M ph ng phƣơng án vận hành liên hồ chứ as ng Ba ma lũ bằng m hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen vận hành liên hồ chứa sông ba mùa lũ (Trang 44)

HEC – RESSIM

Mô hình HEC-RESSIM được Trung tâm Thuỷ văn công trình Hoa Kỳ phát triển lên từ mô hình HEC-5 [25]. Bao gồm các công cụ: mô phỏng, tính toán, lưu trữ số liệu, quản lý, đồ hoạ và báo cáo hệ thống nguồn nước. HEC dùng HEC-DSS (Data Storage System) để lưu trữ và sửa đổi các hệ thống số liệu vào rạ RESSIM là phần kế tiếp của HEC-5 (mô phỏng các hệ thống ngăn chặn và kiểm soát lũ) bao gồm 3 môđun. Mỗi

Q t Q t Q t Q t Q t Z t Q t An Khê-Kanak Yayun hạ Krông Năng Sông Hinh sông Ba hạ Trạm Củng Sơn Trạm Tuy Hòa Biển Đông Zat Khu vực bảo vệ

48

môđun có 1 mục đích riêng và tập hợp các công việc thực hiện qua bảng chọn (menu, toolbar) và biểu đồ.

- Môđun thiết lập lưu vực (Watershed setup): cung cấp 1 sườn chung để thiết lập và định nghĩa lưu vực nghiên cứu cho các ứng dụng khác nhaụ Một lưu vực bao gồm hệ thống sông suối, các công trình thuỷ lợi (hồ chứa, đập chắn, dẫn dòng), vùng ảnh hưởng ngập lụt,… và hệ thống các tram quan trắc đo đạc thuỷ văn, khí tượng.

- Môđun mạng lưới hồ (Reservoir Network): xây dựng sơ đồ mạng lưới sông,

mô tả các thành phần vật lý, điều hành của hồ chứa và các phương án lựa chọn cần phân tích trong môđun nàỵ Dựa vào các định hình mô tả ở môđun trên để tạo cơ sở cho 1 hệ thống hồ chứa hoàn chỉnh.

- Môđun mô phỏng (Simulation): Phần tính toán và hiển thị kết quả được thực hiện trong môđun nàỵ Trước hết phải tạo ra 1 cửa sổ thời gian mô phỏng, thời đoạn tính toán và sau đó các thành phần lựa chọn sẽ được phân tích. Ta cũng có thể lựa chọn các phương án, nhập và sửa số liệu, các đặc tính của các thành phần tham gia trong hệ thống. Khi mô phỏng được thực hiện qua việc tính toán và phân tích kết quả sử dụng đồ hoạ và biểu bảng.

Mô hình HEC-RESSIM được xây dựng để đánh giá vai trò của hồ chứa trong hệ thống nhằm trợ giúp nghiên cứu quy hoạch nguồn nước, đặc biệt trong vai trò kiểm soát lũ và xác định dung tích hiệu dụng trong bài toán đa mục tiêu của hệ thống.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng mô hình HEC-RESSIM [22] đã được hiệu chỉnh và kiểm định từ đề tài KC.08.30/06-10, chạy mô phỏng các phương án vận hành liên hồ chứa sông Ba cho trận lũ năm 2009 [9].

49

Hình 3. 2 Sơ đồ hệ thống 5 hồ chứa trên Sông Ba

Từ mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định tác giả thay đổi lượng cắt lũ đối với trận lũ năm 2009 của 5 hồ theo rất nhiều phương án, sử dụng điểm nút là Củng Sơn khống chế lượng lũ đổ về hạ lưụ Cắt lũ đồng thời tại 5 hồ chứa Kanak, Ayun hạ, Krông Hnăng, Sông Hinh và Ba Hạ nhằm cắt đỉnh lũ tại Củng Sơn đồng thời đảm bảo an toàn cho công trình.

Tiến hành cắt lũ tại 5 hồ theo quy tắc: dung tích phòng lũ được giữ nguyên đến một lúc nào đó mới sử dụng để cắt lũ. Lúc bắt đầu lũ thì dòng chảy đến hồ bao nhiêu xả bấy nhiêu, giữ hồ ở MNĐL, chỉ đến một ngưỡng lưu lượng nào đó, gọi là Q cắt lũ, mới tiến hành cắt lũ. Kết quả chạy mô phỏng 20 phương án chọn ra từ rất nhiều phương án vận hành liên hồ chứa sông Ba cho trận lũ năm 2009 mà tác giả đã chạy mô phỏng được trình bày tại phụ lục của luận văn.

50

3.3. Sử dụng Genetic Algorithm Tool để tối ƣu hóa vận hành liên hồ chứa s ng Ba m a lũ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen vận hành liên hồ chứa sông ba mùa lũ (Trang 44)