Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí trung học phổ thông

75 657 0
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí trung học phổ thông

1 MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. 3 Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh ................................. 3 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 6 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 8 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 8 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 8 7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 12 8. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................... 13 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT .................................................................................................................... 14 1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 27 Chương 2. Tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT ................................. 38 2.1 Khái niệm tích hợp............................................................................................. 38 2.2. Mục tiêu tích hợp .............................................................................................. 38 2.3. Mức độ tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT ...................................... 38 2.4. Nguyên tắc tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT ................................ 38 2.5. Cách thức tích hợp ............................................................................................ 40 2.6. Giáo án minh họa .............................................................................................. 54 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 65 3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 65 3.2. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................ 65 3.3. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................... 66 Kết luận ................................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73 PHỤ LỤC .............................................................................................................. P1 2 CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu ĐC Đối chứng ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long GDBĐKHTC Giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu GDMT Giáo dục môi trường GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa SV Sinh viên THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Kịch bản nhiêt độ cho năm 2010 và 2017 (oC) ............................................. 23 Bảng 1.2. Nội dung chương trình địa lí THPT ...................................................... 27 Bảng 2.3.1. Địa chỉ và nội dung tích hợp (kèm theo các phụ lục 1-3) .................... 41 Bảng 3.3.1. Điểm trung bình kiểm tra tiền hậu TN ................................................ 67 Bảng 3.3.2. Giá trị độ chênh (X1 - X2) giữa hai lần kiểm tra ............................... 67 Hình 3.1. Biểu đồ kết quả TN ............................................................................... 68 Sơ đồ 1: Các mức độ tích hợp GDBĐKHTC ........................................................ 39 4 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Tháp, ngày 05 tháng 05 năm 2012 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ Tên đề tài: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí trung học phổ thông Mã số: CS2011.01.32 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân Tel.: 0912799770 E-mail: nttvan@dthu.edu.vn Cơ quan chủ trì đề tài: Trường ĐH Đồng Tháp Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Không Thời gian thực hiện: 12 tháng ( từ tháng 5/2011 đến 5/2012) 1. Mục tiêu: Xác định cách thức tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức) vào chương trình Địa lí THPT. 2. Nội dung chính: Đề tài tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay ở trường trung học phổ thông và trường đại học. Từ đó, xác định cách thức tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí (bao gồm: khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức) thông qua các địa chỉ cụ thể trong chương trình địa lí 10,11 và 12 (chương trình cơ bản). Đồng thời, đề tài cũng tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu. 3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, …) Đề tài đã tiến hành phân tích chương trình địa lí trung học phổ thông (bao gồm chương trình địa lí 10,11,12 chương trình cơ bản) để chỉ ra các địa chỉ giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu có hiệu quả cùng với đề xuất về cách thức tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu phù hợp. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Thanh Vân 5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Dong Thap, 05 May 2012 05 SUMMARY Project Title: Integrated education of global climate change a door high school geography Code number: CS2011.01.32 Coordinator: MA. Nguyen Thi Thanh Van Implementing Institution: University of Dong Thap Cooperating Institution(s): Not Duration: 12 months (from 5/2011 to 5/2012) 1. Objectives: Determine how to integrate education and global climate change (objectives, contents, methods, means and forms) in high school geography programs 2. Main contents: Topics studied theoretical basis and practical education of global climate change is now popular in high school and college. From there, determine how to integrate education and global climate change through geographical subjects (including the concept, objectives, content, methods, means and forms) through the specific address 10.11 geography program and 12 (basic program). Also, the project also conducted experiments to test pedagogical achievements in the research process. 3. Results obtained: Subject undertook geographic analysis program high school (which includes the geographical 10,11,12 basic program) to indicate the address educational global climate change have the same effect with suggestions on how to integrate education and global climate change accordingly. Project manager Nguyen Thi Thanh Van 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề được cả thế giới quan tâm bởi tầm ảnh hưởng và mức độ tác động không chỉ giới hạn ở biên giới quốc gia hay vùng lãnh thổ mà trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, đặc biệt là các vùng đồng bằng ven biển như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. BĐKH đã, đang và sẽ tiếp tục đe dọa môi trường sống của người Việt Nam. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam nhất là thế hệ trẻ, những người làm chủ vận mệnh đất nước trong tương lai cần phải quan tâm và có nhận thức đúng đắn, hành động thiết thực để ứng phó với sự biến đổi không mong muốn này. Nghiên cứu về BĐKH đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ những năm năm mươi của thế kỉ XX. Nghiên cứu về tác hại của BĐKH gây ra do con người đã được triển khai ở nhiều nước, đặc biệt là công trình “biến đổi khí hậu” của tác giả Larousse [12]. Ở Việt Nam, BĐKH đã được đông đảo các tác giả nghiên cứu như GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ [13], Lê Huy Bá [7], Trần Đức Tuấn[19]… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về BĐKH chủ yếu đi sâu về mặt lí luận, tác hại của BĐKH đến hoạt động kinh tế xã hội ở các địa phương trực tiếp ảnh hưởng. Nhằm ứng phó với BĐKH, các cấp các ngành và các địa phương dưới sự lãnh đạo của cơ quan nhà nước kết hợp với sự hỗ trợ của các cộng đồng quốc tế bước đầu đã có những biện pháp tích cực để ứng phó với BĐKH, trong đó có cả ngành giáo dục và đào tạo. Theo PGS.TS Trần Đức Tuấn [18], trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững, trường đại học Sư phạm Hà Nội, thì tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để các cá nhân và cộng đồng ứng phó với các thách thức của BĐKH . Đây cũng chính là mục tiêu góp phần giáo dục cộng đồng vì sự phát triển bền vững mà ngành giáo dục hướng tới. Quyết định số158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 về chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đã đề ra các mục tiêu cụ thể để thích ứng từ các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của các địa phương, các ngành [6]…Chương trình cũng đã chỉ rõ vai trò của giáo dục đào tạo thông qua lồng ghép vào chương trình để nâng cao nhận 7 thức của cộng đồng thế hệ trẻ trước các vấn đề BĐKH hiện nay. Như vậy, tính pháp lí của giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKHTC) đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo kịp thời. Tiếp theo đó đã có hàng loạt các văn bản pháp luật của nhà nước và của ngành chỉ đạo về vấn đề tích cực GDBĐKHTC vào trong học đường một cách hiệu quả. Trong đó, Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo đã kí quyết định số 4620/QĐBGDĐT ngày 12/10/2010 về phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 – 2015. Quyết định đã chỉ rõ sẽ triến khai đại trà GDBĐKHTC trong các cấp học, bậc học trên toàn quốc vào năm 2015. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi khi nhiều ý kiến cho rằng việc đưa BĐKH thành môn học chính là điều rất khó thực hiện vì chương trình giáo dục hiện nay đã rất nặng và quá tải. Ngoài ra chương trình phải xây dựng thế nào để môn học về BĐKH không trở nên khô cứng mà thực sự thu hút được học sinh (HS)[5] GDBĐKHTC được triển khai ở trường phổ thông thông qua nhiều bậc học, cấp học, môn học như Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Vật lí và đặc biệt là Địa lí. Trong bộ môn Địa lí, GDBĐKHTC có nhiều cơ hội thuận lợi và có thể mang lại nhiều kết quả khả quan bởi đặc trưng môn học gắn liền với thực tế thiên nhiên và cuộc sống quanh người học, nó phản ánh một cách sát thực vấn đề nóng bỏng hiện nay là “môi trường”. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho quá trình GDBĐKHTC ở nước ta. Hiện nay, các tài liệu về GDBĐKHTC đối với chương trình Địa lí trung học phổ thông (THPT) chưa nhiều, chủ yếu là các thông tin đơn lẻ. Thực tế ở nước ta, vấn đề GDBĐKHTC đã bắt đầu được quan tâm dưới nhiều hình thức tích hợp kiến thức vào môn học như Địa lí, Sinh học, Hóa học… Tuy nhiên mức độ còn mờ nhạt và mang tính tự phát, chưa đồng bộ. Thực tế nhiều năm giảng dạy ở trường đại học, chúng tôi nhận thấy sinh viên (SV) tuy rất quan tâm đến BĐKH, có thể hiểu rõ tác hại của BĐKH nhưng vấn đề lựa chọn, tích hợp kiến thức GDBĐKHTC vào bài dạy học trong quá trình tập giảng còn nhiều lúng túng. Hơn nữa, rất nhiều SV còn chưa có sự phân biệt giữa GDBĐKHTC và giáo dục môi trường (GDMT). Chính nguyên nhân này, dẫn đến chất lượng bài dạy chưa đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra ảnh hưởng nhiều đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng như kết quả thực tập của SV. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí THPT ” làm vấn đề nghiên cứu. 8 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định cách thức GDBĐKHTC (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức) vào chương trình Địa lí THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phương pháp tích hợp GDBĐKHTC toàn cầu qua môn Địa lí THPT. - Lựa chọn một số nội dung và phương pháp tích hợp GDBĐKHTC tổ chức phù hợp với sách giáo khoa (SGK) Địa lí THPT. - Xây dựng một số ví dụ tích hợp GDBĐKHTC trong chương trình Địa lí THPT. - Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng các phương pháp và nội dung đã lựa chọn. 4. Đối tượng nghiên cứu - Một số nội dung và phương pháp tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT. - Sách giáo Khoa Địa lí THPT (Chương trình cơ bản). - Sinh viên năm 4 Khoa Địa lí (khóa 2008), Trường đại học Đồng Tháp - Học sinh THPT, GV bộ môn Địa lí ở một số Trường THPT trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được giới hạn trong chương trình sách giáo khoa (SGK) Địa lí THPT (Chương trình cơ bản) - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT trong tỉnh Đồng Tháp. - SV năm thứ tư Khoa Địa lí, Trường đại học Đồng Tháp (lớp địa 2008A,B) - Thời gian nghiên cứu: 05/2011 đến 04/2012 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6.1. Trên thế giới 9 - Tính phức tạp của những vấn đề khí hậu đã làm phát sinh ra một cơ cấu tổ chức độc đáo có khả năng giám định khí hậu gọi là nhóm chuyên viên liên chính phủ về vấn đề BĐKH. Nhóm này được thành lập vào năm 1986 bởi tổ chức khí tượng thủy văn thế giới (OMM) và chương trình Liên Hiệp Quốc về môi trường (PNUE) với các nhà khoa học đại diện cho 170 quốc gia thành viên [12]. Như vậy, vấn đề BĐKH đã được nhiều nước quan tâm từ rất sớm. - Yves Sciama [14] – Biến đổi khí hậu, một thời đại mới trên Trái Đất – Nhà xuất bản Trẻ đã đề cập tới vấn đề BĐKH với những thông tin rất chính xác. Tác phẩm đã cho chúng ta thấy được biểu hiện cụ thể nhất là sự nóng dần lên do xuất phát từ lối sống tiêu thụ quá mức nguồn năng lượng từ các hóa thạch như dầu lửa và than đốt và cảnh báo sự BĐKH sẽ gây ra những xáo trộn có tầm cỡ toàn cầu. Những chuyên đề mà tác phẩm đề cập tới là: hiệu ứng nhà kính; dự báo khí hậu; khí hậu nào trong tương lai; những tác động của khí hậu trên con người; ai gây ra hiệu ứng nhà kính; thách thức đối với khí hậu. Trong bài báo cáo “Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh” của chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu năm 2007 cũng đã cho biết về mức độ ảnh hưởng và tác hại của BĐKH đến nền kinh tế. Các nghiên cứu trên không đề cập tới vấn đề tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT nhưng lại giúp chúng tôi có thêm những kiến thức chính xác về vấn đề BĐKH để sử dụng cho đề tài của mình, cụ thể là chúng tôi có thể sử dụng những tài liệu này để tích hợp GDBĐKHTC thông qua những nội dung như hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nước biển dâng, những tác động của con người tới vấn đề BĐKH và thách thức của BĐKH đối với con người để từ đó giúp HS có ý thức, thái độ đúng đắn cũng như thích ứng với BĐKH. 6.2. Ở Việt Nam - Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC)[5], nội dung công ước đã chỉ rõ sự quan tâm của con người về BĐKH thông qua các số liệu nghiên cứu của các cơ quan chuyên ngành. Công ước cũng chỉ rõ vấn đề đòi hỏi giảm khí nhà kính của các nước phát triển và các nước đang phát triển để có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm tới khí hậu. - Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, kèm theo quyết định số 158/2008 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2008 đã chỉ rõ các mục tiêu của 10 quốc gia trước vấn đề này. Chương trình bao gồm mục 4 tiêu tổng quát và 8 mục tiêu cụ thể đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, các địa phương trước vấn đề BĐKH. Trong chương trình này ngành giáo dục được chú trọng đến mục tiêu GDBĐKHTC trong các ngành học, cấp học, bậc học để đào tạo thế hệ tương lai thích ứng kịp thời với BĐKH.[6] - Cụ thể hóa chương trình mục tiêu quốc gia, ngành Giáo dục đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành trong giai đoạn 2011 – 2015 thông qua quyết định 4620/QĐ-BGDĐT ngày 12/10/2010. Ngành Giáo dục đã chỉ rõ kế hoạch ứng phó của mình và một trong các kế hoạch chính là lồng ghép GDBĐKHTC vào các bậc học, cấp học vào năm 2015. - Tháng 06/2008, nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật đã xuất bản dự án “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ước khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu”, mã số VN/05/009 do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ[13]. Quỹ môi trường toàn cầu (GEFSPG) tài trợ, các tỉnh Lào Cai, Ninh Thuận và Bến Tre là tổ chức đồng tài trợ. Trung tâm khoa học công nghệ Khí tượng thủy văn và Môi trường, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức đề xuất và chủ trì thực hiện dự án trong 2 năm 2006 – 2007, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về BĐKH và tăng cường năng lực quản lí của các địa phương tham gia dự án trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Dự án còn nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BĐKH trong cộng đồng các địa phương tham gia dự án, góp phần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội. Trong dự án này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những chiến lược giảm nhẹ BĐKH cũng như chiến lược thích ứng với BĐKH đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH. Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có nội dung chủ yếu là chiến lược giảm khí nhà kính, nghĩa là giảm nguồn phát thải khí nhà kính đồng thời với tăng bề mặt hấp thu khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, chiến lược thích ứng với BĐKH có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH, kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi nhân tạo, đối với hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trên Trái Đất. Từ sau năm 1990 đã có hàng trăm kịch bản về giảm phát thải khí nhà kính bao quát tình hình toàn cầu trong suốt thế kỉ XXI, cụ thể là: 11 + Các kịch bản về tương lai toàn cầu + Các kịch bản về CO2 + Các kịch bản về nồng độ khí CO2 trong khí quyển - Tại hội thảo “Tăng cường GDBĐKHTC trong giáo dục chính quy và phi chính quy” ngày 14 và 15 tháng 10 năm 2010 đã có rất nhiều bài báo cáo, bài viết nói về vấn đề tích hợp GDBĐKHTC cho nội dung chương trình Địa lí nói chung và chương trình Địa lí THPT nói riêng trong đó có hơn 35 bài báo và báo cáo khoa học đề cập đến các vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu và tổ chức GDBĐKHTC theo định hướng vì sự phát triển bền vững của chuyên gia và tác giả Đức, Thụy Điển, Việt Nam đã gửi đến Ban tổ chức hội thảo. Nhìn chung, các bài báo tập trung vào 3 vấn đề chính: [13] + Chủ đề chính “giáo dục đối với những thách thức của BĐKH”: giáo dục và đào tạo có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia tích cực vào công cuộc GDBĐKHTC vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Một số bài viết đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn của giáo dục phổ thông đối với việc tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với BĐKH cho HS các cấp ở Việt Nam và những định hướng cơ bản của GDBĐKHTC trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam. + Chủ đề “tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bên vững”: Các bài viết của các tác giả cũng như công tác tại những vùng miền khác nhau của tổ quốc đã tập trung phản ánh sự cần thiết tích hợp nội dung GDBDKH vào trong chương trình, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đặc biệt là ở các trường đại học sư phạm. + Chủ đề “Liên minh các lực lượng giáo dục nhằm thực hiện thành công GDBĐKHTC vì sự phát triển bền vững”: Đây cũng là một chủ đề quan trọng được nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến trong các bài viết của mình. Trong các bài viết của mình các tác giả cho rằng liên minh các lực lượng giáo dục để thực hiện GDBBĐKH có nghĩa là liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa khoa học và giáo dục (PGS.TS Trần Lê Bảo, PGS.TS Ngô Văn Quyết, TS. Joachim Dengtt), giữa nhà trường và cộng đồng địa phương (tác giả Hà Văn Thắng), sử dụng có hiệu quả nhiều phương pháp và công cụ dạy học hiện đại (TS Ngô Thị Tuyên, Ngô Thị Việt Hà, Trần Văn Thanh, Nguyễn Thị Thu…) và sử dụng sức mạnh tổng hợp của thanh niên và phụ nữ (Đào Thị Bích, Trương Minh Đến) trong cuộc đấu tranh chống BĐKH. 12 Các bài báo tại hội thảo đã đưa ra những định hướng chung, một số phương pháp, phương tiện và một số địa chỉ tích hợp GDBĐKHTC vào chương trình Địa lí nói chung nhưng chưa có một bài viết nào nói về vấn đề “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn Địa lí THPT”. - Bộ giáo dục và đào tạo – Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu (tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lí ngành Giáo dục (khu vực Đồng bằng sông Cửu Long)) đã trình bày các khối kiến thức chung về BĐKH, tác động của BĐKH và thiên tai đối với một số lĩnh vực kinh tế - xã hội, sức khỏe con người, ứng phó với BĐKH và đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH trong các ngành kinh tế và giáo dục. Mục tiêu cụ thể của cuốn tài liệu này nhằm: [5] + Nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lí ngành giáo dục về BĐKH và ứng phó với BĐKH. + Tăng cường năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ - hành vi của cán bộ qản lí về BĐKH và ứng phó với BĐKH. + Chủ động chỉ đạo việc đưa các nội dung về GDBĐKHTC vào chương trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo và tìm kiếm các giải pháp ứng phó với BĐKH và phòng tránh thiên tai. Như vậy, thông qua hệ thống tài liệu trên cho thấy vấn đề BĐKH và GDBĐKHTC tuy đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Song GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT hiện nay thì chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu, nên đề tài là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để nâng cao năng lực và chất lượng giáo dục phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: 7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp này dùng để thu thập, lựa chọn và xử lí các tài liệu có liên quan đến đề tài gồm: các tài liệu về lí luận dạy học, các bài báo về vấn đề BĐKH, giáo dục môi trường, cơ sở khoa học môi trường, các phương pháp dạy học chung và riêng của bộ môn Địa lí,…nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài. 7.1.2. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra với GV, SV và HS 7.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 13 Gồm có thực nghiệm thăm dò và thực nghiệm chính thức. Viêc sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm chứng các phương pháp tích hợp của đề tài. Kết quả sẽ được phân tích, đối chiếu với lí thuyết nhằm rút ra những kết luận chính xác, cần thiết cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu. 7.1.4. Phương pháp thống kê toán học Dùng để thống kê các số liệu và các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đồng thới thống kê kết quả điều tra khảo sát GV và HS ở các trườngTHPT để phân tích và rút ra kết luận. 7.2. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ 7.2.1. Phương pháp quan sát, dự giờ Dự giờ GV giảng dạy và giờ tập giảng của SV năm thứ tư thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập tốt nghiệp, xem tình hình thực hiện giáo dục BĐKH, quan sát thái độ và mức độ tiếp thu tri thức mới của HS cũng như mức độ nhận thức của SV. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Trong quá trình tìm hiểu thực trạng tôi trực tiếp phỏng vấn, điều tra với GV, SV và HS lựa chọn phương án phù hợp nhất, câu hỏi hướng vào nội dung tích hợp GDBĐKHTC vào chương trình Địa lí THPT cơ bản. 8. Cấu trúc đề tài A. Phần mở đầu B. Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiển của “tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn Địa lí THPT” Chương 2: Tích hợp GDBĐKHTC toàn cầu qua môn Địa lí THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm C.Kết luận và kiến nghị Phụ lục gồm 6 phụ lục và trên 20 tài liệu tham khảo 14 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU QUA MÔN ĐỊA LÍ THPT 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vấn đề BĐKH 1.1.1.1. Khái niệm về khí hậu, thời tiết và BĐKH Thời tiết (được biểu hiện bằng các hiện tượng: nắng, mưa, mây, nóng, lạnh,…) tại bất kì nơi nào, thường thay đổi nhanh chóng trong một ngày hay từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, ngay cả khi khí hậu không thay đổi [13, tr.19]. Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó, thí dụ như một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc toàn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu dài, khoảng 30 năm trở lên.[13, tr.19] BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỉ hay hàng triệu năm. Sự biên đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh mức trung bình. Sự BĐKH có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn cầu.[12] Có nhiều quan đểm và khái niệm về BĐKH, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy khái niệm được cho là đầy đủ và bao quát nhất là của công ước khung Liên Hiệp Quốc về BĐKH “BĐKH là những ảnh hưởng có hại của của biến đổi trong môi trường vật lí hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.[13, Tr.11] 1.1.1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của BĐKH. [1], [13] * Nguyên nhân Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bề mặt hấp thụ các khí 15 nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCS,, PFCS và SF6. - CO2 phát thải khí đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N2O từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCS được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC - 23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC - 22. - PFCS sinh ra từ các quá trình sản xuất nhôm. - SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất Magiê. * Các biểu hiện của BĐKH - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau trên Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. 1.1.1.3 Một số hiện tượng của BĐKH [18] Các biểu hiện và tác động của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất; Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường; Sự dâng cao mực nước biển do tan băng; Sự di chuyển của các đới khí hậu…[5] Biểu hiện thuyết phục nhất cho sự BĐKH là “lượng CO2, vượt quá ngưỡng tự nhiên suốt 650.000 năm qua. Ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là khi nhiệt độ tăng thêm khoảng 2°C. Ngưỡng này báo hiệu một xu thế rất khó tránh khỏi là các thành quả phát triển 16 con người bị đẩy lùi nhanh chóng và tình trạng môi trường sinh thái bị hủy hoại ở mức không thể khắc phục được”. (UNDP, 2007/2008)[12, tr 102]. Cụ thể: * Hiệu ứng nhà kính - Khái niệm: “Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất được gọi là hiệu ứng nhà kính.” - Nguyên nhân: Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, N2O, hơi nước,… nhưng đặc biệt quan trọng là khí điôxit cacbon (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất,… Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái đất, một phần Trái đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của Mặt trời, không cho nó phản xạ đi. Nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái đất nóng lên. - Hậu quả: Làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu và làm thay đổi khí hậu trong các thập kỉ, thập niên kế tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người, môi trường xung quanh và thiệt hai rất lớn về kinh tế. * Thủng tầng ôzôn - Khái niệm: Ôzôn là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất, ở độ cao 25km trong tầng bình lưu, gồm 3 nguyên tử oxy (O3), hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh thường được gọi là tầng ozôn. - Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, một số loại sinh vật biển có khả năng tạo ra hợp chất bền tuy nhiên nguyên nhân này rất nhỏ, con người thải các chất khí CFC, DOS vào khí quyển,… - Hậu quả: Tăng cường ung thư da không sắc tố lên thêm 300.000 ca/ năm. Tăng thêm 1,7 triệu ca đục tinh thể mỗi năm. Ức chế hệ thống miễn dịch ở người và sự sinh trưởng của thực vật. Giảm thực vật phù du biển, từ đó làm giảm lượng hải sản. Nhiều thiên tai nguy hiểm… * Mưa Axít 17 - Khái niệm: Là mưa có tính axít do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các axít khác nhau. - Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng mưa axít là sự gia tăng năng lượng oxit của Lưu huỳnh và Nitơ ở trong khí quyển và do hoạt động của con người gây nên. - Hậu quả: + Tác động tích cực: Làm mát Trái đất, cân bằng hệ sinh thái + Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng lên ao hồ và hệ thủy sinh vật, thực vật và đất, khí quyển, các công trình kiến trúc, các vật liệu và đặc biệt là cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của con người. * Lũ lụt, hạn hán Lũ lụt: Khái niệm: Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích lũy từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng thấp hơn - Nguyên nhân: Có rất nhiều nhân tố tác động và trực tiếp hình thành lũ quyét : Điều kiện khí tượng thủy văn (cường độ mưa, thời gian mưa, lưu lượng và mực nước trên các sông,…) và điều kiện địa hình (phân bố địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng, độ dốc lưu vực,…). - Hậu quả:Thiếu nước sạch, lương thực, nơi ở. Nguy cơ dịch bệnh tăng cao… Hạn hán: Khái niệm: Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm suy thoái gây đói nghèo, dịch bệnh. - Nguyên nhân: + Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu, thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thếu hụt. + Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Ngoài ra còn do việc trồng cây xanh chưa phù hợp, công trình thi công chưa hiện đại hóa,… - Hậu quả: + Dẫn đến đói nghèo, dịch bệnh, thậm chí chiến tranh do xung đột nguồn nước. 18 + Tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất. + Tác động tới kinh tế - xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. * Sa mạc hóa - Khái niệm: Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nữa khô hạn, gây ra bởi con người và BĐKH. - Nguyên nhân: + Phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khoan giếng, BĐKH đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất. + Hiện tượng ấm dần lên của Trái Đất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật không thể phục hồi. - Hậu quả: nét đa dạng sinh học bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi, kinh tế bị ảnh hưởng. 1.1.1.4. Ảnh hưởng của BĐKH [1], [6], [13] * Đối với thế giới Cùng với những vấn đề đáng quan tâm như đói nghèo, dịch bệnh,…vấn đề BĐKH đang là thách thức, mối lo ngại rất lớn mà nhân loại phải giải quyết. BĐKH tác động rất lớn đối với các nước phát triển, các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nước vùng ven biển phải gánh chịu rất lớn do ảnh hưởng của nước biển dâng, lũ lụt, bão tố. Hầu hết sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu quan sát được từ giữa thế kỷ 20 có thể do tăng nồng độ khí nhà kính. Trong hơn 50 năm qua, nhiệt độ ở các lục địa (trừ Nam Cực) đã tăng lên đáng kể. Bằng chứng quan sát được từ tất cả các châu lục và hầu hết các đại dương chỉ ra rằng, nhiều hệ thống tự nhiên đang bị ảnh hưởng bởi những BĐKH khu vực, đặc biệt là nhiệt độ tăng. Tại Clifornia, nhiệt độ ở thung lũng chết lên đến 56,5oC và nhiều 19 thành phố duyên hải phía Tây nhiệt độ vượt ngưỡng 40 oC. Tại Nam Mỹ, nhiệt độ ở Uruguay, Argentina, Chile và Brazil cao hơn trung bình 7 oC. Trong hơn 50 năm qua: số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá ít hơn ở hầu hết các khu vực đất liền và tăng số ngày nóng, đêm nóng. Các đợt sóng nhiệt trở nên thường xuyên hơn ở hầu hết các khu vực đất liền, tần suất của các hiện tượng như mưa lớn tăng ở hầu hết các khu vực. Bão nhiệt đới gia tăng, xuất hiện với cường độ mạnh ở Bắc Đại Tây Dương từ khoảng năm 1970 và không thấy tăng lên ở những nơi khác. Cũng không có xu thế rõ ràng về số lượng các cơn bão nhiệt đới hàng năm. Những biến đổi về tuyết, băng và các vùng đất đóng băng, kích thước các hồ băng và sự bất ổn ở các vùng núi, vùng đóng băng khác dẫn đến những thay đổi ở một số hệ sinh thái Nam Cực và Bắc Cực. Một số hệ sinh thái dưới nước cũng bị ảnh hưởng do tăng lưu lượng nước, ảnh hưởng đến cấu trúc nhiệt và chất lượng nước sông hồ và các hệ sinh thái trên cạn, các hệ sinh thái biển và nước ngọt, những thay đổi về hệ động vật, thực vật và sự phong phú của tảo, sinh vật phù du và cá liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ của nước, cũng như liên quan đến những thay đổi về độ che phủ của băng, độ mặn, hàm lượng ôxy và sự lưu thông của nước. Trên thế giới, vùng bị sa mạc hóa nhiều nhất là trung Á và nam sa mạc Xahara, nơi đại bộ phận dân chúng đều sống trong cảnh ngèo khổ và phải đối mặt với tình trạng xâm thực không thể cưỡng lại của cát bụi. * Đối với khu vực Đông Nam Á là khu vực bao gồm các quốc đảo và nhiều quốc gia nằm ở những vùng bờ biển thấp hoặc những vùng ngay cửa sông, là khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương do BĐKH và mực nước biển dâng. Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi nước biển dâng. Khi nước biển dâng 5m, Đông Nam Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong khối các nước đang phát triển. Với các kịch bản nước biển dâng tương ứng từ 1m đến 5m, dân số bị ảnh hưởng là khoảng 2% đến 8,6%, trong khi ảnh hưởng đến GDP là 2,09% đến 10,2%. Tại Inđônêxia, vào năm 2070 mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m trên phần lớn lãnh thổ Jakarta và 3,3 triệu dân ở những vùng đất thấp của Inđônêxia sẽ phải dời chỗ ở do 20 ngập lụt. Tại Malayxia, các nghiên cứu đã khẳng định, thậm chí mực nước biển chỉ dâng cao ở mức khiêm tốn cũng đã làm tồi tệ thêm tình trạng xói lở vốn đã trầm trọng ở những vùng duyên hải và các bãi biển. Nếu mực nước biển dâng cao 100 cm, có thể sẽ nhấn chìm phần lớn những rừng đước rất giàu có của đất nước này. Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm một cách đáng kể. Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển. BĐKH kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Nam Á do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn. Đến năm 2010, nhiệt độ trung bình khu vực Nam Á và Đông Nam Á tăng không nhiều, ở mức độ cao cũng chỉ từ 0,5 - 0,7oC. Nhưng đến năm 2070, nhiệt độ trung bình khu vực này tăng khá cao, ở mức trung bình tăng 1,5 - 2,5oC và ở mức cao, tăng tới 3,0 - 4,5oC. Bảng 1.1 Kịch bản nhiêt độ cho năm 2010 và 2017 (oC)[13,tr 21] Khu vực Năm Thấp Inđônêxia, 2010 0,1 0,3 0,5 Philipin, bờ biển Nam và Đông Nam Á 2070 0,4 1,5 3,0 2010 0,3 1,2 0,7 2070 1,2 2,5 4,5 Lãnh thổ Nam và Đông Nam (không tính Nam Á thuộc cận nhiết đới). Trung bình Cao * Đối với Việt Nam Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 2007), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất của BĐKH. Nếu mực nước biển tăng 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội (GDP). Nước biển dâng 3 5m đồng nghĩa với một thảm họa có thể xảy ra ở Việt Nam. 21 Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc loại trừ chất phá hủy tầng Ozôn, lượng sử dụng các chất HCFC ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 3000 tấn và sẽ còn tăng trong thời gian tới. Theo ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 20 triệu USD trong vòng 15 – 20 năm tới để loại trừ hoàn toàn các chất HCFC. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu. Trên thực tế, BĐKH tác động hàng chục triệu người Việt Nam. Hệ quả để lại đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo ở vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng bị đe dọa. Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, diễn biến thời tiết khốc liệt hơn.Tần suất và cường độ bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện lan tràn, diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động, nguy cơ các loài thực vật, động vật gia tăng. * Đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long BĐKH đã và đang đặt ra không ít thách thức đối với nhiều khu vực, lãnh thổ, quốc gia. Trong đó, ĐBSCL là một trong những điểm nóng của thế giới về BĐKH, những diến biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. ĐBSCL là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác động nặng nề nhất do BĐKH gây ra. Trong các tháng mùa khô, nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang bị nước biển xâm nhập mặn sâu làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực đã thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt. Không chỉ gây mất đất sản xuất nông nghiệp mà nó còn tác động nặng nề đến môi trường thủy sản ở ĐBSCL. Nếu mực nước biển trung bình dâng cao thêm 1m sẽ có tới 38% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập hoàn toàn trong nước biển và sẽ có tới 90% diện tích đất ở ĐBSCL bị nhiễm mặn. - Theo bộ tài nguyên môi trường: + Nhiệt độ cao nhất trung bình của mùa khô sẽ tăng từ 33 - 35oC lên 35 - 37oC + Lượng mưa đầu vụ hè thu (15/4-15/5) sẽ giảm khoảng 10 - 20% + Khi mực nước biển dâng thêm 75cm, diện tích bị ngập sẽ là 7.580 km2 (19%) + Khi nước biển dâng 1m ước tính diện tích bị ngập là 15.116 km2 (27,8%) + Diện tích lúa 2 vụ giảm 1,8% cho đến giữa thập niên 2030 * Tỉnh Đồng Tháp 22 Theo nghiên cứu và dự báo của các nhà khoa học, đến năm 2100, BĐKH toàn cầu sẽ làm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL thay đổi lớn, trong đó, tỉnh Đồng Tháp cũng không nằm ngoài những quy luật và ảnh hưởng chung của khu vực. Những năm qua, đã có nhiều biểu hiện của BĐKH xảy ra ở Đồng Tháp như: + Bão - điều chưa từng xảy ra, đã xảy ra ở Đồng Tháp năm 2006, gây thiệt hại về người và của rất lớn. + Lốc xoáy, mưa giông, sấm sét ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, xảy ra thường xuyên hơn, mùa mưa có xu hướng thất thường. Năm 2009, mưa rất sớm, nhiều đợt mưa rất to vào thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa. + Thường xảy ra các đợt hạn hán cục bộ. Nhiệt độ có xu hướng tăng, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ giữa trưa rất cao, số ngày nóng bức tăng, nhiệt độ trung bình cao, có hiện tượng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất… Nhiệt độ tăng cao dẫn đến cháy rừng, mỗi năm xảy ra hàng chục vụ cháy gây thiệt hại từ 10 đến 40 ha rừng tràm. 1.1.1.5. Biện pháp ứng phó và thích nghi với BĐKH [13] - Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”, lồng ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên quan đến BĐKH vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm họa dành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới thiệu hậu quả của BĐKH có tác động trực tiếp đến qoàn bộ hành tinh của chúng ta. Các biện pháp để đối phó với BĐKH hoàn toàn không thể tồn tại, bởi đây là quá trình diễn ra từ từ với rất nhiều thời gian. Biện pháp tối ưu nhất chính là thích nghi và khả năng ứng phó với BĐKH: tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng Cacbon thấp, xây dựng các công cụ pháp lý, trồng rừng, Bảo tồn các hệ sinh thái động, thực vật, Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững. - Riêng đối với Việt Nam, các nhà khoa học và các nhà quản lý đã đề xuất 8 giải pháp thích ứng với BĐKH của Việt Nam gồm: + Chấp nhận tổn thất: Phương pháp thích ứng này là phản ứng cơ bản “không làm gì cả”. + Chia sẻ tổn thất: chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng dân cư, bảo hiểm. + Làm thay đổi nguy cơ: giảm nhẹ BĐKH. 23 + Ngăn ngừa các tác động: thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của BĐKH và bất ổn của khí hậu. + Thay đổi cách sử dụng: BĐKH khiến các hoạt động kinh tế không thể thực hiện thì có thể thay đổi cách sử dụng. + Thay đổi/chuyển địa điểm: thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. + Nghiên cứu: phát triển công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng. + Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. 1.1.2. Giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu (GDBĐKHTC) 1.1.2.1. Khái niệm Hiện nay, khái niệm GDBĐKHTC được đề cập không nhiều trên các tài liệu. Trên phương diện xã hội và văn hoá,“ GDBĐKHTC có nghĩa là học tập để thay đổi văn hoá, lối sống, cơ cấu kinh tế và xã hội nhằm bảo vệ khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực và thích ứng với biến đổi khí hậu.” [5, tr.34] Tuy nhiên, để phù hợp với múc đích giáo dục phổ thông hiện nay thì khái niệm của PGS.TS Trần Đức Tuấn – trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững – trường đại học sư phạm Hà Nội đưa là phù hợp, cụ thể là:”GDBĐKHTC là giúp cho người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện nay, đồng thời khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi cần thiết để đưa thế giới phát triển bền vững trong tương lai”.[5, tr.105] 1.2.2.2. Phân biệt GDBĐKHTC và GDMT Giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như mục tiêu của GDBĐKHTC. GDBĐKHTC chính là một bộ phận của GDMT. Nếu như môi trường sống thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng tới vấn đề BĐKH và một khi có sự BĐKH xảy ra thì kéo theo nó là sự thay đổi rất lớn trong hệ thống môi trường. Những thành công trong gần 20 năm tiến hành giáo dục môi trường ở Việt Nam là nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi để xây dựng chương trình GDBĐKHTC vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Nếu như “GDMT là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi HS có những nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, qui luật,…), tạo cho HS có ý 24 thức, thái độ đối với môi trường, trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là HS có được ý thức trách nhiệm với môi trường và biết hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với môi trường” [21, tr.90] thì ”GDBĐKHTC là giúp cho người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện nay, đồng thời khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi cần thiết để đưa thế giới phát triển bền vững trong tương lai”.[5, tr.54] - GDMT và GDBĐKHTC đều là một trong những con đường tiếp cận phát triển bền vững có hiệu quả hiện nay trên thế giới. Thông qua việc khai thác các tri thức trong từng tiết học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoài giờ để tiến hành GDMT và GDBĐKHTC. Nhà trường sẽ góp phần hình thành ở HS sự hiểu biết, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng thích hợp để bảo vệ, ứng xử và thích nghi thông minh với môi trường. - Bản thân GDMT là một nguồn lực vô tận cho việc GDBĐKHTC. Tuy nhiên, về bản chất thì GDMT và GDBĐKHTC có sự khác biệt. Ô nhiễm môi trường sẽ kéo theo sự ô nhiễm về nguồn nước, không khí, đất, tiếng ồn, tài nguyên rừng bị suy giảm… Ví dụ như ô nhiễm nguồn nước thì chúng ta có thể có các biện pháp khắc phục như hạn chế xả hay thải nước bẩn bị ô nhiểm chưa được xử lí ra sông, hồ. Nếu như tài nguyên đất bị ô nhiểm và giảm sút chất lượng thì chúng ta sẽ có các biện pháp cải tạo một cách phù hợp để đưa chất lượng đất tốt hơn. Nếu như tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng thì chúng ta sẽ có các giải pháp là khai thác rừng hợp lí, tích cực trồng rừng,… nhưng BĐKH thì có thể hiểu là hậu quả của hoạt động thải các chất khí nhà kính vào khí quyển của loài người, gây nên hiện tượng nóng lên của bầu khí quyển và của nước đại dương. Hệ quả là băng tại các địa cực, trên núi cao tan chảy, làm mực nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều vùng đất ven biển; các hiện tượng của thời tiết, khí hậu mang tính quy luật như vận động của các khối không khí, mưa, bão,… trở nên bất thường bởi tác động của sự gia tăng nhiệt độ đó, kéo theo những tai biến trong môi trường và gây tác hại đối với con người và đặc trưng rất riêng là sự thay đổi trong môi trường không khí. Trước những biểu hiện của BĐKH đang xảy ra thì chúng ta chỉ có thể thích ứng và ứng phó với nó chứ không thể ngăn chặn được nữa. Do đó, GDBĐKHTC không phải là giáo dục cho HS khắc phục, cải biến hay thay đổi những tác hại của BĐKH mà chỉ có thể giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích nghi và ứng phó với những thách thức của BĐKH, hạn chế thái độ bi quan của HS trước ảnh hưởng của BĐKH. - Trong những nỗ lực để bảo vệ môi trường và hạn chế ảnh hưởng của BĐKH thì không ai có thể đứng ngoài cuộc, trong GDMT sẽ có thể có những biện pháp, cải 25 tạo môi trường, chuẩn bị cho HS trở thành những công dân có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường trước khi bước vào đời. GDBĐKHTC thì cần phải nhấn mạnh rằng mục đích tối cao của GDBĐKHTC phải là hình thành và phát triển năng lực thích ứng với những thách thức với BĐKH trong đời sống thực tế chứ không phải chỉ là những kiến thức hay ý thức như trong GDMT. 1.1.2.3. Mục tiêu chung của giáo dục BĐKH Trong thực tiễn GDBĐKHTC cần được đổi mới và chuyển hóa theo những định hướng được UNESCO phát triển trong văn bản “giáo dục phát triển bền vững và BĐKH ” cần liên kết 3 trụ cột chính: phát triển năng lực hành động của con người, thay đổi thái độ hành vi và từ tăng cường các giá trị sáng tạo để người học, các cá nhân và cộng đồng thật sự quan tâm và tiếp cận được vấn đề BĐKH. [16] Thật vậy, GDBĐKHTC nhằm phát triển năng lực hành động của người học, giúp người học có được những kiến thức và kĩ năng về vấn đề BĐKH. Muc tiêu này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu chúng ta biết tạo động cơ, niềm tin của cá nhân trong việc hình thành năng lực hành động trước vấn đề BĐKH toàn cầu hiện nay. Thay đổi thái độ - hành vi là một trong những mục tiêu hàng đầu của GDBĐKHTC toàn cầu. Sự thay đổi trong nhận thức sẽ kéo theo sự thay đổi trong thái độ, sự quan tâm của bản thân tới tình trạng môi trường, khí hậu xung quanh, từ đó giúp người học có những thái độ tích cưc để bảo vệ khí hậu và sẵn sàng ứng phó với những thách thức của BĐKH. Vấn đề GDBĐKHTC không chỉ giúp phát triển năng lực hành động và thay đổi thái độ, hành vi mà còn tăng cường các giá trị sáng tạo ở mỗi cá nhân, có được lời cam kết cần làm gì cho môi trường, đặc biệt là khí hậu. Thông qua GDBĐKHTC cần làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu rằng tự nhiên và Trái đất đang trong tình trạng nguy hiểm, những điều kiện để duy trì sự bền vững đang bị tổn thương và đe dọa. Do đó, mỗi cá nhân và cả tập thể phải hành động ngay trong gia đình, địa phương, mỗi quốc gia để có những chuyển biến tích cực ở phạm vi toàn cầu, đưa thế giới phát triển bền vững. 1.1.3. Tích hợp GDBĐKHTC 1.1.3.1 Khái niệm tích hợp GDBĐKHTC Tích hợp (Integrate) là sự hoà trộn kiến thức BĐKH vào nội dung bài học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Muốn vậy, khi xây dựng chương 26 trình, người ta phải rà soát lại toàn bộ chương trình cũ, sắp xếp lại hệ thống tri thức để đưa nội dung BĐKH vào những “địa chỉ” có thể đưa được.[18, tr 109] Vấn đề BĐKH đã được quan tâm trong hệ thống giáo dục quốc dân từ những năm 1990 ở các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế các GDBĐKHTC vẫn được lồng nghép trong nội dung GDMT, chưa trở thành một nội dung chuyên biệt. Sau những năm 2000 khi ảnh hưởng của BĐKH đã trở lên hiện hữu vấn đề này mới được quan tâm chuyên biệt và có sự đầu tư thỏa đáng. Tại Việt Nam, GDBĐKHTC đã được tích hợp, lồng ghép trong chương trình của các bậc học với các bộ môn như Sinh học, Vật lí, Hóa học, Địa lí, Công nghệ, …Tuy nhiên, so với các môn học khác, môn Địa lí có nhiều điều kiện thuận lợi để GDBĐKHTC và có thể mang lại nhiều kết quả khả quan hơn bởi đặc trưng môn học gắn liền với thực tế thiên nhiên và cuộc sống quanh người học, nó phản ánh một cách sát thực vấn đề nóng bỏng hiện nay đó chính là “môi trường”. - Các mức độ tích hợp kiến thức BĐKH vào các bài học: + Mức độ 1: Nội dung BĐKH trùng phần lớn hay hoàn toàn với nội dung bài học của bộ môn. + Mức độ 2: Một số kiến thức BĐKH được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học. Ngoài hai mức độ tích hợp trên, các kiến thức BĐKH không được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức trong bài học, giáo viên có thể liên hệ với thực tế để đưa kiến thức BĐKH vào bài học, dưới dạng các hiện tượng, số liệu về BĐKH trên toàn cầu, địa phương…[18] 1.1.3.2. Mục tiêu, nguyên tắc tích hợp GDBĐKHTC [18] * Mục tiêu - Về kiến thức: Giáo dục cho HS THPT nhận thức đầy đủ những biểu hiện, diễn biến và nguyên nhân chính của BĐKH để có được những biện pháp làm giảm thiểu tác động do BĐKH gây ra. - Về kỹ năng: GDBĐKHTC nhằm giúp cho HS THPT được những kĩ năng như: nhận biết và phát hiện tác động của BĐKH tới cuộc sống, sản xuất của con người, thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai do BĐKH gây ra. 27 - Về thái độ - hành vi: HS nhận thức được sự cần thiết của GDBĐKHTC để mọi người dân có những kiến thức cơ bản, thái độ đúng đắn, hành động tích cực, khả năng ứng phó với BĐKH vì sự phát triển bền vững. * Nguyên tắc Giáo dục về BĐKH trong nhà trường phổ thông Việt Nam cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo mục tiêu giáo dục về BĐKH phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung. - Hướng giáo dục về BĐKH tới việc cung cấp cho HS những kiến thức liên quan đến biến đổi khí hậu và những kĩ năng ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây ra, phù hợp với tâm, sinh lí từng lứa tuổi. - Nội dung giáo dục về BĐKH phải chú trọng các vấn đề thực tiễn, gắn với địa phương, đất nước, trên cơ sở đó hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng chống thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra ở địa phương, đất nước phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Phương pháp giáo dục về biến đổi khí hậu đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em phát hiện các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. - Tận dụng các cơ hội để giáo dục về BĐKH nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung và không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nội dung chương trình SGK Địa lí THPT.