Phân tích thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàng thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương theo số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàngThức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thái Dương (Trang 30)

a, Thực trạng phát triển thị trường theo chiều rộng

Quy mô sản xuất

Bắt đầu hoạt động từ năm 2001, ban đầu chỉ có gần 100 cán bộ công nhân viên, cho ra đời 3 thương hiệu: Đại Bàng, Sư Tử Vàng, Cá Mập Trắng, công suất mỗi tháng khoảng 900 tấn thức ăn, hệ thống phân phối có mặt tại 10 tỉnh phía Bắc. Đến nay Công ty có khoảng 500 cán bộ công nhân viên, có thêm hai thương hiệu Thái Dương và Power feed, công suất 4.000 tấn/tháng (nếu tính cả nhà máy ở Bình Dương và Nghệ An thì công suất của đơn vị đạt 6.000 tấn/tháng). Hiện hệ thống phân phối của Công ty đã có mặt ở 64 tỉnh thành trong cả nước. Nhưng tập trung chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung là chủ yếu.Để mở rộng sản xuất đến nay Công ty đã đầu tư thêm một nhà máy ở Bình Dương, một trại giống ở Nghệ An, một nhà máy sơ chế hiện đại ở Tây Nguyên nhằm đem đến một quy trình sản xuất khép kín, cung cấp từ con giống đến thức ăn cho khách hàng. Công ty cũng đang tiến hành xây dựng thêm một nhà máy ở Quảng Ngãi, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Sự lớn mạnh không chỉ ở quy mô thị trường mà còn cả ở quy mô sản xuất. Tất cả các điều đó là sự khẳng định sự vượt trội và tính chuyên nghiệp trong công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi của Thái Dương trong thời gian qua.

Biểu 2.2 : Tỷ trọng(%) doanh thu một số khu vực thị trường chủ yếu của công ty từ năm 2009-2011

Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương

Dựa vào bảng 2.3 (bảng dưới) kết hợp với biểu 2.2 ta thấy Trong những năm đầu tiên vùng thị trường tiêu thụ của công ty chỉ giới hạn trong khu vực đồng bằng sông hồng là chủ yếu. Đến nay sau 11 năm đầu tư phát triển về mọi mặt thì thị trường tiêu thụ của công ty đã tương đối đa dạng, bao gồm 64 tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên thị trường chủ yếu của Công ty là khu vực phía Bắc, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi. Ở những thị trường này Công ty đã phần nào khẳng định được chỗ đứng của mình và đang dần dần đi vào ổn định.

Từ bảng ta thấy doanh thu khu vực ĐBSH chiếm tỷ trọng cao nhất (46%) tương ứng với số tiền 380.483.568.396 VNĐ năm 2009, 270.599.361.916 VNĐ năm 2010(48%), 212.233.921.965 VNĐ (43%)năm 2011do trong những năm đầu phát triển khu vực đồng bằng sông hồng là thị trường chủ yếu. Tuy nhiên cũng ở thị trường này xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh do đây là khu vực có sức sản xuất lớn so với cả nước như : ChinFon, NewHope,...vì thế khả năng cạnh tranh của công ty ở thị trường này khó khăn hơn so với khu vực thị trường khác. Do đó trong tương lai Công ty nên tập trung nguồn lực để giữ vững khu vực thị trường này.

Tiếp đó là thị trường Nghệ An – thị trường tiềm năng thứ 2 của công ty có doanh thu hằng năm mặc dù giảm nhưng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh thu của cả năm. Vì thế công ty nên tập trung nguồn lực để khai thác hết tiềm năng của thị trường này trong thời gian tới. Thứ 3 là thị trường Hà Tĩnh và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu là thị trường Quảng Ngãi. Đây là những thị trường mới được khai thác trong những năm gần đây, do đó sức tiêu thụ ở thị trường này đạt được con số như vậy là rất tốt so với bối cảnh nền kinh tế trong giai đoạn này.

Nhìn chung doanh thu qua các năm ở các thị trường đều giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2008 đã kéo theo các hệ lụy, suy thoái kinh tế kéo theo tình trạng lạm phát cao, người dân phải thắt chặt chi tiêu, vì thế họ cũng không có điều kiện để mở rộng sản xuất dẫn đến lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi giảm.

