Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
113,5 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG THANH HÓA QUA MÔN ĐỊA LÍ 12 Người thực hiện: Đỗ Văn Quang Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí THANH HOÁ NĂM 2013 MỤC LỤC. PHẦN A. MỞ ĐẦU 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2 III. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN B. NỘI DUNG 3 I. Cơ sở lí luận 3 II. Thực trạng của vấn đề 3 1. Thực trạng 3 2. Kết quả của cách làm theo phương pháp cũ 4 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 4 1. Phương pháp chỉ bản đồ 4 2. Phương Pháp thu thập số liệu 5 3. Phương pháp tổ chức trò chơi phần củng cố 6 4. Phương pháp viết báo cáo 8 IV. Kiểm nghiệm 8 1. Kết quả đạt được 8 2. Nguyên nhân thành công 9 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 10 I. Kết luận 10 II. Những kiến nghị đề xuất 10 PHẦN A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ thực tiễn chương trình địa lí 12 viết về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhằm giúp học sinh khối 12 hiểu rõ hơn về đất nước, con người, trang bị cho các em kiến thức cần thiết để bước vào đời,trở thành chủ nhân tương lai của tổ quốc. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy thực tế tại trường THPT ThoXuân 5, bản thân tôi nhận thấy sách giáo khoa địa lí 12 chỉ viết khái quát chung về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước, các vùng miền chứ không viết cụ thể về các tỉnh. Một phần do thời gian giảng dạy môn địa lí có hạn nên không thể hiện hết các vấn đề. Đối với học sinh việc học tập còn thụ động khi yêu cầu trong bài học có sự liên hệ về địa phương mình do vậy chưa mang lại hiệu quả cao cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội Việt Nam, tôi đã tích hợp các phần vào tỉnh Thanh Hóa bước đầu mang lại sự hứng thú cho học sinh, giúp các em hiểu rõ hơn về địa phương, quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, qua đó giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. Trước thực trạng trên tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này. Dưới đây xin được trình bày một số phương pháp, giải pháp được coi là kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Thọ Xuân 5. Tôi mạnh dạn đúc kết đưa ra đề tài này « Kinh nghiệm áp dụng phương pháp tích hợp giáo dục tình yêu quê hương Thanh Hóa qua môn địa lí 12 » . 1 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích - Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc dạy và học. - Giúp cho học sinh nhìn nhận đánh giá đúng vấn đề về địa phương qua đó giáo dục tình yêu quên hương đất nước. - Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. - Trang bị cho các em kiến thức về địa phương mình. 2. Nhiệm vụ - Tích hợp được những vấn đề của tỉnh Thanh Hóa thông qua bài học, đưa ra các phương pháp tích hợp cụ thể cho mỗi bài. - Từ việc tích hợp các vấn đề về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy và học. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành tốt đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: - Phương pháp chỉ bản đồ. - Phương pháp thu thập số liệu. - Phương pháp tổ chức trò chơi ở phần củng cố. - Phương pháp viết báo cáo. 2 PHẦN B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Như chúng ta đã biết, chương trình SGK địa lí 12 rất đa dạng, phong phú, mỗi bài đều phản ánh một khía cạnh nhất định về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy để tích hợp được các vấn đề của bài học vào địa phương phải khéo léo, phù hợp với đối tượng học sinh mới mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Học sinh không cảm thấy phải học thêm kiến thức mà chỉ là sự tham khảo thêm về địa phương mình, qua đó giáo dục các em tự giác trong việc học tập. Về nguyên tắc, muốn tích hợp các vấn đề vào giảng dạy ở địa phương nhằm giúp học sinh hiểu rõ thêm về quê hương thì giáo viên phải nắm chắc kiến thức, vận dụng linh hoạt trong vấn đề giảng dạy, vừa giáo dục học sinh, vừa thay đổi không khí trong học tập, nhưng