[2] Bảng 1.2. Nội dung chương trình địa lí THPT §Þa lÝ ®¹i c­¬ng (lớp 10) I. §Þa lÝ tù nhiªn §Þa lÝ thÕ giíi (lớp 11) §Þa lÝ ViÖt Nam (lớp 12) I. Kh¸i qu¸t chung vÒ I. §Þa lÝ tù nhiªn nÒn kinh tÕ- x· héi thÕ 1. VÞ trÝ ®Þa lÝ, ph¹m vi l·nh thæ 1. B¶n ®å giíi 2. Vò Trô. HÖ qu¶ c¸c 2. LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn l·nh thæ chuyÓn ®éng chÝnh cña 1. Sù t­¬ng ph¶n vÒ 3. §Æc ®iÓm chung cña tù nhiªn tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh Tr¸i §Êt tÕ - x· héi cña c¸c 28 3. CÊu tróc cña Tr¸i §Êt. nhãm n­íc Th¹ch quyÓn 2. Xu h­íng toµn cÇu 4. KhÝ quyÓn ho¸, khu vùc ho¸ 4. VÊn ®Ò sö dông vµ b¶o vÖ tù nhiªn 5. Thuû quyÓn 3. Mét sè vÊn ®Ò mang tÝnh toµn cÇu 6. Thæ nh­ìng quyÓn vµ sinh quyÓn 4. Mét sè vÊn ®Ò cña ch©u lôc vµ khu vùc 7. Mét sè quy luËt chñ yÕu cña líp vá ®Þa lÝ II. §Þa lÝ kinh tÕ - x· héi 2. C¬ cÊu nÒn kinh tÕ II. §Þa lÝ khu vùc vµ II. §Þa lÝ d©n c­ quèc gia 1. §Æc ®iÓm d©n sè vµ ph©n bè d©n c­ 1. Hoa K× 2. Lao ®éng vµ viÖc lµm 3. §Þa lÝ n«ng nghiÖp 2. Liªn minh ch©u ¢u 3. §« thÞ ho¸ 4. §Þa lÝ c«ng nghiÖp 3. Liªn bang Nga 4. ChÊt l­îng cuéc sèng 5. §Þa lÝ dÞch vô 4. NhËt B¶n III. §Þa lÝ c¸c ngµnh kinh tÕ 6. M«i tr­êng vµ sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng 5. Trung Quèc 1. §Þa lÝ d©n c­ 1. ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ 6. Khu vùc §«ng Nam 2. Mét sè vÊn ®Ò ph¸t triÓn vµ ph©n bè n«ng Ả nghiÖp 7. ¤-xtr©y-li-a 3. Mét sè vÊn ®Ò ph¸t triÓn vµ ph©n bè c«ng nghiÖp 4. Mét sè vÊn ®Ò ph¸t triÓn vµ ph©n bè c¸c ngµnh dÞch vô IV. §Þa lÝ c¸c vïng 1. VÊn ®Ò khai th¸c thÕ m¹nh ë Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé 2. VÊn ®Ò chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo ngµnh ë §ång b»ng s«ng Hång 3. VÊn ®Ò ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi ë B¾c Trung Bé 4. VÊn ®Ò ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë Duyªn h¶i Nam Trung Bé 5. VÊn ®Ò khai th¸c thÕ m¹nh ë T©y Nguyªn 6. VÊn ®Ò khai th¸c l·nh thæ theo chiÒu s©u ë §«ng Nam Bé 7. VÊn ®Ò sö dông hîp lÝ vµ c¶i t¹o tù nhiªn ë §ång b»ng s«ng Cöu Long 8. VÊn ®Ò ph¸t triÓn kinh tÕ, an ninh quèc phßng ë BiÓn §«ng vµ c¸c ®¶o, quÇn ®¶o 9. C¸c vïng kinh tÕ träng ®iÓm 29 V. §Þa lÝ ®Þa ph­¬ng T×m hiÓu ®Þa lÝ ®Þa ph­¬ng theo chñ ®Ò tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường. * VÒ néi dung - M«n §Þa lÝ trong nhµ tr­êng phæ th«ng gåm ba m¹ch néi dung : §Þa lÝ ®ịa c­¬ng, §Þa lÝ thÕ giíi vµ §Þa lÝ ViÖt Nam. - Ở cÊp Trung häc, c¸c m¹ch néi dung cña ®Þa lÝ ®­îc ph¸t triÓn vµ hoµn chØnh dÇn trong ch­¬ng tr×nh m«n §Þa lÝ tõ líp 10 ®Õn líp 12: - Néi dung §Þa lÝ ®¹i c­¬ng (tù nhiªn, kinh tÕ - x· héi) ®­îc ®­a vµo ch­¬ng tr×nh c¸c líp ®Çu cÊp líp 10 nh»m gióp häc sinh cã ®­îc mét hÖ thèng kiÕn thøc mang tÝnh phæ th«ng vÒ b¶n ®å, Tr¸i §Êt , m«i tr­êng sèng cña con ng­êi, vÒ d©n c­ vµ nh÷ng ho¹t ®éng cña d©n c­ trªn Tr¸i §Êt lµm c¬ së cho viÖc häc ®Þa lÝ thÕ giíi vµ ®Þa lÝ ViÖt Nam. - Néi dung §Þa lÝ thÕ giíi (líp 11) nh»m gióp cho häc sinh n¾m ®­îc nh÷ng ®Æc ®iÓm næi bËt vÒ thiªn nhiªn, d©n c­, kinh tÕ - x· héi cña c¸c ch©u lôc ; vÒ nÒn kinh tÕ thÕ giíi ®­¬ng ®¹i, mét sè vÊn ®Ò mang tÝnh toµn cÇu vµ ®Þa lÝ mét sè khu vùc, quèc gia ®¹i diÖn cho c¸c tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi kh¸c nhau trªn thÕ giíi, gãp phÇn chuÈn bÞ hµnh trang cho häc sinh b­íc vµo cuéc sèng trong thêi ®¹i bïng næ th«ng tin vµ më réng giao l­u, hîp t¸c gi÷a n­íc ta víi c¸c n­íc trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi. - Néi dung §Þa lÝ ViÖt Nam ®­îc s¾p xÕp ë nh÷ng líp cuèi cÊp ( líp 12) nh»m gióp häc sinh n¾m ®­îc nh÷ng ®Æc ®iÓm næi bËt vÒ thiªn nhiªn, d©n c­, kinh tÕ vµ c¸c vÊn ®Ò ®Æt ra ®èi víi ®Êt n­íc, c¸c vïng, ®Þa ph­¬ng n¬i häc sinh ®ang sèng ; chuÈn bÞ cho phÇn lín häc sinh ra ®êi, tham gia lao ®éng s¶n xuÊt. Mçi néi dung ®­îc chia thµnh c¸c chñ ®Ò vµ ®­îc s¾p xÕp theo nguyªn t¾c ®ång t©m víi møc ®é néi dung ®­îc ph¸t triÓn tõ líp d­íi lªn líp trªn. - Chñ ®Ò b¶n ®å cã vÞ trÝ quan träng trong ch­¬ng tr×nh §Þa lÝ. Ngoµi nhiÖm vô trang bÞ cho häc sinh nh÷ng kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng t­¬ng ®èi hÖ thèng vÒ b¶n ®å tõ c¸c líp ®Çu cña mçi cÊp häc, nh÷ng kiÕn thøc, kÜ n¨ng b¶n ®å ®­îc ph¸t triÓn trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp cña häc sinh phæ th«ng, gãp phÇn n©ng cao tr×nh ®é khoa häc vµ tÝnh thùc tiÔn cña m«n §Þa lÝ. - Chñ ®Ò ®Þa lÝ ®Þa ph­¬ng ®­îc ®Ò cËp ở cÊp Trung häc phæ th«ng, nh»m t¹o ®iÒu kiÖn cho häc sinh vËn dông nh÷ng ®iÒu ®· häc ®Ó t×m hiÓu, nghiªn cøu thiªn 30 nhiªn, kinh tÕ - x· héi cña ®Þa ph­¬ng, qua ®ã hiÓu ®­îc s©u s¾c h¬n tri thøc ®Þa lÝ vµ gióp c¸c em g¾n bã h¬n víi cuéc sèng ë ®Þa ph­¬ng Nội dung địa lí THPT tạo ra nhiều cơ hội để có thể tích hợp GDBĐKHTC: các nội dung về tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra trên thế giới, các quốc gia khu vực và ở Việt Nam. Quy mô thể hiện và mức độ ảnh hưởng của BĐKH theo quy luật từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, từ các vấn đề đại cương đến các vấn đề mang tính chi tiết, từ thế giới đến các khu vực, châu lục, quốc gia và cuối cùng là địa phương nhỏ. Như vậy, với nội dung địa lí THPT là cơ hội thuận lợi để GDBĐKHTC trong chương trình. 1.2.2. Thực trạng về tích hợp GDBĐKHTC ở trường THPT và trường ĐH. Để có được kết quả thực trạng về tích hợp GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT tôi tiến hành điều tra bằng phiếu với 3 đối tượng: HS THPT, SV năm thứ tư Khoa Địa lí ĐH Đồng Tháp và GV giảng dạy địa lí THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và một số tỉnh lân cận. Kết qủa cụ thể: * Đối với HS THPT - Nhận thức về BĐKH Hầu hết, HS đã có kiến thức khá tốt về vấn đề BĐKH như 74.0% biết được loại khí Dioxit Carbon bị cáo buộc là khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất, 95.1% biết được các biểu hiện của BĐKH toàn cầu và 63.3% biết được rằng trong những nguyên nhân gây ra BĐKH thì 90% là do con người và 10% là do tự nhiên. Nhận thức của HS về vấn đề BĐKH và tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT, 88.9% HS cho rằng nhiệt độ Trái đất đang nóng lên, 97.6% nhận thức được rằng băng tan ở hai cực sẽ nhấn chìm một số quốc gia cũng như biết được những đối tượng sẽ dễ bị tổn thương nhất trước ảnh hưởng của BĐKH. Mặt khác, HS cũng đã nhận thức được những thay đổi của môi trường hiện nay. Theo ý kiến của HS thì ở Đồng Tháp hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiểm, ngay ở môi trường sống của HS thì 58.1% cho rằng đã bị một vài ảnh hưởng nhỏ do ảnh hưởng của BĐKH, 22.2% cho rằng môi trường bị ảnh hưởng nhiều và 18.5% bị ảnh hưởng rất nhiều. Do sống ở khu vực ĐBSCL - là khu vực ở nước ta sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu nên hầu hết HS đều nhận thức được đồng bằng sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Ngoài 31 ra, có 60% ý kiến cho rằng Hoa Kì, Tây Âu và Trung Quốc là quốc gia và khu vực phát ra khí thải nhiều nhất, điều này hoàn toàn hợp lí với tình hình thực tế hiện nay. - Về thái độ của HS trước vấn đề về môi trường cũng như vấn đề BĐKH Thực tế cho chúng ta thấy HS ở các trường THPT đã quan tâm tới vấn đề môi trường với các mức độ khác nhau: thỉnh thoảng (43.2%), thường xuyên (46.9%) và rất thường xuyên (9.9%).Hầu hết, nguồn thông tin chính của các HS về vấn đề môi trường là từ thời sự, phóng sự (80.3%), sách báo (6.2%) và các thông báo của tổ chức dân phố (4.9%), các nguồn khác chiếm 8.6%. Mặt khác, các chương trình ti vi, tạp chí yêu thích của HS cũng đề cập đến vấn đề BĐKH tương đối nhiều (53.2%), rất nhiều (18.5%). Trong những tiết học Địa lí, mức độ mà HS THPT được tìm hiểu những kiến thức về BĐKH thì: thỉnh thoảng (67.9%), thường xuyên (25.9%) và rất thường xuyên (1.2%). Vấn đề BĐKH còn khá mới mẻ trong nhiều trường THPT cho nên mức độ mà HS đươc tìm hiểu về BĐKH như vậy cũng đã là một tín hiệu đáng mừng. - Giải pháp về ứng phó và thích nghi với BĐKH Hầu hết các HS của chúng ta đã có nhiều hành động để bảo vệ môi trường xung quanh như: không vứt rác bừa bãi (40.7%), tuyên truyền và nhắc nhở người khác có ý thức bảo vệ môi trường (34.6%), tích cực trồng nhiều cây xanh (17.3%) và tiết kiệm điện (7.4%). Bên cạnh đó, để giảm hàm lượng CO2 trong không khí HS đã lựa chọn giải pháp tích cực trồng rừng (54.3%), sử dụng năng lượng sạch (18.5%), hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên (1.2%) và lựa chọn tất cả các giải pháp trên là 26.0%. Để khắc phục sư nóng lên toàn cầu hiện nay thì tôi đã đưa ra một câu hỏi mở để cho HS đưa ra những biện pháp theo ý kiến của mình và theo ý kiến của HS thì cần: tích cực trồng rừng, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm điện, bảo vệ và tuyên truyền ý thức mọi người cùng tham gia, sử dụng năng lượng sạch, xây dựng các nhà máy xử lí các chất thải trước khi thải ra môi trường, hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vât, hạn chế sử dụng túi ni lon, khai thác tài nguyên một cách hợp lí,... hay ý kiến đưa ra “theo em, mọi người hãy cùng chung tay góp sức để bảo vệ môi trường, có trách nhiệm đối với môi trường vì đó là nơi ta sinh sống cũng như thế hệ tương lai của chúng ta. Hãy làm những gì mình có thể để bảo vệ môi trường vì bảo vệ nó chính là tự bảo vệ mình.”… 32 - Ý kiến của HS về vấn đề tích hợp GDBĐKHTC vào tiết học Địa lí Thông qua nội dung hỏi về tích hợp GDBĐKHTC vào tiết dạy học địa lí hầu như HS đều trả lời chưa được GV tích hợp vào trong bài học, còn GDMT thì được GV tích hợp thực hiện thường xuyên, liên tục. Song khi đề cập đến các nội dung BĐKH đã được GV nhắc đến trong bài học địa lí chưa thì đại đa phần HS trả lời là có. Như vậy, vấn đề ở đây chính là GV đã tiến hành GDBĐKHTC song chưa tích hợp thực sự cụ thể HS vẫn nhầm lẫn với GDMT. Khi được hỏi về nội dung nếu được tích hợp GDBĐKHTC thì 51.9% lựa chọn tự nhiên, 30.9% lựa chọn dân cư - xã hội và 17.2% lựa chọn kinh tế. Về phương pháp để tích hợp một cách phù hợp thì 40.7% chọn phương pháp thảo luận, 38.3% lựa chọn phương pháp thuyết trình, 11.1% lựa chọn phương pháp khác và 9.9% lựa chọn phương pháp đàm thoại. Như vậy, cho chúng ta thấy HS khá năng động khi lựa chọn phương pháp để tích hợp GDBĐKHTC trong các tiết học Địa lí bởi phương pháp thảo luận và phương pháp thuyết trình là những phương pháp rất tích cực để phát huy năng lực của HS cũng như hiệu quả trong tiết dạy. Qua đây, cho chúng ta thấy rằng HS đã quan tâm tới vấn đề về môi trường ở các mức độ khác nhau thông qua các tài liệu, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng… HS đã có những hiểu biết khá cơ bản về vấn đề BĐKH và nhận thức khá đúng đắn về những ảnh hưởng, tác động của BĐKH tới con người cũng như môi trường sống của HS hiện nay. Trong các tiết học Địa lí, HS đã được thầy (cô) đề cập đến vấn đề GDBĐKHTC vào bài học và nội dung tích hợp mà HS thích nhất là tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội cùng với các phương pháp tích cực như thảo luận, thuyết trình…. Để bảo vệ môi trường nói chung, ứng phó và thích nghi với sự nóng lên toàn cầu hiện nay, HS đã đưa ra đươc những biện pháp nhất định nhằm bảo vệ môi trường. Đây chính là những tín hiệu đáng mừng để môn Địa lí ngày càng phát huy hiệu quả vai trò của mình trong việc GDMT nói chung và GDBĐKHTC nói riêng. * Đối với GV giảng dạy địa lí THPT. Tôi tiến hành khảo sát bằng phiều và phỏng vấn các GV dạy địa lí với thâm niên nghề nghiệp từ 1-20 năm về vấn đề tích hợp GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT thu được kết quả cụ thể như sau: - Về kiến thức của GV về vấn đề BĐKH: 33 Nhìn chung, GV ở các trường THPT đã có các hiểu biết nhất định về vấn đề BĐKH toàn cầu. Tuy nhiên, hầu hết các GV vẫn cho rằng khí Đioxid carbon góp phần 70% trong hiện tượng nhà kính. Mặt khác, những câu hỏi liên quan đến kiến thức về BĐKH còn bỏ trống (không đánh) khá nhiều. - Nhận thức về BĐKH và GDBĐKHTC Hầu hết GV ở các trường THPT đều đã có nhận thức rất đúng đắn về vấn đề BĐKH cũng như GDBĐKHTC. Các GV đều nhận thức được tác động mạnh mẽ của BĐKH sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất tới khu vực đồng bằng cũng như tác động của hiện tượng nước biển dâng. 100% GV lựa chọn những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước ảnh hưởng của BĐKH là nông dân, người già, trẻ em, phụ nữ và các dân tộc thiểu số ở miền núi. Theo ý kiến của các thầy (cô) thì tích hợp GDBĐKHTC vào chương trình Địa lí hiện nay là vấn đề rất cấp thiết (53%), cấp thiết (29.4%) và chưa cấp thiết (17.6%). Điều này cho chúng ta thấy GV ở các trường THPT đã thực sự nhận thức được vai trò của GDBĐKHTC cho HS. Mặt khác, chính yếu tố gia đình, ngoài xã hội và các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ tích cực đối với môi trường của HS. Đại đa số GV cũng đã nhận thức được vai trò của mình, bản thân các thầy (cô) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới GDBĐKHTC cho HS ở các trường THPT. - Thái độ của các thầy (cô) trước vấn đề BĐKH và GDBĐKHTC Đa phần các GV đã thật sự quan tâm tới vấn đề BĐKH (70.6%), một số GV quan tâm tới vấn đề này rất thường xuyên (29.4%). Một tín hiệu đáng mừng là trong 29.4% GV quan tâm thường xuyên tới vấn đề BĐKH và GDBĐKHTC thì không chỉ có những GV có thâm niên trẻ (từ 2 – 3 năm) mà còn có những GV có thâm niên cao (8 - 10 năm). Các thầy (cô) quan tâm tới vấn đề này chủ yếu thông qua các tài liệu như: sách, báo (35.3%), ti vi (47.1%) và Internet (17.6%). Tuy nhiên, do vấn đề này còn khá mới mẻ ở nhiều trường THPT cho nên tài liệu của các thầy (cô) hiện nay còn hạn chế (88.2%), do đó, đây là khó khăn không nhỏ khi tiến hành GDBĐKHTC ở trường THPT. Bên cạnh đó, vẫn có các dấu hiệu đáng mừng, có 5,9% GV biết được nhiều nguồn cung cấp tài liệu BĐKH có giá trị như tài liệu truyền thống và tài liệu số. - Hành động cụ thể để ứng phó và thích nghi với GDBĐKHTC Hầu hết, trước thách thức của BĐKH toàn cầu các GV đã quan tâm đến kiến thức về BĐKH và bước đầu đã bổ xung vào vào trong bài dạy của mình (70.6%) và sẽ 34 là những GV gương mẫu trong việc thực hiện các chương trình tuyên truyền về BĐKH do các tổ chức tổ chức (17.6%), chỉ có một phần nhỏ (11.8%) tuyên truyền cho bạn bè, người thân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường và không ngừng tìm hiểu thông tin, kiến thức về BĐKH. Theo ý kiến của các đối tượng được hỏi thì GDBĐKHTC cần được đẩy mạnh theo chiến lược là tích hợp, lồng ghép vào chương trình giáo dục và trong điều kiện của nước ta hiện nay, cần tiến hành GDBĐKHTC ở trong hoạt động dạy học nội và ngoại khóa. Mặt khác, hầu hết các GV đều lựa chọn cả 3 nội dung: kinh tế, tự nhiên và dân cư – xã hội để tích hợp, đặc biệt là nội dung địa lí tự nhiên trên phạm vi thế giới, châu lục và khu vực, quốc gia. Để tích hợp GDBĐKHTC vào bài dạy một cách hiệu quả, thầy (cô) còn băn khoăn vì những khó khăn để lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp (52.9%), hình thức tổ chức dạy học phù hợp (23.5%), phương tiện dạy học đầy đủ (17.7%), ý kiến khác chỉ có 5.9%. - Hiệu quả khi tích hợp GDBĐKHTC vào bài học địa lí THPT Việc đề cập GDBĐKHTC vào các tiết học như hiện nay có thể coi là một dạng tích hợp và được sự hưởng ứng cao của người học (70.6%), tốt (23.5%) và bình thường (5.9%). Không khí tiết học khi tích hợp thường hào hứng, sôi nổi (76.4%), không tích cực lắm (11.8%) và bình thường (11.8%). Như vậy chúng ta thấy, tích hợp GDBĐKHTC vào bài dạy mới chỉ đạt hiệu quả khá chứ chưa cao. HS chưa thực sự tích cực khi được tích hợp GDBĐKHTC vào tiết học. - Những thuận lợi và khó khăn mà GV gặp phải khi tích hợp GDBĐKHTC 100% GV đều nhận thấy lợi thế của việc tích hợp GDBĐKHTC là nội dung của môn Địa lí rất gần gũi với môi trường sống cũng như vấn đề BĐKH cho nên đây chính là một cơ hội lớn mà môn Địa lí cần phải nắm bắt. Bên cạnh những thuận lợi thì để chuẩn bị cho một tiết dạy có tích hợp GDBĐKHTC, các GV đều cho rằng thiếu tài liệu, phương tiện dạy học (41.2%), lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp (29.4%) và khó khăn để lựa chọn hình thức tổ chức dạy hoc phù hợp (23.4%). Một khó khăn cụ thể mà GV gặp phải chính là khả năng áp dụng GDBĐKHTC khi chưa có được sự quan tâm cần thiết của ngành, do đó rất có các chiến dịch được thực hiện đồng bộ trong ngành giáo dục nói chung và môn địa lí nói riêng để GDBĐKHTC như tập huấn, cung cấp tài liệu và các phương tiện GDBĐKHTC có hiệu quả… 35 Do vấn đề BĐKH còn khá mới mẽ đối với nhiều trường THPT nên nhìn chung, kiến thức về BĐKH và GDBĐKHTC của GV phong phú, hầu hết các GV ở các trường THPT đều có những nhận thức rất đúng đắn về vấn đề BĐKH toàn cầu cũng như quan tâm tới vấn đề tích hợp GDBĐKHTC vào tiết dạy của mình với các nội