SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN **************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, TINH THẦN TỰ HÀO TỰ TÔN DÂN TỘC KHI VIẾT VỀ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN ****************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, TINH THẦN TỰ HÀO TỰ TÔN DÂN TỘC KHI VIẾT
VỀ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG THỌ XUÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT4 THỌ XUÂN THÔNG QUA TIẾT 46 BÀI
“BÀI TẬP THỰC HÀNH 7 -ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN- TIN
HỌC 10”
Người thực hiện: Phùng Thị Vân Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
THANH HÓA NĂM 2020
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1 Mở đầu 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2 Nội dung của sáng kiến kinh ngiệm 2
2.1.Cơ sở lí luận 2
2.2 Thực trạng của vấn đề 3
2.3 Các giải pháp thực hiện 3
2.3.1 Xác định môn tích hợp 4
2.3.2 Xác đinh phương pháp dạy học tích hợp 4
2.3.3 Xác định nội dung cần tích hợp 4
2.3.4.Tổ chức thực hiện 5
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh 18
3 Kết luận - Kiến nghị 19
3.1 Kết luận 19
3.2 Kiến nghị 20
Tài liệu tham khảo 22
Danh mục sáng kiến kinh 23
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọngtrong dạy học, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại.Vận dụngnguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành chohọc sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống
Trong thời đại mới, giáo dục hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân Do
vậy, người thầy là người dẫn dắt, chỉ hướng, truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả
những gì có thể để họ có thể phát triển hơn, hoàn thiện hơn
Việc học tập trong thời đại công nghệ số và mạng Internet vượt qua sự
giới hạn về không gian, thời gian: những kiến thức, thông tin cơ bản ở hầu khắpcác lĩnh vực từ xưa đến nay hầu như có thể tìm trên Internet mà chỉ cần mộtchiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng người học dễ dàng tìm được.Hơn thế nữa, người học có thể trao đổi trực tiếp với người giảng bài Điều này
đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng một xã hội học tập với nhu cầu học tập
suốt đời của mọi người, đáp ứng những yêu cầu của con người trong thời đại
4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải tạo ra đượcnhững con người năng động, tự lập, các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, nhất làphải tạo điều kiện để phát huy tối đa óc sáng tạo của mỗi cá nhân
Có lẽ khi tôi chọn đề tài này, các bạn sẽ cho rằng, một giáo viên dạy Tinhọc trong thời đại 4.0 lại đi chọn một đề tài đơn giản thế này, sao không viết haynghiên cứu một đề tài nào đó hay hơn Nhưng tôi thiết nghĩ rằng con người ta dùgiỏi giang, thành đạt như thế nào ai cũng có quê hương, nơi chôn rau, cắt rốn.Người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức chuyên môn mà còn giáo dục họcsinh hướng tới chân, thiện, mĩ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần
tự hào, tự tôn dân tộc nói thì rất dễ nhưng làm rất khó đặc biệt trong thời đạicông nghệ số như hiện nay
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một phương pháp mới đem đến cho giáodục giá trị thực tiễn Với mong muốn học sinh được tiếp cận với tri thức nhiềulĩnh vực, liên quan và hỗ trợ nhiều phân môn cùng giải quyết vấn đề thực tiễn,
có thể vận dụng kiến thức các lĩnh vực của môn học khác để giải quyết tình hình
