1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiên tính nữ trong tác phẩm thơ của các nữ sĩ việt nam hiện đại luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

136 2,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Theo bà, phụ nữ thường có thế mạnh ở cái chỗ là họ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong trang sách hoặc nói như phương Tây người ta vẫn nói, họ tự ăn mình..” Mặc dù các ý kiến trê

Trang 2

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Phan Hồng Hạnh

Thiên tính nữ trong tác phẩm thơ của các nữ sĩ Việt Nam hiện đại

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Mã Số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành

HÀ NỘI - 2008

Trang 3

Ở Việt Nam, vấn đề nữ tính được bàn đến một cách dè dặt hơn, chưa có một công trình nghiên cứu văn học nào bàn cụ thể về vấn đề thiên tính nữ trong văn học

Mặt khác, chúng tôi nhận thấy, văn học nữ tính có một mối quan hệ nhất định, chi phối và ảnh hưởng đến đời sống văn học Mặc dù vào những giai đoạn văn học cổ điển, số lượng tác giả nữ thật hiếm hoi, nhưng càng ngày họ càng chứng tỏ được thế mạnh của mình trong hành trình khẳng định thiên tính của phái nữ trong văn chương

Văn chương cũng có phái tính, có thể xác định được hướng đi của thiên tính nữ trong văn học, thiên tính nữ phải chăng chỉ có ở văn học nữ…? Quả thật, có rất nhiều

hệ luận liên quan đến vấn đề tính nữ trong văn học Nhưng trên thực tế, chưa có một công trình khoa học chính thức nào nghiên cứu về vấn đề này

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, với khả năng của mình, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu về thiên tính nữ trong thơ nữ Việt Nam hiện đại Chúng tôi biết, đây là một hướng đi không dễ, còn nhiều điều cần phải bàn luận, bổ sung, thậm chí có thể và cần phải điều chỉnh, sửa đổi, nhưng là một hướng đi tạo cái nhìn nhiều chiều, đa dạng

để nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng

Trang 4

4

2 Lịch sử vấn đề :

Như đã nói, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào bàn về thiên tính

nữ và thiên tính nữ trong văn học Tuy nhiên, những tác phẩm của các nữ sĩ Việt Nam nói chung và thời kì hiện đại nói riêng đã được sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu khá nhiều ở trong và ngoài nước Với vốn tài liệu có trong tay, thực ra chúng tôi chưa được tiếp xúc với một công trình nào nghiên cứu về thiên tính nữ trong văn học nói chung và thiên tính trong thơ nữ Việt Nam hiện đại nói riêng như là một góc độ lý luận chuyên biệt và độc lập Song ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, với mức độ gợi mở, khái quát hay chuyên sâu, đã có nhiều bài viết , công trình đề cập đến vấn đề tính nữ trong

văn học nói chung và trong thơ nữ nói riêng

Trong tác phẩm Mỹ học của Hêghen, khi đề cập đến nội dung của thơ trữ tình, tác giả cho rằng : “Nguồn gốc và điểm tựa của nó là ở chủ thể, và chủ thể là người duy nhất, độc nhất mang nôi dung Chính vì vậy cho nên cá nhân phải có được một bản tính thi sĩ, phải có một trí tưởng tượng phong phú, phải có một cảm xúc dồi dào, và có thể lĩnh hội được những ý niệm sâu sắc và đồ sộ”

Nhận xét ấy của Hêghen sau này được Biêlinxki và một số nhà lí luận khác phát triển thêm Ở thể loại này dấu ấn chủ quan của tác giả trên hình tượng thơ biểu hiện rõ nét hơn, trực tiếp và toàn vẹn hơn các lĩnh vực khác Những cung bậc tình cảm của nhà thơ dù là một niềm vui hồ hởi hay một nỗi buồn sâu lắng thiết tha, dù kéo dài triền miên trĩu nặng tâm hồn hay thoáng qua trong giây lát đều gắn liền với một cái gì của đời sống bên ngoài, nhưng sâu xa hơn là tiếng nói thầm kín của trái tim và tâm hồn người nghệ sĩ Do đó, có nhiều cuộc đời thi sĩ gắn liền với đời thơ như hình với bóng Nói như Hàn Mặc Tử : “Người thơ phong vận như thơ ấy” Điều này đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều hướng nghiên cứu thú vị về cuộc đời các nhà thơ nữ Việt Nam Và

sự thật là, trái tim phụ nữ luôn đa cảm hơn đàn ông Những sáng tác của họ gắn chặt với những thăng trầm biến cố của cuộc sống (như những nhà thơ nam giới) nhưng

Trang 5

5

trước hết là gắn chặt với số phận, cuộc đời họ, thậm chí là những cử chỉ yêu thương chăm sóc, những tính toán, lo âu hàng ngày của những người đàn bà làm thơ

Trong chuyên luận Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức đã

nhấn mạnh sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống gây nên Trong thơ vấn đề chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Vị trí của cái tôi trữ tình trong thơ, giới hạn của nó, mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể luôn đặt ra trong thơ qua những thời đại khác nhau những câu hỏi cần được giải quyết Đặc điểm lý luận ấy giúp chúng tôi có được cái nhìn đa dạng, nhiều chiều, trong thế tương quan so sánh các nhà thơ nữ Việt Nam nói chung và các nhà thơ nữ Việt Nam hiện đại nói riêng, đặc biệt trên phương diện biểu hiện của thiên tính nữ giữa họ

Phan Việt Thủy trong tiểu luận Phái tính trong ngôn ngữ và văn học, đã chỉ ra sự

khác biệt giữa đàn ông và đàn bà về ngôn ngữ và trong văn học Theo Phan Việt Thủy, giới nghiên cứu ngôn ngữ học và văn hóa học phương Tây từ lâu đã phân tích kỹ và rất sâu về sự phản ánh của quan hệ phái tính trong lĩnh vực ngôn ngữ Theo họ, ngôn ngữ

mà chúng ta hiện đang sử dụng, với tư cách là một hệ thống (linguistic system) cũng như với tư cách là một hoạt động (linguistic performance), chủ yếu là sản phẩm của nam giới, trong một xã hội phụ quyền, phản ánh những chuẩn mực và giá trị văn hóa đàn ông Ví dụ trong tiếng Anh chẳng hạn,chữ “man” vừa có nghĩa là đàn ông vừa có nghĩa là nhân loại Nhân loại (mankind) là thế giới của đàn ông (man) Đàn ông là gốc,

từ đó mới nảy ra nhánh “woman” (đàn bà)…

Lý do người ta quan tâm đến ngôn ngữ là vì quan hệ giữa chủ thể, ngôn ngữ và hiện thực là mối quan hệ tương hỗ : qua hệ thống ngôn ngữ cũng như cách thức sự dụng ngôn ngữ người ta sáng tạo ra những hiện thực khác nhau cho chính mình Bởi vậy, sự khác nhau trong cách nói năng giữa đàn ông và đàn bà không phải là sự khác nhau có tính chất thuần túy ngôn ngữ mà còn là sự khác nhau trong văn hóa và trong xã hội nữa Xu hướng coi đàn ông là trung tâm, đàn bà chỉ là thứ yếu và phụ thuộc đã khiến cho những phong trào đòi bình đẳng giới của phụ nữ trên khắp thế giới diễn ra