Kênh phân phối

Thức ăn chăn nuôi của Công ty hiện được tiêu thụ trên thị thông qua hệ thống phân phối : Cấp 1, Cấp 2 và các trang trại trực tiếp. Công ty có 2 kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Kênh phân phối gián tiếp bao gồm kênh cấp 1 và kênh cấp 2 (sơ đồ 2.2 phụ lục 5).

Kênh 1 là kênh gián tiếp dài vì hàng hóa phải qua 2 trung gian là bán buôn và bán lẻ, nó là kênh được Công ty sử dụng nhiều nhất, các thị trường của công ty sử dụng kênh phân phối này là những thị trường có sản lượng tiêu thụ tương đối lớn như khu vực ĐB Sông Hồng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi. Ở kênh này các đại lý cấp 1 đóng vai trò như người phân phối, chỉ quản lý hệ thống đại lý cấp 2 mà không cần phải bán trực tiếp cho người nông dân, chính vì vậy mà các đại lý cấp 1 sẽ dễ dàng quản lý và kiểm soát được hàng hóa hơn, đồng thời nguồn vốn của các đại lý cấp 1 sẽ không bị đọng lại trong dân.

Kênh 2 là kênh gián tiếp ngắn vì hàng hóa chỉ qua một trung gian duy nhất là các đại lý cấp 1. Các đại lý cấp 1 trực tiếp bán mặt hàng đến người chăn nuôi. Sử dụng kênh này ở hầu hết các thị trường của công ty nhưng ở các tỉnh thành có sản lượng tiêu thụ không cao như khu vực ở Miền Nam.

Kênh 3 là kênh phân phối trực tiếp đến những người chăn nuôi có nhu cầu sử dụng trực tiếp mặt hàng của Công ty. Những người chăn nuôi này thường là các trang trại có quy mô lớn, mua hàng trực tiếp từ công ty để tiết kiệm được chi phí chăn nuôi. Hiện tại thì sản lượng tiêu thụ từ phân phối trực tiếp này là không nhiều.Ta có khối lượng và tỷ trọng sản lượng tiêu thụ qua các kênh được thể hiện ở bảng 2.5 phụ lục 6. Tỷ trọng khối lượng tiêu thụ qua các năm cũng được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 2.3 : Tỷ trọng khối lượng tiêu thụ mặt hàng qua các kênh từ 2009-2011

Nguồn: phòng kinh doanh của Công ty

Từ biểu 2.3 trên kết hợp với bảng 2.4( phụ lục 6) ta thấy tỉ lệ tiêu thụ mặt hàng của công ty qua kênh 1 có xu hướng tăng qua từng năm, từ 53% năm 2009 đến 56%

năm 2011. Trong khi đó thì thì tỷ lệ tiêu thụ mặt hàng qua kênh 2 có xu hướng giảm qua từng năm, từ 42 % năm 2009 đến năm 2011 chỉ còn chiếm 39%. Qua đó ta thấy được xu hướng chung của kênh phân phối công ty là phát triển kênh tiêu thụ dài( kênh 1) và thu hẹp kênh tiêu thụ ngắn( kênh 2).

Đồng thời ta thấy được tỉ lệ tiêu thụ kênh 3 tăng qua mỗi năm, từ 5 % năm 2009 đến 6 % năm 2011. Mặc dù con số tăng lên không đáng kể nhưng điều đó chứng tỏ số lượng người chăn nuôi lấy hàng trực tiếp từ công ty ngày càng nhiều, đại đa số những người chăn nuôi này là các trang trại lớn. Việc quản lý kênh trực tiếp này là không tốn kém nhiều và dễ quản lý, có thể tiếp xúc trực tiếp được với người chăn nuôi, đồng thời lại không tốn chi phí nhiều cho việc xây dựng kênh. Vì vậy trong những năm tới công ty nên tập trung phát triển qua kênh tiêu thụ này.

b,Thực trạng phát triển thị trường theo chiều sâu

Chủng loại mặt hàng

Dựa phụ lục 5 (Bảng 2.5) ta thấy rằng mặt hàng của Công ty ngày càng đa dạng về cả mẫu mã và chủng loại. Mặt hàng ban đầu chủ yếu là thức ăn cho heo đến nay còn mở rộng ra cả thức ăn cho gà vịt, bò thịt, bò sữa. Chính sự đa dạng của mặt hàng này đã giúp cho Công ty vượt qua được khó khăn. Khi dịch cúm gia cầm lần xuất hiện. Nhờ dự đoán kịp thời, chính xác Công ty đã có những điều chỉnh thích hợp chuyển từ thức ăn cho gà, vịt sang sản xuất thức ăn cho lợn, bò sữa, bò thịt và vì thế mà Công ty luôn dành chủ động để đối phó với diễn biến của dịch bệnh và phần nào duy trì việc sản xuất kinh doanh để đứng vững được trên thị trường.

