Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 31)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

2.1.1Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 7.562,79 ha với tổng dân số tính đến 31/12/2011 là 463.136 người. Có tọa độ địa lý từ 105o42'10" đến 105o48'00" kinh độ Đông và từ 21o06'50" tới 21o08'20" vĩ độ Bắc:

Phía Bắc giáp huyện Đông Anh; Phía Nam giáp quận Hà Đông;

Phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ và Quận Thanh Xuân; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng.

Huyện Từ Liêm nằm trên trục phát triển phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế của thủ đô. Hệ thống giao thông huyết mạch do Trung ương và thành phố quản lý bao gồm: Đường Nam cầu Thăng Long – Sân bay quốc tế Nội Bài nối trung tâm thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài; Đường 32 nối Hà Nội – Sơn Tây; Đại Lộ Thăng Long chạy qua các xã Mễ Trì, Đại Mỗ, Tây Mỗ đi Hòa Lạc; Đoạn đường quốc lộ 6A nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc; đường 70, đường 23 ven sông Hồng…

Với vị trí như vậy, Từ Liêm được xác định là khu vực mở rộng không gian nội thị có chức năng là trung tâm dịch vụ khoa học, công nghệ của thành phố; Có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ và quản lý hành chính. Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì phần lớn

diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ được thu hồi để xây dựng các khu đô thị, điểm công nghiệp hiện đại và hạ tầng cơ sở.

* Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng:

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng nghiêng theo chiều Tây Bắc – Đông Nam. Cao độ trung bình từ 6 – 6,5m; khu vực có địa hình cao nhất là 8m – 11m nằm ở phía Bắc ven sông Hồng, khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía nam của huyện.

Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Tuy nhiên, đất đai phần lớn là đất phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng.

* Khí hậu:

Từ Liêm nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Thời gian này, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9, chiếm 70 % lượng mưa cả năm. Hướng gió chủ đạo là gió Đông và gió Đông Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu lạnh và khô, nửa mùa đầu giá rét, ít mưa, nửa mùa sau thường có mưa phùn, ẩm ướt. Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Đông Bắc

Nền nhiệt cao ổn định, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 32oC vào tháng 6, tháng 7 và thấp nhất khoảng 13oC vào tháng giêng . Biên độ nhiệt độ ngày đêm khoảng 6 – 7oC. Tổng nhiệt độ hàng năm là 8.000o

C – 8.700oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1.640 giờ.

Lượng mưa trung bình năm là 1.600mm – 1.800mm. Số ngày mưa trong năm là 140 - 145 ngày. Lượng mưa phân bố không đều, khối lượng mưa trong các tháng 7, 8, 9 chiếm 70% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 8 mưa lớn nhất (300mm – 500 mm) và thường xuất hiện các đợt bão. Tháng 1, 2, 11 và 12 là các tháng ít mưa nhất trong năm. Trong những tháng này khí hậu hanh khô, ô

nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

Lượng nước bốc hơi trung bình đạt 938 mm/năm. Độ ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82% và ít chênh lệch giữa các năm cũng như giữa các tháng trong năm. Tháng 2 và tháng 3 có độ ẩm thấp nhất, có khi giảm đến 30 – 40% (năm 2008) gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho sinh hoạt và đời sống của dân cư. Tuy nhiên, số ngày có độ ẩm thấp không nhiều trong năm.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì đôi khi thời tiết cũng làm ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt mùa mưa còn xảy ra tình trạng ngập úng trên nhiều tuyến đường và trên các thửa ruộng của nông dân.

* Thủy văn

Huyện Từ Liêm có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo là ba tuyến thoát nước chủ yếu cho địa bàn huyện. Ngoài ra huyện còn có nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô.

Sông Hồng chảy qua địa bàn huyện với chiều dài hơn 7km, chế độ nước, hàm lượng phù sa, độ rộng và chiều sâu của mực nước sông diễn biến phụ thuộc theo lượng mưa và thời gian xả lũ của hồ Hoà Bình. Vào các tháng mùa mưa nước dâng cao lên đến 9 – 12 m làm ngập lụt khu vực bãi ven đê, lòng sông mở rộng lên khoảng 1.200m – 1.500m, lưu lượng nước đạt khoảng 15.000 – 18.000 m3/s, hàm lượng phù sa khá cao khoảng 3 – 7kg/m3. Vào các tháng mùa khô mực nước xuống thấp khoảng 4 – 5 m, lòng sông hẹp lại (800 – 1000 m), lưu lượng nước đạt 920 m3/s, hàm lượng phù sa trong nước đạt 0,1 – 0,4 m3/s.

Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Hồng, từ Liên Mạc chạy dọc qua địa bàn huyện. Nguồn nước sông được điều tiết bởi cống Liên Mạc, do vậy khá ổn định. Tuy nhiên, hiện nay nước sông đang có dấu hiệu ô nhiễm do các chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý chưa tốt trên địa bàn huyện thải trực tiếp xuống sông.

như sông Đăm, sông Cầu Ngà, Sông Pheo và nhiều hồ đầm lớn nhỏ. Hệ thống sông, hồ, đầm đã tạo cho Từ Liêm có lượng nước mặt dồi dào, đủ lượng nước tưới quanh năm cho cây trồng và phục vụ sản xuất nông nghiệp.

* Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Từ Liêm được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, bao gồm 5 loại chính:

Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm (Phb): đất được phân bố chủ yếu ở các xã khu vực ven đê sông Hồng. Đất có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân khá, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu, trung tính, ít chua. Loại đất này thích hợp với cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên những khu vực có loại đất này thường bị ngập úng vào mùa mưa.

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, không glây, không loang lổ (Ph): phân bố ở hầu hết các xã trong đê. Đất được phát triển trên đất phù sa cổ và phù sa cũ. Loại đất này có tầng canh tác trung bình, thành phần cơ giới trung bình và nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình, phù hợp với việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau, cây ăn quả, cây cảnh...

Đất phù sa không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ (Ph1); được hình thành do chịu ảnh hưởng của quá trình canh tác dẫn đến bị biến đổi, xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có tầng dày trung bình, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình.

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng glây (Phg): phân bố ở địa hình vàn, vàn thấp và thấp trũng. Loại đất này có ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Đây là loại đất chủ yếu dùng để canh tác hai vụ lúa do ở trong điều kiện ngập nước nhiều, thiếu oxi, vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh; Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, nghèo lân, dễ tiêu.

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, úng nước (Phn): Phân bố chủ yếu ở các xã khu vực phía Nam của huyện. Đất bị biến đổi do thời gian

bị ngập lâu, đất chua đến rất chua, nghèo lân, dễ tiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất đai của huyện đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa dạng hoá nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước chính cung cấp trên địa bàn huyện Từ Liêm là nước mặt và nước ngầm

- Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà... Đây là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của huyện.

Nước mặt có chất lượng khá tốt, có khả năng cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt và tưới tiêu trên địa bàn cả huyện. Tuy nhiên, do chế độ nước của các sông ngòi ao hồ trên địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của lượng mưa theo mùa nên vào mùa khô nước các sông xuống thấp, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng:

+ Tầng 1: có độ sâu trung bình 13,5m, nước có độ nhạt mềm đến hơi cứng, chứa Bicacbonatcanxi, có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0.42-0.93 mg/l.

+ Tầng 2: có độ sâu trung bình 12,4 m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm lượng sắt từ 2,16-17,25 mg/l.

Cả hai tầng nước trên có trữ lượng nhỏ, khả năng khai thác ít, cung cấp nước cục bộ cho một số địa bàn trên huyện.

+ Tầng 3: có độ sâu trung bình 40 - 50m, nguồn nước dồi dào, sử dụng để khai thác với quy mô công nghiệp. Tổng độ khoáng hóa từ 0,25 - 0,65g/l, thành phần hóa học chủ yếu là Cacbonat – Clorua – Natri – Canxi. Hàm lượng sắt từ 0,42 – 47,4 mg/l (khu vực Mai Dịch có hàm lượng sắt thấp hơn); Hàm lượng

Mangan từ 0,028 – 0,075 mg/l; Hàm Lượng NH4 từ 0,1 – 1,45 mg/l. Hiện nay, do cường độ khai thác cát đen, sỏi ngầm tại khu vực sông Hồng cao nên đã hình thành phễu hạ thấp mực nước, trung tâm của phễu là giếng mai Dịch và đang phát triển rộng ra toàn huyện. Thêm vào đó, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh và mạnh, sử dụng nhiều hóa chất trong sản xuất trong khi việc xử lý chất thải chưa được coi trọng đúng mức đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường nước, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong tương lai.