thực tế… Vì vậy, tôi xin giới thiệu đề tài “Tích hợp giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc khi viết về cảnh đẹp quê hương Thọ Xuân cho học sinh trường THPT4 Thọ Xuân thông qua bài “Bài tập và thực hành 7 – Định dạng văn bản- Tin học 10”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng học tập mônTin học ở trường trung học phổthông Đặc biệt là bài bài tập và thực hành 7 “Định dạng văn bản” - môn Tin họclớp 10 Thông qua đó góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Tinhọc bằng việc tìm hiểu, sưu tầm và vận dụng các kiến thức liên môn vào bài họcmột cách hợp lí, tạo cho các em sự đam mê, yêu thích môn Tin học Từ đó, giúpcác em biết tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau đểgiải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống
Trang 41.3 Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10A1, 10A3 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trongnăm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020 ở trường THPT Thọ xuân 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khái quát hóa các kinh nghiệm giảng dạy: Phương pháp nàyđược thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp
- Phương pháp thực nghiệm: Thông qua thực tế giảng dạy tại các lớp10A1,10A3 trường THPT Thọ xuân 4
- Phương pháp điều tra đánh giá: điều tra sau khi thực hiện giáo án thựcnghiệm, thông qua việc giao bài tập, củng cố bài học kết hợp với giờ kiểm trađánh giá ở lớp và kết quả bộ môn cuối năm học
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống;giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáodục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giaothông
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
Định hướng mới về phương pháp giảng dạy tin học là khai thác những ưuthế có tính đặc thù của tin học để tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết cácvấn đề thực tế và để học sinh chủ động cập nhật kiến thức trong môi trường số.Coi trọng dạy học trực quan, thực hành Phương pháp dạy học thực hành rấtquan trọng để phát triển năng lực sử dụng công cụ, phần mềm kĩ thuật số chohọc sinh; đặc biệt khi triển khai các chủ đề của định hướng Tin học ứng dụng.Phương pháp dạy học nêu, giải quyết vấn đề phù hợp với nhiều chủ đề của địnhhướng Khoa học máy tính nhằm phát triển tư duy máy tính cho học sinh Họcsinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập tự khám phá, bổ sung kiến thứcchứ không thụ động tiếp thu những kiến thức đã được giáo viên sắp đặt
Nhìn chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõtác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ mônTin học Việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lạikết quả, các giờ Tin học trở nên sôi động hơn với những hình ảnh, âm thanh, các
ví dụ minh họa, mô phỏng.… Vì thế các vấn đề lý thuyết trong môn Tin họcđược cụ thể hóa sinh động, trực quan bằng những bức tranh, hình ảnh phongphú, … Qua đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn Tin học
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng học tích hợp liên môn
Hiện nay, nhiều giáo viên đã nỗ lực học hỏi, đổi mới phương pháp, sửdụng các kỹ thuật dạy học tích cực để người học được phát huy tính chủ động
Trang 5tiếp nhận bài học Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn quan điểm và cách thựchiện chưa nhất quán về tích hợp liên môn
Có ý kiến phản đối hoặc thờ ơ với phương pháp tích hợp liên môn, không
ít người đã đứng ngoài để từ chối Có nhiều lý do khách quan và chủ quan làmcho họ không thể từ bỏ phương pháp dạy học truyền thống, truyền giảng và ápđặt kiến thức một chiều theo kiểu “thầy đọc, trò chép” Hoặc không giao việccho học sinh trong quá trình học tập
Nhìn chung, vấn đề phương pháp dạy học hiện nay đang có tình trạng;Giáo viên được trang bị phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cựcnhưng việc sử dụng dạy học chưa thường xuyên hoặc kém hiệu quả
Phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực chỉ sử dụng khigiáo viên dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn, thao giảng hoặc thi giáoviên giỏi
Cùng đó, việc sử dụng phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cựctrong giờ thi giảng mang tính “trình diễn, minh họa” chưa chú trọng và thực hiệngiải pháp đồng bộ nhằm kích thích hoạt động chủ động tiếp nhận của học sinh Với thực tế này thì việc thực hiện phương pháp tích hợp chỉ dừng lại ở phạm vinhỏ, chưa phổ biến và chưa lan tỏa nên dù cho phương pháp tiến bộ và hữu íchnhưng hiệu quả còn rất hạn chế
Bài tập và thực hành 7 “Định dạng văn bản” là một trong những nội dungquan trọng ở chương Soạn thảo văn bản Rèn luyện cho các em kĩ năng soạnthảo và trình bày văn bản Theo lẽ thường thì các em thực hành trên phòng máy.Tuy nhiên thực tế cơ sở vật chất nhà trường hiện đang còn khó khăn thiếu thốn,việc bố trí thực hành cho các em là rất khó khăn Trên thực tế là các em học sinhhiện nay được tiếp cận công nghệ rất sớm, hầu hết đều có Smart phone nên cáchsoạn thảo hầu như các em đã nắm được Nếu chỉ đơn thuần dạy những nội dungthực hành mang tính chất “ bắt chước” thì các em sẽ dễ nhàm chán, tính hiệuquả không cáo.Vậy tại sao giáo viên không thay đổi thay vì thực hành và soạnthảo những văn bản có sẵn thì ta nên giao cho học sinh làm bài tập lớn theonhóm Với hình thức này học sinh có nhiều thời gian làm bài tập, có nhiều tự do
và sáng tạo và sản phẩm được chờ đợi cũng thú vị hơn Đồng thời giúp các em
có ý thức làm việc theo nhóm và tận dụng được các máy tính ở nhà Và đặc biệttrong bài tập và thực hành 7 này có nội dung soạn thảo về cảnh đẹp quê hương.Thay vì soạn thảo nội dung có sẵn, giáo viên cho các em tự tìm hiểu, soạn thảo
và thuyết minh về cảnh đẹp ở quê hương mình Giáo dục tình yêu quê hương đấtnước
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để dạy học tích hợp liên môn.
Để nâng cao hiệu quả của bài học thông qua việc tích hợp kiến thức liênmôn, bản thân tôi đã thực hiện các bước sau:
2.3.1 Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp trong bài học
Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tiếng anh)
Trang 62.3.2 Xác định các phương pháp để dạy học tích hợp như:
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp thảo luận nhóm
+ Phương pháp dạy học theo dự án
+ Phương pháp trực quan
+ Liên hệ thực tế và tự liên hệ thực địa…
2.3.3 Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài tập và thực hành 7 –Định dạng văn bản.
a, Nội dung tích hợp.
* Môn Tin học
- Tin học lớp 10: Bài tập và thực hành 7 “ Định dạng văn bản”
+ Biết các định dạng ký tự, định dạng đoạn văn, định dạng trang trong soạn thảomột văn bản bình thường Ghi khắc sâu các lệnh định dạng đã học
+ Thực hành soạn thảo được một văn bản và áp dụng lý thuyết về các lệnh địnhdạng vào thực tế trên máy vi tính
* Môn Lịch sử
- Lịch sử lớp 10- Bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thế
kỷ X-XV” nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tự hào về lịch sửdân tộc, những tấm gương anh hùng
*Môn Địa lí
- Địa lý địa phương: Giúp học sinh xác định được địa danh, nơi diễn ra các sự
kiện lịch sử
* Môn Giáo dục công dân.
- Công dân lớp 10 –Bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổquốc” giáo dục tình yêu niềm tự hào với tình yêu quê hương, tổ quốc
* Môn Tiếng anh
+Học một số từ mới vừa rất cần thiết với học sinh trong thời buổi khoa học côngnghệ ngày nay như: File, Save, Save as, Copy, Cut, Paste, Format, font,Paragraph, Regular, Italic, Bold, Size, Left, Right, Top, Centered, Spacing, PrintPeview, Print, Bullets and Nubering, Line…
+ Củng cố lại cấu trúc tiếng anh về các khái niệm ký tự (character) về đoạn văn(pharagraph)
* Môn Ngữ văn
- Ngữ văn 10 Tiết 56 Luyện tập viết bài văn thuyết minh
+ Áp dụng kiến thức đã học về văn thuyết minh để viết thuyết minh về danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng ở Thọ Xuân
+ Rèn luyện óc quan sát, khả năng sử dụng ngôn ngữ vào vấn đề thực tế
Trang 7- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ và phát huy cácgiá trị văn hóa của quê hương.
-Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để cóđược kiến thức mới
- Vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng thao tác định dạng, trình bày một vănbản đẹp, đúng chính tả trên máy vi tính bằng phần mềm word
c, Thái độ.
- Bồi dưỡng khả năng vận dụng lý thuyết áp dụng vào nhiệm vụ thực tế
- Tạo ý thức tập thể, tinh thần làm việc theo nhóm Vừa phát huy năng lực bảnthân, vừa phát triển được sức mạnh của tập thể
-Thực hiện được việc định dạng văn bản theo mẫu
-Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản
2 Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng Việt
- Rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết trình
- Rèn luyện kỹ năng định dạng, trình bày văn bản
3.Về thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận và thẩm mỹ trong soạn thảo văn bản
II Những phương pháp được sử dụng
- Giáo viên làm mẫu, trình bày minh họa trên máy chiếu và giúp đỡ học sinh qua
hệ thống máy chủ cài phần mềm Netop shool quản lý phòng thực hành tin học
- Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện
III Phương tiên dạy học
1 Học liệu:
+Sách Đảng bộ huyện Thọ Xuân
+ SGK các môn học Lịch Sử, Giáo dục công dân, SGk ngữ văn 10, SGk mônTiếng anh lớp 10, Sách giáo khoa Tin học 10
+ Các văn bản mẫu, sưu tầm các tranh ảnh;+ Intenet
2 Giáo viên: bảng, máy chiếu, phòng máy vi tính cài đặt máy chủ quản lý
3 Học sinh: Xem trước bài tập và thực hành 7: “Định dạng văn bản”, Giáo
viên yêu cầu học sinh viết bài thuyết trình về cảnh đẹp quê hương, di tích lịch sửcách mạng ở huyện Thọ Xuân
IV Tiến trình dạy học
1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Học sinh vào phòng thực hành ổn định tổ chức
Trang 8- Kiểm tra máy tính và các thiết bị: các máy đảm bảo và an toàn cho người sửdụng.
-Tổ chức ngồi theo nhóm để trao đổi và báo cáo nội dung thực hành
2.Kiểm tra miệng: (lồng vào quá trình thực hành)
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài thuyết trình về cảnh đẹp quê hương, di tích lịch sử cách mạng ở huyện Thọ Xuân.
(1) Mục tiêu: Biết cách gõ, định dạng, trình bày một đoạn văn bản
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: quan sát, phân tích, vấn đáp, thảo luận
nhóm Các kĩ thuật dạy học được áp dụng: động não, nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
(4) Phương tiện: Giáo án, máy chiếu, máy tính
Các phương pháp dạy học được sử dụng: Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thứcgiáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm,tìm hiểu và viết về những địa danh,
di tích lịch sử cách mạng ở địa phương em Sau khi các nhóm viết bài, soạn thảo
và trình bày văn bản và báo cáo trước lớp, giáo dục cho học sinh tinh thần tựgiác làm việc và ý thức tập thể, các địa danh gần gũi với các em, giúp các emhiểu hơn về lịch sử và thêm yêu quê hương đất nước
Phần này cần tích hợp các kiến thức về Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, GDCD đểhình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng
Thôn 1 Yên Trường, xã Thọ Lập,
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
GV: Đoàn thanh niên trường ta nhận
nhiệm vụ chăm sóc di tích lịch sử cách
mạng nào?
HS: Di tích lịch sử cách mạng nhà ông
Lê Văn Sỹ- nơi thành lập chi bộ Đảng
đầu tiên của Huyện Thọ Xuân
GV: Cô giao nhiệm vụ cho nhóm 1
viết về di tích lịch sử cách mạng nhà
Ông Lê Văn Sỹ nhé
Nhóm 2: 15 học sinh( gồm các em ở
các xã Phú Yên, Xuân Tín)
Hàng năm, các em đều tổ chức đi lễ
4 Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ảnh: Di tích lịch sử cách mạng nhà ông
Lê Văn Sỹ xã Thọ Lập – Thọ Xuân – Thanh Hóa.
