1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tư liệu thêm về Đoàn để viết bài tìm hiểu

4 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐÁP ÁN CÂU HỎI BÀI DỰ THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG ĐOÀN Câu 1: Năm 1937, nhằm thi hành các chủ trương của Xứ ủy Trung kì, tại Đại An (Nhơn Mỹ, An Nhơn), Đảng bộ Hồng Lĩnh đã họp và quyết định các việc quan trọng, trong đó có việc đề cử người vào Ban Cán sự liên tỉnh và Tỉnh ủy lâm thời Bình Định. Sự phát triển của phong trào toàn tỉnh, nhất là phong trào các huyện phía nam đòi hỏi sự lãnh đạo thống nhất và kịp thời hơn nữa của Đảng bộ. Nhằm đáp ứng tình hình đó, vào cuối năm 1937, đồng chí Nguyễn Trí, người phụ trách phong trào các tỉnh trong vùng, đã chọn một số cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ Hồng Lĩnh đưa vào Ban tỉnh ủy lâm thời Bình Định, chỉ định đồng chí Nguyễn Văn làm bí thư. Cuối năm 1937, nhất là đầu năm 1938, lợi dụng những khả năng thuận lợi có được, ta đẩy mạnh các hoạt động công khai, hợp pháp tại thành phố Quy Nhơn. Khoảng giữa năm 1938, để thu hút lực lượng trẻ vào trận tuyến đấu tranh cách mạng, tại gò Hương Sơn (Bình An, Tây Sơn), vốn là một căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Cần Vương Bình Định (1885-1887), Tỉnh ủy Lâm thời Bình Định đã lập Đoàn Thanh niên Dân chủ An Nhơn, Bình Khê. Bấy giờ, để lợi dụng thế hợp pháp, đoàn lấy tên là Hội đá bóng An – Bình. Câu 2: Đoàn tỉnh Bình Định đã có những tên gọi khác nhau qua các thời kì: 1939, Đoàn Thanh niên Phản đế; 1941, Đoàn Thanh niên cứu quốc; 1956, Đoàn TNLĐ Việt Nam; 1970, Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh; 1976, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh niên Dân chủ An Bình đã nhanh chóng tập hợp được nhiều tầng lớp thanh niên nông thôn, nhất là thanh niên học sinh các trường sơ đẳng và hương sư, thợ thủ công huyện Bình Khê (Tây Sơn), An Nhơn và Phù Cát. Đoàn tổ chức những trận đấu bóng giao hữu trên các sân vận động Phú Phong, Kiên Mỹ, Trương Định (Tây Sơn); An Thái, Đạp Đá (An Nhơn); An Hành (Phù Cát)… để giúp thanh niên có dịp tiếp xúc rộng rãi với nhau. Đoàn đưa thanh niên đi thăm một số di tích lịch sử và thắng cảnh ở địa phương (Hầm Hô, Hương Sơn, núi Ông Bình…) để tìm hiểu đất nước và quê hương. Đi đôi với việc tập một số bài hát cách mạng như Thanh niên xích vệ, Cùng nhau ta đi hồng binh, Đoàn chú trọng vận động thanh niên đọc sách báo tiến bộ để tìm hiểu chính sách, chủ trương của Đảng. Đồng thời tổ chức một số cuộc mạn đàm trao đổi các vấn đề chính trị và xã hội nóng hổi: tự do, dân chủ, chống phát xít, cải cách dân chủ ở nông thôn. Ngoài ra, Đoàn là lực lượng đi đầu trong phong trào chống những tệ nạn xôi thịt của bọn cường hào, đấu tranh đòi quân cấp công điền theo lối mới có lợi cho dân cày nghèo, vận động lấy chữ kí chống dự án cải cách thuế thân gửi các nghị vện chuyển cho nhà cầm quyền Pháp ở Trung Kì. Tại các huyện phía bắc, nhất là Hoài Nhơn, Phù Mỹ,… với sự hướng dẫn của một số đảng viên cũ, thanh niên các làng An Đỗ, An Sơn, Cự Lễ, Tấn Thạnh, Dĩnh Thạnh, Cửu Long, Vạn Phú, Tân Ốc, Trà Quang… cũng nô nức lập các hội bóng đá, những nhóm đọc sách báo tiến bộ, và đẩy mạnh các hoạt động chống mê tín, dị đoan, hô hào cải cách nông thôn… Đầu tháng 9-1938, tại chân núi Kỳ Đồng – Bàu Sấu (Nhơn Mĩ, An Nhơn), các Đảng bộ An Nhơn và Bình Khê đã phối hợp tổ chức cuộc mít-tinh giữa ban ngày, để kỉ niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hơn 