. - Con người Tú Xương qua thơ văn. - Nghệ thuật thơ Tú Xương. 5. Dặn dò. - Học bài cũ. - Sưu tầm một số tác phẩm của Tú Xương và phân tích một bài mà em thích. Rút kinh nghiệm: . . . . . Giáo viên soạn: Lê Công Trương – THPT BC Lê Quý Đôn – Tp.BMT – Đăk Lăk . Tiết: 11 Ngày soạn: 23 / 09 / 08 TÌM HIỂU THÊM VỀ TRẦN TẾ XƯƠNG A. Mục tiêu bài học. Giúp hs thấy được: - Cuộc đời và con người của ông qua thơ văn. -. sử. - Trần Tế Xương ( 1870 – 1907), thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. - Gia đình có mấy đời nề nếp Nho học. - Là

Ngày đăng: 01/08/2013, 05:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w