Trang 9hội Lam Kinh, các bạn tham dự đều rất
ấn tượng với một trò chơi dân gian vui
nhộn, nhiều màu sắc tại lễ hội và muốn
tìm hiểu thêm về trò chơi dân gian đó
Đặc biệt, Tháng 10/2016, Bộ Văn hóa
-Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính
thức công nhận Trò Xuân Phả (xã
Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa) là Di sản văn hóa phi vật
thể Quốc gia.Các em được phân công
viết một bài thuyết minh để giới thiệu,
tuyên truyền và phổ biến trò dân gian
này đến cho các bạn học sinh trong
trường
Nhóm 3: 14 học sinh ( Các em ở xã
Xuân Châu).
GV: Các em là những bạn đang sinh
sống ở xã Xuân Châu, các em đã biết
hoặc thấy những tượng chú voi đá,
ngựa đá nằm sau mảnh đất của UBND
xã mình chưa? Các em có biết đó là
dấu tích gì không?
GV: Đó là dấu tích của Hành cung Vạn
Lại – Yên Trường, kinh đô kháng
chiến thời Lê Trung Hưng
HOẠT ĐỘNG 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh thuyết trình về cảnh đẹp quê hương, di tích lịch sử cách mạng ở huyện Thọ Xuân.
(1) Mục tiêu: Biết tìm hiểu, vận dụng kiến thức để viết và trình bày một văn bản (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: quan sát, phân tích, vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
(4) Phương tiện: Máy chiếu, máy tính.
Giáo viên bộ môn mời các giáo viên môn khác đến dự cùng lớp.
Một số hình ảnh tổ chức hoạt động nhóm và báo cáo sản phẩm.
Trang 11Một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử thì quá khứ không bao giờ mất đi,
mà ẩn hiện dưới rất nhiều hình thức văn hóa Một ngôi chùa, ngôi đình, một điệudân ca, hay một điệu múa nếu chỉ nhìn thoáng qua thì bất quá chúng ta chỉcảm nhận chúng như một thắng cảnh, một trò chơi thưởng ngoạn, nhưng nếuxem xét kỹ chúng chứa đựng nhiều ký ức cổ xưa, nhiều ký hiệu mà ngay cảnhững người trình diễn nó cũng không biết hết
Trò Xuân Phả, một làng nhỏ ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh
Hóa hiện còn lưu lại năm điệu múa Ngũ quốc, nói về năm quốc gia, hay nămphương đến chúc mừng nhà vua sau khi khải hoàn Có lẽ sự tích và nội dung củanăm điệu múa đó lại không quan trọng bằng hồn cốt của dân tộc và của một thờilắng đọng qua những hành vi rất cổ xưa, tới mức người ta có cảm giác, ngườiXuân Phả và những điệu múa của họ chứa đựng những thông tin quá khứ bí ẩnnhất của người Việt
Thanh Hóa, ngoài các khu di tích lịch sử, thiên nhiên ban tặng vùng đất
này nhiều danh lam thắng cảnh, nơi dừng chân của khách tham quan khắp bốnphương Thanh Hóa còn được biết đến với nhiều loại hình nghệ thuật dân gianđặc sắc như các điệu hò Sông Mã, trống cơm, dân ca Đi cấy, một trong số đóchính là trò chơi dân gian Xuân Phả - ai đã một lần đến với lễ hội Lam Kinhkhông thể không biết đến trò chơi này
Đặc biệt, đến với Lễ hội Lam Kinh là được đến với trò Xuân Phả, vớiđiệu múa dân gian được cho là đặc sắc và độc đáo nhất Việt Nam
Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu,
đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đếnước Việt xưa Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm
để trở thành một tổ hợp múa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị chỉ tồn tại ở làngXuân Phả nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Trò
Trang 12Xuân Phả gồm có 5 điệu múa rất đặc biệt với tên gọi Hoa Lang, Tú Huần (Lục Hồn Nhung), Ai Lao, Ngô Quốc và Xiêm Thành (Chiêm Thành) Trò Xuân Phả
thường diễn ra vào các ngày 10 từ đến 12 tháng 2 âm lịch hàng năm
Khi giang sơn thống nhất, các bộ tộc và các nước lân bang mang lễ vậttriều cúng và ca vũ mừng nhà vua lên ngôi Tưởng nhớ đến công lao người đã
âm phù thắng trận, Vua Đinh đã cho đem toàn bộ cống phẩm và trò diễn đến đềnthờ Đại Hải Long Vương mà không lưu lại ở kinh đô Hoa Lư Vua lại giao cho
bà hoàng hậu quê ở Hà Nam chủ trì việc này Bà xuất thân vốn là một ca vũcung đình, đã tiếp thu các điệu múa của các nước lân bang và huấn luyện thànhđội múa hàng, hàng năm cứ đến ngày 10-2 âm lịch, bà trực tiếp hướng dẫn độimúa đến biểu diễn tại đền thờ thần Đại Hải Long Vương Về sau dân làng XuânPhả xin bà truyền bá điệu múa ấy cho dân làng tự tập, tự diễn, từ đấy trở đi điệu
múa cũng có tên là múa Xuân Phả (hay còn gọi là Ngũ quốc lân bang đồ cống tiến) và được các thế hệ người dân lưu truyền đến ngày nay, trở thành một sinh
hoạt văn hóa độc đáo ở Xứ Thanh”
Nét đặc trưng trong những điệu múa của trò Xuân Phả
Trong 5 trò múa thì chỉ ba điệu Hoa Lang, Tú Huần và Xiêm Thành có mặt nạ.Đặc biệt trò Hoa Lang, Xiêm Thành người ta không đeo mà ngậm mặt nạ nửamặt dưới bởi một nút gỗ vào miệng
Trang 13Giá trị nghệ thuật, về vị thế của quốc gia Đại Việt qua trò dân gian Xuân Phả, góp phần giáo dục ý thức lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Tháng 10/2016, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chínhthức công nhận Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh ThanhHóa) là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Đặc trưng ở Trò Xuân Phả là các “vũ công” nam có những động tácphóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trongcương có nhu” với nhiều động tác múa, tuyến múa, đội hình múa, làm tôn nênsắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh
mẽ của người Việt
Một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nhận định, Trò Xuân Phả cónhững nét khá giống một “lễ hội hóa trang” của người phương Tây, tuy nhiênTrò Xuân Phả lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệumúa Với những điệu múa độc đáo, có sự pha trộn yếu tố cung đình và dân gianmang đầy tính chất ước lệ nhưng Trò Xuân Phả cũng rất huyền bí, lộng lẫy,phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc nói chung, của người nông dân nơi nóđược sinh ra nói riêng
Hầu hết các đạo cụ diễn trò Xuân Phả đều chế tạo bằng những nguyênliệu có sẵn như tre, trúc, gỗ, rễ cây si Nhạc cụ là những chiếc trống, thanh la,
mõ hoặc xênh tre hết hợp cũng những điệu hò tạo thành những âm thanh hết sứcvui nhộn Đơn giản là vậy nhưng chỉ có người Xuân Phả nhập cuộc thì mới ratrò, ra chất Xuân Phả, bởi đó chính là một nét văn hóa trong đời sống tinh thầncủa người dân nơi đây Có lẽ cũng chính vì vậy mà trong suốt chiều dài lịch sử,múa trò vẫn được lưu truyền một cách nguyên vẹn cho đến tận ngày nay Nó đã
đi sâu vào đời sống tinh thần, là niềm tự hào của người làng Xuân Phả TròXuân Phả là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc nhất còn lưu giữ được tương đốinguyên vẹn ở Thanh Hóa sau hàng trăm năm qua cho đến ngày nay
Có thể nói, Trò Xuân Phả là một trong những di sản văn hóa phi vật thể hiếmcủa xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung Di sản phi vật thể này hội tụ các tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh
sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người; được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.