0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Quy trình cắt lũ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA SÔNG BA MÙA LŨ (Trang 42 -42 )

Với mục tiêu là phòng, chống và giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại của lũ lụt, ngập úng khu vực trung và hạ lưu sông Ba, tập trung chủ yếu cho vùng đồng bằng hạ lưu ven biển Tuy Hoà và thành phố Tuy Hoà, nhằm ổn định dân cư, đảm bảo sản xuất tạo đà phát triển kinh tế xã hội bền vững và an ninh quốc phòng. Tác giả sử dụng trận lũ năm 2009 để mô phỏng các phương án vận hành liên hồ chứa sông Bạ

Vận hành liên hồ chứa thủy điện có hai giai đoạn quan trọng:

- Giai đoạn xả nước đón lũ: Trước mỗi con lũ phải xả một lượng nước nhất định để tạo dung tích đón lũ. Các hồ chứa khu vực miền Trung thường nhỏ, không có dung tích phòng lũ có sẵn mà hầu hết phải tạo ra dung tích đón lũ dùng để cắt lũ. Luận văn sử dụng mực nước đón của 5 hồ chứa lưu vực sông Ba (bảng 3.1) theo Quy trình vận hành liên hồ chứa mới nhất của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/7/2014.

Bảng 3. 1 Mực nước đón lũ của các hồ

Hồ S ng Ba Hạ Krông

Hnăng Sông Hinh Ayun Hạ Kanak

Mực nước

46

- Giai đoạn cắt lũ: Sử dụng dung tích trước lũ đã tạo được, cắt lũ sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tức là hạ lưu lượng nhỏ nhất và hồ đảm bảo an toàn nhất. Mực nước trước lũ không cắt được toàn bộ con lũ mà chỉ cắt được một phần, do đó việc lựa chọn thời điểm cắt lũ hiệu quả là rất cần thiết và đó là bài toán của thuật toán di truyền.

Luận văn chỉ tập trung vào giai đoạn 2, giai đoạn 1 tiếp nhận kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba”của PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải (đề tài KC.08.30/06-10).

Vận hành liên hồ chứa với các nguyên tắc:

- Đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du: Ứng với các dạng lũ thiết kế hạ du, hệ thống hồ có khả năng đưa mực nước tại Củng Sơn về dưới mức an toàn. Tuỳ thuộc vào tình huống lũ xẩy ra trên hệ thống, điều hành phối hợp cắt lũ giữa các hồ sao cho hạ thấp mực nước hạ lưu là cao nhất. Nguyên lý chung là các hồ thượng lưu (Kanak, Ayun hạ), các hồ nằm trên nhánh sông (Krông Hnăng, Sông Hinh) cắt lũ trước. Hồ sông Ba hạ là công trình cuối cùng điều tiết khi các hồ thượng lưu không có khả năng cắt lũ bảo đảm an toàn hạ du, đồng thời tránh nguy cơ rủi ro vỡ đập hệ thống.

- Đảm bảo an toàn công trình: Ứng với các dạng lũ thiết kế công trình, hệ thống hồ có khả năng cắt lũ đưa mực nước tại Củng Sơn xuống thấp nhất mà vẫn bảo đảm an toàn cho công trình: Trường hợp các hồ đã đạt ở mực nước dâng bình thường (MNDBT) sau khi tham gia cắt lũ giữ mực nước tại Củng Sơn dưới mức an toàn cho phép. Dự báo lũ tiếp tục lên đe doạ hệ thống công trình, các hồ chuyển sang trạng thái cắt lũ bảo đảm công trình. Dung tích phòng lũ cao từ MNDBT đến mực nước thiết kế (MNTK) được sử dụng vừa hỗ trợ cắt lũ hạ du, vừa cắt lũ bảo đảm công trình. Khi hồ đạt MNTK các cửa xả sâu, xả mặt phải được mở hết.

47

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA SÔNG BA MÙA LŨ (Trang 42 -42 )

×