Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 28)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

1.5.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong

trong quá trình đô thị hóa

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong quá trình đô thị hóa thể hiện qua chính chất lượng cuộc sống của người dân sản xuất nông nghiệp, thể hiện qua các tiêu chí sau:

* Tiêu chí kinh tế: nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo cung cấp nguồn nông sản ổn định, chất lượng cao với diện tích trồng trọt thấp nhất.

Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm.

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, củi, hạt, củ, quả,...và tàn dư để lại). Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Mặt khác, chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ theo mục tiêu của từng vùng.

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức của vùng thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.

Tiêu chí kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản lượng: là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ tạo ra được trong một thời gian nhất định (mặc định của đề tài là 1 năm).

Giá trị sản lượng = ∑ Qi * Pi, với: Qi là sản phẩm thứ i;

Pi là giá trị sản phẩm thứ i.

- Chi phí trung gian: Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Chi phí trung gian = ∑ Ci, với: Ci là chi phí thứ i.

- Giá trị gia tăng: là giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất sau khi loại bỏ chi phí về vật chất và dịch vụ.

Giá trị gia tăng = Giá trị sản lượng - Chi phí trung gian.

- Thu nhập thực tế: là phần giá trị thu được sau khi trừ đi chi phí thuê người lao động và thuê quản lý.

Thu nhập thực tế = Giá trị gia tăng - Thuế - Tiền thuê lao động.

- Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ lệ của thu nhập thực tế chia cho chi phí trung gian.

Tỷ suất lợi nhuận = Thu nhập thực tế / Chi phí trung gian * 100%

* Tiêu chí xã hội: đem lại việc làm cho nhiều người, đặc biệt là những đối tượng mới di chuyển từ nông thôn lên thành phố do có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp.

Tiêu chí xã hội được đánh giá qua giá trị ngày công lao động, trình độ dân trí và mức sống tại khu vực.

* Tiêu chí môi trường: tăng cường việc tái sử dụng chất thải; giảm việc sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

Tiêu chí môi trường được đánh giá thông qua lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học được sử dụng.

* Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất Cobb – Douglas:

Đề thấy rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào và hiệu quả kinh tế đầu ra trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các mô hình sản xuất, đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas.

Theo Lê Văn Dụy, [9] hàm Cobb-Douglas có ưu điểm là tuy mô hình đơn giản, song vẫn cho phép nhận xét sát thực với tình hình sản xuất thực tế.

Sử dụng hàm Cobb-Douglas có thể lượng hóa các mối quan hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố đầu vào (Quy mô sản xuất, chi phí, số lao động, tuổi và trình độ văn hóa của hộ sản xuất) và kết quả đầu ra (thu nhập).

Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:

α) - (1 α t t t t A L K Q  , với:

Q là biến nội sinh cần phân tích (giá trị sản lượng hoặc giá trị gia tăng); A là năng suất các yếu tố tổng hợp;

L là lao động sống; K là vốn đầu tư;

α là tham số của mô hình, biểu hiện tỷ lệ % thay đổi của Q khi có sự thay đổi 1% của các yếu tố đầu vào L và K;

Lấy logarit thập phân (log) cả 02 vế của hàm Cobb – Douglas trên, ta có: Log(Qt)= log(At) + α.log(Lt) + (1-α).log(Kt)

Từ đó tính được:

Log(At) = log(Qt) - α.log(Lt) – (1-α).log(Kt)

Giải bài toán trên từ các số liệu thu thập được bằng Excel, ta có thể tính được khả năng tác động của các biến ngoại sinh lên thu nhập thực tế của hộ gia đình, từ đó đưa ra đánh giá về các loại mô hình sản xuất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Từ Liêm.

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)