Doanh thu theo mặt hàng của Công ty trong giai đoạn 2009-2011

Mặt hàng của Công ty ban đầu là thức ăn gia súc nay rất đa dạng bao gồm cả thức ăn cho heo và thức ăn cho gà vịt,bò thịt, bò sữa.

Phân tích doanh thu theo mặt hàng cho phép Công ty có thể đánh giá được tình hình biến động của thị trường mặt hàng. Từ đó đề ra những quyết định hợp lý về mặt hàng cho hoạt động kinh doanh của Công ty.Mặt hàng của Công ty được cung cấp cho các nông trường, trang trại, các công ty TNHH,các hộ gia đình. Công ty định giá trên cơ sở giá thành mặt hàng. Trong 3 năm giá của các mặt hàng có sự biến động đáng kể, bảng giá ở phần phụ lục 5( Bảng 2.5) thể hiện sự biến động về giá của mặt hàng trong 3 năm. Doanh thu theo mặt hàng được thể hiện qua bảng sau đây

Từ bảng trên ta thấy năm 2009 mặt hàng T119 chiếm tỷ trọng lớn nhất 29% tương ứng với số tiền 200.504.783.348 VNĐ trong tổng doanh thu của Công ty, năm 2010 tỷ trọng mặt hàng này chiếm 30% trong tổng doanh thu tương ứng với số tiền 160.538.709.209VNĐ, Năm 2011 tỷ trọng mặt hàng là 32% trong tổng doanh thu. Trọng qua các năm của mặt hàng T119 đều tăng tuy nhiên doanh thu qua các năm lại giảm so .Năm 2010 Doanh thu của mặt hàng này giảm 20% so với năm 2009 tương ứng với số tiền là 39.966.074.139VNĐ, năm 2011 doanh thu giảm 18% so với năm 2010 tương ứng với 28.141.585.877 VNĐ. Sở dĩ có sự giảm sút như vậy là do tổng doanh thu qua các năm giảm , năm 2010, 2011 giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cùng với đó là lạm phát, dịch bệnh ở heo đã làm cho doanh thu về mặt hàng này giảm. đây là mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất trong trong các loại mặt hàng của Công ty do đây là mặt hàng mà ngay từ khi bắt đầu hoạt động đã có trong danh mục hàng hóa của Công ty, vì thế mặc dù doanh thu giảm qua các năm nhưng tỷ trọng doanh thu qua các năm lại tăng. Điều này chứng tỏ mặt hàng T119 của Công ty vẫn được khách hàng ưa chuộng và tin tưởng tiêu dùng trong những năm qua. Ngoài mặt hàng chủ lực là T119 thì mặt hàng TD15 cũng có tỷ trọng doanh thu khá cao và tăng dần qua các năm từ 12% năm 2009 đến 15 % năm 2010 và đặt 16% năm 2011. Nhưng doanh thu qua các năm lại giảm do tổng doanh thu giảm. Như vậy ta thấy rằng tỷ trọng doanh thu của 2 mặt hàng này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty, điều đó lại một lần nữa nói lên sự tin tưởng, tín nhiệm về loại cám này dành cho lợn siêu nạc dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng cao. Do đó trong tương lai Công ty cần chú trọng hơn nữa về chất lượng và giá cả của 2 mặt hàng T119, TD25 để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ các mặt hàng này.

Ngoài 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thì mặt hàng khácTD25,TD46,TD 69,T81,S10,S20,SF48... cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu góp phần vào tổng doanh thu của công ty. Tỷ trọng doanh thu qua các năm đều tăng, giảm không đều do biến động của thị trường.