dung như kinh tế, tự nhiên và dân cư - xã hội, trong đó nội dung tự nhiên được tích hợp nhiều nhất. Trong khi tích hợp GDBĐKHTC vào tiết dạy, hầu hết các GV đã liên hệ thực tế và biết được lợi thế của môn Địa lí để tích hợp GDBĐKHTC vào tiết dạy một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho một tiết dạy có tích hợp thì còn gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài liệu, lựa chọn hình thức, nội dung và phương pháp phù hợp cũng như còn thiếu phương tiện dạy học để phù hợp với tiết dạy có liên quan tới vấn đề BĐKH. Đặc biệt, hiện nay GV rất cần có được các cơ chế, chính sách và sự quan tâm của ngành trong vấn đề GDBĐKHTC như tập huấn thường niên, cung cấp tài liệu… Nhà trường chính là nơi có khả năng tham gia vào quá trình làm chậm sự BĐKH. Giáo dục nhận thức, thái độ tạo cho những công dân tương lai có hành vi ứng phó và thích nghi với BĐKH ngay trong nhà trường là biện pháp ứng phó rẻ nhất, hiệu quả nhất, điều này lại càng quan trọng hơn đối với môn học Địa lí. Do đó, GDBĐKHTC trong nhà trường ngày càng cần phát huy hiệu quả hơn nữa để nâng cao vai trò của mình và giúp cho thế hệ trẻ thích ứng với BĐKH, hạn chế thái độ bi quan ở HS trước nguy cơ và thách thức của BĐKH. * Đối với SV năm thứ tư Trường ĐH Đồng Tháp Thông qua quá trình tiếp cận và điều tra bằng phiếu với SV năm thứ tư (84 SV )ở Khoa Địa lí trường ĐH Đồng Tháp . Đặc điểm của SV đã tích lũy đủ khối lượng trên 90% kiến thực chuyên môn và phương pháp dạy học chuẩn bị tiếp cận với trường THPT thông qua quá trình tập giảng và thực tập, vì vậy vấn đề tích hợp BĐKH vào bài học địa lí đã được quan tâm. Kết quả : - Về nhận thức 100% SV nhận thức được các kiến thức về BĐKH thông qua các hoạt động tích lũy kiến thức trong trường ĐH và tự học của mình. 87% SV còn có sự nhầm lẫn giữa các kiến thức về BĐKH và môi trường, chính vì vậy số lượng này cũng nhầm lẫn giữa GDBĐKHTC và GDMT qua môn địa lí. 36 SV hiểu được các biểu hiện và hậu quả của BĐKH khí hậu, đồng thời ý thức được khả năng “chống trả” lại các biểu hiện của BĐKH là không thể chỉ thích nghi và ứng phó với các hiện tượng BĐKH diễn ra mà thôi (98% SV ) - Về hành động trước trước vấn đề BĐKH và GDBĐKHTC Hành động của SV trước vấn đề BĐKH đã và đang diễn ra, hầu hết SV ý thức được hành động của mình được thể hiện dưới 2 góc độ: hành động trực tiếp tham gia vào bảo vệ môi trường, thích nghi với BĐKH như trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh nơi ở và học tập đồng thời không ngừng tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường và BĐKH (78% SV ). Đồng thời, dưới vai trò là một GV địa lí trong tương lai rất cần thiết phải GDBĐKHTC thông qua quá trình giáo dục trên lớp, thông qua các bài học địa lí dưới hình thức tích hợp(86% SV ). Thông qua nội dung này cũng thể hiện sự lúng túng của SV trong vấn đề phân biệt GDMT và GDBĐKHTC vì có đến trên 65% SV khẳng định đã tiến hành GDMT rồi, nếu tiến hành GDBĐKHTC nữa sẽ làm cho bài học địa lí trở lên quá tải. Khi được hỏi về nội dung GDBĐKHTC SV đã xác định được nội dung địa lí tự nhiên là kinh tế xã hội là phù hợp (89% SV ). GDBĐKHTC có hiệu quả rất cần thiết áp dụng các phương pháp dạy học phát huy chủ thể nhận thức của người học như thảo luận, khảo sát điều tra, tham quan thực tế, tranh luận…(75% SV ). Có khoảng 45% SV cho rằng GDBĐKHTC là vấn đề khá mới vì vậy nhất thiết phải sự dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại gợi mở là hợp lí. GDBĐKHTC là vấn đề mới nên 90% SV đồng ý phải sử dụng các phương tiện dạy học để giáo dục. Các phương tiện được SV lựa chọn là: thí nghiệm địa lí, tranh ảnh, các đoàn videoclip về BĐKH … - Về thuận lợi khó khăn và hướng giải quyết khi GDBĐKHTC qua môn địa lí ở trường phổ thông SV đã thể hiện được thái độ và nhận thức của mình về vấn đề BĐKH thông qua 96,5% SV cho biết đã đề cập đến tích hợp GDBĐKHTC trong các giáo án đề tập giảng cũng như sẽ thực tập của mình. Tuy nhiên, khó khăn SV gặp phải tương đối giống nhau 79,3% SV gặp khó khăn về mặt điều phối thời gian khi vứa đảm bảo các kiến thức địa lí lại vừa đảm bảo GDBĐKHTC có hiệu quả. 20,7% còn là lựa chọn chỉ nhắc qua chứ không tập 37 trung vào GDBĐKHTC. Khó khăn của SV không chỉ ở nội dung, với kinh nghiệm và tay nghề hạn chế khó khăn còn gặp phải chính là lên kế hoạch dạy học cho phù hợp như lựa chọn phương pháp, hình thức GDBĐKHTC còn rất lúng túng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GDBĐKHTC qua các giáo án của SV( 73,9% SV ) Để giải quyết các khó khăn này, hầu hết SV rất cần một tài liệu định hướng GDBĐKHTC có hiệu quả để SV tham khảo trong quá trình soạn bài. Khi soạn bài và giảng dạy tích hợp GDBĐKHTC SV không chỉ tăng cường nhận thức về BĐKH cho bản thân mà còn cẩm thấy rất tự hào vì góp phần GDBĐKHTC cho thế hệ trẻ trong tương lại hoàn thiện hơn có khả năng thích nghi và ứng phó với BĐKH. Như vậy, với SV năm cuối trước ngưỡng cửa trở thành GV - rất có ý thức trong vấn đề GDBĐKHTC và tiếp cận với GDBĐKHTC thông qua các bài soạn và giảng đầu đời của mình. Tuy còn chưa hoàn thiện nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng trước một thế hệ GV có trách nhiệm với bản thân, HS và cộng đồng về BĐKH. SV còn gặp nhiều khó khăn trong định hướng GDBĐKHTC vì nhiều vấn đề, nhưng đây không phải là không thể giải quyết khi trở thành các GV thực thụ. 38 CHƯƠNG 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU QUA MÔN ĐỊA LÍ THPT 2.1 Khái niệm tích hợp GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT Từ một số quan niệm về tích hợp, GDBĐKH cùng với quá trình nghiên cứu, tôi đã xây dựng cho mình khái niệm về tích hợp GDBĐK trong chương trình Địa lí: Tích hợp GDBĐKHTC là sự lồng nghép nội dung BĐKH vào nội dung bài học Địa lí một cách thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau giúp cho người học hiểu và biết được những kiến thức, kĩ năng liên quan đến BĐKH, đồng thời khuyến khích HS thay đổi thái độ và hành vi cần thiết để giảm thiểu tác động của BĐKH, đưa thế giới phát triển bền vững. Từ sự khác biệt giữa GDMT và GDBĐKHTC cho nên khi tích hợp GDBĐKHTC vào tiết dạy sẽ có sự khác biệt mà điều căn bản là ở tích hợp GDBĐKHTC sẽ giáo dục cho người học khả năng ứng phó và thích nghi. 2.2. Mục tiêu tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT GDBĐKHTC trong nhà trường phổ thông là một việc làm rất cần thiết để trang bị cho HS những khái niệm, hiểu biết về BĐKH, mối quan hệ giữa môi trường và con người. BĐKH tác động rất lớn lên tất cả các đối tượng, khu vực và quốc gia khác nhau nên nội dung GDBĐKHTC cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, riêng đối với HS THPT tích hợp GDBĐKHTC nhằm: - Về kiến thức: Giáo dục cho HS có nhận thức đầy đủ những biểu hiện, diễn biến và nguyên nhân chính của BĐKH. Đó là sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu, sự dâng cao mực nước biển, sự thay đổi các thành phần chất lượng không khí, sự xuất hiện của nhiều hiện tượng thiên tai thất thường,…nguyên nhân của những diễn biến (nguyên nhân tự nhiên, nguyên nhân nhân tạo). Mục tiêu về kiến thức sẽ đạt hiệu quả cao khi GV biết lựa chọn các địa chỉ phù hợp với những kiến thức về BĐKH thông qua nội dung địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội - Về kĩ năng: HS sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin về vấn đề môi trường nói chung, BĐKH nói riêng thông qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, HS sẽ là những bạn trẻ quan tâm thật sự tới vấn đề môi trường. - Về thái độ - hành vi: HS có thái độ nhận thức đúng đắn, từ đó hành động hợp lí trước các biểu hiện của BĐKH . Có ý thức bảo vệ môi trường và sẵn sàng ứng phó 39 trước nguy cơ và thách thức của BĐKH. Mặt khác, thông qua GDBĐKHTC sẽ hạn chế cách nhìn bi quan của HS và thích nghi với các điều kiện sống khi BĐKH diễn ra. 2.3. Mức độ tích hợp GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT KTĐL -KTBĐKH KTĐL KTĐL KTBĐKH KTBĐKH Mức độ 1: Toàn phần Mức độ 2: Bộ phận Ghi chú: KTĐL: Kiến thức địa lí Mức độ 3: Liên hệ KTBĐKH: Kiến thức về biến đổi khí hậu Sơ đồ 1: Các mức độ tích p GDBĐKHTC Như vậy, việc tích hợp giáo dục về BĐKH được triển khai ở ba mức độ sau: - Mức độ toàn phần (toàn bài): mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương trong SGK của môn học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục về BĐKH. - Mức độ bộ phận (một phần bài học): chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung của giáo dục về BĐKH. - Mức độ liên hệ (liên hệ với các kiến thức liên quan): bài học có điều kiện liên hệ một cách lôgic với các kiến thức, các vấn đề của giáo dục về BĐKH. [17] Đây cũng là ba mức độ mà tích hợp GDMT sử dụng rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong tích hợp GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT mức độ tích hợp toàn phần ít được sử dụng và ít có cơ hội sử dụng. Thật vậy, ngay trong GDMT đã có sự tích hợp GDBĐKHTC, chính GDMT đã góp phần hạn chế những ảnh hưởng do tác động của BĐKH gây nên bằng những biện pháp như sử dụng năng lượng hợp lí, trồng cây xanh,… Tuy nhiên, chúng ta không nhầm lẫn giữa GDMT và GDBĐKHTC thì nội dung về BĐKH chỉ chứa đựng ở một số nội dung trong bài dạy mà cụ thể là nó chỉ được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài nội dung nhỏ trong bài. Vì vậy, người dạy cần biết lựa chọn “địa chỉ” phù hợp để tích hợp một cách hiệu quả và khoa học. 40 So với nội dung GDMT thì GDBĐKHTC ở nước ta hiện nay chưa được coi là một nội dung học cụ thể mà nó mới chỉ là một phương pháp tiếp cận, lồng ghép trong tổng thể các môn học, trong đó môn Địa lí có rất nhiều cơ hội. Do vậy, mức độ tích hợp chủ yếu vẫn là “mức độ bộ phận” và “mức độ liên hệ” 2.4. Nguyên tắc tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT Tích hợp BĐKH vào chương trình địa lí THPT tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tích hợp vào dạy học địa lí được xây dựng trên nguyên tắc giáo dục và đặc trưng của GDBĐKHTC. Từ đó tôi xây dựng các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Không biến tính đặc trưng môn Địa lí, không biến tính bài địa lí thành bài GDBĐKHTC - Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung GDBĐKHTC thông qua nội dung Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, nhưng vẫn đảm bảo tập trung vào những chương mục nhất định, không tràn lan tùy tiện. - Nguyên tắc 3: Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và các kinh nghiệm thực tế HS đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để cho HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí. - Nguyên tắc 4: GDBĐKHTC qua môn địa lí ở trường THPT cần tập trung vào năng lực hành động và hình thành thái độ nhận thức đúng đắn ở học sinh lứa tuổi thiếu niên. Vì vậy, ưu tiên phát triển năng lực ứng phó và thích nghi cho HS trong vấn đề GDBĐKHTC qua môn địa lí. 2.5. Cách thức tích hợp 2.5.1. Địa chỉ và nội dung tích hợp Nội dung SGK Địa lí THPT bao gồm ba phần chính là địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế đại cương, địa lí châu lục và các quốc gia trên thế giới, địa lí Việt Nam đây là điều kiện khá thuận lợi để tích hợp GDBĐKHTC vì BĐKH không chỉ liên quan mật thiết với địa lí tự nhiên mà ngay cả địa lí kinh tế, chính những hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động công nghiệp đã tác động rất lớn tới BĐKH toàn cầu. Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã xác định những bài cụ thể để tích hợp với các mức độ khác nhau. Do giới hạn nên tôi chỉ đưa ra một số ví dụ điển hình, địa chỉ và nội dung tích hợp sẽ còn tiếp tục ở phần phụ lục [1-3] 41 TT TÊN BÀI MỨC ĐỘ TÍCH HỢP NỘI DUNG BÀI HỌC NỘI DUNG GDBĐKHTC II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái đất 1 Bài 11. Khí Toàn quyển bài - Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC  Phương pháp + Thảo luận (toàn lớp) 1. Bức xạ và nhiệt độ không + Báo cáo khí - Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, N2O, hơi nước,… nhưng đặc biệt quan trọng là khí điôxit cácbon (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và chuyển đổi sử dụng - Vận dụng các đất. nhân tố này để giải thích sự khác nhau - Hiện tượng hiệu ứng nhà kính. về nhiệt độ ở một 2. Sự phân bố nhiệt độ của số khu vực trên thế không khí trên Trái đất giới. - Trong hơn 50 năm qua, nhiệt độ ở các lục địa (trừ Nam cực đã tăng lên đáng kể).  Phương tiện + Video về hiện ứng nhà kính + Một số hình ảnh về hạn hán thời tiết khắc nghiệt ở môt số nơi trên Trái đất và các loại sinh vật khó thích nghi khi nhiệt độ tăng cao.  Tiến trình hoạt động Hoạt động 1: (sử dụng khi dạy mục 1) - GV: Hiện nay, vấn đề BĐKH đang là vấn đề nóng, trong đó hiệu ứng nhà kính là một trong những hiện tượng ảnh hưởng nghiêm trọng tới bầu khí quyển. Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng này? Biểu hiện như thế nào? Bước 1: Chuẩn bị thảo luận: GV yêu cầu HS thảo luận theo - Bằng chứng quan sát được từ nhóm. tất cả các châu lục và hầu hết các đại dương chỉ ra rằng, nhiều hệ Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm (trả lời câu hỏi về hiệu 42 thống tự nhiên đang bị ảnh ứng nhà kính) hưởng bởi BĐKH, đặc biệt là Bước 3: Tiến hành thảo luận nhiệt độ tăng cao. - HS thảo luận (trao đổi, bàn bạc, phân tích vấn đề) trong thời gian 3 phút - GV uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh đúng hướng thảo luận Bước 4: Tổng kết thảo luận + Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp nêu các ý kiến khác với kết quả thảo luận của nhóm nếu có hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn. - GV tổng kết: cho HS xem video về hiệu ứng nhà kính và giải thích cho HS hiểu rõ hơn. Hoạt động 2: (sử dụng khi dạy mục 2) - GV đưa ra vấn đề: “sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm do ảnh hưởng của BĐKH” - HS: Sau khi đã chuẩn bị bài báo cáo của mình, đại diện các nhóm lên báo cáo bài làm của mình. Thời gian 4 phút. - GV: Nhận xét, chuẩn xác kiến thức và cho điểm. 2 Bài 29. Địa lí Bộ ngành chăn phận nuôi - Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của các ngành chăn nuôi. * Ngành thủy sản trong những  Phương pháp: Thảo luận, tranh luận năm trước đây khá phát triển.  Phương tiện: Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên + 1 đoạn video về hoạt động sinh hoạt có sử dụng thủy sản và hoạt động đánh bắt gặp rất nhiều khó khăn. 43 - Trình bày được - Thuận lợi vai trò của ngành + Có thêm diện tích nước mặt để trồng rừng, tình nuôi trồng thủy hải sản. hình trồng rừng - Khó khăn: - Trình bày được vai trò của thủy + Một số loài không thích nghi sản, tình hình nuôi được với điều kiện sống. trồng thủy sản. + Rừng ngập mặn thu hẹp sẽ ảnh hưởng tới một số loài sinh vật. + sinh thái nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyển thể hai vỏ (ngao, sò, trai,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. + 1 bản đồ nông nghiệp thế giới.  