0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

5.Nghệ thuật

Một phần của tài liệu SKKN: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU VĂN BẢN BÚT KÍ TRONG TRƯỜNG THPT (Trang 29 -34 )

C. Sông Hương vào thành phố ra biển

5.Nghệ thuật

+ Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh, gợi cảm. + Liên tưởng phong phú, bất ngờ:

 Liên tưởng dòng sông, thiên nhiên Huế với cảnh sắc trong Truyện Kiều > cảm nhận tinh tế

 Liên tưởng sông Hương với tính cách nàng Kiều

+ Hình ảnh: so sánh độc đáo bằng liên tưởng lãng mạn, đậm chất trữ tình. + Thủ pháp: nhân hóa > Sông Hương được cảm nhận như một sinh thể sống động (là người con gái dịu dáng đằm thắm với tất cả các cung bậc cảm xúc) > thuận lợi để đan cài những suy tưởng về văn hóa, lịch sử, về truyền thống con người và đất nước Việt Nam.

+ Văn phong giàu chất thơ: toát ra từ thiên nhiên cảnh vật, từ tâm hồn con người và từ huyền thoại nhà văn sử dụng đúng chỗ

Tiết 4

Luyện tập:

o Giáo viên gợi ý

o Học sinh xây dựng dàn ý

Đề 1: Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường)

+ Khái quát:

- Vị trí : hình tượng trung tâm, thể hiện những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Mô tả tổng quát: Sông Hương qua cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như một “cô gái Di-gan”: mãnh liệt, mê đắm nhưng không kém phần dịu dàng, tình tứ, ý nhị.” Cô gái Huế”…

+ Phân tích:

- Vẻ đẹp của Sông Hương ở thượng nguồn. - Vẻ đẹp của Sông Hương về đồng bằng

- Vẻ đẹp của Sông Hương khi chảy qua kinh thành Huế - Vẻ đẹp hùng tráng trong lịch sử.

- Vẻ đẹp Sông Hương qua những áng thơ văn. + Đánh giá:

- Khám phá ra một Sông Hương độc đáo, đa sắc. - Cơ sở:

• Quan sát tinh tế, sự suy ngẫm > đặt Sông Hương trong nhiều chiều (không gian địa lí, thời gian lịch sử, tâm hồn thi ca, chiều sâu văn hóa, tâm linh…) • Tài hoa, khả năng liên tưởng và vốn từ vựng phong phú.

- Qua miêu tả sông Hương thể hiện phong cách tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề 2: Cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

+ Uyên bác (kiến thức về lịch sử, địa lí, văn hóa…)

+ Tinh tế, tài hoa (cảm nhận những khía cạnh khuất lấp của con sông: nét hoang dại…; ngôn so sánh độc đáo, ngôn từ phong phú gợi

cảm…)

+ Giàu trí tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng (tưởng tượng hành trình tìm về cố đô như hành trình tìm về với “người tình mong đợi”…) + Gắn bó máu thịt và tự hào với cảnh vật và con người Huế (những suy tưởng, đối sánh khi đứng trước sông Nê-va…).

Học sinh làm bài kết hợp với thảo luận hoặc tranh luận về những vấn đề trong tác phẩm để bổ sung kiến thức, dựa trên cơ sở nghiên cứu và so sánh các tác phẩm văn học tương đồng với nhau ở một mức độ nào đó về đề tài, thể loại, phong cách…để tìm hiểu ý nghĩa chung. Sau khi đã dựa vào cái chung để hiểu cái riêng, phải phát hiện và phân tích những đặc sắc riêng của từng tác phẩm, phong cách tác giả, từ đó mà tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của nó.

Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý…

3. Nhận xét

Qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm bút kí trong trường trung học phổ thông, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

3.1. Ưu điểm:

Học sinh có nhiều thời gian tìm hiểu tác phẩm văn học hơn: vừa bổ sung kiến thức, ôn lại, củng cố kiến thức đã biết vừa tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới. Các em tích cực phát biểu ý kiến, cách hiểu của bản thân đồng thời tranh luận sôi nổi với bạn để tự rút ra ý nghĩa của vấn đề.

Chẳng những các em nắm vững bài học mà còn có những ý kiến rất phong phú, sáng tạo đem lại sự thích thú, hào hứng trong giờ học. Từ những sáng tạo của các em, giáo viên có thêm kinh nghiệm, bổ sung thêm kiến thức và phương pháp giảng dạy vào giáo án.