Trang 6

6

rầm rộ Vậy phái tính trong văn học Việt Nam diễn biến ra sao, nó có thật sự giống với ngôn ngữ hay không ? Trả lời vấn đề này, chúng tôi đã lí giải được một phần sự phát triển của văn học nữ nói chung và thơ nữ nói riêng của nền văn học Việt Nam hiện đại Đặc biệt là xu hướng phát triển của những cây bút nữ - họ ngày càng táo bạo hơn trong việc diễn tả những ước vọng và những tình cảm của họ

Những vấn đề mà Phan Việt Thủy đưa ra cũng giúp chúng tôi phát hiện ra một hiện tượng tâm lí của người đọc khi tiếp cận với các tác phẩm của nữ giới Chỉ cần họ thành thực và dám vượt ra ngoài khuôn sáo để kể lể những xúc động riêng tư của họ, đặc biệt

là những xúc động ít nhiều liên quan đến xác thịt, là người đọc lại sửng sốt, như khám phá ra một cái gì bất ngờ Điều này thường ít xảy ra ở những tác giả nam giới

Khi đi so sánh sự khác biệt giữa các tác giả nam và tác giả nữ, chúng tôi đã khai thác được những ý kiến rất quý báu của nhà phê bình Vương Trí Nhàn, của nhà văn hải ngoại Nguyễn Mộng Giác và của nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào Vương Trí Nhàn

trong “Phụ nữ và sáng tác văn chương” (Tạp chí văn học số 6 - 1996) cho rằng :

“Hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống Mặt khác với cái cực đoan sẵn có – tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng – từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm.” Trước đó, trong bài “Nghĩ về một số nhà văn hải ngoại hiện nay”(Tạp chí văn học – California số 2 - 1986), nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng giải thích hiện tượng khởi sắc của dòng văn học nữ ở hoải ngoại bằng yếu tố tâm lý Theo ông, các nhà văn nam ở hải ngoại ngoài thì giờ dành cho cơm áo, bên trong mỗi người đều có một niềm kiêu hãnh khôn cùng Hoặc kiêu hãnh vì địa vị chức tước họ có trong quá khứ hoặc vì có kinh nghiệm sống phong phú…Kết quả là họ không thể cảm nhận được bình thường cuộc sống hiện tại Đây là tâm cảm của hầu hết những người càm bút phái nam, nhất là những người cầm bút ở lứa tuổi ba mươi trở lên Trong khi đó thì phái nữ cũng như giới trẻ hội nhập vào đời sống mới dễ dàng hơn Họ không bị phân thân nặng

nề như các bạn văn bên nam Họ cũng có ít thì giờ được nhàn nhã mơ mộng Nhưng

Trang 7

7

nếu có chút ít thì giờ dành cho văn chương, thì nguồn cảm hứng tới thẳng từ cuộc sống hôi hổi trước mắt Với sự nhạy cảm, mẫn cảm cố hữu, cộng thêm cái nhìn trực diện vào đời sống, các nhà văn nữ nhờ đó đã viết được những tác phẩm hết sức phong phú về nội dung và uyển chuyển tài tình về hình thức

Một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa hơn là : Cách viết của phụ nữ so với nam giới có gì khác? Trong cuộc trao đổi ý kiến đăng trên tạp chí văn học văn học, chỉ có nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào là chú ý đến khía cạnh này Theo bà, phụ nữ thường có thế mạnh ở cái chỗ là họ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong trang sách hoặc nói như phương Tây người ta vẫn nói, họ tự ăn mình ”

Mặc dù các ý kiến trên phần nhiều có tính chất quan niệm cá nhân hơn là phán đoán khoa học nhưng ít nhiều đã gợi mở cho chúng tôi những đặc điểm biểu hiện của

nữ tính trong văn chương nữ Việt Nam hiện đại

Nguyễn Hoàng Văn trong Chín nẻo thuyền quyên đã gọi chung nữ giới trong

văn chương là nàng Ông cho rằng đại khái nữ tính là : “Với văn chương, bình dân hay bác học, nàng thường là cái gì đó yếu đuối, nhỏ nhoi Chốn mom sông quãng vắng nàng lặn lội thân cò Nơi đồng không mông quạnh nàng chơ vơ đơn độc Nhưng với tấm thân yếu đuối, nàng còn trần ải những đoạn trường Văn chương ưa mắc chứng hành hạ nữ giới… Biết bao nhiêu những thân cò long đong đậu phải cành mềm trong

Tấm cám, Truyện Kiều, Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân… Mười lăm năm đoạn trường

của Kiều, những mất mát đắng cay ở những phận đời Loan, Mai… Như vật tế thần cho đạo hạnh, thế gian – qua văn chương – muốn nàng phải lăn lộn chốn bùn dơ sao cho chẳng hôi tanh mùi bùn Nàng phải lăn lộn với những thử thách để sáng lên tâm trinh tiết liệt Thế gian ấy không yên tâm để nàng bằng phẳng đường đời Nó muốn đòi dập tắt những nguồn cơn tội lỗi tưởng rằng lúc nào cũng mai phục trong nàng…”

Những nhận xét trên đây của Nguyễn Văn Hoàng phần nhiều mang cái nhìn một chiều về tính nữ trong văn chương Ông đi lí giải hình tượng người phụ nữ trong văn chương chứ không quan tâm đến bộ phận sáng tác văn chương là nữ giới Ở những phần viết sau, ông có khuyng hướng thu hẹp giới nữ trong văn chương trong vẻn vẹn

Trang 8

8

không gian “chín nẻo thuyền quyên” của hệ quy chiếu truyền thống với địa vị độc tôn

là nam giới

Trong quá trình thu thập và tìm hiểu tài liệu của luận văn, chúng tôi đã có một

số phát hiện về sự khác biệt của nam và nữ dẫn đến việc thay thế một nền văn minh mẫu hệ trở thành một nền văn minh phụ hệ Điều này, giúp chúng tôi lý giải được sự khác biệt mang tính đặc trưng trong sáng tác của nam và nữ ở chương 2 và chương 3