300 người, phần đông là đảng viên, đoàn viên Thanh niên Dân chủ và hội viên tương tế 3 huyện An Nhơn, Bình Khê, Phù Cát về tham gia cuộc sinh hoạt chính trị này. Ta bố trí canh gác các ngã đường dẫn tới địa điểm cuộc mít-tinh. Đầu năm 1942, cuộc đấu tranh của hơn 300 chị em công nhân phân xưởng dệt hãng Đờ-li-nhông (Phú Phong, Tây Sơn) đòi tăng lương, giảm giờ làm,… và phong trào lan ra các công nhân ở các phân xưởng khác. Cuối 7/1955, phong trào “Đoàn thanh niên yêu nước chống Mĩ” ở Cát Hanh (Phù Cát). Trong thời gian ngắn, tổ chức này đã lan ra nhiều xã, huyện. Đoàn đã rải truyền đơn, hô hào quần chúng đứng lên đòi địch thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, chống địch lấy lại ruộng đã cấp cho nông dân, tẩy chay trò hề “trưng cầu dân ý”. Câu 3 1- ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN NGUYỄN KIM Nguyễn Kim được Quốc hội và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào ngày 5.5.1965, là người được phong Anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ở Bình Định. Nguyễn Kim sinh ngày 26.6.1935, trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Tấn Thạnh, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn. Ngày 20.10.1960, Nguyễn Kim xin nhập ngũ vào lực lượng bộ đội địa phương 2- ANH HÙNG NGÔ MÂY Ngô Mây – người anh hùng đánh bom cảm tử – là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đặc biệt đối với người dân Bình Định. Ngô Mây sinh năm 1924, quê ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Nhà nghèo, cha mất sớm, năm 1945 Ngô Mây cùng tham gia cướp chính quyền ở huyện lỵ. Tháng 7-1947, Ngô Mây từ biệt mẹ già nhập ngũ. Anh xung phong vào Tiểu đoàn 120, Đại đoàn 305. Ngô Mây hy sinh năm 1947. Tên của anh đã được đặt cho nhiều địa danh: Thị trấn Ngô Mây (Phù cát), phường Ngô Mây, đường Ngô Mây, trường THCS Ngô Mây (TP. Quy Nhơn)… *Chiến công Khi xe thiết giáp giặc nằm ngay trước mặt, giờ quyết định đã đến. Mây cởi đôi dép cao su và chiếc áo may ô còn lại trong người trao cho một đồng đội. Mây nói: “Tôi gửi lại cho anh em dùng vì những thứ này tôi không cần nữa! Tôi đi đây!”. Siết mạnh tay đồng đội, từ trong bụi rậm ở phía Tây đường trước sự ngơ ngác và khiếp đảm của lũ giặc Pháp, Ngô Mây như một mũi tên, bất ngờ lao ra, ôm bom 3 càng lao thẳng vào xe bọc thép giặc. Một tiếng nổ rung trời… Bọn giặc kinh hoàng vội vã tháo chạy. Một xe bọc thép, hai xe GMC và gần một trung đội lính Âu Phi trên xe, dưới đất bị tiêu diệt. Và Ngô Mây, người anh hùng quyết tử chỉ còn lại chiếc khăn quàng đỏ nằm vắt trên ngọn một cây cao. Năm ấy Ngô Mây vừa tròn 23 tuổi. 3- ANH HÙNG VÕ LAI Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tấm gương hy sinh của Anh hùng Võ Lai – người con trai đất Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn), Đại đội phó thuộc Tiểu đoàn 52 bộ đội địa phương, khiến chúng tôi vô cùng cảm phục. 27 tuổi, Võ Lai đã tham gia 48 trận đánh, chiến đấu ngoan cường, thông minh táo bạo. Ngày 16.12.1965, đơn vị của anh hành quân đến xã Bình Thuận (nơi mới giải phóng) giúp dân củng cố cơ sở và xây dựng làng chiến đấu. Đến 5giờ30 phút ngày 18.12.1965 máy bay địch đến ném bom và bắn pháo dữ dội, quân Mỹ càn vào xã. Võ Lai vừa chỉ huy đơn vị chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, vừa bắn máy bay, đánh chặn 5 đại đội lính Mỹ, trong làn đạn của địch, Võ Lai như một con thoi. Đại đội của anh đã tiêu diệt 376 tên Mỹ, bắn rơi 10 máy bay lên thẳng, giữ vững trận