Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trường phổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể thiếu được. Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường không phải chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn
là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất,đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Nhưng môi trườnghiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng Vì vậy, môitrường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tínhtoàn cầu Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đãlàm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao Tuy nhiên
sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, nhữnghiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người.Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗiQuốc gia Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ mônVật lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môitrường tự nhiên, môi trường xã hội và vai trò của con người trong đó Từ đó sẽ
có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng disản văn hóa và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí cácnguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễmnghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí,hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũ lụt, hạnhán… Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung để tích hợp giáo dục bảo vệ môitrường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bịcho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nângcao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và trình độ nhận thức kiếnthức bộ môn Vật lí của học sinh THCS, qua thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổicác đồng nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tìnhhình môi trường ở địa phương Tôi nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ
Trang 2môi trường đối với bộ môn Vật lí là một biện pháp nhằm giúp các em có ý thức,trách nhiệm giữ gìn môi trường xung quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trườngphổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trongquá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể thiếu được.Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm góp phần để tất cảcác em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp,quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tảicủa môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển Bên cạnh đócác em nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trườngnhư một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, từ đó có ý thức, có thái
độ có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường
Đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm, nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệuứng giáo dục cao; các em học sinh không chỉ là những người góp phần trực tiếpbảo vệ môi trường tại nơi mình học mà còn là những tuyên truyền viên tích cựctrong công tác này tại gia đình và nơi mình sinh sống
Điều kiện công nghệ thông tin phát triển ngày càng cao, giáo viên dễdàng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học vàogiảng dạy
Nguồn tư liệu vô cùng phong phú trong thực tế, trên Internet, báo chí đặcbiệt là sự sống động của tình hình thực tế môi trường địa phương giúp cho giáoviên có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng tư liệu và phương pháp thích hợp vàhọc sinh hiểu rõ hơn tình hình bảo vệ môi trường để có ý thức tốt hơn
Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môitrường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS” được nghiên cứu và viết dựa vàođặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 THCS vàdựa vào hoạt động dạy của thầy và học của học sinh, nội dung chương trình mônhọc
Trang 3Qua sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môitrường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS” sẽ giúp học sinh có ý thức tựgiác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn,tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh Đồng thời sẽ có hành động cụ thể
để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệmôi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng
Trang 4II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu:
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó cóhọc sinh Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đốivới việc bảo vệ môi trường Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáodục học sinh biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xungquanh các em
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đếncác biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường Tuy nhiên việc làm này còn chưathường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực
tế học sinh Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng
ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liênquan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biếtcủa học sinh Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo,hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quantâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường
Nguyên nhân:
- Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng dạy ngại
đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu,sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng đượcnhu cầu và hấp dẫn học sinh
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viêncòn hạn chế Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữthông tin; sử dụng máy chiếu để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranhảnh, phim liên quan đến môi trường
Trang 52 Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng môi trường bị suy thoáinghiêm trọng Nguyên nhân do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành côngnghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn, làm ô nhiễm nghiêmtrọng đến môi trường sống Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trườngnhư trước sẽ không đem lại hiệu quả, học sinh sẽ không hiểu biết về tác độngcủa môi trường đối với loài người, như thế sẽ làm môi trường ngày càng mất cânbằng về sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống con người Để cho nộidung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả tôi mạnh dạn trình bàymột số biện pháp tích hợp
2.1 Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống,
từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cầnchọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp vớinhận thức của các em Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trườngcho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chươngtrình học
Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
- Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để họcsinh tìm hiểu
- Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em
2.2 Thu thập tài liệu về môi trường sinh động và có sức thuyết phục.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìmkiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng Đây là một điềukiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợpbảo vệ môi trường nói riêng Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viêntìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu,
Trang 6nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng Khi chọn được hình ảnh thích hợp nênlưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện
tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn)
2.3.Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng Lựachọn phù hợp sẽ làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếulựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâmkiến thức Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng cácphương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêugiáo dục bảo vệ môi trường Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu đượckiến thức nôi dung học tập của phần đó
2.4 Sử dụng máy chiếu để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huycao tính trực quan của bài dạy Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏikhông chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinhthái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạtđược hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thựctrạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại
2.5 Một số ví dụ minh họa
* Ví dụ 1: Bài 23- 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (LỚP 6)
- Địa chỉ tích hợp: Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xácđịnh Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau
- Phương pháp tích hợp: Do sự nóng lên của trái đất mà băng ở hai cực tan ralàm mực nước biển dâng cao (tốc độ dâng mực nước biển trung bình hiện nay là5cm/10 năm) Mực nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực
Trang 7đồng bằng ven biển trong đó có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông CửuLong của Việt Nam.