* Thực trạng môi trường

Trong những năm qua, cùng với việc bùng nổ dân số, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, nhiều dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được triển khai trên địa bàn kéo theo lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khói bụi khí thải và tiếng ồn tăng nhanh, gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí ở nhiều nơi. Theo số liệu kiểm tra cho thấy, khối lượng bụi lắng hiện có là 190,6 tấn/km2/năm, cao gấp 2 lần nồng độ cho phép bụi lắng (96/tấn/km2/năm). Kết quả này được đánh giá là ô nhiễm vừa; Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí ở mức 0,2 – 0,3 mg/m3

và có xu hướng tăng vượt chỉ tiêu cho phép. Một số khu vực có làng nghề sản xuất, khu vực đang xây dựng, mức độ ô nhiễm bụi lơ lửng khá cao như bến xe Mỹ Đình, đường Phạm Văn Đồng, đường Hồ Tùng Mậu ... trong khi công tác vận chuyển vật liệu xây dựng yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được chú trọng, quan tâm triệt để. Vật liệu cát, sỏi, chất thải, đất thải… thường xuyên bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển; Nhiều lòng đường, vỉa hè bị lấn chiếm làm nơi tập kết và bốc dỡ hàng hóa, vật liệu xây dựng; Khí thải SO2, CO tại các nhà máy sản xuất công nghiệp thải trực tiếp ra không khí là những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như hiện nay. [25]

Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động sản xuất và lưu thông xe cộ tại khu vực dọc theo tuyến đường Phạm Văn Đồng, Khu Công Nghiệp Nam Thăng Long xã Thụy Phương, Cầu Diễn đang là mối quan tâm của chính quyền và người dân địa phương.

Nước sinh hoạt trên địa bàn chủ yếu được lấy từ nguồn nước mặt và nước ngầm. Hiện nay, nước sông Hồng có độ đục lớn, hàm lượng chất lơ lửng cao. Sông Nhuệ chịu lượng chất thải từ các nhánh sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét, trung bình một ngày đêm là 2.592.000 m3

và chịu nhiều nguồn nước thải khác phát sinh từ khu dân cư, du lịch, nhà hàng, các cơ sở y tế,cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Theo Tổng cục đo lường Việt Nam, hiện nay giá trị COD của con sông này đã vượt 7- 8 lần, BOD5 vượt 7 lần, giá trị Coliform cao hơn TCVN 5942-1995 (loại B); Chất lượng nước kém, nước màu đen, váng, nhiều cặn lắng và có mùi tanh. [25]

Nước ngầm ở phía Nam huyện có chứa hàm lượng Amoni cao hơn giới hạn ô nhiễm nước dưới đất (3mg/l); tầng chứa nước QH cao hơn tầng PQ, nước bị nhiễm bẩn từ tầng trên xuống tầng dưới.

Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên vào mùa mưa, số điểm ngập úng thường xuyên của Huyện lên đến 23 điểm, xảy ra trên 12 xã; Nước thải bệnh viện, các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng, khách sạn… chưa có hệ thống nước thải riêng. Nhiều chất thải độc hại cao đã xả trực tiếp vào hệ thống cống chung của Huyện, chảy thẳng ra sông Nhuệ và các sông hồ khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và sức khỏe của nhân dân.

Về rác thải và xử lý rác thải: Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn đã được huyện xây dựng thành nhiều phương án giải quyết trong cộng đồng. Năm 2006, huyện đã triển khai chương trình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn, cụ thể hóa phân định trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với việc xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải. 100% các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc việc thu gom, vận chuyển rác thải đến nơi quy định. Nhiều thùng rác công cộng được phân bố hợp lý và tăng khối lượng qua các năm. Công tác vệ sinh, hút bụi, tưới nước, làm sạch đường phố, bảo đảm mỹ quan đô thị tại các tuyến đường chính như: đường Phạm Văn Đồng, đường Hồ Tùng Mậu, đường đê Hữu Hồng…được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong vấn đề bảo

vệ môi trường như: hưởng ứng lễ phát động của Thành phố về ngày Môi trường Thế giới, ngày làm cho thế giới sạch hơn, 60 giờ trái đất với sự tham gia của các

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 31)