Doanh thu của mặt hàng DV66, DVA4 chiếm tỷ trọng doanh thu còn nhỏ là do Công ty chưa chú trọng đến phát triển các mặt hàng này, tuy nhiên trong những năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh như dịch tai xanh, dịch cúm gia cầm...Công ty đã có những điều chỉnh thích hợp chuyển từ thức ăn cho lợn gà, vịt sang sản xuất thức ăn bò sữa, bò thịt, nhờ đó Công ty vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ta thấy doanh thu theo mặt hàng qua các năm có sự biến động do sự biến động của thị trường, vì thế Công ty cần xem xét trong thời gian tới để phát triển hơn nữa trong thời gian tới nhằm đối phó với những diễn biến khó lường có thể xảy ra.

c, Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 2.4:Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương từ năm 2009-2011.

Nguồn : phòng kế toán Công ty

Nhìn vào biểu 2.4 kết hợp với bảng 2.6, bảng 2,7 (phụ lục 7) kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010-2011 cho thấy : Do chịu ảnh hưởng của cuộc hậu khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào năm 2008 mặc dù ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công nhân trong Công ty Cổ Phần Thức ăn Chăn nuôi Thái Dương đã cố gắng để vượt qua mọi khó khăn, thách thức của sự suy thoái kinh tế thế giới nhưng tổng doanh lợi nhuận trong 3 năm liên tục giảm, tổng doanh thu năm 2010 giảm -335,273,859,741VND so với năm 2009, tương ứng với 36%, tổng doanh thu năm 2011 giảm 91,309,836,979 VND so với năm 2010 tương ứng với tỉ lệ 15%. Tổng chi phí qua các năm cũng giảm rõ rệt cụ thể :

Năm 2011 chi phí giảm 81,019,474,037VND so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ 14 %, đặc biệt chi phí năm 2010 giảm nhanh chóng so với năm 2009 là 320,400,168,159 VND tương ứng với tỷ lệ 35%.Mức giảm chi phí nhỏ hơn mức giảm doanh thu nên lợi nhuận qua các năm cũng giảm rõ rệt. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được điều đó. Lợi nhuận năm 2011 giảm 10,290,362,942VND so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 97% là một tỷ lệ khá cao, lợi nhuận năm 2010 cũng giảm so với năm 2009 là 14,873,691,582VND tương ứng với 58%. Sở dĩ doanh thu, chi phí có sự biến động như vậy là do hiệu ứng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Năm 2010 ở Việt Nam lạm phát tăng cao giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Thức ăn chăn nuôi tăng lên nhanh chóng, Công ty đã phải thu hẹp sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất. Mặt khác năm 2009-2010 cũng là một năm đầy sóng gió với ngành nông nghiệp Việt Nam do thiên tai, dịch bệnh dẫn đến các mặt hàng nông nghiệp bị mất mùa, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nguyên liệu sản xuất Thức ăn chăn nuôi.Ngoài ra do sự biến động của tỷ giá trong nước và quốc tế khiến cho giá của nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài cũng biến động. Nguồn nguyên liệu khan hiếm cùng với tác động của lạm phát đã đẩy cho giá nguyên liệu đầu vào tăng cao gây ra trở ngại không nhỏ cho việc sản xuất thức ăn,Ban lãnh đạo Công ty đã phải cắt giảm sản xuất để giảm bớt chi phí nguyên vật liệu trong thời điểm này. Tuy nhiên bước sang

2011 nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát trong những tháng cuối năm 2011 giá cả trong nước bắt đầu hạ nhiệt kéo theo giá nông sản cũng bắt đầu ổn định, nhờ đó mà chi phí cho nguyên liệu đầu vào cũng giảm.Tuy nhiên dịch bệnh trong những năm qua tăng cao như bệnh tai xanh ở lợn, cúm gà H5N1… đã làm giảm cầu về các mặt hàng gia súc, gia cầm dẫn đến co hẹp các trang trại, các hộ gia đình kéo theo các hệ lụy về kinh tế ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. Nhìn chung doanh thu qua các năm giảm, tuy nhiên mức giảm doanh thu nhiều hơn so với mức giảm về chi phí dẫn đến Công ty bị lỗ( lợi nhuận có được ở biểu 2.4 là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính). Ta có thể thấy rõ hơn ở bảng 2.7 phụ lục 7 về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty). Như vậy trong 3 năm kết quả hoạt động kinh doanh chính của Công ty lỗ nên Công ty không xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ mặt hàngThức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thái Dương (Trang 30)