Tiến trình hoạt động: - Bước 1: Chuẩn bị thảo luận: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, trong mỗi nhóm chia ra thành 2- 3 nhóm nhỏ. - Bước 2: GV cho HS xem đoạn video về hoạt động sinh hoạt có sử dụng thủy sản và hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, kết hợp với bản đồ nông nghiệp thế giới để giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: + Nhóm 1: Thông qua đoạn video vừa xem, hãy trình bày vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản. + Nhóm 2: Dựa vào bản đồ nông nghiệp thế giới, hãy trình bày vai trò của ngành thủy sản. - Bước 3: Tiến hành thảo luận theo nhóm nhỏ, sau đó các nhóm + Nguồn thức ăn của một số loài nhỏ tổng kết lại để đưa ra kết quả chung. sinh vật bị suy giảm. - Bước 4: Tổng kết thảo luận Hai nhóm cử đại diện một thành viên trong nhóm trình bày kết quả, các ý kiến bổ sung nếu có. GV nhận xét và chuẩn kiến thức Sau đó, GV đưa ra vấn đề: “Hiện nay, hiện tượng BĐKH với hiện tượng nước biển dâng làm cho diện tích mặt nước tăng lên, điều này gây thuận lợi hay khó khăn cho ngành nuôi trồng thủy sản? Tại sao?” - HS: Tranh luận vì có nhiều ý kiến khác nhau - GV: Những HS có ý kiến “thuận lợi” sẽ di chuyển chổ ngồi sang bên phải lớp học, những HS có ý kiến “gây khó khăn” sẽ 44 di chuyển chổ ngồi sang bên trái lớp học. - HS: Trao đổi ý kiến với nhau và trình bày cho toàn lớp nghe quan điểm của mình : “tại sao lại gặp thuận lợi?”, “tại sao lại gây khó khăn?” - GV: Từ quan điểm khác nhau của hai nhóm GV đi đến khẳng định: Ngành thủy sản trong những năm trước đây khá phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên gặp rất nhiều khó khăn. - GV lí giải cụ thể: mặc dù nước biển dâng lên, diện tích nước mặt tăng lên sẽ đồng nghĩa rằng có thêm diện tích để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hệ lụy mà nó mang lại vô cùng khó khăn cho ngành nuôi trồng thủy sản. I. Môi trường 3 Bài 41. Môi trường và tài Bộ nguyên thiên phận nhiên - Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững  Phương pháp: trò chơi - Con người tác động vào tự  Phương tiện: Các mảnh giấy nhỏ, Video về BĐKH nhiên một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên một cách có ý  Tiến trình hoạt động thức, làm biến đổi tự nhiên ở Bước 1: GV chia hai dãy thành hai đội khác nhau. quy mô ngày càng lớn và ngày Bước 2: Cho HS xem một đoạn video dài 05’ thể hiện những càng sâu sắc. hành động tiêu cực của con người tới môi trường, hậu quả và - Tác động của con người tới các biện pháp để bảo vệ môi trường. môi trường vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực, Bước 3: Sau khi xem xong đoạn video trong đó BĐKH cũng là hậu quả - GV yêu cầu HS ghi những hình ảnh mà mình thấy được trong do con người gây nên. đoạn video theo nội dung: - Theo báo cáo mới nhất của + Những hành vi của con người Liên hợp quốc, có nhiều nguyên 45 nhân gây ra hiện tượng BĐKH + Những hậu quả trong đó 90% là do con người, + Những biện pháp. 10% là do tự nhiên. - HS ghi ý kiến của mình vào những tấm giấy nhỏ và chạy lên bảng ghim vào phần bảng của đội mình Bước 4: Sau khi không còn ý kiến nữa, GV kiểm tra các ý kiến đúng và tính điểm. Đội nào có nhiều ý kiến đúng sẽ dành chiến thắng. Bảng 2.3.1. Địa chỉ và nội dung tích hợp (kèm theo các phụ lục 1-3) 46 2.5.2 Phương pháp tích hợp GDBĐKHTC Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học nhưng không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng vào tích hợp giáo dục BĐKH, ở đây này tôi sẽ đề xuất những phương pháp có thể áp dụng một cách hiệu quả nhằm mục đích GDBĐKHTC qua môn Địa Lí THPT như: phương pháp thảo luận, tranh luận, dạy học theo dự án, đóng vai, nêu và giải quyết vấn đề, động não, khảo sát – điều tra...[8] Các phương pháp này hầu hết là các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học thích hợp để tích hợp GDBĐKHTC vì: - Trong những phương pháp này, người học chính là chủ thể của hoạt động sẽ được cuốn hút vào những hoạt động do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó HS được tự lực khám phá những vấn đề mà mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn. - Tăng cường các bài tập hoạt động độc lập (GV chỉ là người khởi xướng và quan sát) của HS mà mục đích là rút ra và ghi nhớ các kiến thức được biểu hiện ở nguồn này hay nguồn khác. - Một số phương pháp như thảo luận, tranh luận, dự án, đóng vai,… sẽ huy động được kiến thức của nhiều người, do vậy vấn đề đặt ra sẽ được giải quyết một cách cụ thể. - Một chứng minh rất hay rằng: “tôi nghe - tôi quên”, “tôi nhìn - tôi nhớ”, “tôi làm - tôi hiểu”. Khi GV yêu cầu HS nghiên cứu các vấn đề BĐKH ở địa phương, môi trường ở địa phương (thông qua phương pháp lập dự án, khảo sát điều tra),… chính các em sẽ tự mình nghiên cứu và giải quyết được vấn đề của mình, điều này không chỉ giúp các em ghi nhớ những kiến thức liên quan tới vấn đề BĐKH mà còn hiểu biết rõ về nó. - Vấn đề BĐKH là vấn đề toàn cầu đang lo ngại, những phương pháp tích cực tạo điều kiện cho các em hoạt động tập thể để thấy vai trò của tập thể, của cộng đồng mới ứng phó được hậu quả của BĐKH. 2.5.2.1 Phương pháp thảo luận [8, Tr.48-53] a. Khái niệm: Là phương pháp trong đó HS mạn đàm, trao đổi với nhau xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức. b. Các hình thức thảo luận: - Thảo luận nhóm nhỏ 47 - Thảo luận cặp đôi - Thảo luận nhóm lớn c. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị thảo luận Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm Bước 3: Tiến hành thảo luận Bước 4: Tổng kết thảo luận VÍ DỤ: Bài 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ ( Địa lí Lớp 10) I. Gia tăng dân số d. Ảnh hưởng của tình hình dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội GV: Để biết được sức ép dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường như thế nào, lớp chúng ta sẽ tiến hành thảo luận. Bước 1: Chuẩn bị thảo luận - GV chia nhóm cụ thể (chú ý cơ cấu HS giỏi, trung bình và các phẩm chất như trầm tĩnh, sôi nổi, khả năng tập hợp ý kiến nhóm của các HS trong mỗi nhóm). Chọn trưởng nhóm và thư kí - Chỉ định vị trí các nhóm Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm; Nhóm 1: Trình bày sức ép dân số tới kinh tế Nhóm 2: Trình bày sức ép dân số tới xã hội Nhóm 3: Trình bày sức ép dân số tới môi trường Bước 3: Các nhóm tiến hành thảo luận nhóm (thời gian 3 phút) - HS thảo luận - GV theo dõi, quan sát, điều chỉnh đúng hướng thảo luận Bước 4: Tổng kết thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. 48 - Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp nêu các ý kiến bổ sung (nếu có) hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn. - GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. Khi nhận xét và chuẩn xác kiến thức của nhóm 3, GV liên hệ tới tác động của sự gia tăng dân số tới vấn đề BĐKH hiện nay. 2.5.2.2 Phương pháp tranh luận [20, Tr.54-56] Trong bài học Địa lí có một số vấn đề có thể làm xuất hiện hai (hoặc nhiều) cách giải quyết khác nhau. GV có thể đưa ra các khả năng giải quyết, sau đó đặt câu hỏi chung cho toàn lớp và lấy ý kiến (bằng cách giơ tay) để phân loại số em theo cách này, số em theo cách khác. Sau đó, GV đặt câu hỏi “tại sao em chọn cách này mà không chọn cách khác?” để HS tranh luận với nhau. Trong quá trình tranh luận, GV nên có sự gợi ý để hướng vào chủ đề chính, không đi quá xa hoặc uốn nắn, sửa chữa kịp thời các ý kiến thiếu chính xác. Kết quả cuối cùng cần có sự khẳng định của GV trên cơ sở giải thích rõ ràng và lí lẽ thuyết phục, kết hợp với ý kiến tổng kết của HS. (Lưu ý: có thể có cách giải quyết vấn đề được nhiều em ủng hộ hơn, nhưng đó chưa phải là cách đúng nhất) VÍ DỤ: Bài 3. Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu (địa lí lớp 11) Dạy mục 2. BĐKH toàn cầu và suy giảm tầng ozon * Phương tiện: 1 đoạn video về tác hại của BĐKH làm nước biển dâng và nhấn chìm một bộ phận đất nổi Các hình ảnh về lỗ thủng tần ozon ở Nam cực. * Tiến trình thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị thảo luận: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, trong mỗi nhóm chia ra thành 2 - 3 nhóm nhỏ (GV đã nhắc HS chuẩn bị tìm hiểu các tư liệu về vấn đề này từ tiết trước). Bước 2: GV cho HS xem đoạn video và các hình ảnh minh họa Bước 3: GV cho HS 2 nhóm đưa ra các ý kiến về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của BĐKH và thủng tầng ozon đối với cuộc sống của con người và có những lý giải minh chứng để bảo vệ ý kiến của mình. Mỗi nhóm cử 1 đại điện là trọng tài lên nghi 49 lại các ý kiến của đội bạn lên bảng. Đảm bảo tranh luận công bằng, không mất trật tự, đoàn kết ở trong lớp. Bước 4: GV trên cơ sở tranh luận của HS và căn cứ nghi bảng của trọng tài để tổng hợp ý kiến và đưa ra nhận xét về vấn đề BĐKH và thủng tầng ozon. 2.5.2.3 Phương pháp nghiên cứu [8, Tr.119] a. Khái niệm: Là phương pháp trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV, tìm hiểu một số vấn đề trong thực tế và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để rút ra kết luận, nêu các giải pháp hoặc đề nghị các biện pháp giải quyết. b. Các bước tiến hành: Bước 1. Xác định vấn đề ( nhận biết, lựa chọn và định danh vấn đề). Bước 2. Đưa ra các giả thuyết Bước 3. Thu thập và xử lí thông tin Bước 4. Kết luận VÍ DỤ: Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN(lớp 10) Sau khi học xong bài học GV: Chia HS ra làm 3 nhóm (ưu tiên cho những HS ở gần nhà nhau) với các số thứ tự tương ứng một loại tài nguyên: nhóm 1: đất, nhóm 2: không khí và nhóm 3: nước. Yêu cầu cụ thể: - Khu vực em sống có bị ô nhiểm đất (không khí, nước) không? Vì sao cho là bị ô nhiểm (không ô nhiểm)? Nguyên nhân ô nhiễm là gì? Hậu quả ra sao? Cần làm gì để hạn chế ô nhiểm? HS: Quan sát tình trạng môi trường tại đia phương mình, tiến hành thu thập dữ liệu (tìm hiểu thông qua báo đài, phỏng vấn người dân hay người thân của các em) sau đó phân loại, phân tích, tổng hợp để đưa ra vấn đề cần quan tâm. Sau quá trình nghiên cứu có kết quả cần nêu ra một số kết luận và kiến nghị. 2.5.2.4 Phương pháp báo cáo [20, Tr.57-59] 50 - Khái niệm: Báo cáo là phương pháp mà trong đó, HS dưới sự hướng dẫn của GV, thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, tư liệu,… trình bày thành bài báo cáo, sau đó trình bày thành báo cáo, sau đó thuyết trình trước nhóm hay toàn lớp. - Phương pháp báo cáo được tiến hành theo các bước: + Chuẩn bị báo cáo: thu thập số liệu, tư liệu,… phù hợp vơi chủ đề được giao (hay tự nhận) + Xây dựng báo cáo + Thuyết trình trước nhóm, lớp. VÍ DỤ Bài 44. ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG (LỚP 12) (tiết 1) Thực hiện chủ đề 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương (tỉnh Đồng Tháp) Khi nghiên cứu thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tai nguyên thiên nhiên đối với đời sống, sản xuất. GV nêu vấn đề ảnh hưởng của BĐKH và đặc biệt là hậu quả của nước biển dâng đến hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân Đồng Tháp . Sau khi GV giao vấn đề: HS thu thập tài liệu liên quan đến BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH và hiện tượng nước biển dâng đến khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng như: biến động thời tiết, các bất thường của mưa, lũ, ảnh hưởng nhiễm phèn, mặn về mùa khô tới hoạt động sản xuất nông nghiêp và các hoạt động kinh tế khác cũng như đời sống con người. HS thu thập tài liệu, hình ảnh và tiến hành viết báo cáo. HS hoàn thành báo cáo và tiến hành báo cáo trước lớp, GV nhận xét và chốt lại các ý chính để hoàn thiện bài báo cáo. 2.5.2.5. Phương pháp lập dự án [20, Tr177-181] a. Khái niệm: Là phương pháp trong đó cá nhân hay nhóm HS thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung môi trường. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kí năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập; cùng với tài liệu và phương tiện, HS đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án. b. Các bước tiến hành: 51 Bước 1. Xác định nhu cầu vấn đề Bước 2. Thiết lập mục tiêu dự án Bước 3. Đưa ra các chiến lược lựa chọn Bước 4. Chọn các chiến lược phù hợp Bước 5. Soạn thảo bản dự án Bước 6. Thông qua bản thảo dự án trong nhóm Bước 7. Điều chỉnh và hoàn thiện dự án. - Một bản dự án thường có các phần chính sau: + Phần tóm tắt: tên dự án, người thực hiện, thời gian, mô tả tóm tắt. + Phần chi tiết: hiện trạng lí do hình thành dự án, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu của dự án, các hoạt động và sản phẩm,… + Phần phụ lục: kế hoạch hành động, các thiết bị và cơ sở vật chất. - Để thực hiện các dự án một cách hiệu quả, người GV phải xem xét kĩ nhiều điều kiện như nội dung bài học, cơ sở vật chất kĩ thuật, thái độ học tập của HS, trình độ nhận thức của HS để đưa ra những dự án phù hợp và hiệu quả. VÍ DỤ: Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đồng Nam Bộ (LỚP 12) (tiết 1) GV đưa ra tên dự án: “Cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do giao thông quá tải ở Thành Phố Hồ Chí Minh” - Trước khi nghiên cứu dự án, có thể trả lời các câu hỏi sau: + Không khí bị ô nhiễm như thế nào? + Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ở đây? + Làm thế nào để ngăn chặn ô nhiễm không khí? + Con người đã đóng vai trò gì trong việc gây ra ô nhiễm không khí và ngăn chặn nó. - HS được phân chia thành các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm tập hợp thông tin: + Các loại xe. 52 + Tần số các loại xe. + Mức tiêu thụ xăng dầu của mỗi loại. + Các chất thải của chúng (khói, bụi, chất thải độc hại,..). - Các nhóm được phân công theo dõi ở chỗ ngã tư đường hoặc tại các trạm bán xăng. Trước khi bắt đầu công việc các nhóm cần chuẩn bị: + Danh sách các loai xe. + Chuẩn bị bảng, giấy, bút ghi chép các thông tin ở vị trí quan sát. - Các nhóm tao đổi thông tin lẫn nhau. - Cả lớp thảo luận về: + Tác động của xe cộ trong việc gây ô nhiễm không khí. + Các biện pháp ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự ô nhiễm. - Đề ra mô hình cải thiện qua tải về giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh để cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trương không khí. 2.5.3. Phương tiện dạy học GDBĐKHTC có những đặc trưng riêng về nội dung, phương pháp và hình thức dạy học chính vì vậy phương tiện dạy học là yếu tố không thể thiểu để đạt mục tiêu về GDBĐKHTC. Có rất nhiều các phương tiện dạy học được sử dụng (bao gồm các phương tiện truyền thống và phương tiện hiện đại) song tất cả các phương tiện này đều là các phương tiện dạy học trực quan, hiện đại và mang tính phổ thông cao như: - Tranh, ảnh về BĐKH. - Video clip về BĐKH. - Bản đồ. - Bảng số liệu tống kê về sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa qua các năm. - Các thí nghiệm Địa lí. 2.5.4. Hình thức tích hợp GDBĐKHTC phù hợp với cả 2 hình thức dạy học nội khóa và dạy học ngoại khóa. Với hoạt động nội khóa được tiến hành giáo dục thông qua các bài học có thể tiến hành trong lớp và ngoài lớp. Tuy nhiên, cũng giống với GDMT, GDBĐKHTC 53 khuyến khích các hình thức cho HS được tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Do đó, các hoạt động ngoại khóa với các chủ đề về BĐKH theo các khối lớp luôn là một hình thức dạy học rất hiệu quả để GDBĐKHTC trong điều kiện phù hợp. - Dạy học nội khoá: những bài học, những hoạt động được ghi cụ thể trong chương trình, trong kế hoạch gọi là hoạt động nội khoá. Có tính chất bắt buộc đối với HS. - Hoạt động ngoại khoá: Những hoạt động không được ghi trong chương trình, kế hoạch, không có tính chất bắt buộc, là sự tự nguyện của HS. Khi tích hợp GDBĐKHTC vào chương trình Địa lí THPT, chúng ta có thể sử dụng một số hình thức ngọa khóa sau: + Tham quan địa lý. + Khảo sát địa phương. + Các hoạt động ngoại khoá còn bao gồm: tổ chức câu bạc bộ, tổ chức triển lãm…Dù là các hình thức nào, thì các hoạt động ngoại khoá về địa lý cũng cần đảm bảo: + Phù hợp với hoàn cảnh học tập của HS (thời gian, vật chất). + Có sự kết hợp chặt chẽ với hoạt động nội khoá. + Buổi hoạt động ngoại khoá được tiến hành có tổ chức, có kỷ luật. + Cần có sự phối kết hợp của GV, nhà trường, địa phương, nơi đến. 2.5.5. Kiểm tra đánh giá Đây là khâu quan trọng trong GDBĐKHTC vì nhờ nó mà chúng ta kiểm tra được hiệu quả khi tích hợp GDBĐKHTC trong chương trình Địa lí, trong đó việc kiểm tra, đánh giá tập trung chủ yếu vào 3 mức độ: nhận thức, thái độ, hành vi. - Mục đích cuối cùng mà người dạy hướng tới là hình thành và phát triển hành vi, năng lực thích ứng với những thách thức của BĐKH”. Vì vậy, người GV sau khi tích hợp GDBĐKHTC vào chương trình Địa lí phải trả lời được những câu hỏi như: HS đã có những kiến thức về BĐKH chưa? (biểu hiện, diễn biến, nguyên nhân và giải pháp). HS có thái độ như thế nào trước nguy cơ và thách thức của BĐKH? HS đã có những hành vi như thế nào nhằm hạn chế ảnh hưởng của BĐKH? Tóm lại, người GV phải kiểm tra, đánh giá một cách hiệu quả để biết được mục đích tích hợp GDBĐKHTC của mình đạt kết quả ở mức độ nào, từ đó có những thay đổi, cải biến,… hợp lí nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 54 2.6. Giáo án minh họa VÍ DỤ 1: (Mức độ tích hợp: liên hệ) BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiết 1) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS phải: 1.Kiến thức - Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới. 2.Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp. 3.Thái độ - Nhận thức được tầm quan trọng của giao thông vận tải đối với phát triển kinh tế - xã hội. và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố giao thông vận tải. 4.Phương pháp - Thảo luận nhóm - Nêu và giải quyết vấn đề 5.Phương tiện - Các hình ảnh minh họa về ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điên lực. - Hình 32.3 và 32.4 phóng to 6.Tiến trình hoạt động 1.Ổn định lớp (1 phút) 2.Bài cũ (4 phút) Câu 1: Trình bày vai trò của ngành công nghiệp? Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp? 3.Vào bài (1 phút) 55 Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ngành công nghiệp rất quan trọng và cần thiết đối với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp 4.Tiến trình hoạt động (35 phút) Hoạt động 1: Dựa vào SGK, một số hình ảnh về công nghiệp khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực, bản đồ hình 32.2 và 32.4, GV sử dụng phương pháp thảo luận để giúp HS trình bày được vai trò, đặc điểm và sư phân bố của một số ngành công nghiệp năng lượng. Thời gian 35 phút 56 Thời Hoạt động của GV gian Hoạt động của HS ?: Ngành công nghiệp năng lượng có 1 vai trò gì? phút ?: Tại sao nói “Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật” Nội dung bài học I. Công nghiệp năng lượng HS: Trả lời - Là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia HS: Trong sự phát triển kinh tế thì năng lượng - Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật luôn đi trước một bước vì nó là cơ sở để thực 1.Khai thác than 3 phút hiện quá trình sản xuất hỗ trợ cho các ngành * Vai trò ?: Ngành công nghiệp năng lượng bao kinh tế khác. - Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện gồm những ngành nào? HS: Gồm có khai thác than, khai thác dầu và kim. công nghiệp điện lực. - Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học, dược GV: Để biết được các ngành công phẩm. nghiệp này có vai trò, trữ lượng, sản * Trữ lượng lượng và phân bố như thế nào lớp 1 chúng ta sẽ tiến hành thảo luận theo phút nhóm. - Ước tính 13000 tỉ tấn, trong đó ¾ là than đá. - Tập trung chủ yếu là bán cầu bắc, đặc biệt là ở các nước Hoa Kì. LB Nga, Trung Quốc,… 57 Bước 1: Chuẩn bị thảo luận * Sản lượng, phân bố - Yêu cầu HS đọc trước nội dung bài Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu vai trò, trữ lượng và - Sản lượng khai thác khoảng 5 tỉ tấn/ năm học 27 phút sản lượng, phân bố của ngành khai thác than. - Ở các nước có trữ lượng than lớn. Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu vai trò, trữ lượng và 2. Khai thác dầu Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sản lượng, phân bố của ngành khai thác dầu. * Vai trò Tại sao dầu là “vàng đen” của nhiều quốc gia. - Rõ ràng, cụ thể - Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu vai trò, trữ lượng và - Yêu cầu nhóm thảo luận sôi nổi gia. sản lượng, phân bố của ngành công nghiệp - Có ghi chép cẩn thận và chọn lọc có điện lực. - Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược - Chia lớp thành 6 nhóm ý kiến. HS: Các nhóm kết hợp với một số hình ảnh về phẩm. công nghiệp khai thác than, khai thác dầu và * Trữ lượng Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm công nghiệp điện lực, bản đồ hình 32.2 và 32 - Ước tính 400 – 500 tỉ tấn. (thời gian 5 phút) để trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực HS: Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga,… nêu ý kiến khác với kết quả thảo luận của * Sản lượng, phân bố nhóm bạn (nếu có), hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn. Bước 4: Tổng kết thảo luận - Sản lượng khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/năm. 3. Công nghiệp điện lực 58 * Vai trò - Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, để dẩy GV: Tổng kết, đi sâu làm rõ các nội mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và đáp ứng đời sống dung nhận thức kèm theo uốn nắn các văn hóa, văn minh của con người. sai sót, sửa chữa lệch lạc, giải đáp * Trữ lượng thắc mắc hoặc làm sảng tỏ thêm các - Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt vấn đề nảy sinh trong quá trình thảo điện, thủy điện, điện nguyên tử, tuabin khí,… luận. HS: giải quyết vấn đề với các ý kiến khác * Sản lượng, phân bố nhau: - Sản lượng khoảng 15000 tỉ KWh. GV đưa ra vấn đề: “BĐKH toàn cầu sẽ tác động như thế nào tới các ngành - Chế độ mưa thay đổi, nhiệt độ tăng lên kèm công nghiệp năng lượng. Làm sao để theo lượng bốc hơi tăng góp phần làm thay vừa phát triển những ngành này lại đổi lượng dự trữ và lưu lượng của các hồ thủy vừa đảm bảo vệ môi trường?” điện, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và GV: Nhận xét và tổng kết điều tiết kế hoạch sản xuất điện. 8 - Sự tăng nhiệt độ góp phần làm tăng nhu cầu phút tiêu thụ điện năng cho việc làm mát. Những đợt nắng nóng xuất hiện nhiều hơn sẽ góp - Chủ yếu ở các nước phát triển. 59 phần tạo ra nhiều hơn những sự cố cho nguồn phát, mạng chuyển tải điện. - Ngành khai thác than: nhiệt độ tăng làm tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác than và giảm hiệu quả sản xuất. - Ngành công nghiệp khai thác dầu khí: các dàn khoan dầu được xây dựng trên biển, hệ thống vận chuyển dầu khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển sẽ bị ảnh hưởng, gia tăng những thiên tai trên biển làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành các máy móc, phương tiện. V. Củng cố, dặn dò (4 phút) 1. Củng cố - Em hãy trình bày vai trò của ngành khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực? 2. Dặn dò Về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài 32 (tiếp theo). 60 VÍ DỤ 2: (Mức độ tích hợp: bộ phận) Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) (tiếp theo) Tiết 2: KINH TẾ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức - Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố hoạt động cả ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước. - Biết được mục đích của công nghiệp hóa và một số thành tựu của công nghiệp Trung Quốc. - Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trung Quốc đã tác động đến môi trường tự nhiên. 2. Kĩ năng - Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết về sự phát triển và phân bố công nghiệp, nông nghiệp trong quá trình tiến hành hiện đại hóa. 3. Thái độ Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên Trung Quốc. - Bản đồ kinh tế Trung Quốc - Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của Trung Quốc. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ 3. Bài mới: Mở bài: Cho biết một số sản phẩm Trung Quốc: xe máy, nồi cơm điện… Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm công nghiệp và vai trò ngày càng tăng trong “ sân khấu kinh tế thế giới” chính là nhờ sự thành công trên con đường hiện đại hóa của Trung Quốc. 61 TG 8’ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Hoạt động nhóm I. Khái quát Tìm hiểu đặc điểm khái quát của nền kinh tế. (xem thông tin phản hồi phần phụ lục). Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (xem phiếu học tập 1 phần phụ lục). GV gọi các nhóm lên trên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Bước 2 : GV chuẩn kiến thức cho HS. GV dán thông tin phản hồi và đánh giá sự trình bày của các nhóm. HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. HS đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. Chuyển ý: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc cao nhất thế giới trong những năm gần đây. Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện bước đi chiến lược thứ ba, từ năm 2000 đến thế kỉ XXI, hoàn thành cơ bản về công cuộc hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế và trở thành cường quốc kinh tế trong thế kỉ XXI. 20’ Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế Trung Quốc Bước 1: hoạt động cả lớp HS lắng nghe và và thảo luận trả lời câu GV đặt câu hỏi: dựa vào những hiểu biết của hỏi của GV bản thân, em hãy cho biết vì sao Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp a. Chiến lược phát triển công nghiệp - Thay đổi cơ chế quản lí: các nhà máy chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu 62 GV gọi HS đứng lên trả lời câu hỏi. GV chuẩn kiến thức. thụ. Một HS đại diện trả lời: Bước 2: Hoạt động nhóm - Công nghiệp phát triển sẽ là động lực Tìm hiểu ngành công nghiệp và nông nghiệp. thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trung Quốc có nhiều thuận để phát triển GV chia lớp ra thành 4 nhóm và giao nhiệm công nghiệp: giàu khoáng sản, nguồn lao vụ cho các nhóm. động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ sản + Nhóm 1 + 3: làm phiếu học tập số 1 (xem phẩm lớn; thực trạng ngành công nghiệp Trung Quốc phát triển chưa đều… phần phụ lục phiếu học tập số 1) + Nhóm 2 + 4: làm phiếu học tập số 2 (xem phần phụ lục phiếu học tập số 2) GV gọi đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả trao đổi thảo luận của mình. - Trung Quốc có tiềm năng phát triển nông nghiệp: địa hình, đất đai, khí hậu… Dân số đông, nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn. Phát triển nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp… Đại diện HS lên trình bày các HS khác GV chuẩn kiến thức cho HS, nhắc nhỏ HS ghi nhận xét, bổ sung. bày vào. - Trong quá trình phát triển công nghiệp GV bổ sung: Công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc được đầu tư mạnh, không chỉ nhằm mục đích quốc phòng mà phục vụ nhân sinh như dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học, thương mại. Ngày 20/10/2003 Trung quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ “Thần Châu V” có người lái bay vào Vũ Trụ và trở về Trái Đất an toàn. Đó là niềm tự hào của người dân Trung Quốc và khẳng định vai trò, vị trí của Trung Quốc trong nền nặng như khai thác luyện kim, chế tạo máy, hoá dầu… làm tăng lượng khí thải CO2 , chất CFC làm Trái đất nóng lên gây hiệu ứng nhà kính, mưa axit - Giải pháp để BVMT vền vững: giảm lượng khí thải từ các nhà máy, tiết kiệm sử dụng nhiên liệu một cách có hiệu quả. - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất công nghiệp. → Hậu quả của việc phát triển công nghiệp đã làm biến đổi khí hậu, thải ra một lượng khí thải lớn. b. Thành tựu của sản xuất công nhiệp - Tập trung phát triển 5 ngành: chế tạo máy, hóa dầu, điện tử, sản xuất ô tô, và xây dựng. - Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân đạm… - Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang miền Tây. 2. Nông nghiệp a. Biện pháp phát triển nông nghiệp - Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. - Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi… 63 kinh tế tri thức hiện nay. GV đặt câu hỏi: Bằng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết: trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp nặng như khai thác, luyện kim, chế tạo máy, hóa dầu… đã làm biến đổi khí hậu như thế nào? - Các em hãy đưa ra các biên pháp vừa ứng phó với BĐKH mà vẫn đảm bảo mục tiêu phát triển công nghiệp ? GV đặt câu hỏi: Giải thích sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây. GV: Hãy trình bày những khó khăn mà các ngành nông nghiệp Trung Quốc gặp phải? CH: Hãy trình bày những thành tựu trong nông nghiệp của Trung Quốc đã đạt được? GV đặt câu hỏi: Sự phát triển nông nghiệp Trung Quốc tác động đến khí hậu như thế nào? - Làm thế nào vừa phát triển nông nghiệp phục vụ đời sống lại vừa ngăn chặng tình trạng BĐKH 7’ Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. (Cả lớp). GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục III, cho biết - Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp: sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại… - Miền Đông mưa nhiều, lại có các đồng bằng rộng lớn nên phát triển trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi lợn. b. Thành tựu của sản xuất nông nghiệp Các cao nguyên núi thấp thuận lợi để nuôi bò - Một só sản phẩm nông nghiệp có sản lượng , cừu, trâu. đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt - Miền Tây có các cao nguyên và vùng lợn. núi cao nên phát triển chăn nuôi gia súc lớn. - Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong cơ Các bồn địa sa mạc khô cạn, không phát triển cấu ngành nông nghiệp. sản xuất nông nghiệp. - Nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai tây, - Những khó khăn mà ngành nông nghiệp củ cải đường, lúa gạo, chè, mía… gặp phải: Bình quân diện tích đất nông - Nông nghiệp tập trung ở các đồng bằng miền nghiệp thấp, công nghiệp lạc hậu, giá nông Đông. sản cao hơn giá thế giới nên khó cạnh tranh. - Làm ô nhiễm nguồn nước, thoái hoá đất, những thuốc trừ sâu đã làm ô nhiễm không khí. - Giảm số lượng hoá chất vào trong nông nghiệp, khuyến khích sử dụng nhiều loại phân vi sinh… - Mở rộng mối qua hệ giao lưu buôn bán, tăng hiệu quả kinh tế, củng cố giữ vững nền an ninh quốc phòng giữa hai nước. VI. Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam - Trung Quốc – Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. 64 các hình thức hợp tác giữa Trung Quốc và Việt HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho Nam. Việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc có nhau. ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? - Kim ngạch thương mại tăng nhanh. - Quan hệ hợp tác để phát triển bền vững - Trong vấn đề ứng phó với BĐKH 2 nước đã có sự hợp tác cụ thế nào? VD như vấn đề sử dụng chung nguồn nước sông Hồng và sông Mê kông GV nhận xét phần trình bày cuả HS và bổ sung kiến thức. (Tuyên bố chung của Tổng bí thư hai nước tháng 2/1999: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổ định lâu dài, hướng tới tương lai”). V. Củng cố, dặn dò (4 phút) 1. Củng cố. Trình bày các chiến lược phát triển công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc. Vấn đề phát triển công nghiệp và nông nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu toàn cầu? 2. Dặn dò: 2’ - Học bài cũ và sưu tầm trang ảnh về hoạt động trong công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc đã làm biến đổi khí hậu. VI. Phụ lục: Kèm theo phụ lục 6 65 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm (TN) Mục đích nhằm kiểm tra lại các kết quả nghiên cứu lí thuyết và khẳng định mức độ tin cậy, tính khả thi, tính hiệu quả của các nội dung liên quan đến GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT trong quá trình tập giảng của SV. Đồng thời, cũng xem xét các tác động của GDBĐKHTC đối tượng SV trong việc tạo thái độ tích cực khi tham gia tập giảng nội dung địa lý THPT ở các đối tượng nghiên cứu khác nhau. 3.2. Tổ chức TN 3.2.1. Đối tượng TN Hai nhóm TN Hai nhóm đối chứng (ĐC) Nhóm 1,2 Địa 2008A gồm 20 SV Nhóm 3,4 Địa 2008B gồm 21 SV Nhóm 3,4 Địa 2008B gồm 21 SV Nhóm 1,2 Địa 2008A gồm 20 SV 3.2.2. Nội dung TN Các nội dung đề ra trong bảng 2.1 và các nội dung ví dụ cùng các giáo án trong chương 2. 