vẫn đảm bảo chương trình, kiến thức trọng tâm sách giáo khoa. Đối với học sinh, trang bị thêm cho các em sự hiểu biết thêm về địa phương mình, có cái nhìn nhận đánh giá khách quan, trên cơ sở đã được học, góp phần quan trọng trong việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. Tạo được sự hứng thú trong học tập, việc học tập không chỉ đơn thuần là học hết kiến thức sách giáo khoa mà qua bài học giáo dục cho học sinh, thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước về tình yêu quê hương, đất nước qua bài học. Trong phạm vi của đề tài này, tôi xin mạn phép trình bày một số phương pháp, giải pháp được coi là kinh nghiệm của bản thân trong viện giảng dạy tích hợp một số vấn đề về quê hương Thanh Hóa. 1. Phương pháp chỉ bản đồ. 2. Phương pháp thu thập số liệu. 3. Phương pháp tổ chức trò chơi ở phần củng cố. 4. Phương pháp viết báo cáo. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng Từ thực trạng của chương trình đổi mới SGK có nhiều thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, thể hiện sự cập nhật nhanh chóng chính xác về sự đổi mới của nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế đã mang lại thay đổi cho đất nước về mọi mặt, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, công nghiệp. Chương trình SGK mới đã phản ánh toàn diện về diện mạo đất nước trên các lĩnh vực về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. Trong quá trình giảng dạy của bản thân, cũng như của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tất cả giờ dạy của mọi người theo tôi đều hướng học sinh đến việc khai thác kiến thức SGK theo bài học, chưa liên hệ nhiều về địa phương mình, nên học sinh hiểu biết về quê hương địa phương chưa thực sự rõ 3 ràng. Người dạy chưa phát huy hết vai trò, người học chưa thực sự tiếp thu đầy đủ các thông tin. 2. Kết quả của cách làm theo phương pháp cũ Từ thực trạng của vấn đề mà tôi đã nêu ở trên, chúng ta cũng có thể kết luận ngay là hiệu quả của nó chưa thực sự cao như mong muốn. Nhưng vấn đề quan trọng là học sinh hiểu biết về địa phương, quê hương mình sinh ra và lớn lên còn nhiều hạn chế. Trước vấn đề này bản thân tôi đã mạnh dạn tích hợp một số vấn đề về quê hương Thanh Hóa trong quá trình giảng dạy địa lí 12. Kết quả thực hiện rất khả quan, gây sự hứng thú, chú ý cho học sinh trong quá trình giảng dạy, sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến bản thân. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để thực hiện thành công đề tài này tôi đã dày công nghiên cứu bằng việc chỉnh lí, cải tiến chi tiết nội dung các phương pháp cho cấu trúc hợp lí và đặc biệt phù hợp với trình độ nhận thức cho học sinh. Tuy nhiên về cơ bản, bản chất nội dung trọng tâm SGk không thay đổi, mà chỉ lồng ghép trong quá trình giảng dạy để học sinh hiểu biết thêm về quê hương mình. Xin được đưa ra một số giải pháp cụ thể cho vấn đề này như sau. 1. Phương pháp chỉ bản đồ Đây được xem là một phương pháp cơ bản của môn địa lí, vì thông qua chỉ bản đồ giúp học sinh xác định được vị trí cần tìm hiểu, như tọa độ địa lí, các loại tài nguyên khoáng sản, các ngành kinh tế qua đó giúp học sinh hình thành biểu tượng địa lí Ví dụ 1 Bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ : Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Về cơ bản trọng tâm bài học này giúp học sinh xác định rõ vị trí địa lí, lãnh thổ của nước ta và ý nghĩa của vị trí địa lí mang lại. Trong quá trình cho học sinh xác định trên bản đồ vị trí địa lí của đất nước, tôi đã tích hợp thêm câu hỏi về việc xác định vị trí địa lí của tỉnh Thanh Hóa và nêu lên ý nghĩa của vị trí địa lí đó đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với dạng câu hỏi này giáo viên định hướng, giới thiệu thêm cho học sinh hiểu về tọa độ địa lí trong khoảng 19 0 18 ’ đến 20 0 40 ’ vĩ độ Bắc và từ 104 0 22 phút đến 106 0 04 ’ kinh độ đông. Phía bắc Thanh Hóa giáp ba tỉnh : Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình ; Phía Nam giáp Nghệ An ; Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăng của nước CHDCND Lào ; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102km và chục nghìn km 2 vùng đặc quyền kinh tế biển. Sau đó đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí đến tự nhiên, là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam khô nóng vào mùa hạ, thiên nhiên phân hóa đa dạng cho phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Là vùng có vị trí quan trọng, tiếp giáp các vùng phía Bắc như Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, là cửa ngõ quan trọng của Bắc Trung Bộ, giáp Lào, giáp biển nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế về giao lưu trao đổi buôn bán. 4 Ví dụ 2 Bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi: Bài này giúp học sinh hiểu rõ hơn về đặc điểm chung địa hình nước ta, các khu vực địa hình, ý nghĩa khu vực địa hình đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong bài học này giáo viên bên cạnh cho học sinh lên bảng xác định khu vực địa hình nước ta cần phải cho học sinh liên hệ về địa hình tỉnh Thanh Hóa. Là tỉnh có địa hình phức tạp, chia cắt bởi hệ thống sông suối, kênh rạch, thung lũng Thấp dần theo hướng Tây – Đông, từ vùng núi trung du, đồng bằng ven biển. Trong tổng diện tích 11133,4 km 2 thì địa hình miền núi trung du chiếm 73,3%, đồng bằng 16%, ven biển 10,7%. Nếu xét toàn diện Thanh Hóa là khu vực có địa hình nằm ở vùng núi Tây Bắc. Ví dụ 3 Bài 8 - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển: Trọng tâm kiến thức của bài học này khái quát về biển đông và ảnh hưởng của biển đông đến thiên nhiên Việt Nam. Khi dạy giáo viên hướng dẫn học sinh xác định trên bản đồ phạm vi chủ quyền của nước ta trên biển. Trong phần này giáo viên lồng ghép đặt ra một vài câu hỏi phụ như : Kể tên các huyện giáp biển của tỉnh Thanh Hóa ? Thanh Hóa có chiều dài bờ biển bao nhiêu km ? Thanh Hóa có những hòn đảo nào ? Khi học sinh trả lời, giáo viên bổ sung thêm, Thanh Hóa có 6 huyện giáp biển là Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia với chiều dài bờ biển 102 km. Các đảo Hòn Mê, Hòn Đót, Hòn Miệng, vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích 1,7 vạn km 2 , ven biển có nhiều cửa sông, lạch chảy ra biển. Vùng biển có nhiều hải sản, trong đó có nhiều loại có giá trị như cá chim, cá thu, mực Với hơn 800 ha bãi triều là điều kiện nuôi trồng thủy sản nước lợ như tôm sú, tôm he, cua, rong câu. Có khoảng 10000 ha để nuôi cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm, phân bố chủ yếu ở đảo Mê, Biện Sơn. 2. Phương pháp thu thập số liệu Đây là phương pháp giúp học sinh làm việc chủ động, dựa trên kiến thức đã học vào việc thu thập số liệu để nhìn nhận, đánh giá vấn đề mang tính khách quan. Trong quá trình giảng dạy giáo viên tích hợp, hướng học sinh tự liên hệ thu thập số liệu về dịa phương mình để học sinh tự tìm tòi khám phá thêm các nguồn thông tin khác nhau qua đó có thêm cái nhìn đúng đắn về địa phương mình. Ví dụ 1 Bài 14 - sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Trọng tâm kiến thức của bài này giúp học sinh hiểu được hiện trạng và nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật. Sử dụng bảo vệ tài nguyên đất và một số tài nguyên khác. Trong bài học này người dạy đặt một vài câu hỏi giúp học sinh tự thu thập số liệu về bài học, qua đó liên hệ về địa phương. 5 Câu hỏi 1 : Lấy dẫn chứng minh họa diện tích rừng nước ta có sự biến động về thời gian ? Câu hỏi 2 : Những biểu hiện cụ thể của sự suy giảm đa dạng sinh học tài nguyên đất, khoáng sản ? Trong trường hợp này giáo viên yêu cầu học sinh thu thập thêm số liệu về diện tích rừng, sự suy giảm đa dạng sinh học của Thanh Hóa, trước thực trạng của vấn đề chúng ta cần đưa ra những gải pháp nào. Diện tích đất nông nghiệp của Thanh Hóa có 558,5 nghìn ha chiếm 50,1% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 386 nghìn ha rừng tự nhiên, 122,6 nghìn ha rừng trồng. Trữ lượng gố là 15,10 triệu m 3 , trữ lượng tre, nứa, vầu 21,3 tỉ cây, lường 173 triệu cây, rừng có nhiều loại gỗ quí như lát, pơ mu, trầm hương, lim, sến, chò chỉ Tài nguyên đất, Thanh Hóa có hơn 10 nhóm đất với 28 loại khác nhau, tập trung nhóm đất đỏ vàng, đất phù sa bồi tụ, đất mùn, đất mặn, đất cát. Về sử dụng đất, đến năm 2007 tổng diện tích đất tự nhiên 1113,6 nghìn ha, thì đất dễ sử dụng vào mục đích nông, lâm, chuyên dùng và đất ở là 915,9 nghìn ha. Diện tích đất lâm nghiệp là 558,5 nghì ha chiếm 50,1% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 386 nghìn ha rừng tự nhiên, 122,6 nghìn ha rừng trồng, trữ lượng gỗ 15,10 triệu m 3 . Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng, với 185 điểm quặng, 42 loại, thuộc các nhóm khoáng sản kim loại, phi kim loại, nhiên liệu, nguyên liệu, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn so với cả nước như đá vôi làm xi măng, gạch ngói, crom trữ lượng 5 triệu tấn, chất lượng tốt phân bố ở Cổ Định. Ví dụ 2 Bài 16 - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta: Về trọng tâm kiến thức bài này học sinh hiểu được đặc điểm chung về dân số nước ta, những thế mạnh và hạn chế về dân số. Trong bài học này, giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thu thập thông tin về dân số nước ta qua đó liên hệ về thực tiện địa phương. Câu hỏi 1.Thu thập số liệu minh họa nước ta có dân số đông, nhiều thành phần dân tộc, liên hệ về Thanh Hóa. Câu hỏi 2. Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, liên hệ về địa phương. Với hai câu hỏi trên giáo viên yêu cầu học sinh chủ động thu thập số liệu về dân số nước ta, đến năm 2006 có số dân hơn 84 triệu người, đứng thứ ba trong khu vực, đứng thứ 13 trên thế giới, nước ta có 54 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 86,2%, các thành phần dân tộc khác chiếm 13,8%. Bên cạnh đó liên hệ về Thanh Hóa, đến 2009 số dân là 3,41 triệu người. Về qui mô dân số, Thanh Hóa là tỉnh đông dân thứ 3 trong cả nước, đông dân nhất ở Bắc Trung Bộ. Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc như người kinh, Mường, Thái, Dao, Tày, Hoa trong đó người dân tộc thiểu số sống ở phía tây. 3. Phương pháp tổ chức trò chơi phần củng cố Phương pháp này mạng lại sự hứng thú cho học sinh vào cuối giờ học đồng thời củng cố lại bài học cho học sinh, tạo hiệu quả trong học tập. Từ thực 6 tiễn tôi nhận thấy phương pháp này cũng tích hợp vào bài học về quê hương Thanh Hóa, góp phần mở rộng kiến thức cho học sinh. Ví dụ 1 Bài 25 - Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: trong bài học này vào cuối bài học giáo viên đưa ra một vài câu hỏi ở phần củng cố cho học sinh khái quát kiến thức. Câu hỏi 1. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, theo em Thanh Hóa có những sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa nào. Ở dạng câu hỏi này giáo viên định hướng cho học sinh kể sản phẩm ngành trồng trọt, sản phẩm ngành chăn nuôi của nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên phần liên hệ mở rộng vào địa phương học sinh dùng Alát cũng nêu lên được các sản phẩm nông nghiệp điển hình của Thanh Hóa. Đến năm 2007 quỹ đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, cây lương thực chiếm 313,8 nghìn ha, diện tích gieo trồng lúa đạt 254,4 nghìn ha, sản lượng lúa đạt 1,34 triệu tấn. Các cây công nghiệp chủ yếu của Thanh Hóa là mía, lạc, đậu tương, cói, chè, cà phê, cao su. Về chăn nuôi chủ yếu chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, chăn nuôi gia cầm như gà. Câu hỏi 2. Kể tên các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp của nước ta ? Thanh Hóa nằm trong vùng chuyên môn hóa nào. Ở phần này này giáo viên định hướng cho học sinh xác định nước ta có 7 vùng chuyên môn hóa nông nghiệp là Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thanh Hóa nằm trong vùng chuyên môn hóa Bắc Trung Bộ là vùng hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp độc đáo. Ví dụ 2 Bài 27 - Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm: Ở bài học này trong phần củng cố giáo viên đưa ra một số câu hỏi sau đây. Câu hỏi 1. Nước ta có mấy nhóm ngành công nghiệp trọng điểm ? Thanh Hóa có những ngành công nghiệp nào được xem là trọng điểm ? Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh trả lời hai vấn đề, kể tên các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta như, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí điện tử. Phần liên hệ xác định các ngành công nghiệp trọng điểm Thanh Hóa, bao gồm sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí chế tạo. Câu hỏi 2. Hãy xác định sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ ? Nêu hiểu biết cuả bản thân về hoạt động công nghiệp Thanh Hóa ? Hoạt động công nghiệp nước ta tập trung ở ba khu vực, ở Bắc Bộ gồm Đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận, ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một. Phần liên hệ công nghiệp ở Thanh Hóa thể hiện giá 7 trị công nghiệp 2007 chiếm 36,9% tòan tỉnh đạt 7174 tỉ đồng, thu hút 251,8 nghìn lao động, đóng góp 2% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. So với 6 tỉnh Bắc Bộ công nghiệp Thanh Hóa đứng hàng thứ nhất về giá trị sản suất công nghiệp. 4. Phương pháp viết báo cáo Đây là một phương pháp quan trọng, thông qua các vấn đề học sinh đã được tìm hiểu về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội, dưới sự thu thập số liệu của bản thân chủ động viết một bài báo cáo thể hiện sự nhận thức của học sinh về các vấn đề đã học, có cái nhìn đánh giá của bản thân, rèn luyện cho các em kĩ năng làm việc độc lập, chọn đề tài, thu thập số liệu, xử lí thông tin viết báo cáo. Trong chương trình SGK 12 có bài 44, bài 45 viết về tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố dưới dạng trình bày vấn đề bằng bài báo cáo. Trong bài học này do có sự tích hợp các vấn đề về tư nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nên học sinh không ngỡ ngàng khi yêu cầu các em tìm hiểu viết một bài báo cáo về tỉnh. Các bước hướng dẫn học sinh viết một bài báo cáo gồm. Chọn tên đề tài và nêu lí do chọn tên đề tài, trong phần này học sinh có thể chọn 5 chủ đề mà SGK đã nêu hoặc có thể chọn một đề tài khác mà em cho là cấp thiết ở địa phương mình Thu thập số liệu và xử lí số liệu, trên cơ sở nguồn số liệu đã được tích hợp qua bài học, hoặc qua sách vở, báo chí, các nguồn thông tin khác từ đó lập thành các bảng số liệu thống ke, lập sơ đồ, bảng biểu đẻ viết báo cáo Viết báo cáo thể hiện sự hiểu biết của bản thân về vấn đề cần đề cập, nêu thực trạng, giải pháp và nêu phương hướng cho vấn đề cần viết. Qua viêc viết báo cáo của học sinh tôi nhận thấy các em có cái nhìn rất khách quan, đa dạng về tỉnh Thanh Hóa trên mọi lĩnh vực về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội. Nhiều bài viết thể hiện rõ rự nhận thức của học sinh về các vấn đề cấp thiết của tỉnh như môi trường, sự suy giảm động thực vật Từ đó giúp học sinh không chỉ hiểu rõ về đất nước, con người Việt Nam mà còn hiểu rõ hơn về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Qua đó giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh, cho thế hệ trẻ hôm nay. IV. KIỂM NGHIỆM 1. Kết quả đạt được Tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong giờ học, thông qua việc tích hợp các phần về địa phương vào bài giảng. Giáo dục được cho học sinh hiểu thêm về địa phương mình, có cái nhìn nhận, đánh giá khoa học về địa phương. Tôi đã tiến hành khảo sát thăm dò kết quả ở 3 lớp khối 12 trong năm học 2012 – 2013 dưới dạng làm phiếu trắc nghiệm thăm dò học sinh về việc tích hợp các vấn đề về Thanh Hóa vào bài học theo mẫu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi cho học sinh. Em có nhận xét gì về việc tích hợp các vấn đề về tỉnh Thanh Hóa 8 [...]