Trong giải thuật di truyền, số lượng các thể trong quần thể ở mỗi thế hệ là không đổị Phép chọn lọc đã chọn ra một số cá thể có độ thích nghi cao và loại bỏ đi một số cá thể thích nghi thấp. Sự thiếu hụt của số lượng quần thể khi mất đi các cá thể thích nghi thấp sẽ được bổ xung bằng việc lấy các cá thể có độ thích nghi cao là thế hệ cha mẹ, tạo ra các thế hệ con cái bằng phép lai ghép và đột biến trên các cá thể thích nghi cao nàỵ Kết quả là thế hệ mới được hình thành giữ nguyên về số lượng bao gồm các cá thể thích nghi cao và con cái của chúng qua các phép lai ghép và đột biến. Phép lai ghép là tạo ra các nhiễm sắc thể con cái (offspring) từ các nhiễm sắc thể cha mẹ (parent) được lựa chọn. Bao gồm các phương pháp lai ghép sau:
36
- Lai ghép một vị trí: Lựa chọn một cặp nhiễm sắc thể cha mẹ. Chọn ngẫu nhiên một vị trí trên chuỗi nhiễm sắc thể và tiến hành ghép phần đầu của nhiễm sắc thể này với phần đuôi của nhiễm sắc thể kia và ngược lại .
Vị trí lai ghép
Cha 1 4 3 9 7 1 2 5 6 8 Con 1 3 8 6 9 4 5 2 1 7
Cha 2 3 8 6 9 4 5 2 1 7 Con 2 4 3 9 7 1 5 2 1 7
Lai ghép cho chu i số nguyên hoán vị
Vị trí lai ghép
Cha 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 Con 1 1 0 0 1 0 0 0 0 1
Cha 2 1 0 0 1 0 0 1 0 0 Con 2 0 0 1 0 0 1 1 0 0
Lai ghép cho chu i nhị phân
- Lai ghép hai vị trí: Chọn ngẫu nhiên hai vị trí trên chuỗi nhiễm sắc thể cha thứ I sau đó thay thế các gen nằm giữa hai vị trí này bằng các gen tương ứng của cá thể cha thứ II để tạo thành cá thể con.
Vị trí lai ghép
Cha 1
Con
Cha 2
- Lai ghép ngẫu nhiên : Số lượng và vị trí lai ghép được chọn ngẫu nhiên - Lai ghép theo thuật toán: tạo ra các nhiễm sắc thể con cái từ nhiễm sắc thể bố mẹ dựa trên một thuật toán xác định.
7 8 9 3 4 6 2 5 1
7 8 3 9 4 6 2 5 1
37