Học sinh rèn luyện thói quen làm việc ở thư viện, tự lập được danh muc các sách cần đọc theo điều kiện cụ thể của mình. Các em thường xuyên ghi chép, trao đổi và tranh luận về tác phẩm văn học với bạn bè, biết tóm tắt và kể lại ngắn gọn, đầy đủ nội dung tác phẩm đã đọc, nắm vững tác phẩm văn học, từ đó làm bài văn nghị luận văn học tốt hơn.. Vì thế đọc đầy đủ và tìm hiểu kĩ tác phẩm sẽ giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững tác phẩm, thấy được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như bổ sung thêm dẫn chứng khi học chính khóa, khi làm văn, kiểm tra, thi cử…Khi được hỏi ý kiến có thích học bằng công nghệ thông tin kết hợp với tìm hiểu kĩ tác phẩm thì khoảng 94% các em đồng tình và

có hứng thú. Ví dụ: trong 3 lớp 12A1. 12A4, 12A5, chỉ có lớp 12A5, 12A4 học theo phương pháp trên, còn 2 lớp 12A1 học bình thường và có luyện tập. Bài kiểm tra chung cả 3 lớp (15 phút): Phân tích vẻ đẹp sông Hương khi vào thành phố Huế rồi ra biển. Kết quả:

SĨ SỐ XẾP LOẠI 12A1 12A4 12A5 47 KHÁ 13 24 25 47 T. BÌNH 25 21 21 47 YẾU 9 2 1

Qua việc kết hợp giữa đọc ngoại khóa và học chính khóa, luyên tập dần dần các em mạnh dạn có những nhận xét, đánh giá về chủ đề tư tưởng và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, biết so sánh nhận xét, đánh giá của bản thân với những nhận xét, đánh giá những người khác để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích.

Trao đổi, thảo luận theo nhóm:

o Việc chuẩn bị bài theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng giúp các em có trách nhiệm, tinh thần tự giác và đoàn kết khi tham gia bổ sung ý kiến của nhóm mình hoặc tranh luận với nhóm khác. Từ đó, nâng cao khả năng tự lí giải vấn đề bằng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, sát hợp, thuyết phục.

o Các em tập phát biểu ý kiến của mình bằng lời nói rõ ràng, dễ hiểu, tự rèn luyện tư duy lôgic. Ngoài ra, còn sưu tầm thêm hình ảnh, bài viết theo từng vấn đề để trao đổi với bạn.

Viết bài nghị luận văn học

o Các em biết vận dụng bài đã đọc thêm, đã học trong bài viết của mình khá tốt.

o Biết nêu luận điểm và dẫn chứng đầy đủ, chính xác.

o Phân tích nghệ thuật tốt hơn và liên hệ mở rộng vấn đề.

o Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng.

3.2. Hạn chế:

Trong quá trình tự tìm hiểu đọc ngoại khóa và thảo luận, các em đưa ra luận điểm chưa đủ lí lẽ, thiếu lôgic, thiếu dẫn chứng, chưa quen dựa vào những chi tiết trong văn bản để suy luận, để làm chứng cứ nên sức thuyết phục chưa cao.

Một số em còn nhút nhát, ngại nói sai nên thụ động, lúng túng, chưa mạnh dạn phát biểu. Giáo viên khuyến khích, động viên các em tham gia đọc và thảo luận bằng cách nêu câu hỏi từ dễ đến khó:

 Với câu hỏi dễ, tái hiện kiến thức giáo viên sẽ mời những em còn rụt rè, nhút nhát phát biểu.

 Những câu hỏi khó hơn, đòi hỏi khả năng suy luận, phán đoán, tổng hợp, phát hiện vấn đề, giáo viên sẽ mời những em giơ tay phát biểu, từ từ sẽ chuyển dần sang mời những em ít phát biểu. Cho điểm khuyến khích hoặc điểm 10 ở những câu hỏi khó, khích lệ và tạo hứng thú dể học sinh tìm hiểu và phát biểu.

 Giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi gợi ý cụ thể, dẫn dắt từ từ vào vấn đề chính để giúp các em có cơ sở phát biểu đúng hướng và từ đó phát huy sự sáng tạo riêng.

Qua những hoạt động trên, chúng tôi thấy rằng việc thực hiện phương pháp này còn tùy thuộc vào yêu cầu từng tiết học, đặc trưng thể loại từng bài học, đặc điểm học sinh từng lớp, từng vùng miền, địa phương khác nhau và sự sáng tạo của giáo viên mà đề ra yêu cầu, cách thực hiện, phân bố thời gian hợp lí, theo dõi, kiểm tra đánh giá, thường xuyên rút kinh nghiệm để đạt mục tiêu và hiệu quả.

