Tác phẩm tự sự tậptrung, cô đọng đến mức độ bản thân nhân vật, sự việc, câu chuyện có thể tựmình bộc lộ trên trang sách hoặc trên sân khấu, không cần sự ''dẫn chuyện''của tác giả, như th
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Xã hội loài người đang ngày càng phát triển và tiến những bước tiếnvượt bậc trong mọi lĩnh vực.Cùng với sự phát triển chung của nhân loại,xãhội Việt Nam cũng đang càng ngày càng phát triển,văn minh và tiến bộhơn.Với việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,kinh tế Việt Nam những năm qua đã phát triển mạnh mẽ Cùng với đó là sựnâng cao rõ rệt về đời sống vật chất của con người Và sống trong một xã hộiphát triển ấy giáo dục và đào tạo là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết bởi
đó là vấn đề then chốt trong việc phát triển đất nước ''Hiền tài là nguyên khícủa quốc gia'' và giáo dục đào tạo góp phần to lớn bồi dưỡng hiền tài cho đấtnước Để đạt được hiệu quả cao nhất, đổi mới phương pháp dạy học luôn làvấn đề được đặt ra hàng đầu Ngay từ những năm đầu của Thế kỉ XXI ''Đổimới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học củahọc sinh'' là vấn đề được đặt ra cấp thiết Cũng giống như các môn học khác,đổi mới phương pháp dạy học văn cũng là một vấn đề nóng bỏng.Đáp ứngyêu cầu đó, việc giảng dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể mấynăm gần đây đã được quan tâm nghiên cứu và có thể nói là một phương phápdạy học hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung và thơ canói riêng, có thể nói Thơ mới đóng góp góp những thành tựu vô cùng to lớn
và có giá trị Nó đã tạo nên ''cả một thời đại trong thi ca'' với những tác giả vàtác phẩm tiêu biểu, đặc sắc Với hơn 1001 sắc điệu thẩm mĩ khác nhau Thơmới đã để lại cho văn học dân tộc những tên tuổi ấn tượng mà'' mỗi nhà thơ làmột ngôi sao băng qua bầu trời để lại một vệt sáng không lặp lại'' Thơ mớithực sự đã thổi một sức sống mới vào thơ ca Việt Nam, đó là sức sống tươi trẻ
Trang 2non tơ đầy quyến rũ Trải qua thời gian cùng những bước thăng trầm của lịch
sử, Thơ mới thực sự đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giảtrong và ngoài nước Những vần thơ đầy sức sống ''non tơ,biếc rờn'' ấy sẽ cònmãi với thời gian
Việc giảng dạy thơ hiện đại nói chung và Thơ mới nói riêng trong nhàtrường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập khi cách dạy truyền thốngthầy giảng trò chép đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi giáo viên và học sinh.Làm thế nào để nâng cao chật lượng dạy và học, làm thế nào để học sinh cóthể thấy hết được cái hay cái đẹp của mỗi vần thơ để từ đó hoàn thiện nhâncách và có tri thức bước vào cuộc sống đã trở thành câu hỏi lớn đang đặt ra.Hơn nữa lại áp dụng phương pháp đọc hiểu vào giảng dạy các tác phẩm giaiđoạn này Trong khi xã hội đang ngày càng phát triển Việc dạy văn, học văncũng cần phải đổi mới, nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu mới của một xãhội hiện đại
Với mong muốn trình bày hiểu biết của mình và đóng góp một tiếngnói nhỏ vào việc tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc khi giảng dạy các tácphẩm Thơ mới,đề tài đặt ra vấn đề nghiên cứu ''Đặc trựng thể loại trữ tình vàviệc đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới trong nhà trường THPT''
Trang 3Biêlinxki đã phân chia chi tiết hơn trong bài báo ''Sự phân chia thơ rakiểu và loại''.
G.S Trần Thanh Đạm đã khẳng định có ba loại: Trữ tình, tự sự, kịch.Trong giáo trính ''Lí luận văn học'' (NXB GD) phân chia làm năm loại:
Tự sự, kịch, trữ tình, chính luận, bút kí
2.2.Vấn đề Thơ mới
Sau lúc ''Thi nhân Việt Nam'' của Hoài Thanh và Hoài Chân ra đờinăm 1941 thì hàng loạt công trình có khuynh hướng bao quát toàn bộ phongtrào đã xuất hiện:
- ''Phong trào Thơ mới 1932-1945'' của Phan Cự Đệ.
- '' Thơ mới những bước thăng trầm'' của Lê Đình Kỵ.
- ''Một thời đại trong thi ca'' của Hà Minh Đức.
- ''Con mắt thơ'' của Đỗ Lai Thuý.
- ''Thơ lãng mạn Việt Nam'' của Lê Bảo.
- ''Tinh hoa Thơ mới'' của Chu Văn Sơn.
- ''Thơ mới-Bình minh thơ Việt'' của Nguyễn Quốc Tuý.
2.3.Vấn đề đọc hiểu
Đây là vấn đề được quan tâm bởi đông đảo các nhà nghiên cứu.Tậptrung trong một số công trình:
-''Tiếp cận văn học'' của Nguyễn Trọng Hoàn.
-''Đọc văn hiểu văn'' của Trần Đình Sử.
-''Hiểu văn,dạy văn'' của Nguyễn Thanh Hùng.
2.4.Vấn đề đọc hiểu tác phẩm trữ tình.
Được nghiên cứu tập trung trong các công trình sau:
- ''Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường'' của
Nguyễn Thị Dư Khánh
- ''Hiểu văn dạy văn'' của Nguyễn Thanh Hùng.
Trang 4-''Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể'' của Trần Thanh
Đạm
Song qua khảo sát cho thấy hầu hết các công trình nghiên cứu trên chỉđưa ra một cách chung nhất về vấn đề đọc hiểu cảc tác phẩm trữ tình mà chưachỉ rõ phương pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình theo đặc trưng loại thể
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1.Nghiên cứu,khảo sát các tài liệu về thể loại,đặc điểm thể loại và thểloại trữ tình,phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại
3.2.Trên cơ sở đặc trưng đó và lí thuyết giảng dạy tác phẩm văn chươngtrong nhà trường vận dụng đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới trong chương trìnhTHPT
4 Đối tượng nghiên cứu
4.1.Lí thuyết tiếp nhận văn chương, vấn đề thể loại, đặc trưng thể loạitrữ tình, Thơ mới 1930-1945,lí thuyết đọc hiểu và vận dụng trong giảng dạy ởTHPT
4.2 Tư liệu nghiên cứu: Toàn bộ tác phẩm Thơ Mới, tập trung vào các
tác phẩm được tuyển chọn trong ''Thi nhân Việt Nam'' và trong chương trình
Trang 54.Đối tượng nghiên cứu.
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Cấu tạo của đề tài
B Phần nội dung
- Chương 1: Những vấn đề chung
- Chương 2: Đọc hiểu Thơ mới
- Chương 3: Giáo án thực nghiệm
C Phần kết luận
B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.Cơ sở lí luận.
1.1.Vấn đề thể loại.