địa. Trong trận đánh với quân Nam Triều Tiên tại xã Bình An (4.1966), Võ Lai đã bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy phân đội xuất kích diệt từng bộ phận địch. Tới 10 giờ anh bị thương ở cổ, máu ra nhiều, anh em định đưa anh về tuyến sau, nhưng anh kiên quyết ở lại chỉ huy trận đánh đến hơi thở cuối cùng. 4- ANH HÙNG NGUYỄN NIỆM Trong những trang sử ở địa phương, tôi vẫn biết những trận đánh ở cứ điểm Đồi 10 vô cùng ác liệt. Đây là cứ điểm nằm ở địa phận xã Hoài Châu Bắc (Hoài Nhơn), sát quốc lộ 1A.Địch tập trung lực lượng lớn gồm xe tăng, bộ binh hòng tái chiếm điểm cao này. Suốt 3 ngày đêm, 3 chiến sĩ của ta đã kiên cường giữ vững trận địa, đánh trả quyết liệt, đẩy lùi các đợt tấn công của địch. Khi chiến đấu hết đạn, 3 chiến sĩ thống nhất kiên quyết không để địch bắt. Địch biết ta hết đạn, chúng tràn lên, 3 anh đã hiên ngang đứng lên hô to khẩu hiệu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”, rồi ôm nhau bung lựu đạn, anh dũng hy sinh. 5- ANH HÙNG VŨ BẢO Với hiện vật là chiếc mái chèo đơn sơ, người nghe được sống lại trong sự khốc liệt của cuộc chiến, ranh giới giữa cái sống và cái chết quả là mong manh, vậy mà người thiếu niên Vũ Bảo chỉ nghĩ đến đồng đội. Vũ Bảo (tên thật là Võ Văn Bảo), đội viên du kích mật, quê ở Cát Khánh – Phù Cát, hy sinh khi mới 14 tuổi trong một lần gấp rút chèo thuyền dưới làn đạn địch đưa cán bộ qua sông Vĩnh Lợi (2.7.1963) vượt vòng vây của địch 6- ANH HÙNG TRẦN THỊ KỶ Trong không khí lắng đọng, chúng tôi lại được nghe tiếp những câu chuyện về những tấm gương chiến đấu anh dũng, bất khuất của các nữ chiến sĩ cách mạng như Trần Thị Kỷ - cán bộ giao liên, người con gái quê ở Nhơn Mỹ - An Nhơn, bị địch thiêu sống vào ngày 19.5.1965. Chị Trần Thị Dừa (Hoài Mỹ – Hoài Nhơn), tổ trưởng phụ nữ cơ sở mật, dù bị địch chôn sống, vẫn không để lộ cơ sở cách mạng… 7- ANH HÙNG TRẦN BÁ Trong mặt trận lao tù, biết bao chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo toàn khí tiết cách mạng, mà đồng chí Trần Bá (quê Phước Long - Tuy Phước) - Chính ủy trung đoàn thuộc Cục Địch vận Tổng cục chính trị biệt phái làm Phó ban Binh vận miền - là tấm gương điển hình. Ông bị địch bắt tra tấn cực kỳ dã man, chúng đóng đinh vào 2 bàn tay và 10 ngón chân, buộc vào ô tô kéo. Mỗi ngày địch chỉ cho ông ăn vài thìa cơm, thậm chí 3-4 ngày liền chúng để ông nhịn đói và dụ dỗ. Thế nhưng trước sau ông vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, liên tục dùng lời lẽ vạch mặt kẻ thù. Bị giam ở đâu ông cũng tổ chức cho anh em vượt ngục. Hành động kiên cường và tinh thần tiến công địch đến cùng của ông đã có tác dụng cổ vũ anh em trong tù kiên quyết đấu tranh. Trần Bá đấu tranh với địch cho đến hơi thở cuối cùng… . nhau qua các thời kì: 1939, Đoàn Thanh niên Phản đế; 1941, Đoàn Thanh niên cứu quốc; 1956, Đoàn TNLĐ Việt Nam; 1970, Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh; 1976, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh niên Dân chủ An. với nhau. Đoàn đưa thanh niên đi thăm một số di tích lịch sử và thắng cảnh ở địa phương (Hầm Hô, Hương Sơn, núi Ông Bình…) để tìm hiểu đất nước và quê hương. Đi đôi với việc tập một số bài hát. giữa ban ngày, để kỉ niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hơn 300 người, phần đông là đảng viên, đoàn viên Thanh niên Dân chủ và hội viên tư ng tế 3 huyện An Nhơn, Bình Khê, Phù Cát về tham gia

Ngày đăng: 23/04/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w