4. Kiến nghị:

Qua việc hướng dẫn học sinh đọc ngoại khóa văn bản văn học trong trường trung học phổ thông, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

 Ban giám hiệu trường THPT có sự quan tâm, tạo đều kiện thuận lợi để tổ bộ môn, cá nhân giáo viên thực hiện việc tổ chức ngoại khóa được tốt hơn, như tổ chức câu lạc bộ văn học, đêm thơ, giới thiệu sách , bổ sung sách tham khảo ở thư viện, trang bị wifi … cho học sinh toàn trường.

 Khi lên kế hoạch đọc ngoại khóa, giáo viên cần dự trù một thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp với kế hoạch đọc (theo chủ đề, thể loại, tiến độ chương trình…), trình độ kiến thức, kĩ năng, thói quen, hứng thú đọc và các hứng thú khác của học sinh. Riêng về hứng thú đọc sẽ không có một hứng thú đọc đơn nhất cho mọi học sinh, có học sinh thích đọc tác phẩm của nhà văn này mà không thích đọc tác phẩm của nhà văn khác, có học sinh quan tâm đến thể loại văn học này mà không chú ý đến thể loại văn học kia…Hơn nữa hứng thú đọc của học sinh không phải được hình thành một cách tự nhiên, mà luôn biến động, phát triển dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội cụ thể. Trước thực tế đa dạng đó, giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về hứng thú đọc của học sinh trong lớp để xây dựng một kế hoạch đọc và học chung tương đối phù hợp với trình độ và hứng thú đọc của toàn lớp, xác định kế hoạch riêng cho từng nhóm về trình độ và hứng thú đọc tương đối gần nhau, từ đó có thể lên kế hoạch bồi dưỡng cho những học sinh khá, giỏi một cách cụ thể, thiết thực.

 Để tìm hiểu hứng thú đọc của học sinh, giáo viên sẽ lập phiếu điều tra hướng tới các vấn đề chung như: các tác giả, tác phẩm, thể loại văn học mà bạn yêu thích; sách trong cuộc sống của thanh niên ngày nay;

tủ sách của lớp bạn, gia đình bạn …Trong quá trình điều tra, giáo viên khuyến khích học sinh tham gia nhiệt tình, trung thực trả lời một cách khách quan. Giáo viên cần quan tâm và cân nhắc ý kiến của học sinh khi lập kế hoạch và giảng dạy để việc làm này có nội dung và ý nghĩa thiết thực hơn.

D. KẾT LUẬN

Trong phạm vi bài viết nhỏ này, chúng tôi thiết nghĩ những điều các em tự phát hiện, khám phá trong quá trình học tập sẽ giúp các em rèn luyện tư duy, khả năng phân tích, suy luận. Các em biết cách tiếp cận những văn bản cùng thể loại, biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, có cách kiến giải riêng, quan điểm riêng, gắn văn học với đời sống. Từ đó tạo thói quen tự đọc, tự nghiên cứu, liên hệ vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học với cuộc sống bản thân cũng như đời sống cộng đồng (từ cộng đồng nhỏ: tổ nhóm, lớp học, gia đình, khối phố.. đến cộng đồng lớn: dân tộc, nhân loại) để rút ra kĩ năng sống và bài học bổ ích cho bản thân. Các em có ý thức, có trách nhiệm hơn trong việc tự đọc, tự học sau này. Vì nội dung mà văn bản văn học đặt ra rất đa dạng nên các em có thể vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong văn bản văn học và ngược lại. Những tích lũy kiến thức ấy được góp nhặt từng chút một giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề, biết cách giải quyết vấn đề, làm bài kiểm tra, làm bài văn nghị luận văn học sẽ tốt hơn.

Trên đây là những thực nghiệm bước đầu chúng tôi tiến hành qua một số tiết học và đọc ngoại khóa văn học, tất nhiên còn nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp quí báu của quý thầy cô.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn!

Biên Hòa, ngày 20 tháng 03 năm 2012 Người thực hiện

Nguyễn Thị Kiều Nga

Một phần của tài liệu SKKN: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU VĂN BẢN BÚT KÍ TRONG TRƯỜNG THPT (Trang 29 -34 )

×