1.1.1.Thể loại (Loại thể)
Trang 6Khái niệm thể loại cũng như mọi khái niệm khác trong lí luận văn học,
đó là kết quả cuả sự trừu tượng hoá, khái quát hoá thực tế cụ thể, sinh độngcủa sáng tác văn học
Thể loại là một khái niệm kép có quan hệ bao chứa.Bao gồm các kháiniệm:
Loại (Loại hình): Từ cổ đại Aristot đã đề xuất khái niệm này Loại làphương thức người nghệ sĩ sử dụng để nhận thức, khám phá đời sống kháchquan để tái hiện đời sống và sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật Thông quahình tượng nghệ thuật ấy để biểu hiện tư tưởng, tình cảm Bao gồm ba loạihình tiêu biểu cho ba phương thức sáng tác:
- Loại hình tự sự với phương thức tự sự
- Loại trữ tình với phương thự trữ tình
- Loại hình kịch với phương thức tạo xung đột và kịch tính
Ba loại hình đó tổ chức thành hai dạng văn bản: văn vần và văn xuôi
Ba loại hình có mặt tất cả ở mọi nền văn học, mọi thời kì văn học ở mọi quốcgia, khuynh hướng, trào lưu, tác giả Loại hình vừa mang tính phổ biến lạivừa phản ánh đặc điểm riêng của một dân tộc, một cộng đồng, một cá nhânngười nghệ sĩ
Thể (Thể tài) : Là hình thức tổ chức ngôn ngữ, quy mô, dung lượng củatác phẩm Số lượng nhiều hơn loại, sự biến đổi cũng phong phú hơn Mỗi loại
có thể bao gồm nhiều thể khác nhau
Như vậy loại là một khái niệm lớn có quan hệ bao chứa, thể là một kháiniệm nhỏ nằm trong loại
1.1.2.Sự phân chia thể loại
Nền văn học của mỗi dân tộc cũng như toàn bộ nền văn học thế giớixưa và nay bao gồm rất nhiều các tác phẩm văn học cụ thể của các nhà vănnhà thơ thuộc các giai cấp, dân tộc, thời đại khác nhau Mỗi tác phẩm văn học
Trang 7là một công trình sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật Nếu tìm hiểu vànghiên cứu kĩ các tác phẩm khác nhau ấy người ta có thể tìm thấy giữa chúng
có những nét chung về mặt cấu tạo nội dung và nghệ thuật và mặc dù nộidung của các tác phẩm vô cùng đa dạng và biến đổi không ngừng, các nétchung này vẫn có tính ổn định Điều đó đã tạo cơ sở và điều kiện phân chiacác tác phẩm văn học ra thành loại thể văn học
Từ cổ đại Aristot đã phân chia các tác phẩm văn học ra ba loại cơ bản:Trữ tình, tự sự, kịch Ứng với mỗi thể loại là một phương tức phản ánh đặctrưng Tiêu chuẩn và căn cứ hợp lí nhất để phân chia loại thể văn học trướchết là kết cấu hình tượng hoặc hệ thống hình tượng của tác phẩm Tức là mọi
sự phân chia là từ sự cấu tạo bên trong của tác phẩm văn học chứ không phảiđơn thuần dựa vào một số biểu hiện về hình thức bên ngoài Kiến trúc của tácphẩm, cấu tạo hình tượng như thế nào là do phương thức phản ánh và biểuhiện đó quy định Nếu hình tượng thiên về mặt biểu hiện tư tưởng tình cảmcủa tác giả ta sẽ có tác phẩm trữ tình, nếu hình tượng thiên về mặt biểu hiệncon người,sự việc trong cuộc sống ta sẽ có tác phẩm tự sự Tác phẩm tự sự tậptrung, cô đọng đến mức độ bản thân nhân vật, sự việc, câu chuyện có thể tựmình bộc lộ trên trang sách hoặc trên sân khấu, không cần sự ''dẫn chuyện''của tác giả, như thế ta sẽ có tác phẩm kịch.Trữ tình, tự sự và kịch là baphương thức cơ bản nhất của sự phản ánh hiện thực cuộc sống và biểu hiệnnội tâm tác giả, ba phương thức cơ bản của sự cấu tạo hình tượng, kiến trúctác phẩm văn học Đồng thời đó cũng là ba loại cơ bản nhất trong lòng mỗiloại và trên biên giới của mỗi loại sẽ nảy sinh rất nhiều các thể khác nhau của
sự sáng tác văn học
Từ ba thể loại trên có thể chia nhỏ:
-Tự sự: +Tự sự dân gian: Thần thoại,truyền thuyết,cổtích,ngụ ngôn,truyện cười
Trang 8+Tự sự trung đại và hiện đại:Truyền kì,tiểuthuyết,truyện,kí.
-Trữ tình: +Trữ tình dân gian: Ca dao, câu đố
+Trữ tình trung đại và hiện đại: Thơ cổ thể truyềnthống,thơ tự do
-Kịch: +Kịch dân gian: Chèo, tuồng, múa rối
+Kịch hiện đại: Bi kịch, hài kịch
1.1.3Vấn đề tiếp nhận theo đặc trưng thể loại.
Nhà văn sự dụng một phương thức chủ đạo để sáng tác nên tácphẩm và sáng tạo nên hình tượng chứa đựng thẩm mĩ mà ta cần khám phá,chiếm lĩnh, tức là nhà văn đã sáng tác theo thể loại Chính vì vậy người đọccũng phải cảm thụ theo thể loại Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới mộtthể loại nhất định Lí thuyết về thể loại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạyhọc tác phẩm trong nhà trường Nó không phải là công cụ vạn năng nhưng làcông cụ quan trọng để chiếm lĩnh tác phẩm văn học
Có nhiều con đường, cách thức để tiếp nhận văn học Song tiếp nhậnvăn học dựa trên cơ sở đặc điểm loại thể có nhiều lợi thế vì: Thể loại là kháiniệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội dụng nhấtđịnh có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tạichỉnh thể.Thể loại chính là cách thức tổ chức tác phẩm, kiểu tái hiện đờisống,một kiểu giao tiếp nó tương đói ổn định và bền vững trong cấu trúc tácphẩm Chính vì lẽ đó thể loại đã được quan tâm và trở thành một cách tiếp cậnvăn chương một cách hiệu quả
1.2.Vấn đề tiếp nhận văn học.
1.2.1.Khái niệm:
Theo ''Từ điển tiếng Việt'': Tiếp nhận là đón nhận từ ngườikhác, nơi khác chuyển đến
Trang 9Tiếp nhận văn học có rất nhiều quan điểm và cách hiểu khácnhau.Theo giáo trình ''Lí luận văn học'' (NXB ĐHHSP): Tiếp nhận văn học làgiai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác - giao tế của văn hoc Người nghệ sĩ sángtạo tác phẩm văn học là truyền đạt những cảm nhận khái quát về cuộc đời chongười đọc Chỉ khi được bạn dọc tiếp nhận quá trình sáng tạo mới hoàn tất.Thực chất của quá trình này là chuyển cảm xúc đến bạn đọc cộng hưởng cảmxúc đó.
Tiếp nhận văn học được hình thành từ Mĩ học tiếp nhận - một trongnhững thành tựu của ngành xã hội học nghệ thuật với các nhà khoa học TiệpKhắc như Đônxen và Micô đã nghiên cứu khái niệm ''lí thuyết ngôn ngữ vàhoàn cảnh giao tiếp văn học'' Các nhà nghiên cứu văn học Ba Lan Ingácđen
đã tìm hiểu''những khả năng khác nhau để lĩnh hội, lí giải tính chân thật củatác phẩm văn học'' hoặc Glôvinxki, Hanđơke, Slavinxki, Bansêđan Trong sốcác công trình nghiên cứu đó công trình ''Người tiếp nhận trong cấu trúc tácphẩm văn học'' Glôvinxki đã nghiên cứu phương thức xác định người nhận tintrong tác phẩm văn học và những yêu cầu của người nhận tin đã ảnh hưởngđến tác phẩm Tư tưởng khoa học của Glôvinxki được đánh giá là điểm xuấtphát của những công trình khoa học sau này tiếp tục nghiên cứu sự phân loạiđộc giả và phân tích những những điều kiện mà giao tiếp văn học xảy ra Theo ''Từ điển thuật ngữ văn học'': Tiếp nhận văn học là hoạt độngchiếm lĩnh giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của các tác phẩm văn học, bắt đầu từ sựcảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quanniệm nghệ thuật tài nghệ của tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu,
ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng của hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyểnthể
Theo Nguyễn Thanh Hùng đó là ''quá trình đem lại cho con người sựhưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố, phát triển một
Trang 10cách phong phú những khả năng thuộc về thế giới tinh thần và năng lực cảmxúc của con người trước đời sống''.
Như vậy các quan niệm trên đã thâu tóm tương đối đầy đủ bản chấtcủa quá trình tiếp nhận Có thể thấy rằng đó là quá trình giao tiếp giữa bạnđọc với tư cách là ''người nhận tin'' và tác giả với tư cách là ''người truyềntin'' Thực chất của hoạt động này là sự gặp gỡ,tiếp xúc giữa nguời đọc vàhình tượng văn học
Qúa trình tiếp nhận là quá trình đi ngược lại với quá trình sáng táccủa nhà văn trong đó hình tượng văn học là điểm gặp gỡ tạo mối đồng cảmgiữa nhà văn và độc giả Ở đây hình tượng văn học bước vào giai đoạn tồn tạithứ ba, sự tiếp nhận chuyển nội dung văn bản thành một thế giới tinhthần,biến tác phẩm thành yếu tố của đời sống ý thức vã hội.Tiếp nhận văn họcđòi hỏi sự than gia của toàn bộ nhân cách con người - tri giác, cảm giác,tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, trực giác đòi hỏi sự bộc lộ cá tính, thị hiếu
và lập trường xã hội, sự tán thành và phản đối Chính vì vậy khái niệm tiếpnhận mang tính bao quát