Quả thật, khi đến thăm các di chỉ khảo cổ học của Hy Lạp và nhiều nền văn minh khác, các nhà nghiên cứu đều có chung một nhận định là ngày xưa các thần linh được tôn thờ phần nhiều là các nữ thần, rồi sau đó, không hiểu vì lí do gì, các nữ thần lần lượt biến thành các nam thần cả Trong khi có vô số các bằng chứng lịch sử cũng như khảo cổ học cho thấy trong nền văn minh phương Tây cổ đại, cả đàn ông đàn bà đều thờ cũng nữ thần, nhưng không ai cắt nghĩa được lý do vì sao các nữ thần đều đồng loạt biến mất Chúng ta không thể không thắc mắc tự hỏi là yếu tố văn hóa nào đã làm đổi giống các vị thần ấy ? Đổi giống một cách khá triệt để

Leonard Shlain, một giáo sư bác sĩ hiện đang làm việc tại California – Pacific Medical Centre ở Hoa Kỳ, trong cuốn The Alphabet Versus the Goddess : Male Words and Female Images do Penguin mới xuất bản, đã đưa ra một cách giải thích táo bạo và rất thú vị về hiện tượng đổi giống ấy Cách giải thích của ông có thể tóm gọn vào một điểm : sự xuất hiện của văn tự

Theo Leonard Shlain, nam tính đã trở thành một đặc trưng của xã hội kể từ ngày một phần đông dân số biết đọc và biết viết Chữ viết vốn gắn liền với tư duy phân tích và tư duy phân tích lại gắn liền với bán cầu bên trái của não bộ Trong khi đó nữ tính lại gắn liền với bán cầu não phải Sự mất quân bình giữa bán cầu não trái và phải này có nhiều biểu hiện, trong đó có việc giảm sút lòng sùng kính đối với các nữ thần và vai trò của nữ giới nói chúng Một biểu hiện khác nữa là vai trò của các hình ảnh tạo hình vốn gắn liền với bán cầu não phải dần dần bị lu mờ

Nói một cách vắn tắt, theo Leonard Shlain, hai bán cầu não của con người có chức năng hoàn toàn khác nhau Bán cầu não phải phối hợp cảm xúc, ghi nhận hình

Trang 9

9

ảnh và thưởng thức âm nhạc Nó giúp tâm trí nắm bắt các dữ kiện do giác quan mang lại Nó cũng góp phần làm nảy sinh những cảm xúc như tình yêu, óc hài hước, khả năng thưởng thức thẩm mỹ dù những điều này có thể đi ngược lại một số quy ước thuận lý thông thường Bán cầu não trái, ngược lại, nhận thức thế giới qua lời nói, một hình thức biểu tượng hóa Nó dùng lời nói để khu biệt, phân tích và mổ xẻ thế giới thành từng mảnh, từng đối tượng, từng phạm trù, trái hẳn với lối suy nghĩ tổng quát của bán cầu não phải Từ đây cho thấy, phụ nữ có cảm giác tốt hơn về ngoại giới còn đàn ông lại có thể gạt bỏ được sự chi phối của tình cảm khi lao vào một số công việc nguy hiểm, như săn bắn, chẳng hạn

Nói chung, cách cấu tạo của bộ não chúng ta vẫn mang đậm dấu ấn lối sống thời du mục nguyên thủy Theo đó, não bộ của nam giới được cấu tạo theo một cách thức làm sao để họ có thể xoay sở trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt, phần lớn phải lệ thuộc vào khả năng săn bắn để sinh tồn ; trong khi đó, não bộ người nữ thiết kế sao cho

họ có thể thi hành trách nhiệm thu vén, hái trái cây một cách hữu hiệu nhất Sự cấu não

bộ như thế làm cho người phụ nữ có cái nhìn tổng thể về mọi sự việc, có thể xử lý các

dữ kiện một cách đồng loạt và cụ thể trong khi đàn ông có lối nhìn thế giới theo trật tự tuyến tính, mọi sự đều tuần tự nhi tiến, có khuyng hướng chia cắt vấn đề ra thành từng phần nhỏ để dễ phân tích bằng các khái niệm trừu tượng

Trước khi chữ viết xuất hiện, người nguyên thủy đã dùng hình vẽ để thông tin, và cách thức thông tin này, giống như các hình thức nghệ thuật khác, chủ yếu thuộc trách nhiệm của bán cầu bên não phải của bộ não Bộ chữ cái, ngược lại, vốn chỉ là những kí hiệu trừu tượng được sắp xếp theo một trật tự tuyến tính để thanh thế các âm thanh căn bản trong lời nói Khả năng đọc và viết hệ thống văn tự dựa trên chữ cái ấy đã có những tác động sinh học dẫn đến một sự thay đổi nền tảng trong cách thức các nền văn hóa diễn giải hiện thực chung quanh Tục thờ nữ thần, các giá trị mang nữ tính và quyền lực của phụ nữ nảy nở tương ứng với sự tràn ngập của các hình ảnh Tục thờ nam thần, các giá trị nam tính cũng như chế độ phụ hệ nổi lên cùng lúc với chữ viết

Trang 10

Ở bài viết Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ của Inrasara, tác giả đã có cái

nhìn khá hệ thống về thơ nữ Việt Nam giai đoạn hậu hiện đại Từ việc phân tích nguyên nhân khủng hoảng trong tâm lí của các nhà thơ nữ giai đoạn hậu hiện đại đến việc lí giải nỗ lực của họ trong việc cắt đuôi hậu tố nữ, Inrasara đã đi đến một kết luận

mà chúng tôi đồng tình ủng hộ : “Từ chối giọng điệu cải lương yểu điệu thục nữ, hết còn căng thẳng bật máu với cánh đàn ông, với truyền thống, cũng không thèm đóng thùng mô phạm trịnh trọng dạy đời, biết cười người và nhất là biết cười mình, nhà thơ

nữ hôm nay đang vượt thoát khỏi mặc cảm thân phận, khỏi trở lực nếp nhà đầy quy ước gò bó của ngôn ngữ Việt, sẵn sàng vươn đến nơi chốn sự vô ngại trong cõi sáng tạo”

