Đọc hiểu ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Đọc hiểu trích đoạn sử thi chiến thắng mtao mxây và ra ma buộc tội (SGK ngữ văn 10) (Trang 43 - 73)

2. Phương pháp đọc hiểu trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại

2.3. Đọc hiểu ngôn ngữ

2.3.1 Mục đích của đọc hiểu ngôn ngữ

Nhìn chung ngôn ngữ trong các truyện dân gian không đóng vai trò quan trọng như trong các truyện trung đại và hiện đại. Bởi lẽ tự sự dân gian vốn là những tác phẩm truyền miệng dùng để kể chứ không phải để đọc. Do vậy ngôn ngữ hết sức linh động tuỳ theo người kể.

Nhưng đặc điểm của sử thi so với các thể loại tự sự dân gian khác là ngoài lời kể của nghệ nhân còn tồn tại cả ngôn ngữ của các nhân vật. Nắm được hai loại ngôn ngữ này trong sử thi không chỉ giúp người đọc, người nghe nắm được các tình tiết, sự kiện một cách hệ thống, chuẩn xác mà còn có thể hiểu được thái độ của người kể chuyện cũng như cá tính, tính cách, phẩm chất của nhân vật sử thi một cách rõ ràng, đầy đủ, toàn diện hơn.

2.3.2. Phương pháp đọc hiểu ngôn ngữ

 Bước 1: Xác định các loại ngôn ngữ trong đoạn trích.

Đó có thể chỉ là ngôn ngữ nhân vật hoặc chỉ là ngôn ngữ người kể chuyện, hoặc đan xem cả ngôn ngữ nhân vật và cả ngôn ngữ người kể chuyện. Thông thường một trích đoạn sử thi tồn tại song song cả hai loại ngôn ngữ đó.

Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” có cả ngôn ngữ nhân vật (Đăm

Săn, Mtao Mxây, tôi tớ, ông Trời) và ngôn ngữ người kể chuyện.

Đoạn trích “Ra - ma buộc tội” cũng đan xen cả hai loại ngôn ngữ: ngôn

ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật (Ra - ma, Xi - ta).

 Bước 2: Phát hiện những câu văn có sử dụng các biện pháp tu từ.

Có thể nói biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong các trích đoạn sử thi để làm nổi bật những nội dung, những nhân vật mang tầm vóc dân tộc. Biện pháp được sử dụng trong đại đa số các trích đoạn sử thi là so sánh, phóng đại.

Trong “Chiến thắng Mtao Mxây” nhiều nhất là những câu sử dụng biện

pháp so sánh. Giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh phát hiện.

CH: Em hãy tìm những câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh?

Các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh là:

- So sánh tương đồng có sử dụng từ so sánh: “Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.”

- So sánh được tăng cấp bằng hàng loạt ngữ so sánh liên tiếp: “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy.”

- So sánh tương phản: tả cảnh múa khiên của Mtao Mxây và Đăm Săn: “Mtao Mxây rung khiên vậy. Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô” còn “Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”…

- Điều đáng lưu ý là bao giờ sử thi cũng dành miêu tả “tài” của đối thủ trước, tài của người anh hùng sau. Bằng lối miêu tả đòn bẩy đó, tác giả dân gian đề cao hơn nữa nhân vật anh hùng.

Ngoài những đoạn có sử dụng phép so sánh kết hợp lối phóng đại, trích đoạn sử thi còn có những đoạn dày đặc nghệ thuật phóng đại.

CH: Em hãy tìm những câu văn sử dụng phép phóng đại?

Những câu văn sử dụng nghệ thuật phóng đại là: “Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú.”

Trong “Ra - ma buộc tội” biện pháp so sánh cũng được sử dụng rất

nhiều để miêu tả nỗi đau đớn của Xi - ta khi bị “Ra - ma buộc tội”: “Gia - na - ki đau đớn đến nghẹn thở như một cây dây leo bị vòi voi quật nát”, “Mỗi lời nói của Ra - ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên”, “nước mắt nàng đổ ra như suối”…; hay những câu văn so sánh khi miêu tả thái độ của Ra - ma bắt buộc phải buộc tội Xi - ta: “Lòng Ra - ma đau như dao cắt”, “Lúc đó nom chàng khủng khiếp như một vị thần Chết vậy”…

Các biện pháp này sẽ giúp câu văn ngoài giá trị miêu tả còn có giá trị biểu cảm cao.

 Bước 3: Phát hiện những hình ảnh được sử dụng trong lời nhân vật và lời người kể chuyện.

Những hình ảnh đó sẽ gửi gắm thái độ, quan niệm của người kể chuyện hoặc góp phần thể hiện cá tính, tính cách nhân vật.

Trong “Chiến thắng Mtao Mxây”:

CH: Em có nhận xét gì về những hình ảnh được đem ra làm chuẩn trong so sánh khi miêu tả Đăm Săn và Mtao Mxây?

- Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn trong so sánh khi miêu tả Đăm Săn đều lấy từ vũ trụ, thiên nhiên: vệt sao băng, cầu vồng, hoa dam - piết, mắt chim ghếch ăn hoa tre…Dùng những hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ để “đo” kích cỡ nhân vật là một cách phóng đại để đề cao người anh hùng. Vì vậy Đăm Săn hiện lên là một trang dũng sĩ có sức mạnh phi thường, một “trang tù trưởng tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy”.

- Nhưng những hình ảnh so sánh để miêu tả Mtao Mxây lại là hình ảnh gợi lên cảm giác về một thế lực đen tối, đáng sợ: “Khiên tròn như đầu cú”, “dữ tợn như một vị thần”, “đi lại giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm”…hoặc là một thái độ khinh thường: “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”…Những hình ảnh đó làm hiện lên một kẻ thù của Đăm Săn là người khoác lác, hèn nhát và yếu đuối.

 Bước 4: Phát hiện các công thức cố định trong lời kể. ở trích đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây”:

CH: Hãy tìm những công thức trong lời kể sử thi trong đoạn trích?

Những công thức cố định trong đoạn trích là:

- Công thức về chiến công của người anh hùng: Đăm Săn đã chiến thắng Mtao Mxây giành lại người vợ xinh đẹp Hơ Nhị, bảo vệ và mở rộng buôn làng, xây dựng cuộc sống đông vui, yên ấm.

- Công thức trần thuật: Đăm Săn được đặt trong bối cảnh rộng lớn, phóng khoáng của thiên nhiên, xã hội, con người Tây Nguyên.

- Công thức miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của người anh hùng: Đăm Săn là một “tù trưởng đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa”, “đôi mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre”…

- Công thức miêu tả sức mạnh của người anh hùng: Đăm Săn là một tù trưởng “đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó”, “chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”…

Mặc dù so với hai đặc trưng về cốt truyện và nhân vật, đặc trưng ngôn ngữ trong sử thi không quan trọng nhưng nó có vị trí nhất định trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề và khắc hoạ cá tính nhân vật. Tuỳ từng đoạn trích mà ngôn ngữ có vai trò khác nhau. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu ngôn ngữ.

Không có phương pháp nào là vạn năng để có thế áp dụng cho tất cả các tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông. Nhưng đọc hiểu có thể là một phương pháp giúp học sinh đọc, hiểu văn bản đồng thời cảm thụ tác phẩm. Học sinh không chỉ đơn thuần phát hiện được tác phẩm mà còn giải thích được cơ sở khoa học cho sự phát hiện đó của mình. Vận dụng phương pháp đọc hiểu vào dậy trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại hi vọng sẽ làm cho một giờ học sử thi bớt khô khan và tạo được cảm hứng dạy cho giáo viên, hứng thú học cho học sinh.

Chương 3: Thực nghiệm

Để minh chứng cho phần lí thuyết về phương pháp đọc hiểu trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại đã trình bày, người viết đi vào khảo sát trên 2

trích đoạn sử thi: “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích “Đăm Săn” – sử thi Tây Nguyên) và “Ra – ma buộc tội” (trích “Ra – ma – ya - na” – sử thi ấn Độ). 1. Bài soạn: “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích “Đăm Săn” – sử thi Tây Nguyên)

A. Mục tiêu bài học

- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn ngữ.

- Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích một văn bản sử thi anh hùng cho học sinh để giúp học sinh thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc.

- Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức về lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.

B. Phương pháp, phương tiện

- Phương pháp: Sử dụng phương pháp đọc hiểu kết hợp hình thức phát vấn và sử dụng SGK.

- Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, băng đĩa hình (nếu có).

C. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới.

Hoạt động

của thầy và trò Kiến thức cần đạt

? Em hãy nhắc lại khái niệm sử thi?

?Sử thi dân gian Việt Nam được chia thành mấy loại? Nêu những tác phẩm tiêu biểu cuả từng loại?

I. Tiểu dẫn

1. Sử thi

- Khái niệm: Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có

quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

- Phân loại: Sử thi dân gian Việt Nam được chia

thành hai loại: + Sử thi thần thoại:

- Kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú cổ đại của họ, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu.

- Các tác phẩm: “Đẻ đất đẻ nước” (Mường), “ẩm ệt luông” (Thái), “Cây nêu thần” (Mnông)… + Sử thi anh hùng:

- Kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng.

- Các tác phẩm: “Đăm Săn”, “Đăm Di”, “Xing Nhã”, “Khinh Dú” (Ê - đê), “Đăm Noi” (Ba-na)…Trong đó sử thi “Đăm Săn” được biết đến rộng rãi hơn cả.

Hoạt động

của thầy và trò Kiến thức cần đạt

?Tóm tắt sử thi “Đăm Săn” và cho biết những nội dung chính sử thi đề cập?

2. Sử thi “Đăm Săn”.

- Tóm tắt: Sau khi về làm chồng Hơ Nhị và HơBhị,

Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu có, uy danh lừng lẫy. Chàng đã chiến thắng các tù trưởng độc ác (Mtao Grư và Mtao Mxây) để giành lại vợ, đem lại sự giàu có, danh tiếng cho mình và cộng đồng. Một lần gặp cây sơ - múc (cây thần vật tổ bên nhà vợ), Đăm Săn ra sức chặt đổ khiến cả hai người vợ của chàng bị chết. Đăm Săn phải tìm lối lên trời xin thuốc thần cứu vợ sống lại. ít lâu sau, Đăm Săn lại tìm cách lên trời cầu hôn nữ thần Mặt Trời. Bị từ chối Đăm Săn bỏ về và đã chết ngập nơi rừng Sáp Đen. Hồn của chàng đầu thai vào người chị gái và được tái sinh.

- Những nội dung chính của sử thi “Đăm Săn”:

+ Tác phẩm kể về cuộc đời cá nhân tù trưởng Đăm Săn. Qua đó người nghe nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị tộc Ê - đê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, số phận của cá nhân anh hùng thống nhất cao độ với số phận của cả thị tộc.

+ Đề tài: Chiến tranh. Đây là đề tài nổi bật của thể loại sử thi anh hùng.

“Đăm Săn” được coi là tác phẩm tiêu biểu cho

Hoạt động

của thầy và trò Kiến thức cần đạt

?Cho biết vị trí và nội dung đoạn trích?

?Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?

?Cuộc chiến đấu của Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra như thế nào?

?Khi Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây có lời nói như thế nào? Ngôn ngữ đó thể hiện Mtao Mxây là người ra sao?

3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”

- Vị trí: Đoạn trích thuộc phần kể về những chiến

công của Đăm Săn trong việc đánh thắng các tù trưởng gian ác.

- Nội dung: Đoạn trích kể về cuộc chiến giữa Đăm

Săn và Mtao Mxây để giành lại vợ và xây dựng buôn làng.

II. Đọc hiểu

Căn cứ vào cốt truyện có thể chia đoạn trích thành ba phần:

- Phần 1: Từ đầu -> “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”: Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.

- Phần 2: Tiếp theo -> “rồi vào làng”: Thái độ của dân làng sau chiến thắng của Đăm Săn.

- Phần 3: Còn lại: Cảnh ăn mừng chiến thắng.

1. Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây

- Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây trải qua ba chặng:

+ Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến.

- Ngôn ngữ của Mtao Mxây khi Đăm Săn khiêu chiến:

“Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!”

Hoạt động

của thầy và trò Kiến thức cần đạt

?Trước thái độ của Mtao Mxây, Đăm Săn đã nói như thế nào? Qua đó thể hiện Đăm Săn là con người ra sao?

?Tìm những chi tiết làm nổi rõ tài năng, phẩm chất của Đăm Săn và Mtao Mxây?

-> Ngôn ngữ đó thể hiện thái độ tần ngần, do dự, đắn đo của Mtao Mxây. Qua đó cho thấy Mtao Mxây là người hèn nhát, run sợ, đê tiện – bản chất của một kẻ quen đánh lén.

- Ngôn ngữ của Đăm Săn trước thái độ của Mtao Mxây:

“Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là.”

“Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là”.

-> Ngôn ngữ đầy khinh miệt, coi thường Mtao Mxây (Đăm Săn coi Mtao Mxây không bằng con heo, con trâu). Ngôn ngữ đó cũng thể hiện nhân cách đàng hoàng, tính cách thẳng thắn, quyết liệt của người anh hùng Đăm Săn.

- Chặng 2: Cuộc chiến diễn ra + Hiệp đấu thứ nhất:

- Mtao Mxây múa khiên trước và tỏ ra kém cỏi: “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. Biện pháp so sánh còn thể hiện thái độ khinh thường Mtao Mxây.

- Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh thản nhiên: “Đăm Săn không nhúc nhích” -> bản lĩnh cứng cỏi của Đăm Săn.

Hoạt động

của thầy và trò Kiến thức cần đạt

+ Hiệp đấu thứ hai:

- Đăm Săn múa trước và tỏ ra tài giỏi hơn hẳn: “Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.”

- Mtao Mxây hoảng hốt bỏ chạy, chém Đăm Săn nhưng trượt: “Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu”.

- Kết quả: Mtao Mxây yếu sức nên phải cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu.

+ Hiệp đấu thứ ba:

- Đăm Săn được miếng trầu của Hơ Nhị nên sức tăng gấp bội. Chàng đuổi theo Mtao Mxây: “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc(…). Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”. Những hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn trong so sánh

Một phần của tài liệu Đọc hiểu trích đoạn sử thi chiến thắng mtao mxây và ra ma buộc tội (SGK ngữ văn 10) (Trang 43 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)