1.2.2 Phương pháp sáng tác của nhà văn.
Văn chương là một hình thái ý thức đặc thù, là một loại hình nghệ thuậtđặc biệt đó là nghệ thuật ngôn từ Do vậy nhà văn - những người sáng tạo racác tác phẩm văn chương chính là những nghệ sĩ ngôn từ, họ chính là ngườisáng tác và biểu diễn nghệ thuật, họ có năng lưc nổi trội và sự sáng tác, biểudiễn của họ mang tính chất chuyên nghiệp Người nghệ sĩ ngôn từ chuyênsáng tác văn thơ, có tài năng và có tác phẩm có giá trị được mọi người côngnhận Quá trình sáng tác của nhà văn '' thực chất là lịch sử xây dựng lại nhữnghình tượng tình cảm ở công chúng'' (Kuobakine) Nhà văn giữ vai trò vô cùngquan trọng, đó là chủ thể sáng tạo nên các tác phẩm văn chương Trong bốn
Trang 11thành tố tạo nên quá trình sáng tác và thưởng thức văn học (thời đại - nhà văn
- tác phẩm - bạn đọc) thì nhà văn giữ vai trò quan trọng nhất
Tác phẩm văn chương là đứa con tinh thần của nhà văn, nó là sản phẩmcủa biết bao băn khoăn trăn trở Đó là một quá trình dài có thể khái quát bằng
sơ đồ: Hình thành ý đồ - thu thập tư liệu - lập sơ đồ, hồ sơ - viết - sửa chữa.Muốn cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật thực thụ nhà văn phải quan sát Sựquan sát đó phải diễn ra song song trên hai bình diện đó là đối tượng thẩm mĩtrong hiện thực khách quan nảy sinh trong thời đại mình đồng thời quan sátnhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của bạn đọc Hoạt động đó vừa giúp nhà văn tìmđược đối tượng viết tác phẩm lại vừa cho ra đời những tác phẩm đáp ứng thịhiếu của độc giả
Qúa trình sáng tác của nhà văn là quá trình quan sát, nghiền ngẫm hiệnthực khách quan rồi phản ánh trong tác phẩm bằng những hình tượng nghệthuật đặc sắc Hay như Bandắc đã nói ''Văn học là tấm gương phản ánh đờisống '' và nhà văn phải là ''người thư kí trung thành của mọi thời đại'' Nhưngcũng cần phải nhận thức thật thấu đáo rằng hiện thực trong tác phẩm văn họckhông phải bao giờ cũng trùng khít với hiện thực ngoài đời vì văn học là hìnhbóng của cuộc đời chứ không phải bản thân cuộc sống Bởi cuộc sống trongtác phẩm văn chương là cuộc sống đã được chắt lọc qua lăng kính chủ quancủa người nghệ sĩ, đã được nhào nặn và sáng tạo lại Nó vừa giống lại vừakhác với cuộc đời thực Hơn thế nữa,văn học cũng không chỉ là sự phản ánhgiản đơn của cấu trúc xã hội mà ở đó vai trò của nhà văn cùng cá tính sáng tạorất quan trọng Nói như Nguyễn Trọng Hoàn đó là một quá trình tư duy ngônngữ thầm lặng, là cả một quá trình gian khổ tìm tòi ý tưởng, thổi hồn vào từngcâu chữ ví như người lọc quăng Radium đầy khổ luyện và công phu thôngqua khả năng cảm thụ đời sống, sự hồi tưởng,óc tưởng tượng phong phú
`1.2.3 Cơ chế của hoạt động tiếp nhận.
Trang 12Hoạt động sáng tạo của nhà văn là một quá trình vì vậy hoạt động tiếpnhân cũng phải theo một quy trình nhất định và theo các bước sau:
a.Đọc văn bản
Đọc là sự khởi đầu cho tiếp nhận văn học Đọc đựợc coi là con đườngđặc trưng không thể thay thế trong việc tiếp nhận văn học Bởi tác phẩm vănhọc tồn tại dưới dạng văn bản văn học, đó là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữtrong đó chứa đựng thông tin Chúng ta chỉ có thể tiếp nhận các thông tin ẩnchứa trong đó bằng phương pháp đọc Đọc là con đường là cách thức tiếpnhận thông tin làm giàu sự hiểu biết phục vụ cho học tập và cuộc sống Đọcchính là quá trình chuyển tải các kí hiệu ngôn ngữ ở dạng văn bản viết sangnhững kí hiệu âm thanh Đọc chính là quá trình khôi phục lớp vỏ âm thanhtrong tác phẩm Đọc được coi là con đường đặc thù không thể thay thế Vớimỗi bạn đọc khác nhau với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, thời đại, nghềnghiệp khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau, đó thực sự là quá trình độc giảđồng sáng tạo với tác giả
b.Phân tích
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh
về hình thức Phân tích là chia nhỏ tác phẩm thành từng phần để xem xét rồilại tổng hợp lại Song không thể chia cắt một cách tuỳ tiện mà phải dựa vàokết cấu của văn bản, phải xác định trọng tâm, lựa chọn yếu tố bản sắc của tácphẩm,đi sâu vào khám phá, phân tích,đi sâu vào cảm xúc mãnh liệt trong thếgiới nội tâm,để kiếm tìm sự súc tích của ngôn ngữ nghệ thuật
c Cắt nghĩa
Là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn học baohàm việc đánh giá tác phẩm và các phần nhỏ của tác phẩm.Cắt nghĩa theotiếng Latinh là cắt nghĩa có suy nghĩ.Cắt nghĩa là một trong những điều kiệnthen chốt để dạy văn có hiệu quả.Mỗi bạn đọc khi đọc tác phẩm văn học sẽ
Trang 13tạo ra tác phẩm cho riêng mình tuỳ thuộc vào lứa tuổi,tâm lý,thời đại.Cắtnghĩa chính là cơ sở để đánh giá mức độ hiểu tác phẩm.
d.Bình giá
Đây là hoat động cuối cùng trong việc tiếp nhận tác phẩm Bình là hoạtđộng mang tính chủ quan, người đọc đua ra ý kiến bàn bạc, đánh giá nhận xétcủa mình, bàn luận thêm về tác phẩm Bình thường chứa đựng cảm xúc, hìnhảnh tạo sự rung động, đồng cảm cho người nghe.Việc bình giá phải đảm bảođưa được ra những ý kiến đóng góp về tác phẩm, đặc sắc,hạn chế và vị trí củatác phẩm trong tiến trình văn học
1.2.4 Những khó khăn khi tiếp nhận.
Tác phẩm văn học tồn tại dưới dạng văn bản, đó là tập hợp các kí hiệungôn ngữ Việc tiếp nhận các tác phẩm văn học trước hết là tiếp xúc với tậphợp ngôn ngữ đó Chính vì vậy việc tiếp nhân, cảm thụ tác phẩm văn học gặpkhông ít khó khăn mà người ta gọi là khoảng cách chuyên chế.Bao gồm cáckhoảng cách:
- Khoảng cách về ngôn ngữ: Trong tác phẩm văn học dù là lời kểchuyện hay cuả nhân vật thì đó đều là ngôn ngữ của tác giả Giữa ngôn ngữtác giả và độc giả không bao giờ trùng khớp, đó là khoảmg cách bạn đọc phảiphá bỏ để đến với tác phẩm
-Khoảng cách tâm lí: Phụ thuộc vào tâm lí của tác giả, tâm lí của ngườitiếp nhận,và tâm lí thời đại Tác phẩm thuộc thời đại nào sẽ phải phụ thuộcvào tâm lí thời đại đó, đồng thời còn phụ thuộc vào thời đại mà bạn đọc đangsống
-Khoảng cách lịch sử: Đó là cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm,lịch sử ra đời tác phẩm.Đó là khoảng cách thời đại mà tác phẩm ra đời
Trang 14Việc tiếp nhận tác phẩm văn học đạt ra nhiều khó khăn và việc tiếpnhận theo đăc trưng thể loại là một trong những biên pháp hữu hiệu khắc phụcnhững khó khăn đó.
2.Cơ sở thực tiễn.
Vấn đề giảng day theo đặc trưng thể loại đã được đăt ra từ lâu Songviệc ap dụng vào thực tiễn giảng dạy vẫn con dè dặt Hầu hết các giáo viêndạy văn đều coi trọng phương phá giảng dạy truyền thống - thuyết giảng, màcòn ngại đổi mới phương pháp Nhìn chung giáo viên THPT phần lớn chưathoát khỏi phương pháp truyền thống, biến giờ văn thành giờ thuyếtgiảng,chưa lấy học sinh làm trung tâm,giáo viên,học sinh,nhà văn không phảiđồng sáng tạo Giáo viên mới chỉ giúp học sinh tiếp cận lịch sử ra đời của tácphẩm,theo chủ đề tác phẩm Chẳng hạn như dạy tác phẩm trữ tình phần lớndạy theo các đoạn thơ, chỉ dạy cái nhà văn muốn nói là cái gì? Chứ chưa tìmhiểu nhà văn thông qua hình thức nào và nói lên điều gì?
Để thay đổi phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và pháthuy tích cực, chủ động của học sinh chúng tôi xin đưa ra hướng tiếp cậntheo đặc trưng thể loại
3 Vấn đề thể loại.
3.1.Khái niệm đọc hiểu.
Theo ''Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc'' quyển ''Giáo dục'' chobiết: Đọc là một hoạt động tâm lí nhằm tiếp nhận ý nghĩa từ kí hiệu ngônngữ được in hay viết
Xét từ mặt triết học đọc có mấy nội dung sau:
- Đọc là một quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất phải hiểu ngônngữ của văn bản (ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ thể loại, ngôn ngữ nghệ thuậtcủa văn bản) phải dựa vào tính tích cực của chủ thể (hứng thú, nhu cầu, nănglực) và tác động qua lại giữa chủ thể và văn bản
Trang 15- Đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn bản (tácgiả,xã hội,văn hoá).