Đặc biệt trong bài tiểu luận phê bình văn học của Lưu Tư Khiêm (Trung Quốc) do Phan Trọng Hậu lược dịch từ Tân Hoa Văn : “Văn học nữ tính”, đã cho chúng tôi những định hướng vô cùng quý báu để viết nên luận văn này Tác giả đã chỉ ra những cách hiểu về văn học nữ tính và nhấn mạnh tính mơ hồ của bản thân khái niệm nữ tính Qua đó tác giả khẳng định cần phải có được khái niệm ý thức nữ tính là gì – là ý thức của người phụ nữ theo tính tự nhiên sinh học hay ý thức nữ tính của con người độc lập hoàn chỉnh? Phải định nghĩa rõ ràng bản thân ý thức nữ tính thì mới làm sáng tỏ khái niệm văn học nữ tính được

Trang 11

11

Thêm nữa cần hiểu sự ra đời văn học nữ tính như thế nào và xác định giới hạn khái niệm văn học tính nữ ra sao, điều đó quan hệ tới quan điểm cơ bản của chúng ta về lịch

sử mà trong công trình của mình chúng tôi sẽ đi vào lí giải một phần vấn đề trên

Cuối cùng, một nhận định có tính chất gợi mở cho chúng tôi sự giới hạn trong đối tượng nghiên cứu của luận văn ở phạm vi thơ nữ đó chính là : động lực phát sinh và phát triển văn học nữ tính và bản chất nội tại của văn học nữ tính về cơ bản là một quá trình sinh thành trong vận động lịch sử, nữ giới từ chỗ “nó” mang tinh thần dựa dẫm, phụ thuộc đến chỗ con người của tính chủ thể độc lập Chính ngôn từ mang tính chủ thể nữ tính và cũng chính sự trải nghiệm của nữ giới bị áp bức đi vào văn học, đã làm thay đổi sự câm lặng mang tính lịch sử, nghìn năm như một ngày của nữ giới Họ kháng cự việc không có tiếng nói, kháng cự phương thức sống bị che khuất, cùng lúc

kháng cự hai thứ tiếng nói quyền lực và tiếng nói nam giới Như vậy, việc nghiên cứu phê bình văn học nữ tính, lấy văn học nữ tính làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, không thể không lấy tính chủ thể nữ giới làm thước đo giá trị để phát hiện, giải thích ý nghĩa văn bản Việc lấy tính chủ thể nữ giới làm điểm tựa giá trị của thước

đo giá trị để xem xét văn học nữ tính hoặc hình ảnh nữ giới dưới ngòi bút của nam tác gia là phát hiện mới, kiến giải mới, trước đây nhiều khi nhìn mà chẳng thấy

Khi nghiên cứu thơ viết về phụ nữ và thơ của các nữ sĩ Việt Nam, chúng ta tự hỏi ai viết hay, hoặc đâu là những trang hay viết về phụ nữ trong lịch sử văn học Việt Nam trước thế kỷ XX? Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương? Vậy là câu trả lời xem ra có vẻ cân đối không nghiêng về phía nào trong hai giới

Nguyễn Duy Hoàng trong bài viết Người phụ nữ trong thơ nôm, đã chọn sâu hơn vào

một tầng vừa để so sánh đó là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương như một sự bổ sung và

bù đắp cho nhau

Mặc dù, bài phê bình này không liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn của chúng tôi, nhưng qua những phân tích lí giải của Nguyễn Duy Hoàng, chúng tôi có được những nhận định về cảm quan sáng tác khác nhau của các tác giả nam và nữ Nếu như Kiều của Nguyễn Du là hiện thân của sự kết tinh của tài và tình, của tình và hiếu,

Trang 12

12

của tài hoa mà bạc mệnh, của những oan khổ, chịu đựng không mấy được bù đắp của người phụ nữ trong xã hội trung cổ Việt Nam và phương Đông ; thì ở Hồ Xuân Hương – ta có thể đi vào chỗ thâm sâu nhất những nguyện ước và khao khát, kể cả những khao khát không tiện nói nhất của người phụ nữ chồng chất những ước thúc và kiềm tỏa của luân lý lễ giáo và thiết chế phong kiến phương Đông

Khi đề cập đến mảng thơ viết về phụ nữ trong Ngục trung nhật ký, Trần Thị Huyền

Trang đã phác họa được bốn kiểu người phụ nữ trong 6 bài thơ của Ngục trung nhật kí

(Người bạn tù thổi sáo, Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng, Gia quyến người bị bắt lính, Cháu bé trong ngục Tân Dương, Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng và Chiều tối) : một người vợ có chồng đang ở tù, một người vợ phải bế con vào ở tù thay chồng

đang trốn lính, một người góa bụa và một người tự do Mỗi người phụ nữ ấy đều có những cảnh ngộ riêng, nhưng qua thơ Bác họ đều hiện lên với vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ : tần tảo, chân phác, chịu đựng, hi sinh, giàu lòng vị tha Đặc biệt, hình ảnh người con gái miền sơn cước cùng với hình ảnh ngọn lửa đã hiện lên trong Chiều tối như là một biểu tượng của sức sống vĩnh hằng Qua những phát hiện của Trần Thị Huyền Trang, chúng tôi càng củng cố thêm được những biểu hiện của thiên tính nữ Thơ tình thời con gái đã được Thanh Da sưu tầm và tổng kết qua một số gương mặt các nhà thơ nữ Việt Nam hiện đại Những kỉ niệm đẹp trong tình yêu (Ý Nhi), những dang dở nuối tiếc (Đoàn Thị Ký), những tình huống tế nhị, kín đáo nhưng hết sức đằm thắm dù vấp phải những dang dở (Phi Tuyết Ba, Bùi Kim Anh), những vẻ đẹp kiêu sa, những mê đắm tình trường (Bích Ngọc, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh)… Có rất nhiều những vấn đề đặt ra trong thơ tình của các chị, chẳng hạn như thế nào là sự ích kỉ rất là phụ nữ? hay cái khác nhau của đàn bà và đàn ông khi yêu là ở đâu? Trong chuyên đề này, chúng tôi đã tiếp thu được một số những nội dung trong thơ nữ Việt Nam hiện đại Trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm của các nhà thơ nữ Việt Nam hiện đại, chúng tôi nhận thấy ở mỗi một thời kì thơ của các nữ sĩ đều có những nét đặc trưng riêng

Ở Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân đã giới thiệu với chúng ta những

gương mặt thơ Mới điển hình nhất nói chung và những nữ sĩ thơ Mới nói riêng Ở

Trang 13

13

Mộng Tuyết, Hoài Thanh, đã đề cập đến một vấn đề mà chúng tôi quan tâm : “Nhưng

có một điều đáng suy nghĩ : người thiếu nữ trong tập thơ này có làm cho ta quên những thiếu nữ do trí tưởng tượng thi nhân đàn ông tạo ra không? Nàng một người đàn bà thiệt, nàng có đàn bà hơn những người đàn bà trong trí tưởng tượng kia không? Dầu sao, những lời tuy bình dị mà có một vẻ yêu kiều tưởng ngòi bút đàn ông khó có thể viết ra được” Mặc dù Hoài Thanh chưa so sánh cụ thể những khác biệt đó, nhưng đối với chúng tôi những gợi ý đó nói riêng và những nhận xét tinh tế về các nữ sĩ thơ Mới nói chúng cũng là những định hướng quý báu cho luận văn này

Đến thời kì chống Mĩ, mảng thơ nữ mà chúng tôi quan tâm nhất đó là chủ đề tình yêu Bởi lẽ, chúng tôi rất đồng tình với nhận xét của Mai Bích Nga trong bài viết :

“Thơ tình yêu của các nhà thơ nữ thời chống Mỹ” Mai Bích Nga cho rằng : “Thơ Việt Nam giai đoạn chống Mỹ kị húy với cái tôi để tìm đến những giá trị mang tầm cộng đồng, dân tộc như lý tưởng, lẽ sống hay những phẩm chất truyền thống Thơ tình yêu thời đó cũng vậy Nó tìm về trú dưới mái nhà đạo đức Thời thơ Mới, thơ tình yêu không thèm để ý đến đạo đức, thời sau 1975 lại càng vậy Nhưng thơ tình yêu thời chống Mỹ thì lại nói nhiều đến đạo đức, đạo lý Cũng rất đúng, bởi thời đó tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức được đặt lên hàng đầu khi đánh giá con người…”

Tuy nhiên, ở một bài viết khác của Võ Gia Trị, tác giả cũng đề cập đến chủ đề trên nhưng hướng đi có phần nghiêng về tâm hồn mơ mộng lãng mạn của các tác giả nữ Trong Thơ con gái – mộng mơ thời chống Mỹ, Võ Gia Trị đã chỉ ra trong những tác phẩm của Trần Thị Thắng, Hà Phương, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi… những cảm xúc yêu đương nóng bỏng hòa lẫn cùng cái tôi trữ tình công dân

Giai đoạn thơ ca chống Mỹ đánh dấu một sự phát triển vượt bậc đầu tiên về đội ngũ các nhà thơ nữ nói chung và in dấu rất nhiều những phong cách thơ nữ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói riêng Những thành tựu nổi bật đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà phê bình và độc giả

Thơ ca sau năm 1975 nói riêng đã có một bước phát triển mới, đặc biệt trong dòng thơ nữ Từ năm 1975 đến 1986, những nhà thơ nữ đã trưởng thành từ giai đoạn trước

Trang 14

14

vẫn là những gương mặt tiêu biểu nhất, nhưng trong thơ các chị đã có những trăn trở duy tư nhiều hơn của cuộc sống đời thường, tình yêu trong thơ các chị cũng mang nhiều màu sắc và dáng vẻ mới, bên cạnh đó nhiều đề tài và chủ đề khác cũng đã xuất hiện

Đánh dấu sự thay đổi có tính đột phá của các nhà thơ nữ phải kể đến những nhà thơ

nữ trẻ đương đại như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Bình Nguyên Trang, Dạ Thảo Phương, Nguyệt Phạm, Nguyễn Thúy Hằng… Họ là những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn học trên thế giới, có những nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ Trong hai bài viết Thơ nữ trẻ - khẳng định một cái tôi mới và Nỗi cô đơn trong thơ nữ trẻ đương đại của Trần Hoàng Thiên Kim, tác giả đã đưa ra những kiến giải về thơ nữ trẻ đương đại : “Thơ nữ thế hệ trẻ ăm

ắp những nỗi cô đơn trong từng trang viết, nỗi cô đơn, buồn bã trực diện và dồn dập … Chúng ta có cảm giác rằng, nỗi buồn, nỗi cô đơn như một thứ gia vị của cuộc sống hiện đại nó như một thông báo với cuộc đời về một tín hiệu thẩm mỹ mới bằng thơ…” hay : “Thơ nữ trẻ đương đại, với trào lưu Phê bình nữ quyền (Feminist Criticism) ngày càng mạnh mẽ đang có những thay đổi để phù hợp với trào lưu chung của khu vực và thế giới Nhiều nhà thơ nữ trẻ được mời tham gia các chương trình diễn thơ, đọc thơ dài ngày tại nước ngoài nên họ xác lập được bản lĩnh và lòng tự tin Họ khẳng định bản thể bằng cách đối thoại sòng phẳng với độc giả, với bạn văn khác giới, nỗ lực để lớp đàn anh, đàn chị công nhận cái mới của mình, hòa vào dòng chảy văn học đang ồ ạt những thử nghiệm, cách tân thơ Họ luôn sẵn sàng làm người thể nghiệm dẫn đầu trong

xu thế văn học mới và gai góc…”

Tìm hiểu thơ nữ trẻ đương đại chúng tôi đã dừng lại ở một số những gương mặt tiêu biểu để bàn luận sâu hơn, trong đó có hiện tượng Vi Thùy Linh với những bài viết mà chúng tôi tham khảo được của Nguyễn Huy Thiệp, của Nguyễn Mạnh Trinh…

Bên cạnh đó, nhắc đến thơ nữ trẻ đương đại, chúng tôi cho rằng có một địa hạt nhạy cảm trong văn chương cần phải bàn đến, đó chính là tình dục và văn chương nữ giới nói chung và thơ nữ nói riêng Chúng tôi cũng đã tham khảo một số bài viết về vấn đề

Trang 15

mô hình thế giới, cần phải lựa chọn những phạm trù vũ trụ lẫn những phạm trù xã hội Hơn nữa, cần phải đưa các yếu tố vận động để nghiên cứu một phạm trù văn hóa, một trong những yếu tố đó là sự so sánh những khác biệt trong những thời kỳ khác nhau của một thời đại Điều này đã củng cố thêm cho chúng tôi về phương pháp làm việc trong luận văn này Ông cũng nhận xét rằng: “không gian và thời gian không chỉ tồn tại một cách khách quan, chúng còn được con người ý thức và thể nghiệm một cách chủ quan, trong những nền văn minh và xã hội khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau của

sự phát triển xã hội…” Những phân tích của ông đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu nội dung trong thơ của các nữ sĩ Việt Nam hiện đại trong cái nhìn đối sánh với các thời kỳ và với các tác giả là nam giới