... THAM KHẢO CHÍNH 1 Sách giáo khoa địa lí 12 ban cơ bản do nhà giáo dục in ấn, phát hành 2 Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam Lê Thông (Chủ biên) và tập thể tác giả NXB Giáo dục, HN 2010 3 Địa lí tự nhiên Việt Nam Lê Bá Thảo(Chủ biên) và tập thể tác giả NXB Giáo dục, HN 2006 4 Tài liệu dạy học địa lí địa phương tỉnh Thanh Hóa Bùi Cao Phương (Chủ biên) NXB Giáo dục Thanh Hóa, 2 12 ... về địa phương mình, tìm hiểu các vấn đề về tự nhiên, dân cư – kinh tế của tỉnh Thanh Hóa Thứ tư, qua việc tích hợp mà quá trình dạy học dễ đạt đến tiêu chuẩn của phương pháp mới, đó là phương pháp dạy học tích cực, học để biết, học để phục vụ cuộc sống, để ứng xử phù hợp với thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước II NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1 Đối với cơ quan có thẩm quyền Đối với những sáng kiến kinh nghiệm. .. và người học, thông qua việc tích hợp những bài học về địa phương mình vừa tạo nên sự hứng thú trong học tập, qua đó giáo dục tình yêu quê hương, đất nước Giúp các em có cái nhìn chính xác hơn về địa phương mình Mang lại hiệu quả rất lớn cho người học, rất khác biệt mà cách làm mới thu được so với cách làm cũ trước đây chưa đạt được Thứ hai, cùng với việc cải tiến về mặt phương pháp là sự thay đổi về... đồng nghiệp, bạn bè, tìm hiểu các nguồn thông tin qua báo, sách vở để phục vụ cho việc giảng dạy, góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước Thứ hai, khi chương trình cải cách sách giáo khoa mới ra đời, bản thân tôi đã bắt đầu nghiên cứu để tích hợp kiến thức vào bài học những vấn đề có liên quan về địa phương, về tỉnh Thanh Hóa Thứ ba, đối với học sinh, đặc biệt là học sinh... với giáo viên Cập nhật thường xuyên kiến thức bộ môn, tìm ra phương pháp tối ưu trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh Tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy thông qua đồng nghiệp và các phương tiện thông tin khác, luôn đổi mới bản thân đề giảng dạy phù hợp với điều kiện tình hình mới Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, về cơ sở vật chất, về chất lượng học sinh có phương pháp. .. hỏi sao cho phù hợp, ngắn gon, dễ hiểu, dễ nhận biết được những vấn đề nhưng vẫn đảm bảo tính lôgíc, tính khoa học của mỗi câu hỏi Thông qua liên hệ về địa phương, biết lựa chọn phù hợp với từng bài, từng đối tượng Từ đó, giúp giáo viên giảm bớt những câu hỏi có nội dung nghi nhớ máy móc, thay bằng các câu hỏi có sự liên hệ về địa phương Thứ ba, thông qua việc tích hợp về địa phương cả giáo viên và học... các em còn yếu về kĩ năng, kiến thức Chính vì vậy, để liên hệ kiến thức về địa phương bên cạnh yêu cầu học sinh tìm hiểu sách giáo khoa trước cho bài học, tôi còn gợi ý cho các em tìm hiểu thêm các vấn đề về địa phương qua sách, báo, qua mạng, nên việc tích hợp các vấn đề trong tỉnh vào bài học diễn ra thuận lợi Thứ tư, được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong việc.. .qua bài học địa lí 12 theo mẫu Rất thích- Thích- Không thích Kết quả đạt được rất khả quan như sau : Lớp 12C1 12C2 12C3 Sĩ số 40 39 33 Rất thích 32 36 29 Kết quả phiếu thăm dò % Thích % Không thích 80 6 15 2 92.3 3 7.7 0 87.8 2 6.1 2 % 5 0 6.1 2 Nguyên nhân thành công Để thực hiện thành công những giải pháp mà bản thân tôi đã nêu ở trên trong việc tích hợp vào giảng dạy, xin... hay, cần được phổ biến để các giáo viên học tập và vận dụng, thông qua việc tập huấn chuyên đề, hoặc gửi qua hộp thư các trường để nhà trường triển khai Mở các chuyên đề bộ môn có tính chất điển hình, tạo cho giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn Cung cấp thường xuyên, kịp thời các loại sách tham khảo về nghiệp vụ chuyên môn cho các trường, chỉ đạo những... nhau nhằm phù hợp với đối tượng, mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này 10 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác (Ký và ghi rõ họ tên) Đỗ Văn Quang 11 TÀI LIỆU . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG THANH HÓA QUA MÔN ĐỊA LÍ 12 Người thực. Xuân 5. Tôi mạnh dạn đúc kết đưa ra đề tài này « Kinh nghiệm áp dụng phương pháp tích hợp giáo dục tình yêu quê hương Thanh Hóa qua môn địa lí 12 » . 1 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1 bày một số phương pháp, giải pháp được coi là kinh nghiệm của bản thân trong viện giảng dạy tích hợp một số vấn đề về quê hương Thanh Hóa. 1. Phương pháp chỉ bản đồ. 2. Phương pháp thu thập