- Đọc là quá trình tiêu dùng văn hoá văn bản (hưởng thụ, giải trí, họctập)
- Đọc là quá trình tạo ra các năng lực người (năng lực hiểu mình, hiểuvăn hoá và hiểu thế giới)
Theo ''Từ điển tiếng Việt 2005'' (Hoàng Phê chủ biên) đọc có những ýnghĩa sau:
- Phát ra thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự
-Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào tậphợp kí hiệu đó
- Hiểu thấu bằng cách nhìn vào biểu hiện bề ngoài
Như vậy đọc là một hoạt động văn hoá có tầm nhân loại và có ý nghĩagiáo dục sâu sắc.Đọc gắn liền với hiểu
Hiểu là một khái niệm có nội hàm rất rộng Theo ''Từ điển tiếng Việt2005'' (Hoàng Phê chủ biên) hiểu có các nghĩa sau:
- Nhận ra bản chất, lí lẽ của cái gì bằng cách vận dụng trí tuệ
- Biết được ý nghĩ, quan điểm của người khác
Vậy hiểu là mục đích hướng tới mục đích trực tiếp của đọc
Theo Bakhtin trong ''Con người trong thế giới ngôn từ'' hiểu trong đọc
hiểu bao gôm nhiều hành động gắn với nhau: 1.Cảm thụ (tiếp nhận) kí hiệuvật chất (màu sắc, con chữ ); 2 Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu kí hiệu của
nó được lặp lại trong ngôn ngữ; 3 Hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh; 4 Đốithoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối) trong nhận thức bao gồm cả đánhgiá về chiều sâu và chiều rộng Bản chất tâm lí của sự hiểu là biến cái củangười khác thành cái '' vừa của mình vừa của người khác''
Trang 16Hiểu là mục đích của đọc Tuy nhiên đó không phải là mục đích cuốicùng của học Ngữ văn mà mục đích cuối cùng là hiểu biết, chung sống, làmviệc.
3.2 Mối qua hệ giữa đọc-hiểu.
Giữa đọc và hiểu có mối quan hệ khăng khít, qua lại Đọc luôn gắn liềnvới hiểu.Theo Nguyễn Trọng Hoàn đó là mối quan hệ nhân quả Đọc hiểu vănhọc là hoạt động đọc văn một cách nghiêm túc, cảm xúc, nghiền ngẫm,tưởngtượng,liên tưởng Khái niệm đọc hiểu mang những định hướng dạy học cụthể,tích cực hơn so với khái niệm phân tích hay tìm hiểu Nó đòi hỏi sự tíchcực, chủ động, sáng tạo của người đọc
3.3 Đọc hiểu là con đường đặc trưng trong tiếp nhận văn học.
Lí luận dạy văn học hiện đại đặt vấn đề đọc hiểu văn bản lên hàng đầu.Trước khi có hình tượng, người đọc phải làm việc với văn bản tức là phải đọcvới ba phương diện:đọc theo dòng chữ,đọc giữa dòng chữ và đọc ngoài dòngchữ Ba cấp đọ đó tương ứng với ba cấp độ trong cấu trúc văn bản: ngôn từ,hình tượng,ý nghĩa
Đọc là hoạt đông giao tiếp giữa bạn đọc và nhà văn qua văn bản Đọc làhoạt động văn hoá đặc trưng của con người văn minh Đọc để tiếp nhận thôngtin và làm giàu vốn sống Đọc để thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ và giao tiếp.Đọc
là phương pháp lĩnh hội tri thức với các môn học, các khoa học Đọc có vaitrò đặc biệt,nó là phương pháp đặc trưng trong dạy tác phẩm văn học vì tácphẩm văn học là nhệ thuật ngôn từ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Như vậy vấn đề thể loại, vấn đề Thơ mới, vấn đề đọc hiểu, vấn đề tiếpnhận văn học là những vấn đề đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài
Trang 17nước quan tâm nghiên cứu và đạt được những thành tựu to lớn Vấn đề đặt ra
ở đây là làm sao chúng ta có thể vận dụng những thành tựu đó đề đưa ra mộtphương pháp day học hiệu quả trong nhà trường THPT đó là phương phápđọc hiểu
Chương 2: Đọc hiểu thơ mới
1 Thơ trữ tình:
Trang 181.1 Quan niệm về thể loại trữ tình:
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thể loại trữ tình:
Người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ này có thể kể đến là Aristôt Theo Aristôt trữ tình là phương thức mô phỏng hiện thực “Cái mà người ta
-mô phỏng vẫn là cái mà nhân thân anh ta không thay đổi bộ mặt của mình”
-Theo Biêlinxki trong bài báo “Sự phân chia thơ ra loại và kiểu” đãkhẳng định: “loại trữ tình gồm các tác phẩm thông qua sự bộc lộ tình cảm củatác giả mà phản ánh hiện thực Tác giả trực tiếp bộc lộ những tình cảm yêughét của mình trước cuộc sống”
-Theo “Từ điển văn học”: Trữ tình là một trong ba phương thức thểhiện (bên cạnh tự sự và kịch) làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học Nếu
tự sự thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện lại mộtcách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sốngbằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức con người nghĩa là con người tự thấy mìnhqua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới vànhân sinh
-Theo “Từ điển Hán - Việt”:Trữ tình là bày tỏ tình cảm.Như vậy tácphẩm trữ tình là tác phẩm bày tỏ tình cảm
1.2.Quan niệm về Thơ.
Thơ đối với mỗi chúng ta đã trở nên rất quen thuộc Có những người cảcuộc đời luôn yêu thơ, mơ thơ và say thơ” Nhưng nếu bỗng nhiên đặt ra mộtcâu hỏi “Thơ là gì” thì cũng thật khó trả lời Chẳng thế mà nhà thơ BungariBlaga Dimitsova đã thú thật trong “Ngày phán xử cuối cùng” rằng: “Ôi, nếutôi biết thơ là gì thì cả đời tôi tôi chẳng đau khổ thế này'' Và biết bao nhà thơlớn, nhà lí luận của Việt Nam và trên thế giới đã thử định nghĩa thơ:
-Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả(Vôn te)
Trang 19-Thơ là tiếng nói hàm xúc và dũng cảm Tiếng nói ấy được diễn đạtbằng ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ thơ (Hà Minh Đức).
-Thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, ý nghĩa là quả(Bạch CưDị)
-Thơ đã là tiếng ca của tình cảm của tưởng tượng, của mơ màng…tự do
để vẽ lên trang giấy những nét rung chuyển của luồng sáng tư tưởng một cách
rõ rệt thanh cao, hết ý” (Hàn Mặc Tử)
-Thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ ước aotrở lại trời, nơi đã ngàn kiếp sống vô thủy vô chung, với những hạnh phúc bấttuyệt (Hàn Mặc Tử)
-Theo “Từ điển văn học” : Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống,thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc,giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu
- Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” : Thơ trữ tình là thuật ngữ chochung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó những cảm xúc và suy tư củanhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trước các hiện tượng được thể hiện ra một cáchtrực tiếp
Có thể thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về thơ, ở mỗi quan niệmđều thể hiện được đặc trưng của thơ đó là thể hiện những tư tưởng, tình cảm,cảm xúc của chủ thể trữ tình Và đó cũng chính là sức lôi cuốn kì diệu củathơ
Trang 20trong đó thể hiện một cách trực tiếp những cảm xúc, suy tư của nhà thơ hoặcnhân vật trữ tình
- Khái niệm hiện đại dùng để chỉ quá trình hiện đại hóa văn học ViệtNam kéo dại từ 1932 đến nay
- Thơ mới là một danh từ riêng để chỉ một phong trào thơ ca phát triểnmạnh mẽ từ 1932 đến 1945 Những người đã đặt tên cho Thơ mới đó là PhanKhôi và Thế Lữ Dùng thuật ngữ thơ mới để đối lập với thơ cũ
Về hình thức: Ban đầu Thơ mới là thơ tự do đối lập với thơ cũ về niêm,luật,vần, đối.Lời thơ thể hiện rõ tính chất văn xuôi(dùng câu kể có liên từ, câuthơ dài từ 8 đến 10 từ)
Về nội dung: Sau khi đổi mới về hình thức Thơ mới đổi mới về linhhồn, cảm xúc, quan niệm thẩm mĩ Đó là cái nhìn trẻ trung, ngạc nhiên của cáitôi cá nhân nhận thức trước thế giới
Về sau, thơ tự do dần ít đi thay vào đó là các thể thơ truyền thống, đặcbiệt là thơ lục bát.Vì vậy không thể hiểu Thơ mới là thơ tự do mà đó chỉ làmột phần Thơ mới
Có thể nói, Thơ mới là một cuộc cách mạng lớn lao trong thơ ca dântộc song khong tách rời khỏi mạch nguồn truyền thống mà bên cạnh tiếp thunhững làn gió từ phương Tây thổi tới nó đã tiếp thu và kế thừa tinh hoa củatruyền thống dân tộc trong đó có thơ ca dân gian và trung đại để chứng tỏ sứcsống lâu bền của mình
2.Đặc trưng của thơ trữ tình:
2.1.Nội dung của tác phẩm trữ tình
Nội dung của tác phẩm văn học là cái mà tác giả nói đến trong tácphẩm.Như vậy, có thể khẳng định ở bất cứ tác phẩm văn học nào cũng thểhiện tư tưởng, tình cảm, tuy nhiên tùy vào thể loại khác nhau với phương thứcsáng tác chủ đạo khác nhau sẽ có những cách thể hiện tư tưởng, tình cảm khác
Trang 21biệt Ở thể loại trữ tình, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng,
ý nghĩa, được trình bày một cách trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu Cónghĩa là nhà thơ không thuật lại hay tái hiện lại cái khách quan hay nói cáchkhác nhà thơ không phản ánh trực tiếp đời sống khách quan trong nội dungcủa tác phẩm mà chỉ thể hiện ý nghĩ, tâm trạng cả nhà văn Điều này hoàntoàn khác với những tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống,trong các nhân vật có đường đi và số phận của chúng Tính cách và chiềuhướng con đường đời của nhân vật được bộc lộ Còn ở tác phẩm kịch tác giảlại chú tâm xây dựng các đổi thoại, độc thoại, những mâu thuẫn xung đột kịchtính qua đó bộc lộ tính cách của nhân vật Trong những tác phẩm trữ tình, đốlại là một thế giới tâm trạng với những cung bậc cảm xúc khác nhau:
Đó có thể là một biển sầu vô tận, mênh mông dàn trải như trong ''TràngGiang '' của Huy Cận Hay đó cũng có thể là những tiếng reo vui náo nức củamột tâm hồn tuổi trẻ bắt đầu say sưa với những mối duyên đầu với lí tưởngcách mạng như trong '' Từ ấy '' của Tố Hữu
Ngoài những cảm xúc tâm trạng có thể là buồn sầu lai láng có thể là vuitươi phẩn khởi ta không biết gì khác về con người và những nỗi niềm đó.Không có câu chuyện gì, cũng không có những mâu thuẫn xung đột gì xảy ra
cả Chỉ có những cảm xúc tâm trạng khác nhau được thể hiện rõ rệt
Tác phẩm trữ tình chú tâm vào biệu hiện trực tiếp thế giới chủ quancủa con người nhưng không có nghĩa là các tác phẩm trữ tình không phản ánhthế giới khách quan Bởi mọi cảm xúc tâm trạng của con người đều là cảmxúc về cái gì, tâm trạng trước hiện thực nào, suy nghĩ về vấn đề gì Chính vìvậy mà các sự kiện đời sống được thể hiện một cách gián tiếp Cũng có khitác phẩm trữ tình tả trực tiếp bức tranh phong cảnh đã gây xúc động cho nhàthơ:
'' Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Trang 22Cỏ cây chen lá, đá chen hoa ''.
( Qua đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)
Cũng có những tác phẩm trữ tình thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối
liên tục nào đó Như trong “Mưa xuân” của Nguyễn Bính, “Quê hương” của Giang Nam hay “Núi đôi” của Vũ Cao Song sự tái hiện đó không mang mục
đích tự thân mà tạo điều kiện, hay chính là cớ để chủ thể bộc lộ những cảmxúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình Chúng giúp cho việc thổ lộ tình cảmcủa chủ thể trữ tình được dễ dàng, gợi cảm và dễ hiểu Ở đây nguyên tắc chủquan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực
Như vậy, biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tưởng của con người
là cách phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình
Mặc dù trong tác phẩm trữ tình, việc miêu tả hiện thực khách quantrong đời sống chỉ như một cái cớ Song chúng ta cũng không thể xem nhẹviệc tái hiện các sự việc cho rằng đó là không quan trọng Trái lại, những chitiết chân thực sống động được phát hiện từ cuộc đời thực chính là nơi khơigợi những tình cảm thực, sâu sắc, mới mẻ Điều này đã được thể hiện rất rõ
qua các bài thơ như: “Sông Lấp” của Tú Xương, “Nhớ” của Hồng Nguyên,
“Việt Bắc” của Tố Hữu, hay “Gửi em, cô thanh niên xung phong” của Phạm
Tiến Duật…
“Sông kia dày đã lên đồngChỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoaiVẳng nghe tiếng ếch bên taiGiật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”
(SôngLấp, TúXương)
Sự việc con sông chảy qua quên hương tác giả giờ đã bị vùi lấp trởthành nơi sinh sống, trồng trọt của con người đã khơi gợi trong lòng tác giảbiết bao cảm xúc mãnh liệt Đó là tâm trạng buồn, tiếc nuối và hoài cổ sâu
Trang 23sắc Cũng qua đó tác giả đã thể hiện một tình yêu với quê hương, đất nướcthầm kín song vô cùng thấm thía bởi đó là dư vị của nỗi niềm đau đáu, xótxa…
Ở trên chúng ta đã khẳng định tác phẩm trữ tình bộc lộ những nỗi niềmchủ quan, thẩm kín Song không nên hiểu rằng tác phẩm trữ tình chỉ thể hiệnnhững gì thầm kín, chủ quan, cá nhân, cá biệt Bởi những suy tư trữ tình cóthể thâm nhập vào những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con người: Sựsống, cái chết, tình yêu, lòng chung thủy, lí tưởng, ước mơ… Chính từ đặctrưng của phương thức trữ tình không bị ràng buộc bởi yêu cầu tái hiện trọnvẹn một tính cách, số phận, một hành động như phương thức tự sự và kịch,tác phẩm trữ tình có thể đạt được những khái quát nghệ thuật hết sức phổbiến Đó cũng chính là đặc trưng nổi bật của thơ Chúng ta vẫn thường thấyrằng các nhà thơ xưa nay thường nói đến sự kết tinh, sức chứa của thơ Và cácnhà thơ vẫn luôn phấn đấu nhằm đạt được điều đó Những cảm xúc, tâm trạngtrong thơ là sự khái quát của thi nhân, nó chất chứa những rung động lớn lao,một trái tim nồng nhiệt Tác giả khồng chỉ nói cho mình mà là người đại diệncho cả một lớp người, thậm chí của cả một thời đại:
“ Đừng viết về chúng tôi như cốc chén trên bànXin hay viết như dòng sông chảy xiết
Và chúng tôi với chiếc bi đông bẹp dúm kia là một
Cả những hòn đá kề nồi cũng có bao điểu ấm lạnh liên quan”
(Đường tới thành phố, Hữu Thỉnh)
Nhà thơ đã nhân danh thế hệ mình mà bộc bạch tâm sự Đó không chỉ
là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của cá nhân nhà thơ mà đó là những suy nghĩcủa cả một thế hệ, đó là những thanh niên thuộc thế hệ thơ trẻ chống Mĩ,những nhà thơ đang trực tiếp cầm súng, thật sự xông vào nơi mưa bom bãođạn, từng giờ từng phút đối mặt với cái chết để nói về chiến tranh, để tự nói
Trang 24về mình và đồng đội của mình qua đó có thể thấy được gương mặt tinh thầnchung của cả thế hệ trẻ cầm sung thời kí chống mỹ
“ Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêuTrong đau khổ người đẹp hơn nhiềuNhư bà mẹ sớm chiều gánh nặngNhẫn nại nuôi con,suốt đời im lặng”
(Chào xuân 67,Tố Hữu)
Còn đây lại là những vần thơ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc mang tầm vóc
sử thi Nhà thơ có tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách là phát ngôn cho cảdân tộc, đất nước, nhân dân.Như văn hào M.Goocki đã nói: “Nghệ sĩ là cơquan cảm thụ của đất nước của mình, là tai mắt, là trái tim giai cấp, nghệ sĩ làtiếng nói của thời đại”
Như vậy chúng ta có thể tháy nội dung trữ tình đã thể hiện rõ tình cảm,
ý nghĩ,cảm xúc của nhà văn qua đó bộc lộ tư tưởng của tác phẩm
2.2 Nhân vật trữ tình
Nhân vật trong tác phẩm văn học là hình tượng nghệ thuật do ngườinghệ sĩ xậy dựng lên qua đó bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Ở mỗi thểloại, hình tượng nhân vật lại được xây dựng với những đặc trưng riêng biệt.Nếu ở phương thức tự sự nhà văn chú tâm xây dựng hình tượng nhân vật saocho giống con người ngoài đời, sao cho chân thực như con người đời thườngbước vào trang sách Đó là những nhân vật có diện mạo, có hành động, cótâm tư tình cảm và chiều hướng con đường đời khá rõ Trong phương thứckịch điểm nổi bật của nhân vật là hành động và ngôn ngữ Còn trong tác phẩmtrữ tình, hình tượng nhân vật không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ
cụ thể như nhân vật tự sự và kịch Nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu,cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ, tấm lòng người Đó là nhân vật trữ tình
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Trang 25Cỏ cây chen lá đá chen hoaLom khom dưới núi tiều vùi chúLác đác bên sông chợ mấy nhà…”
( Qua đèo Ngang, Bà Huyện Thanh quan)
Đó là phong cảnh nơi đèo Ngang được quan sát qua con mắt của nhânvật trữ tình, đó chính là tác giả, Bà huyện Thanh Quan.Rõ ràng nhân vật trữtình không hiển hiển ở diện mạo, hành động… mà chỉ thể hiện qua cảm xúc,suy nghĩ, tâm trạng
Chúng ta cũng cần chú ý phân biệt giữa nhân vật trữ tình và nhân vậttrong thơ trữ tình Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắmtình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi gợi nguồn tình cảm của tác giả:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây là mây hay là suối?
Đôi mắt em buồn hay chớp lửa đêm giông”
(Người con gái Việt Nam, Tố hữu)
Những câu thơ tập trung thể hiện nhân vật “em” đó là chị Trần Thị Lý người con gái Việt Nam anh hùng Song đó chỉ là nhân vật trong thơ trữ tình,
-là nguyên nhân khơi gợi niềm cảm xúc và suy nghĩ, tâm trạng Liên kết chuỗitình cảm đó ta hình dung ra nhân vật trữ tình đó chính là hiện thân của tác giả.Những cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhà thơ bao giờ cũng gắn với tìnhcảm chung, có ý nghĩa khái quát Do vậy hình tượng nhân vật trữ tình cũngmang lại tính khái quát Thi sĩ đã tự nâng mình thành người mang tâm trạng,cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một thế hệ người Chính vì vậy màchúng ta thường bắt gặp những đại từ nhân xưng: ”ta” , ”chúng ta” , ”lũ chúngta”
“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Trang 26Giấc mơ con đè nát cuộc đời conHạnh phúc đựng trong một tà áo đẹpMột mái nhà êm rủ bóng xuống tâm hồn”
(Người đi tìm hình nước,Chế Lan Viên)
Tác giả đã đại diện cho cả tầng lớp trí thức tiểu tư sản đương thời tựchất vấn lương tâm và lên án lối sống ích kỉ tầm thường của cả một lớp người
Như đã biết, nhân vật trữ tình là tác giả song không phải điểu đó baogiờ cũng đúng Chúng ta đã từng thấy loại nhân vật trữ tình nhập vai Đó làkhi tác giả nói hộ cảm xúc tâm trạng của ai đó
“Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻoTrời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da
Người giai nhân: bến đợi dưới cây giàTình du khách: thuyền qua không buộc chặt''
(Lời kĩ nữ,Xuân Diệu)
Xuân Diệu đã nhập vai người kĩ nữ để nói hộ tâm trạng cô đơn củanàng Tuy nhiên, yếu tố nhập vai và yếu tố tự thuật tâm trạng lại có mối quan
hệ mật thiết với nhau Những điều tưởng rất riêng biệt lại có quan hệ mật thiếtvới nhau Xuân Diệu nói hộ nỗi cô đơn đến lạnh lẽo của người kĩ nữ và đócũng chính là tâm trạng cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời hiện tại
Cần nhận thấy rằng, những vần thơ sống mãi với thời gian và tronglòng độc giả là những vần thơ có tính chất tiêu biểu và sức khái quát cao Nếubài thơ chỉ là những cảm xúc tủn mủn những tâm trạng lạc lõng, không bắtnguồn tư hiện thực xã hội và lich sử khách quan thì chẳng có giá trị gì NhưBiêlinxki đã khẳng định: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì nhữngđau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xãhội, của thời đại và của nhân loại” Và cũng trong ý nghĩa đó Sóng Hồng đã
Trang 27nhận định: “Thơ cũng như nhạc cơ thể trở thành một sức mạnh phi thường khi
nó chinh phục được trái tim của quần chúng nhân dân”
Như vậy trong tác phẩm trữ tình hình tượng nhân vật trữ tình mangnhững đặc trưng riêng biệt so với nhân vật tự sự và kịch
2.3.1 Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc.
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc nào đó, tuy nhiên khi nóđược chọn lọc đưa vào tác phầm văn học thì nó đã trở thành sự sáng tạo củangười nghệ sĩ bởi trong đó ẩn chứa dụng ý, tư tưởng của nhà văn Trong ngônngữ thơ trữ tình nhằm thể hiện những trạng thái cảm xúc dâng trào mãnh liệtcủa người nghệ sĩ cho nên lời thơ không bao giờ khách quan, yên tĩnh nhưngôn ngữ trong tác phẩm tự sự Lời thơ thường là lời đánh giá, trực tiếp thểhiện một quan hệ của chủ thể với cuộc đời:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Trang 28(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
Đó là những tình cảm chân thành, tha thiết mà tác giả dành cho quêhương ở nơi đó có con sông quê đã gắn liền với tác giả trong suốt những ngàythơ ấu Tất cả những kí ức đẹp đẽ ùa về trong nỗi nhớ khôn nguôi
Nếu như trong các tác phẩm tự sự và kịch ngôn ngữ là lời miêu tả, trầnthuật theo lối kể lể, phân tích, chỉ ra các thuộc tính một cách khách quan thìlời thơ lại hoàn toàn khác
Là những suy nghĩ của một chủ thể trữ tình nhất định nên lời thơ đã thểhiện sự đánh giá, phán xét trực tiếp đối với các hiện tượng trong cuộc sống.Trong thơ trữ tình, ngay cả khi miêu tả lời thờ cũng thể hiện sự đánh giá củachủ thể trữ tình:
“Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặt dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước,Hồ Xuân Hương)
Qua việc miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ xưa qua hình ảnh ẩn dụchiếc bánh trôi, tác giả cũng đồng thời khẳng định, đánh giá vể đẹp không chỉbên ngoài mà những phẩm chất, đức hạnh cao quý bên trong của người phụnữ
Nếu trong tác phẩm tự sự, thế giới hiện ra như một chỉnh thể không bịtách ra hai mặt chủ thể và khách thể thì trong thơ trữ tình lại khác Trong thơtrữ tình có sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể Lời thơ trữ tình là lời đánhdấu sự tồn tại của chủ thể Vì vậy trong thơ có sự điều tiết quan hệ giữa chủthể và khách thể thông qua những câu hỏi trong thơ Và lời thơ không chỉ đơnthuần là lời mà đi đôi với cả hành động của chủ thể trữ tình
Trang 29Thơ trữ tình thể hiện độc đáo suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của chủ thểtrữ tình bởi vậy nhà thơ đã chọn lựa ngôn ngữ tinh tế, kèm theo các phươngthức tu từ độc đáo nhằm làm cho những tình cảm đó thể hiện một cách nổi bật
và đặc sắc nhất:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máuDây thép gai đâm nát trời chiềuNhững đêm dài hành quân nung nấuBỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
Bằng việc sử dụng biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, kết hợp với những từngữ độc đáo, tác giả đã vẽ nên bức tranh những cánh đồng đầy thương tíchbởi bom đạn của kẻ thù từ đó thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chỉchiến đấu
2.3.2 Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính
Ngôn ngữ thơ độc đáo và vô cùng tinh tế như nhịp đập của trái tim khixúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng biệt Thế giới nội tâm sâu kín củathi sĩ không chỉ được thể hiện qua ý nghĩ của từ ngữ mà còn được thể hiệnbằng âm thanh và nhịp điệu của từ ngữ ấy Do vậy có thể coi nhạc tính là đặctrưng của ngôn ngữ thơ trữ tình.Nhạc tính trong thơ được thể hiện ở cácphương diện: sự cân đối, sự trầm bổng, sự trùng điệp
a Sự cân đối:
Sự cân đối chính là sự tương xứng hài hòa giữa các câu thơ, dòng thơ:
“Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà”
(Qua đèo Ngang, Bà huyện Thanh Quan)
Trong thơ cổ điển, thơ Đường đặc biệt chú ý đến sự tương xứng hài hòanày, và là một yêu cầu không thể thiếu Trong thơ hiện đại phóng khoánghơn, không theo một khuôn phép nào song sự tương xứng, hài hòa giữa các vế
Trang 30thơ, dòng thơ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng tình cảmcủa thi sĩ.
Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ tự sự và kịch bởi sự cách điệu hóa cáo
độ Nó khác với lời ăn tiếng nói hàng ngày Nó giống như những bước châncủa người nghệ sĩ múa balê.Nhịp điệu nhanh châm, trầm bổng góp phần thểhiện nội dung tư tưởng của tác giả Chính vì vậy mà có lúc chúng ta bắt gặpnhững vần nhẹ nhàng, trong trẻo như lời thủ thỉ tâm tình của đôi lứa yêu nhau
như trong ''Tương tư'' của Nguyễn Bính.Đôi khi lại bắt gặp những vần thơ thiết tha rạo rực với nhịp điệu gấp gáp, hối hả như trong ''Vội vàng '' của
Xuân Diệu.Và cũng có lúc lời thơ trầm lắng buồn mênh mang như trong ''
Buồn đêm mưa'' của Huy Cận.