Các công trình Văn hóa và phân vùng văn hóa ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Nguồn gốc về sự phát triển của kiến trúc – biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn của Tạ Đức, đặc biệt bài viết Vai trò của người vợ người trong gia đình truyền thống Êđê của Thu Nhung Mlô đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức về các đặc điểm dân cư, tổ chức xã hội và đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân quan các bản khan Điều này đã giúp chúng tôi có thêm những luận cứ, luận chứng để lý giải một các thuyết phục những luận điểm của mình ở chương I của luận văn

Trong chùm bài viết về Tín ngưỡng phồn thực trên trang web :

www.vanhoaviet.com.vn, các tác giả đã đề cập rất nhiều đến văn hóa dân gian Việt Nam bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực ( phồn = nhiều, thực = nảy nở) Thời xa xưa,

Trang 16

16

để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tốt tươi và con người được sinh sôi nảy nở Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm đến những quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực Qua những tìm hiểu về vấn đề này trên diễn đàn của trang web :

www.vanhoaviet.com.vn, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều những ảnh hưởng của nền văn hóa này đối với hành trình đi tìm hiểu những đặc điểm về thiên tính nữ trong luận văn của chúng tôi, đặc biệt về vấn đề nguồn gốc phát triển của thiên tính nữ Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện ở rất nhiều mặt trong đời sống xã hội, tiêu biểu như : thờ cơ quan sinh thực khí, thờ hành vi giao phối, trống đồng, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, thờ Tam phủ, Tứ phủ, thờ Tứ pháp, thờ động vật, thực vật, tín ngưỡng sùng bái con người, hồn và vía, tổ tiên, thổ công, thành hoàng làng… Trong đó đáng chú ý nhất

là nhận xét sau của Gs Trần Quốc Vượng : “Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính – trọng tình cảm, trọng nữ giới Có giả thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa tại Việt Nam Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực nên các vị thần đó không phải là những cô gái trẻ đẹp như một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà

mẹ, các Mẫu.” Ngoài ra, diễn đàn đã giới thiệu cho chúng tôi một lượng tư liệu tham khảo tương đối rộng, giúp chúng tôi có thêm công cụ nghiên cứu

Có thể nói chúng tôi thật may mắn khi có trong tay bài viết của hòa thượng Thích Nguyên Hiền và nhà nghiên cứu văn học trẻ Dương Thị Huyền Bài viết Nguyên lý làm

Mẹ trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam của Thích Nguyên Hiền và Nguyên lý tính mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam của Dương Thị Huyền đã giúp chúng tôi tự tin lựa chọn đề tài và cũng yên tâm hơn khi giải quyết đề tài

Trong những công trình nghiên cứu về phân tâm học và văn học nghệ thuật, lần lượt các tác giả như : S.Freud, G.Jung, J.Bellemin, Noel, G.Bachelard, G.Tucci, V.Dundes, V.Vysheslatsev và Đỗ Lai Thúy… đã có những nhận xét gợi mở cho chúng

Trang 17

Quan điểm của Jung về mặc cảm tự trị hay những phân tích tuyệt vời của ông về siêu mẫu đã giúp chúng tôi có những cách nhìn nhận sâu sắc hơn về những hình ảnh, biểu tượng thơ đầy ám ảnh của các nhà thơ nữ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyệt Phạm…

Jung nhận định rằng : “Tác phẩm dự định có tính biểu tượng bằng ngay thứ ngôn ngữ đa nghĩa được dùng như bảo chúng ta : “tôi định nói nhiều hơn cái tôi nói thực; ý nghĩa của tôi cao hơn tôi” Trong trường hợp này, chúng ta có thể lấy ngón tay chỉ vào biểu tượng, ngay cả khi việc giải mã đó không làm ta thích thú Biểu tượng nhô lên như một lời trách cứ thường xuyên đối với khả năng suy xét và cảm nhận của chúng ta Từ đây tất nhiên sẽ bắt đầu một thực tế là sản phẩm mang tính biểu tượng đánh thức chúng

ta nhiều hơn, có thể nói quấy đảo chúng ta sâu hơn và vì thế hiếm khi đưa chúng ta vào những vào những khoái cảm thẩm mỹ thuần túy, trong khi những tác phẩm không mang tính biểu tượng từ đầu thì nhằm đến cảm giác thẩm mỹ của chúng ta dưới dạng thuần túy hơn rất nhiều.”

So sánh những hình ảnh, biểu tượng thơ của các nữ sĩ Việt Nam nói riêng và với các nhà thơ nam nói chung cũng là một nỗ lực của chúng tôi trên con đường hình thành cho mình một thế giới biểu hiện đầy đủ và trọn vẹn hơn về thiên tính nữ trong thơ nữ Việt Nam hiện đại

Trang 18

18

Đặc biệt, những phát hiện sau đây của Jung đã giúp chúng tôi có những nhận định rất sáng về tâm lí học sáng tạo nghệ thuật giữa các thế hệ nhà thơ nữ Việt Nam nói riêng và giữa các nhà thơ là nữ giới và nam giới nói chung : “Thực tiễn phân tích tâm lí học đối với các nghệ sĩ càng cho thấy xung lực sáng tạo nghệ thuật phát ra từ vô thức rất mạnh – đồng thời nó rất bướng bỉnh và tùy tiện Đã có biết bao cuốn tiểu sử các nghệ sĩ vĩ đại nói về cơn hứng sáng tạo bắt mọi thứ của con người phụ thuộc vào nó, khiến tác giả nhiều khi phải hi sinh cả sức khỏe và hạnh phúc gia đình để phụng sự cho sáng tạo nghệ thuật của mình! Tác phẩm đang hình thành trong tâm trí nghệ thuật – đó

là một sức mạnh tự nhiên tự mở đường đi hoặc theo cách thô bạo và cưỡng bức, hoặc theo cách tinh ranh không thể nào bắt chước được, giống y như tự nhiên trong các tạo tác của nó, không bận tâm gì đến niềm vui hay nỗi khổ của con người đang trong cơn đau sáng tạo Cái sáng tạo sống và lớn lên trong con người, như cái cây mọc lên từ tầng đất đã cung cấp cho nó những nhựa sống cần thiết Vì thế chúng ta có thể hình dung quá trình sáng tạo nghệ thuật giống như một sinh vật đang lớn lên trong tâm hồn con người Tâm lí học phân tích gọi hiện tượng này là mặc cảm tự trị - với tư cách là một

bộ phận biệt lập của tâm hồn, nó có đời sống tâm lí riêng bứt ra khỏi đẳng cấp của ý thức và tùy theo mức độ năng lượng của mình, sức mạnh của mình mà hoặc hiện ra dưới dạng sự phá vỡ các thao tác có hướng tùy tiện của ý thức, hoặc trong những trường hợp khác, ở vị thế cao động viên cái Tôi phục vụ cho mình Tương ứng người nghệ sĩ đồng nhất mình với quá trình sáng tạo”