- HS nhận thức: Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao, cácnước trên thế giới (đặc biệt là các nước phát triển) cần có kế hoạch cắt giảmlượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (là nguyên nhân gây ra tình trạng Trái Đất
nóng lên)
*Ví dụ 2: Bài 30-31 : SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (LỚP 6)
- Địa chỉ tích hợp: Sự bay hơi phụ thuộc vào ba yếu tố:nhiệt độ,gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại
- Phương pháp tích hợp: Quan sát các hình vẽ và làm thí nghiệm kiểm tra để hình thành kiến thức sự bay hơi phụ thuộc vào ba yếu tố:nhiệt độ,gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng
GV:Trong không khí luôn có hơi nước , độ ẩm của không khí luôn phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí
- Việt nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, độ ẩm không khí
thường dao động trong khoảng từ 70% đến 90% ảnh hưởng đến sản xuất làm kim loại chóng bị ăn mòn đồng thời cũng làm dịch bệnh dễ phát sinh Nhưng nếu độ ẩm quá thấp dưới 60% cũng ảnh hưởng đến con người và gia súc gây ra hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp
GV:Làm thế nào để hạn chế sự bay hơi ở ruộng lúa?
-HS:Ngoài ruông nên thả nhiều bèo hoa dâu ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cho ruộng lúa còn hạn chế sự bay hơi ở ruộng
- Tăng cường trồng cây xanh giữ cho các sông hồ trong sạch
- Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù cần có biện pháp đảmbảo an toàn giao thông
* Ví dụ 3: Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG (LỚP 7)
- Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từnguồn sáng truyền tới
- Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm H3.1;H3.2 - SGKVL7, để hình thànhkiến thức bóng tối, sau đó kết hợp giáo dục BVMT cho học sinh
GV: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?
HS nhận thức: Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, không cóbóng tối Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn
Trang 8GV: Vì sao người ta nói ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng?
HS nhận thức: Ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng là do quá nhiều loạinguồn sáng có cường độ chiếu sáng khác nhau
GV: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây tác hại gì cho con người ?
HS nhận thức: Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: Làmcho con người luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất
an toàn giao thông và sinh họat
GV: Làm thế nào để giảm thiểu ánh sáng đô thị ?
HS nhận thức: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải:
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cầnthiết
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt
* Ví dụ 4: Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
GV : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì ?
HS nhận thức: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó khôngnhững là những chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên vẻ đẹp cho quê hương
mà nó còn góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trườngtrong lành
GV: Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được những mặt nước trong xanh này?
Trang 9HS nhận thức: Dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễmnghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhởcha mẹ không được bơm các chất độc hại từ vườn, chuồng trại xuống sông,tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường
* Ví dụ 5: Bài 12: GƯƠNG CẦU LÕM (LỚP 7)
- Địa chỉ tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng songsong thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi mộtchùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song
- Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm( H 8.2 – SGKVL7), kết hợp sử dụnghình ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày, đặtcác câu hỏi có liên quan, giáo viên nhấn mạnh kiến thức BVMT
GV: Các em hãy cho biết chùm sáng của Mặt Trời là chùm sáng hội tụ, songsong hay phân kì?
HS: Chùm sáng Mặt Trời là chùm sáng song song
GV: Chùm sáng của Mặt Trời có vai trò gì?
HS: Chùm sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên TráiĐất, nó là một nguồn năng lượng vô tận
GV: Vậy chúng ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này không?
HD: Chúng ta vẫn có thể sử dụng được nguồn năng lượng này
GV: Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?
HS nhận thức: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiếtnhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệmđược tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường
Ngoài ra gương cầu lõm còn nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống (như nấu
nướng, nấu chảy kim loại…)
* Ví dụ 6: Bài 15 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (LỚP 7)
- Địa chỉ tích hợp: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, khôngnhững gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của conngười mà nó còn ảnh hưởng đến tập tính cũng như môi trường sống của một sốloài động vật trên thế giới
Trang 10- Phương pháp tích hợp: Dùng hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn SGKVL7, nêu các
ví dụ thực tế ở địa phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rõ việcchống ô nhiễm tiếng ồn
GV: Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn?
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon,gầy yếu Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thính lực.+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mấttập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác
+ Làm ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài động vật
GV: Chúng ta cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn Cùng nhauxây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn Vì vậy,cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe Kiểm tra, cấm các phươngtiện giao thông cũ hoặc lạc hậu hoạt động
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây
ồn lớn như: máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại… Khicần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) vàtuân thủ các quy tắc an toàn Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xanguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: Bước nhẹ khilên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trongtrường học…