Một bài thơ trữ tình hay, gây xúc động thực sự trong lòng người khôngchỉ ở nội dung tư tưởng mà còn ở sự cân đối hài hòa ở hình thức ngôn ngữ
b Sự trầm bổng
Trầm bổng là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa cácthanh bằng và thanh trắc.Và cũng do sự phối hợp giữa các đợn vị ngữ âm tùytheo cách để tạo nên nhịp Âm thanh của chữ nghĩa đã thể hiện được nhữngđiều mà chữ nghĩa không thể nói hết.Xuân Diệu đã thể hiện vô cùng tinh tế vàđộc đáo cảm nhận du dương, chơi vơi, mơ màng khi nghe Nhị Hồ bằng haicâu thơ:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trờiTương tư nâng lòng lên chơi vơi”
( Nhi hồ, Xuân Diệu)
Bằng việc sử dụng hoàn toàn các thanh bằng đã tạo sự chơi vơi cho haicâu thơ thể hiện một tâm hộn đang phiêu diêu cùng điệu nhạc
Trang 31Bằng việc phối hợp âm thanh và sử dụng những từ ngữ độc đáo với vầnđiệu hợp lí thơ đã thể hiện được những điều mà ý nghĩa của câu chữ thôikhông thể hiện hết:
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưaMột buổi trưa nắng dài bãi cátGió lộng xôn xao song biển đu đưaMát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
Sự trầm bổng của ngôn ngữ đã đưa “âm vang của gió, của sóng, âmvang của một tấm lòng” vào những câu thơ trên
Như vậy, thanh âm và nhịp điệu góp phần thể hiện những khía cạnhtinh vi trong tâm cảm của con người Người nghệ sĩ đã không lệ thuộc vàonhững nhịp điệu quy định trước mà sáng tạo độc đáo từ đó thể hiện nhữngcung bậc tình cảm trong cõi lòng mình Âm thanh và nhịp điệu là đặc trưng,cũng là vẻ đẹp đáng quý cửa ngôn ngữ thơ
“Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinhLung linh bóng sáng bỗng rùng mình”
(Nguyệt Cầm, Xuân Diệu)
Trang 32Tác giả đã sử dụng vần chân, tức là vần ở cuối câu thơ Đôi khi vần cònđược lặp lại ngay trong một dòng thơ:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trờiTương tư nâng lòng lên chơi vơi”
(Nhị hồ, Xuân Diệu)
Sự lặp lại của các vần “ương” ; ”ưng” trong chính một dòng thơ đã tạokhông gian mênh mang mà ở đó điệu nhạc của Nhị Hồ đang lan tỏa, chơi vơi.Cái đẹp trùng điệp trong ngôn ngữ không chỉ do hiệp vần, do cách phối âm
mà còn do việc láy đi láy lại một số âm, số tiếng nào đó:
“Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòngBóng chiều không thắm không vàng vọtSao đầy hoàng hôn trong mắt trong”
Chỉ trong 4 câu thơ đã có sự lặp lại của ba từ “không:”;Hai từ “sao”giúp thể hiện độc đáo và tinh tế tâm trạng của kẻ đưa tiễn
Nhạc điệu trong thơ là một đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ Nhạcđiệu đã làm cho những vần thơ thêm vẻ đẹp huyền bí, để lại ấn tượng sâu sắc
và lâu bền trong lòng độc giả
2.3 Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh
Thơ là những cảm xúc, tình cảm tinh tế của con người Và nhà thơ đã
cụ thể hóa những cảm xúc ấy bằng ngôn ngữ thơ Nếu như trong tự sự, kịchqua những biện pháp nghệ thuật tả, kể, nhân vật hiện lên cụ thể, cảm tính vàsinh động trước mắt độc giả thì ở thơ trữ tình những hình ảnh thơ vô cùng độcđáo bởi nó là sự cụ thể hóa những trạng thái cảm xúc
Khi thể hiện vẻ đẹp và sức quyến rũ của tháng giêng, Xuân Diệu đã liêntưởng đến hình ảnh:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Trang 33Hình ảnh “cặp môi gần” là một hình ảnh độc đáo và vô cùng sáng tạo.Bằng hình ảnh so sánh này tháng giêng hiện lên với vẻ đẹp thanh tân, quyến
rũ như ''người tình rạo rực, trinh nguyên'' Hình ảnh so sánh đầy mới mẻ tân
kì không tuân theo một quy luật logic nào
Trong thơ ca, đặc biệt chú ý đến việc hàm súc và ngắn gọn, “ý tại ngônngoại” nên tác giả đã sáng tạo ra những hình ảnh đa nghĩa giàu sức gợi, nóilên được nhiều ý nghĩa trong một lượng ngôn ngữ ít nhất Trong “Bánh trôinước” hình ảnh chiếc bánh trôi là một hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa.Vừa là chiếcbánh trôi thật lại vừa là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp toàn vẹn, songlại có một số phận nổi lênh, bèo bọt Những hình ảnh được thi sĩ lựa chọnluôn là những hình ản đa diện, nhiều chiều không đơn giản như ý nghĩa tựthân của nó mà luôn bao hàm một sức chứa lớn lao, thú vị Hình ảnh cành củi
khô, cánh bèo trôi dạt, nổi lênh trong “Tràng giang” của Huy Cận là ẩn dụ
của những kiếp người cô đơn nhỏ bé đang trôi dạt giữa dòng đời Hay hìnhảnh cánh cò “phân vân” trên ruộng trong thơ của Xuân Diệu cũng có sức gợilớn lao đó là tâm trạng phân vân, bâng khuâng của thi sĩ trước những ngãđường của cuộc đời
Như vậy chúng ta có thể thấy , ngôn ngữ thơ có những đặc trưng khácbiệt với ngôn ngữ tự sự và kịch Chính bởi nó hàm súc và độc đáo như vậy,nên quá trình khám phá bài thơ là một công việc công phu Đi từ lớp nghĩa,lớp hình ảnh, lớp âm thanh nhịp điệu để tìm hết các lớp nghĩa.Trong thơ điềugợi ra quan trọng hơn những điều đã nói rõ vì vậy khi tìm hiểu bài thơ cầnchú ý tìm hiểu ngôn ngữ của bài thơ đó
3 Đặc trưnng của Thơ mới
3.1 Nội dung Thơ mới
a Nỗi buồn sông núi
Trang 34Sầu, buồn là những tâm trạng như bao trùm lấy Thơ mới Ở bất cứ tậpthơ nào chúng ta cũng bắt gặp những câu thơ sầu muộn Buồn từ một tiếng gà
gáy trưa giữa hề vắng lặng(“Xao xác gà trưa gáy não nùng”) hoặc khi chợ
chiều đã vãn(“Nửa chiều gà lại gáy tiên đê).Buồn vì nghe tiếng mưa rơi suốt
cả cuộc đời:
“Mưa lùa gian gác xép
Ngày trắng theo nhau qua
Lá rơi đầy ngõ hẹp
Đời hiu hiu xế tà…”
(Đời tàn ngõ hẹp, Vũ Hoàng Chương)
Trong thơ của Huy Cận, nỗi buồn ấy thấm thía hơn bao giờ hết:
“Ai chết đó?Nhạc buồn chi lắm thế!
Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương
.Sầu chi lắm trời ơi!Chiều tận thế!”
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
Mùa thu được tượng trưng bằng một hàng lệ liễu,những cây liễu lá rủxuống như dáng một người đàn bà đứng chịu tang, tóc buông xuống như hàngngàn giọt lệ tuôn rơi.Ở đây, cái buồn được nhân lên theo bút pháp phóng đại
và lý tưởng hóa của các nhà lãng mạn, đồng thời nó cũng bắt nguồn từ một
quan niệm thẩm mĩ “Cái Đẹp bao giờ cũng hơi buồn”(Kinh cầu tự, Huy
Trang 35Cận).Chế Lân Viên cũng đã từng hết lời ca tụng cái buồn trong tựa chung cho
“Vàng sao” và “Gai lửa”, ông ca tụng cái đẹp của hạt lệ:Tôi tin chắc vào chân
lí của ngọc đêm, sương sáng, muối biển, sao trời…Hạt lệ!Những khối tinhbạch rơi từ một vòm trời luôn luôn khuya khoắt là bầu mắt thẳm xuống mộttrần gian mãi mãi gió sương là lòng đau bát ngát của con người”…
Vậy giải thich như thế nào về cái buồn trong Thơ mới?Có người đưa ranhững nhận định mang màu sắc dung tục học Huy Cận đã phản bác và chếgiễu quan niệm xã hội học dung tục nói trên.Cái buồn của các nhà Thờ mớitrước hết là cái buồn của những người trí thức mất nước, những người sống
trên chính quê hương mình mà luôn thấy “thiếu quê hương”.”Tràng giang”
của Huy Cận sáng tác năm 1939, lúc Huy Cận học Cao đẳng Canh nông,chiều chiều đi chơi bờ đê Nhật Tân, bến Chèm sông Hồng Bài thơ diễn tả nỗi
cơ đơn rợn ngợp của cái cá thể, một mình đơn chiếc giữa cái cô đơn bát ngát,cái vô cùng của trời đất Nhà thơ yêu đau đớn, da diết đất nước mình:Một con
người đau khổ, yêu một đất nước đau khổ.Cho nên trong “Mai sau” có câu:”Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi”.”Tràng giang” là nỗi buồn co
liêu của con người trước cảnh sông dài trời rộng Nhà thơ nhớ về quê hươngnhư tìm một điểm tựa cho tâm hồn Nỗi buồn sông núi rõ nét nhất trong thơHuy Cận nhưng đồng thời cũng xuất hiện trong tấc phẩm của nhiều nhà thờkhác đặc biệt rõ rệt ở trong thơ Thế Lữ, Chế Lan Viên, Tế Hanh,…và phảngphất trong thờ Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bàng Bá Lân…
Nỗi buồn vì nước mất nhà tan của cá thi sĩ Thơ mói, bước vào nhàtrường họ lại gặp muôn ngàn giọt lệ trong văn chương.Sau này khi nhìn lại,Chế Lan Viên thấy họ, đang ở lứa tuổi đôi mươi mà “đã già đi vì mang mộtgia tài đồ sộ của hàng triệu nỗi buồn…nghìn triệu tiếng khóc, cơn mưa, tiếnggió vi vu đến từ đâu bất kì, có khi vay mượn giả mà cứ buồn thực”
Trang 36Nỗi buồn của các nhà thơ lãng mạn Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc
từ các nhà thơ lãng mạn Pháp Trong Thơ mới, chúng ta bắt gặp chủ đề “nỗi
cô đơn” này trong hàng loạt bài thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,Hàn Mặc Tử…với những sắc thái khác nhau Xuân Diệu thì nhạy cảm vớibước đi của thời gian, ông được coi là thi sĩ của thời gian, thời gian là vĩnhcửu còn con người thì hữu hạn.Con người và thời gian là chủ đề của hàng loạt
bài thơ của Xuân Diệu:Vội vàng, Giục giã,Thời gian, Đi thuyền…Còn Huy Cận trong “Lửa thiêng”, con người bị phân làm thể xác và linh hồn đối lập
với nhau.Linh hồn là thế giới tinh thần trong sáng, thanh cao, thiêng liêng vàđẹp đẽ, còn thể xác là cuộc đời phàm tục, là “cái bình tội lỗi”, “đất sơ sinh đãhóa lại “bùn lầy”.Linh hồn mang viên ngọc đau thương, buồn tủi bơ vơ đigiữa cuộc đời, muốn tìm một sự đồng cảm, sở chia thì thể xác lại là hàng ràongăn cách
“Trước Thượng đế hiền từ tôi sẽ đặt
Trái tim đau khô héo thưở trần gian
Tôi sẽ nói:
Này đây nước mắt
Ngọc đau buồn, nguyên khối vẫn chưa tan”
(Trình bày, Huy Cận)
Thơ mới buồn, nỗi buồn của thi sĩ như mưa giăng mọi nẻo.Nhưng nhưHuy Cận đã phát biểu: ”Cái buồn của cá nhà thơ mới là cái buồn yếu đuối,nhưng không trốn tránh dân tộc, một thứ yếu đuối có mang tinh thần dântộc.Họ có những nỗi niềm cần nói….Đó là nỗi niềm của một anh trí thức mấtnước, tâm trạng của một thế hệ thanh niên đau xót vì mất nước (rất có ý thứcchứ không phải mơ màng)” Càng ngày chúng ta càng có những giải thích,đánh giá nỗi buồn trong thơ mới một cách sâu sắc hơn, thuyết phục hơn, nhân
Trang 37tình thế thái hơn.Giải thích vì sao các nhà Thơ mới lại nói cái đau khổ mộtcách tột cùng thê thảm như thế, Xuân Diệu nêu lên hai lí do:
Thứ nhất vì “nỗi buồn đó vốn là nỗi buồn chung của con người,còn thi sĩ
chúng tôi nhẹ lòng nhẹ dạ, nên lĩnh mang giùm cho tất cả nhân gian!(Tựa Lửa
thiêng,1940).
Thứ hai, theo Xuân Diệu, là các nhà Thơ mới nói đén tột cùng cái buồn,cái bế tắc của xã hội thời nô lệ nhưng lại lầm tưởng nó là bản chất của mọicuộc đời
Các nhà thơ lãng mạn theo quan điểm nghệ thuật vì nghệ thuật cơ bản họ
là những nhà duy tâm.Họ thường hay có tư duy tuyệt đối hóa, từ một hiệnthực nhỏ, cục bộ, họ khái quát lên thành bản chất xã hội, bản chất cuộcđời.Chính vì vậy họ đã biến cái buồn của một thế hệ trí thức thnafh buổi
“chiều tận thế” của toàn xã hội, của cả cuộc đời nói chung.Tuy nhiên, khôngphải nỗi buồn nào trong Thơ mới cũng mang ý nghĩa thoát ly cuộc sống.Nỗibuồn trong thơ Huy Cận có gốc tự lòng yêu đời, yêu quê hương, cuộc sống.Từ
lời tựa cho tập “Lửa thiêng” viết năm 1940, Xuân Diệu đã viết “Chàng than
nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời thoáng mùi ôi,trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang còn ở giữa độ măng trẻ của đờingười!Cái tiếc sớm,cái thương người ấy chẳng qua là sự trá hình của lòngham đời, là cái tật dĩ nhiên của lòng yêu sự sống”
Như vậy, có thể thấy bao trùm trong Thơ mói là một nỗi buồn, vớinhững cung bậc và sắc điệu khác nhau.Nhưng nỗi buồn sầu ấy không hề tangthương, bi lụy mà chính là từ tình yêu với quê hương, đất nước của những thi
sĩ trẻ đa tình
b Nỗi sầu cố hữu
Buồn và cô đơn là bệnh chung của các nhà thơ lãng mạn.Các nhà lãngmạn Việt Nam cũng mang tâm trạng cô đơn, họ là kẻ lữ khách “lẽo đẽo đi
Trang 38trong gió bụi đời”(Nguyễn Bính), là”một kẻ bộ hành ngơ ngác” (Thế Lữ) trêncon đường xa vắng, một “con nai vàng ngơ ngác” (Lưu Trọng Lư) trong rừngthu, một “con nai bị chiều đánh lưới) (Xuân Diệu), “không biết đi đâu đứngsầu trong bóng tối”
Chế Lan Viên đi trốn cái cô đơn ngoài cuộc đời bằng một nỗi cô đơnmuôn lần giá lạnh hơn:
”Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo”
(Những sợi tơ lòng)
Còn với Vũ Hoàng Chương, thi sĩ lại thấy mình như đứa con bị quêhương ruồng bỏ:
“Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ
Một đôi người u uất nỗi bơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền!Xin ghé bến hoang sơ”
Trang 39chuyển từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng tư sản.Thời kì này đã dẫnđến một cuộc cách mạng trong thi ca”(Hoài Thanh), góp phần đẩy nhanh nềnvăn học Việt Nam trên con đường hiện đại hóa.Cái tôi của chủ thể sáng tạođược giải phóng sẽ làm xuất hiện hàng loạt phong cách nghệ thuật độc đáotrong nền thi ca hiện đại:”Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưabao giời có một thời đại phong phú như thời đại này.Chưa bao giờ người tathấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,mơ màng nhưLưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn NhượcPháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế LanViên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”
Cái tôi cá nhân xuất hiện đã tạo nên một bước đột biến trong thi ca.Nhưng cáitôi ấy “vừa ra đời đã hóa thành con bướm trắng”(Xuân Diệu)
Các nhà Thơ mới đều mang nỗi đau của người trí thức mất nước, họ đềumang nặng tinh thần dân tộc.Nhưng họ không đủ dũng khí theo quần chúnglàm cách mạng.Trong cuôc đấu tranh một bên là quần chúng yêu nước mộtbên là bè lũ thực dân phong kiến, các nhà Thơ mới đứng ở giữa, vì thế họ rơivào tình thế cô đơn bế tắc, “Ta bỏ đời mà đời cũng bơ ta”(Xuân Diệu).Nỗiđau buồn, cô đơn của họ phản ánh tâm trạng bế tắc của cả một thế hệ nhàthơ.Huy Cận, Tế Hanh gọi đó là “nỗi buồn thế hệ”.Hoài Thanh viết “Thựcchưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế.Cùng lòng tự tôn
ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”(Thi nhân Việt Nam).Trong thơ catrung đại, con người được coi là một thành viên có mối quan hệ hài hòa vớicác thành viên khác trong vũ trụ.Các nhà thơ cổ điển luôn vươn tới sự hài hòagiữa con người với thiên nhiên, cá nhân với cộng đồng.Lúc đất nước thìnhtrị , họ tin vào cái lí tưởng phò vua cứu nước.Lúc hôn quân bạo chúa trị vì họcáo quan về quê tìm sự bình yên, ngày tháng “Tiêu dạo thú yên hà” Nhìnchung các nhà nho xưa dù ở hoàn cảnh nào họ cũng giữ đựơc phong thái ung
Trang 40dung tự tại.Các nhà Thơ mới không chỉ là kẻ bộ hành ngơ ngác, là kẻ “lạcloài” ngay giữa quê hương của mình mà họ còn mang tâm trạng cô đơn, rơnngợp của một cá thể trước cái không gian mênh mông và thời gian xathẳm.Trong cá nhà Thơ mới, có lẽ Xuân Diệu là người cảm thấy nỗi cô đơnrợn ngợp của cá thể một cách sâu sắc nhất
“Bồn bề ánh nhạc:biển pha lê
Chiếc đảo hòn tôi rợn bốn bề”
(Nguyệt cầm)
Cái chơi vơi rợn ngợp của con gười trước không gian mênh mông, giá lạnhđược cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết trong “Lời kỹ nữ””
“Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em”
“Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da…”
Tâm trạng cô đơn của người kỹ nữ cũng chính là tâm trạng của nhà thơ.Chính Xuân Diệu đã hóa thân vào người kỹ nữ.Trong “Tràng giang” của HuyCận, cá thể cô đơn với không gian mênh mông đã làm thành một cặp hìnhtượng vừa đối lập nhau, vừa bổ sung cho nhau:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Như vậy, nỗi sầu buồn trong Thơ mới phải chăng có thể lí giải từ đặctrưng của tiếng nói nghệ thuật (từ phía nhà thơ) và đặc trưng của sự tiếp nhậnnghệ thuật (từ phía độc giả).Các nhà thơ than thở về nỗi buồn đau, cô đơn củamình nhưng với một giọng thích thú và đôi khi như một niềm kiêu hãnh,LưuTrọng Lư có “Thú đau thương” đã viết “Hãy lịm người trong thú đau thương,còn Xuân Diệu lại phát biểu “cái thú của sự buồn rầu…những êm dịu củaniềm cô đơn vắng vẻ”