Bên cạnh đó, những phát biểu của Jung về siêu mẫu – nguyên sơ tượng (archétype)

đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều những phát hiện thú vị về vai trò của người phụ nữ trong văn học Việt Nam và dấu ấn tâm lý của họ trong suốt chiều dài lịch sử nói chung

và trong văn học nói riêng Theo ông, nguyên sơ tượng hay siêu mẫu, hay nguyên hình – dù đó là quỷ, người hay biến cố - được lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử ở bất kì đâu

có trí tưởng tượng sáng tạo tự do hoạt động Lần lượt chúng ta có ở đây trước hết là những nguyên hình huyền thoại Nghiên cứu tỉ mỉ các hình tượng này ta nhận thấy trong chừng mực nào đấy chúng là bản tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh

Trang 19

19

nghiệm điển hình to lớn của vô số các thế hệ tổ tiên : đó có thể nói là vết tích tâm lí của

vô số cảm xúc cùng một kiểu Chúng phản ánh khá tập trung hàng triệu các cảm xúc cá nhân, do đó đã đưa lại hình ảnh thống nhất của đời sống tâm lí, hình ảnh này được phân tách và phóng chiếu lên nhiều gương mặt khác nhau nơi diêm phù trong huyền thoại…Trong mỗi hình tượng này kết tinh một phần nhỏ tâm lí con người, một phần nhỏ nỗi đau và niềm vui – những cảm xúc lặp lại không đều ở vô số các thế hệ tổ tiên

và nhìn chung bao giờ cũng đi theo một hướng Nếu như cuộc sống ngập ngừng và mò mẫm chảy trôi giữa một bình nguyên rộng lớn những nhão bùn, rồi đột nhiên tuôn thành dòng ào ạt khoan sâu vào tâm hồn – khi đó nó lặp lại sự kết bện đặc thù của hoàn cảnh mà từ xưa đã thúc đẩy sự hình thành nguyên sơ tượng

Thời điểm xuất hiện tình huống huyền thoại bao giờ cũng được đánh dấu bởi cường

độ cảm xúc đặc biệt: dường như trong ta có những dây đàn không ai ngờ là có và bao lâu nay im tiếng bây giờ được chạm đến Đấu tranh thích nghi – đó là một nhiệm vụ nhọc nhằn, đau khổ, bởi vì mỗi bước đi chúng ta lại gặp những hoàn cảnh cá nhân, tức

là không điển hình Do đó, không có gì ngạc nhiên là nếu khi gặp được một tình huống điển hình ta bất ngờ hoặc cảm thấy được giải phóng triệt để, thấy mình như mọc cánh hoặc có một sức mạnh không sao cưỡng nổi túm lấy ta Vào những lúc ấy ta như không còn là những thực thể cá nhân nữa, chúng ta – là loài giống, giọng nói của toàn nhân loại thức dậy trong ta

Do đó khi tìm hiểu về thiên tính nữ trong thơ nữ, chúng tôi không thể bỏ qua việc tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong văn học, đặc biệt là truy nguyên vấn đề này từ những giai đoạn sơ khai nhất của văn học Một nền tảng vững bền sẽ tạo ra những cơ hội thể hiện cho phái nữ - mà nhiều khi vấn đề này đã ăn sâu trong tiềm thức, được ấn định khi họ cất tiếng khóc chào đời là bé gái

Trong công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực của tác giả

Đỗ Lai Thúy, chúng tôi tìm thấy được những dấu tích của cái thiêng và cái tục, của các biểu tượng phồn thực từ rất lâu đã bị đẩy vào tiềm thức và vô thức dưới dạng siêu mẫu Những ý kiến có tính chất kinh điển này sẽ giúp chúng tôi khi tìm hiểu môi trường văn

Trang 20

20

hóa đã sinh thành và nuôi dưỡng cả một quần thể các cỗ máy sinh sản tồn tại thường trực trong vô thức tập thể của cộng đồng và của cá nhân, một phần trong đó đã dẫn dắt chúng tôi đến với những dấu ấn đầu tiên của thiên tính nữ Và khi gặp điều kiện thuận lợi các biểu tượng phồn thực, những vô thức tập thể giáng lâm vào sáng tạo nghệ thuật, chúng tôi đã lần ra dấu vết của thiên tính nữ trong văn học nói chung và trong thơ nữ nói riêng

Tất nhiên, nhiệm vụ của chúng tôi là luôn phải đứng trên lập trường nghiên cứu lý luận văn học vận dụng các kiến thức dân tộc học, xã hội học, tâm lý học…, tránh lấy những tác phẩm minh họa cho những kết luận của dân tộc học, xã hội học và tâm lý học

Ngoài ra chúng tôi cũng xin phép không kể tên những công trình nghiên cứu tuy không trực tiếp đề cập tới đề tài luận văn nhưng giúp chúng tôi nhiều trong quá trình tìm tòi, về mặt tư duy cũng như phương pháp nghiên cứu

Việc điểm qua một loạt những công trình, bài viết nghiên cứu chúng tôi quan sát được về tính nữ trong văn học, nguồn gốc phát triển của tính nữ, thơ nữ Việt Nam và thơ nữ Việt Nam hiện đại cho phép chúng tôi nhận định rằng những đặc điểm mang chất nữ tính trong thơ nữ Việt Nam hiện đại chưa hẳn là mới nhưng chưa được đề cập một cách đầy đủ và hệ thống trong giới nghiên cứu lý luận văn học Bởi lý do đó mà chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Thiên tính nữ trong thơ nữ Việt Nam hiện đại như một giả thiết khoa học, và hy vọng còn có thể tiếp tục trong thời gian tới

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Trang 21

; Nguyễn Thị Hoàng Bắc…)

4 Phương pháp nghiên cứu :

Chúng tôi sẽ sử dụng những thao tác nghiên cứu truyền thống của ngữ văn học cũng như dựa trên đặc thù của chuyên ngành lý luận văn học : tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh… Hơn nữa, xuất phát từ những vấn đề cần tìm hiểu của luân văn, chúng tôi luôn đặt thiên tính nữ và thơ nữ Việt Nam hiện đại trên cái nền tổng hòa của mọi mặt thuộc đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Việc điền dã (ở chương I) là cần thiết nhưng trong hoàn cảnh hiện tại vượt ngoài khả năng của chúng tôi nên xin phép được thực hiện trong một dịp khác thuận lợi hơn Điều quan trọng là sau khi hoàn thành luận văn này, chúng tôi sẽ thu được một phương pháp tư duy và làm việc chứ không đơn giản là chỉ những thao tác cụ thể