3.2.3. Thời gian TN Học kì I năm học 2011-2012 (bắt đầu từ tháng 9 năm 2011) 3.2.4. Phương pháp TN Để tiến hành TN chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu. Các nhóm Địa 2008A, B cùng soạn giảng một nội dung trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (chọn ngẫu nhiên các nhóm). Lần 1: nhóm 1,2 Địa 2008A soạn bài không được cung cấp kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm 3,4 Địa 2008B được cung cấp nội dung nghiên cứu của đề tài để soạn giảng. Lần 2: nhóm 3,4 Địa 2008B soạn bài không được cung cấp kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm 1,2 Địa 2008A được cung cấp nội dung nghiên cứu của đề tài để soạn giảng. Kết quả thu được trong quá trình tập giảng là kết quả TN của đề tài 66 Minh họa PP TN như sau: Nhóm TN Hậu TN Tiền TN X1 x X2 Độ chênh X2 - X1 X1 và X3 là điểm của các lần giảng chưa được cung cấp nội dung của đề tài. X2 và X4 là điểm của các lần giảng sau khi được cung cấp nội dung của đề tài. x là PP TN. y là PP truyền thống. Giá trị trung bình cộng được tính theo công thức: n X ______ X  i i 1 n Quy trình của PP TN theo các bước sau : - Cung cấp nội dung cần TN - Tiến hành 2 lần TN với các nhóm. Trước khi tiến hành TN chúng tôi đã trao đổi với SV tham gia dạy TN để thống nhất quan điểm vận dụng các PPDH theo hướng phát huy vai trò chủ thể nhận thức của HS. Giả thiết đặt ra: - Nếu điểm trung bình chung sau khi được cung cấp nội dung đề tài của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC thì các phương pháp dạy học đề ra không phù hợp với nội dung địa lý 10 khi áp dụng là không có hiệu quả (Ho). - Nếu điểm trung bình chung sau khi được cung cấp nội dung đề tài của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC thì các phương pháp dạy học đề ra không phù hợp với nội dung địa lý 10 khi áp dụng là có hiệu quả (Ho) 3.3. Kết quả TN 3.3.1. Kết quả Bảng 3.3.1. Điểm trung bình kiểm tra tiền hậu TN 67 Nhóm ĐC Nhóm TN Điểm Điểm Tiền Hậu TN TN 1,2 1,77 6,35 3,4 1,72 6,42 T Tên T nhóm 1 2 Độ T chênh T Điểm Tiền Hậu TN TN 3,4 1,55 4,80 3,25 1,2 1,80 4,97 3,17 nhóm 3,78 1 4,69 Điểm Tên 2 Độ chênh Bảng 3.3.2. Giá trị độ chênh (X1 - X2) giữa hai lần kiểm tra Nhóm 1,2 Nhóm 3, 4 Nhóm 1,2 Nhóm 3,4 (TN) (ĐC) (ĐC) (TN) 0 0 0 0 0 1 2,5 1,80 5 2,77 2 2,5 33,33 12,5 5,56 X2 – X1 3 n 10 36,11 47,5 13,89 4 % 32,5 27,80 30 19,44 35 0 5 30,56 10 0 0 16,67 7 5 0 0 5,56 8 2,5 0 0 5,56 9 0 0 0 0 5 6 Trên tổng số SV Kết quả TN được thể hiện qua biểu đồ sau: 68 50 47.5 40 30.56 30 30 20 19.44 16.67 13.89 12.5 10 5.56 5 2.77 5.56 5 0 0 1 2 3 4 5 5.56 0 6 0 7 0 8 9 -10 Nhóm 1,2 (DC) Nhóm 3,4 (TN) 40 36.11 33.33 35 32.5 27.8 30 27.8 20 10 10 2.5 1.8 0 1 10 5 2.5 0 2 3 4 5 6 2.5 0 0 7 8 0 9 -10 Nhóm 1,2 (TN) Nhóm 3, 4 (ĐC) Hình 3.1. Biểu đồ kết quả TN giá trị độ chênh giữa hai lần kiểm tra tiền hậu TN 3.3.2. Nhận xét kết quả Qua bảng điểm trung bình tiền hậu TN kết quả thu được như sau: 69 * Kết quả định lượng - Điểm thu được tiền TN của cả hai nhóm nhóm ĐC và TN là tương đương nhau. Như vậy, kiến thức ban đầu của nhóm SV Địa 2008AB là khá đồng đều, xuất phát điểm giống nhau. Do đó, các tác động thay đổi khi áp dụng GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT vào giảng dạy được thể hiện có hiệu quả ở các kết quả thu được sau đó. Kết quả kiểm tra tiền TN: nhóm TN là từ 1,72 đến 2,0 điểm và nhóm nhóm ĐC là từ 1,45 đến 1,78 điểm. - Điểm trung bình thu được hậu TN đã có sự phân hóa đáng kể giữa nhóm TN và nhóm ĐC, sự chênh lệch đã được thể hiện khá rõ, cụ thể nhóm TN là từ 6,35 đến 6,42 điểm và nhóm ĐC là từ 4,9 đến 5,0 điểm. Chính kết quả này đã chứng minh kết quả hậu TN, tức là sau quá trình áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào quá trình tập giảng của SV nhóm TN kết quả thu được cao hơn hẳn nhóm ĐC. Sự tiến bộ được thể hiện rõ ở nhóm TN. Theo giả thiết đặt ra ban đầu, giả thiết Ho bị bác bỏ, giả thiết H1 đúng. Nhóm TN có kết quả tốt hơn nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài đưa ra các GDBĐKHTC qua môn địa lí THPTtính khả thi trong quá trình tập giảng của SV. Đây là tín hiệu tốt trong thực tập sư phạm. Qua bảng độ chênh điểm giữa hai lần TN, ta thấy SV ở các nhóm ĐC có độ chênh điểm giữa hai lần kiểm tra tập trung ở mức từ 2 đến 4 điểm, rải rác có một số SV có sự tiến bộ nhưng rất thấp chiếm khoảng từ 1,8 - 5 % ở mỗi nhóm. SV có sự tiến bộ vượt bậc (>5) điểm, không có trường hợp nào. Ở nhóm các nhóm TN có sự tiến bộ vượt bậc thông qua độ chênh giữa hai lần TN trải đều trong khoảng từ 3 đến 5 điểm, chiếm tỉ lệ cao, trên 30%. Ở nhóm này cũng có các SV tiến bộ cao, độ chênh từ 7đến 8 điểm đã xuất hiện, tuy tỉ lệ không cao, khoảng 2-5% song đó là dấu hiệu đáng mừng cho sự tiến bộ của SV khi áp dụng GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT vào quá trình tập giảng. Bên cạnh đó, vẫn còn một số SV tiến bộ thấp, tỉ lệ khoảng 2,5 – 2,7% nhưng đây cũng là điều đáng lưu ý cần tìm đến nguyên nhân để có hướng khắc phục về lâu dài (có thể do SV thực sự chú ý đến quá trình tập giảng, điều này cần ở SV sự nỗ lực hơn nữa để phù hợp). Kết quả này, một lần nữa được khẳng định tính hiệu quả trong quá trình thực tập sư phạm. Tác giả cho SV nhóm 4 lớp địa 2008B được sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để thử nghiệm trong quá trình thực tập sư phạm. SV nhận xét kết quả như là một tài 70 liệu hướng dẫn quan trọng để tích hợp GDBĐKHTC vào bài học địa lí. Vì vậy rất thuận tiện trong quá trình thiết kế nội dung bài dạy và áp dụng các PPDH theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của người học, phù hợp chủ trương đổi mới PPDH hiện nay ở phổ thông. Kết quả 100% SV nhóm 4 đạt kết quả thực tập khá giỏi. Trong đó có 40,6 % SV được giáo viên hướng dẫn đánh giá cao và được xếp kết quả giảng dạy tốt có triển vọng giảng dạy tốt sau khi ra trường. * Kết quả định tính Đồng thời, thông qua quan sát quá trình lên nhóm của SV khi tiến hành TN so với các nhóm ĐC, chúng tôi nhận thấy SV các nhóm TN soạn bài có rất vất vả nhưng quá trình lên nhóm các em cho biết rất chủ động và hiệu quả hơn so với nhóm ĐC. Trên nhóm TN, HS thường xuyên phải soạn các bài tập và xây dựng các phiếu học tập thảo luận, không khí nhóm học sôi nổi. Trong quá trình giảng, các em cũng cho biết do đối tượng là các bạn SV đóng vai trò học sinh nên các vấn đề được giải quyết khá dễ dàng, các bất thường hầu như không xảy ra do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả nghiên cứu. Như vậy, kết quả TN cộng với quá trình quan sát và tiếp xúc với người học và người giảng dạy cho thấy áp dụng GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT rất được SV ủng hộ và đạt được kết quả ban đầu là khá tốt. Bên cạnh đó, tham gia quá trình thực nghiệm bản thân SV tham gia nâng cao ý thức và tầm quam trọng của GDBĐKHTC trong môn địa lí. Những thay đổi không chỉ ở kết quả bài giảng mà trong nhận thức và hành vi của SV . Các kiến thức thông qua tích hợp GDBĐKHTC không chỉ lí thú với người học mà với bản thân người dạy các em cũng rất có giá trị. Các bài dạy học địa lí THPT trở nên thú vị, gần gũi và chính các em cũng khẳng định nếu tiếp tục dạy học theo hướng tích cực có tích hợp phù hợp như BĐKH thì chắc chắn HS sẽ không thể coi đây là môn phụ trong trường THPT. 71 KẾT LUẬN 1. Kết luận Sau thời gian nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả sau: - Thông qua nghiên cứu hệ thống tài liệu, đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận về BĐKH và GDBĐKHTC . Đồng thời, nghiên cứu về về thực trạng nhận thức và hành động của 3 đối tượng HS THPT, GV giảng dạy địa lí THPT và SV năm thứ tư Khoa Địa lí Đại học Đồng Tháp để có được căn cứ về cơ sở thực tiễn áp dụng GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT cho đối tượng SV tập giảng và thực tập có hiệu quả. - Phân tích nội dung địa lý THPT là căn cứ để xuất cách thức GDBĐKHTC có hiệu quả. - Từ các phân tích trong cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề GDBĐKHTC đề tài đã hoàn thiện được các nội dung liên quan đến quá trình GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT ( từ lớp 10 đến lớp 12). Cách thức GDBĐKHTC được cụ thể hóa ở : mục tiêu giáo dục, nguyên tắc giáo dục, cách thức tích hợp. Đặc biệt, qua quá trình phân tích nội dung, tác giả đã chỉ ra được địa chỉ tích hợp GDBĐKHTC qua môn địa lí THPT và đề xuất phương pháp, hình thức, phương tiện và các gợp ý GDBĐKHTC cho từng bài trong chương trình từ lớp 10-12 thông qua nội dung một phần chương 2 và 3 phụ lục kèm theo. Đây là đóng gớp lớn nhất của để tài để chỉ ra địa chỉ tích hợp GDBĐKHTC có hiệu quả trong chương trình địa lí THPT. - Đề tài đã tiến hành TN, để kiểm chứng lại các kết quả đã đạt được thông qua quá trình tập giảng của SV và thực tập của một số nhóm SV. Kết quả đạt được bước đầu là khả thi, SV đã biết cách tích hợp GDBĐKHTC vào bài giảng của mình để không chỉ nhằm mục đích giáo dục cho thế hệ HS trong tương lai mà bản thân SV có trách nhiệm khi tiến hành giáo dục vì sự phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội. SV được sử dụng kết quả để tham gia quá trình thực tập cũng đạt được hiệu quả khá tốt trong giáo dục và giảng dạy. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tương lai khi bộ giáo dục đào tạo áp dụng đại trà GDBĐKHTC. Tuy nhiên, do đối tượng áp dụng , thời gian còn hạn chế vì vậy tính hiệu quả chưa được kiểm chứng nhiều lần nên cần áp dụng đại trà hơn với nhiều đối tượng và phạm vi rộng hơn. 2. Kiến nghị * Đối với trườn ĐH, THPT và các cơ quan hữu quan 72 - Nhà trường cần đầu tư thêm những trang thiết bị phù hợp để phục vụ cho việc đưa GDBĐKHTC vào trong nhà trường một cách hiệu quả ngay từ trường ĐH. - Các trường THPT và các cơ quan hữu quan có trách nhiệm tăng cường triển khai các lớp tập huấn cho GV về nội dung và phương pháp tích hợp GDBĐKHTC. - Biên soạn những tài liệu hướng dẫn tích hợp, lồng ghép GDBĐKHTC vào trong từng môn học, đặc biệt là các môn như: Địa lí, Vật lí, Sinh học, Công nghệ,… trong đó, tăng cường các hoạt động ngoại khóa và các tiết học thực tế để nâng cao hiệu quả, HS có được kiến thức, thái độ, hành vi và sẵn sàng ứng phó với những thách thức của BĐKH. * Đối với GV: - Để GDBĐKHTC đạt hiệu quả cao hơn nữa, các GV ở các trường THPT cần đầu tư thêm thời gian để tham khảo nhiều tai liệu về vấn đề BĐKH thông qua các tài liệu sách báo, tạp chí, tài liệu tập huấn,… - Cần tích hợp GDBĐKHTC vào tiết dạy của mình một cách nghiêm túc và đồng bộ giữa các lớp, chương trình dạy của các lớp. * Đối với HS: - Cần có thái độ học tập thật nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài học. - Cập nhật nhiều thông tin về BĐKH thông qua cách chương trình thời sự, tạp chí, Internet. - Tuyên truyền các kiến thức về BĐKH, sẵn sàng ứng phó và thích ứng trước thách thức của BĐKH. * Đối với SV - Không ngừng nâng cao năng lực học tập để tích lũy kiến thức cho quá trình giảng dạy sau này. - Có ý thức trách nhiệm trước vấn đề BĐKH, đặc biệt là khả năng thích nghi và ứng phó phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Bản thân nâng cao năng lực trước cộng đồng bảo vệ môi trường địa phương, trường lớp và địa bàn nơi cư trú.- Không ngừng ý thức trách nhiệm của SV, GV tương lai chuyên ngành địa lí trước vấn đề GDBĐKHTC thông qua cộng đồng và nhà trường đặc biệt trong từng bài học địa lí khi truyền tải đến HS trong tương lai. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chuyên đề : “Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh - khoa tài nguyên và môi trường, 2009. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Địa lí THPT (cơ bản), NXB Giáo dục (2008) 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Địa lí THPT (cơ bản), Sách GV ,NXB Giáo dục (2008). 4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường phổ thông, Trung tâm nghiên cứu giáo dục và bồi dưỡng GV, 2006. 5. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu (tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lí ngành giáo dục – khu vực ĐB sông Cửu Long), 2011. 6. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng chính phủ). 7. Lê Huy Bá (chủ biên), Môi trường khí hậu thay đổi hiểm họa của toàn cầu, NXBĐHQGTPHCM, 2009. 8. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Dạy và học tích cực, NXBĐH Sư phạm, 2010. 9. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí, NXB Giáo dục, 2007. 10. Đặng Văn Đức (chủ biên) – Nguyễn Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học sư phạm, 2008. 11. Lê Văn Hồng (chủ biên) – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thành, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, 1995. 12. Ngân hàng Thế giới (WB), Báo cáo “Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh”. 2007. 13. Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2008. 14. Yves Sciama, Biến đổi khí hậu, một thời đại mới trên Trái Đất, Nhà xuất bản Trẻ, 2010. 15. Lê Văn Khoa (chủ biên), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, NXB Giáo dục, 2011. 74 16. Lê Văn Khoa (chủ biên), Khoa học môi trường, NXB giáo dục, 2008. 17. Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp, Tài liệu phân phối chương trình trung học phổ thông môn Địa lí, 2011. 18. Tài liệu tập huấn hội thảo “Tăng cường GDBĐKH trong giáo dục chính quy và phi chính quy” ngày 14 và 15 tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội. 19. Trần Đức Tuấn, “Thế giới hiện đại qua các bài học địa lí 11”, NXB Giáo dục, 2007. 20. Nguyễn Đức Vũ, Phương pháp dạy học Địa lí ở phổ thông, Trường Đại học sư phạm Huế, 2000. 21. Nguyễn Đức Vũ, Giáo dục môi trường qua Địa lí nhà trường (giáo trình dành cho đào tạo cử nhân Địa lí), Đại học Huế, 2000. 22. http://www.google.com.vn 23. www.gioitrebenvung.vn 75 [...]... trng * Về nội dung - Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông gồm ba mạch nội dung : Địa lí đa cương, Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam - cấp Trung học, các mạch nội dung của địa lí được phát triển và hoàn chỉnh dần trong chương trình môn Địa lí từ lớp 10 đến lớp 12: - Nội dung Địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội) được đưa vào chương trình các lớp đầu cấp lớp 10 nhằm giúp học sinh có được một... đầu của mỗi cấp học, những kiến thức, kĩ năng bản đồ được phát triển trong suốt quá trình học tập của học sinh phổ thông, góp phần nâng cao trình độ khoa học và tính thực tiễn của môn Địa lí - Chủ đề địa lí địa phương được đề cập cấp Trung học phổ thông, nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những điều đã học để tìm hiểu, nghiên cứu thiên 30 nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó hiểu được... 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu 6 Thổ nhưỡng quyển và sinh quyển 4 Một số vấn đề của châu lục và khu vực 7 Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí II Địa lí kinh tế - xã hội 2 Cơ cấu nền kinh tế II Địa lí khu vực và II Địa lí dân cư quốc gia 1 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư 1 Hoa Kì 2 Lao động và việc làm 3 Địa lí nông nghiệp 2 Liên minh châu Âu 3 Đô thị hoá 4 Địa lí công nghiệp 3 Liên bang... tính phổ thông về bản đồ, Trái Đất , môi trường sống của con người, về dân cư và những hoạt động của dân cư trên Trái Đất làm cơ sở cho việc học địa lí thế giới và địa lí Việt Nam - Nội dung Địa lí thế giới (lớp 11) nhằm giúp cho học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục ; về nền kinh tế thế giới đương đại, một số vấn đề mang tính toàn cầu và địa. .. ở Bắc Trung Bộ 4 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ 5 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên 6 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ 7 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long 8 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo 9 Các vùng kinh tế trọng điểm 29 V Địa lí địa phương Tìm hiểu địa lí địa phương... sống 5 Địa lí dịch vụ 4 Nhật Bản III Địa lí các ngành kinh tế 6 Môi trường và sự phát triển bền vững 5 Trung Quốc 1 Địa lí dân cư 1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6 Khu vực Đông Nam 2 Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp 7 Ô-xtrây-li-a 3 Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp 4 Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ IV Địa lí các vùng 1 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung. .. vn liờn quan n bin i khớ hu v tỡm hng gii quyt vn di s t chc v hng dn ca GV - Tn dng cỏc c hi giỏo dc v BKH nhng phi m bo kin thc c bn ca mụn hc, tớnh logic ca ni dung v khụng lm quỏ ti lng kin thc v tng thi gian ca bi hc 1.2 C s thc tin 1.2.1 Ni dung chng trỡnh SGK a lớ THPT.[2] Bng 1.2 Ni dung chng trỡnh a lớ THPT Địa lí đại cương (lp 10) I Địa lí tự nhiên Địa lí thế giới (lp 11) Địa lí Việt Nam... toàn cầu và địa lí một số khu vực, quốc gia đại diện cho các trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau trên thế giới, góp phần chuẩn bị hành trang cho học sinh bước vào cuộc sống trong thời đại bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu, hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới - Nội dung Địa lí Việt Nam được sắp xếp ở những lớp cuối cấp ( lớp 12) nhằm giúp học sinh nắm được... đặt ra đối với đất nước, các vùng, địa phương nơi học sinh đang sống ; chuẩn bị cho phần lớn học sinh ra đời, tham gia lao động sản xuất Mỗi nội dung được chia thành các chủ đề và được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm với mức độ nội dung được phát triển từ lớp dưới lên lớp trên - Chủ đề bản đồ có vị trí quan trọng trong chương trình Địa lí Ngoài nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng... 12) I Khái quát chung về I Địa lí tự nhiên nền kinh tế- xã hội thế 1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1 Bản đồ giới 2 Vũ Trụ Hệ quả các 2 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ chuyển động chính của 1 Sự tương phản về 3 Đặc điểm chung của tự nhiên trình độ phát triển kinh Trái Đất tế - xã hội của các 28 3 Cấu trúc của Trái Đất nhóm nước Thạch quyển 2 Xu hướng toàn cầu 4 Khí quyển hoá, khu vực hoá ... Địa lí địa phương Tìm hiểu địa lí địa phương theo chủ đề t nhiờn, kinh t xó hi v mụi trng * Về nội dung - Môn Địa lí nhà trường phổ thông gồm ba mạch nội dung : Địa lí đa cương, Địa lí giới Địa. .. phần nâng cao trình độ khoa học tính thực tiễn môn Địa lí - Chủ đề địa lí địa phương đề cập cấp Trung học phổ thông, nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng điều học để tìm hiểu, nghiên cứu... chng trỡnh a lớ THPT Địa lí đại cương (lp 10) I Địa lí tự nhiên Địa lí giới (lp 11) Địa lí Việt Nam (lp 12) I Khái quát chung I Địa lí tự nhiên kinh tế- xã hội Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Ngày đăng: 10/10/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan