1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Địa Lý ở trường THCS Bạch Đích

20 1,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong cá

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY

HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS BẠCH ĐÍCH”

Trang 2

1, ĐẶT VẤN ĐỀ.

1.1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm của nhiều quốc gia, vì sự phát triển bền vững toàn cầu Con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người

sẽ không thể sống nếu môi trường không được bảo vệ Nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tác động của con người Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống Chính vì thế, con người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp Trung Học Cơ Sở cũng như các cấp học khác

Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn Địa lý có hiệu qủa, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa Bởi lẽ, đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình và tôn giáo……Ở tuổi 12-15, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ

có quyết định đúng đắn, chính xác hơn Qua những bài học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này

1.2: MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

a Mục đích nghiên cứu.

Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành

Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường Giáo viên phải là người làm gương cho học sinh, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi trường Mỗi

Trang 3

giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường.

Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường … Hình thành cho học sinh thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: xả rác bừa bãi nơi công cộng, chặt phá rừng….Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài này

b Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức

độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết qủa của từng tiết dạy

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, qua sách báo và các thông tin có tính thời sự

- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

- Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy học địa lý ở các lớp 6,7,8,9

1.3: GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.

a Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: Học sinh ở bậc học Trung học cơ sở

- Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Bạch Đích – Yên Minh

b Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng vấn đề hiểu biết, vấn đề bảo vệ môi trường của học sinh

- Nguyên nhân của thực trạng thiếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh hiện nay

- Tìm biện pháp khắc phục những hạn chế của thực trạng thiếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh

c Nội dung của đề tài:

- Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy môn Địa lí là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tích hợp được Với những bài cần thiết lồng ghép thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại Trong chương trình Địa Lý lớp 9 có nhiều bài cần lồng ghép như sau: Dân số và sự gia tăng dân số; Lao động và việc làm, Chất lượng cuộc sống; Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam; Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển

Trang 4

và phân bố nông nghiệp; Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản….

1.4: CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.

- Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ

về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

1.5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.

Tháng 9, 10: + Điều tra cơ bản học sinh khối 6, 7, 8, 9.

+ Điều tra tình hình học tập bộ môn

+ Sưu tầm tài liệu

Tháng 11, 12: Áp dụng thực hiện chuyên đề

Tháng 01: Kiểm tra kết quả thực hiện chuyên đề, so sánh với kết quả khảo sát chất

lượng đầu năm

Tháng 2, 3, 4: Tiếp tục thực hiện chuyên đề tại khối lớp 7.

Tháng 5: Kiểm tra kết quả thực hiện chuyên đề Rút kinh nghiệm

Nghiên cứu cấu trúc chương trình:

+ Địa 6: Kỳ I: 18 tiết, kỳ II: 17 tiết

+ Địa 7: Kỳ I: 36 tiết, kỳ II: 34 tiết

+ Địa 8: Kỳ I: 18 tiết, kỳ II: 34 tiết

+ Địa 9: Kỳ I: 34 tiết, kỳ II: 18 tiết

- Nghiên cứu các nội dung, chương trình sách giáo khoa

- Tham khảo các tài liệu về môi trường, luật bảo vệ môi trường

2, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

2.1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.

Trang 5

a Cơ sở lý luận:

Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên suốt bộ môn

Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình môn hoạt động ngoài giờ lên lớp

b Cơ sở thực tiễn:

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người

Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất

và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn

đề môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái độ thân

thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu

Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ

sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ

Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây,….Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm

Trang 6

đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục Giáo dục môi trường phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường

2.2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

a Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu).

Trường Trung Học Cơ Sở Bạch Đích thuộc xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang Học sinh chủ yếu thuộc con em gia đình dân tộc ít người theo học, phần đông có gia đình thuộc hoàn cảnh kinh tế không ổn định, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh

tế nên ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình Học sinh cũng không dành nhiều thời gian cho việc học tập ở nhà

b Thực trạng của đề tài nghiên cứu.

Trong cuộc sống cũng như khi dạy học môn địa lý, tôi nhận thấy các em chưa ý thức

về môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ có 68% các em học sinh hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người

c Nguyên nhân của thực trạng.

Phần đông học sinh chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường trong thời gian trước đây từ phía nhà trường và gia đình Cũng như chưa có môn học riêng biệt, cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường và

những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào

2.3: CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

a Giáo dục đạo đức.

- Hình thành nhân cách cho học sinh, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội qui nhà trường

+ Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định

+ Giáo dục cho học sinh có ý thức cao trong giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh

+ Không hút thuốc lá

- Khi học sinh vi phạm giáo viên sẽ xem xét tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý

* Học tập: Giáo dục cho học sinh ý thức chuyên cần, chú ý tới những nội dung liên

Trang 7

quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường.

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lĩnh vực khác của cuộc sống mà lĩnh vực giáo dục cũng góp phần vào bảo vệ môi trường Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường Vì vậy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài giảng môn địa lý ở các trường Trung Học Cơ Sở là rất quan trọng Bên cạnh đó còn rèn cho học sinh những việc làm thường xuyên để hình thành thói quen bảo vệ môi trường như:

- Thường xuyên lao động vệ sinh lớp học vào mỗi buổi học

- Lên kế hoạch để học sinh lao động vệ sinh trường theo định kỳ

- Tham gia lao động vệ sinh ở các công trình công cộng của địa phương trong những dịp lễ, tết

- Chăm sóc, bảo vệ và trồng mới cây xanh trong môi trường trường học

- Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí tại trường THCS Bạch Đích

* Phương pháp đàm thoại.

Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường

xuyên trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông từ trước đến nay Đàm thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học Như vậy, hệ thống câu hỏi

là cốt lõi của phương pháp đàm thoại

Ví dụ: Dạy Mục 2: Đô thị hóa, các siêu đô thị: Bài 3: Quần cư Đô thị hóa.

Câu hỏi: Quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới đã gây nên

những hậu quả xấu gì cho môi trường?

Trang 8

Hình 11.2 - Khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ

Từ đó học sinh thấy những tác hại đến môi trường và sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn Sau đó cho học sinh nhận xét Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận chuẩn kiến thức

* Phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lý.

Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về Môi trường giúp học sinh có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc

Cùng với những bức tranh trong sách giáo khoa, trong khi dạy địa lý giáo viên nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng chủ đề

Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và mô tả hiện tượng Cuối cùng gợi

ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng

Ví dụ: Hình 17.2 gợi cho em suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí?

Trang 9

Hình 17.2 - Cây cối bị chết khô vì mưa axit

Dựa vào hình 17.2 Nhận xét về tai hoạ do mưa axit gây ra?

Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên nhận xét bổ sung

Trong dạy học Địa lý, giáo viên nên triệt để sử dụng nhữnh tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa , bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất

Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3 và 17.4 - yêu cầu học sinh cho

biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông rạch và nước biển Cách triển khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi nhóm, sau đó cho học sinh trình bày ý kiến của nhóm Cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp các câu trả lời, bổ sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh

Trang 10

Hình 17.3 - “Thủy triều đen” trên Đại Tây Dương Hình 17.4 -

Nước thải từ các nhà máy đổ

do tai nạn của tàu chở dầu vào sông ngòi

ở ngoại ô Pa- ri (pháp)

Như vậy, khi sử dụng tra ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh

Ví dụ: Sử dụng ảnh 17.3 - SGK Địa lí 7.

- Mục đích quan sát: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nước ở đới ôn hòa

- Tên bức tranh: “Thủy triều đen trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu chở dầu” Bức ảnh thể hiện hiện tượng ô nhiễm nước biển ở Đại Tây Dương

Trang 11

- Mô tả hiện tượng: Váng dầu loang trên vùng biển.

- Nguyên nhân: Do tai nạn của tàu chở dầu

- Hâu quả: Váng dầu làm ô nhiễm nước biển

* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện và áp dụng như sau:

Ví dụ : Dạy bài Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa (bài 14) hoặc Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa (bài 15) Địa lí 7.

- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề:

Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số nước đang phát triển đã làm suy thoái đất và suy giảm diện tích rừng Vậy hoạt động kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

Ngày đăng: 04/04/2015, 10:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w