5 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi gồm 3 chương:

- Chương 1 : Thiên tính nữ và thiên tính nữ trong văn học

- Chương 2 : Thiên tính nữ - biểu hiện qua tác phẩm

- Chương 3 : Thơ nữ - khuynh hướng hình thức biểu hiện

Trang 22

22

CHƯƠNG 1 : THIÊN TÍNH NỮ VÀ THIÊN TÍNH NỮ TRONG VĂN HỌC

“…Thiên tính nữ lớn hơn nhân loại, có khi còn cổ xưa hơn nhân loại… Tư duy thơ của Nguyễn Huy Thiệp – có khi còn mạnh hơn óc tưởng tượng triết học của Freud – đã biến thiên tính nữ thành một sức mạnh diệu kỳ: với sức mạnh này, đá cũng phải tan thành nước…” (69 – Tr.19)

Để viết chân thật về cuộc đời thực tại với toàn bộ những mâu thuẫn phức tạp của nó Nguyễn Huy Thiệp đi tìm một điểm tựa tinh thần Và theo Hoàng Ngọc Hiến, thiên tính nữ là một điểm tựa tinh thần quan trọng của tác giả: “thiếu một điểm tựa như vậy, văn chương viết về những sự xấu xa của con người sẽ trở thành một thứ văn chương vô lại mà mục tiêu cao nhất là lột truồng con người ra phơi bày toàn bộ những sự đớn hèn của nó…” Quả thật, nếu như ai đã từng hi vọng: “Cái đẹp sẽ cứu vãn thế vãn thế giới”, đọc Nguyễn Huy Thiệp thì tin rằng thiên tính nữ sẽ cứu vãn thế giới

Tuy nhiên, đâu chỉ có trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp ta mới tìm thấy sự thăng hoa của thiên tính nữ, truyền thống văn hóa Việt Nam đã luôn đề cao người phụ

nữ Một minh chứng mà ta có thể bắt gặp trong nền văn hóa Việt đó là việc thờ cúng

nữ thần dường như tồn tại khắp mọi nơi trong cả nước, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu

có vai trò không thể thiếu trong đời sống tâm linh người Việt Tín ngưỡng này cũng được phản ánh trong văn học, và gần đây nhất là tác phẩm “Mẫu Thượng Ngàn” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện vẻ đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua cuộc sống thường ngày giản dị của những người phụ nữ mềm yếu ở một làng quê nghèo miền Bắc trong những năm đầu thế kỷ XX

Con đường gần nhất tiếp cận và chỉ ra được những đặc điểm của thiên tính nữ chính là thông qua văn hóa và văn học, cũng không chỉ là nền văn hóa và văn học Việt Nam Nhiều nền văn minh cổ xưa nhất của loài người đã được đánh dấu bởi sự phát triển của một xã hội mẫu hệ Tuy nhiên, xét thấy nhiệm vụ đặt ra của luận văn trong một khuôn khổ nhất định, nên chúng tôi chủ yếu tìm đến với văn hóa và văn học nước nhà để tìm hiểu về thiên tính nữ

Trang 23

số hạng kế tiếp mà còn bởi thương số của những thương số gần kề có một giá trị gây kinh ngạc để đạt tới con số 1,618

Tại sao số Phi được coi là tỉ lệ thần thánh? Mặc dù toán học chưa làm sáng tỏ nguồn gốc của số Phi nhưng khía cạnh gây sửng sốt thực sự của số Phi lại nằm ở vai trò của nó với tư cách là một nhân tố xây dựng mang tính nền tảng trong tự nhiên Thực vật, động vật và thậm chí con người đều sở hữu những tài sản đáng kể mà những tài sản ấy gắn chặt với sự chính xác bí ẩn của tỉ số giữa Phi và 1 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, tỉ lệ số ong cái nhiều hơn là ong đực là 1,618…; một con ốc Vũ Anh – một loài nhuyễn thể có vỏ cứng, có thể đẩy không khí vào trong vỏ để điều chỉnh khả năng chìm nổi, có tỉ số của mỗi đường kính vòng xoắn này với đường kính vòng xoắn khác là 1,618…

Nếu những con số trên quá khó chứng minh, chúng ta hãy cùng cầm thước để tìm hiểu chính những tỉ lệ trên cơ thể phụ nữ : Khoảng cách từ đỉnh đầu chúng ta đến khi chạm đất chia cho khoảng cách từ rốn đến khi chạm đất ; Khoảng cách từ vai đến đầu ngón tay chia cho khoảng cách từ khuỷu tay đến đầu ngón tay ; Khoảng cách từ hông đến mặt đất chia cho khoảng cách từ đầu gối đến mặt đất…kết quả đều là số Phi

Trong tự nhiên rõ ràng có một trật tự ngầm, mà chúng ta luôn tin rằng có bàn tay của đấng sáng tạo sắp xếp Cho nên trong thế giới loài người mới xuất hiện những tín ngưỡng, những tôn giáo tôn thờ mẹ Đất Mùa xuân đến, loài người chúng ta có rất nhiều lễ hội để tôn vinh mùa xuân…Trái đất nở bừng sự sống để rồi lại ban tặng sự hào phóng của mình Ngay từ buổi bình minh, con người đã viết lại được những đặc tính kì diệu và bí ẩn vốn có của tỉ lệ thần thánh Đơn giản là con người chỉ hoạt động theo những quy luật của tự nhiên, và bởi vì nghệ thuật chính là sự nỗ lực của con người để

Trang 24

Số phi liên quan đến tính nữ chính là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở - nguồn gốc sáng tạo ra vũ trụ, con người Nó là hiện thân của vẻ đẹp hoàn hảo Không phải ngẫu nhiên khi người ta gọi phụ nữ là phái đẹp

3.2 Nguyên lý Mẹ trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam :

3.2.1 Nguyên lí Mẹ trong văn hóa Việt Nam :

Xuất phát từ một nền văn hóa nông nghiệp lâu đời – nền văn hóa này sùng bái

sự sinh sôi nảy nở của tự nhiện và con người Việc duy trì và phát triển một nhu cầu thiết yếu của văn hóa nông nghiệp, văn hóa lúa nước đã tạo ra nguyên lý Mẹ Người ta cầu mùa màng tốt tươi để duy trì cuộc sống và con người phải sinh sôi nảy nở để tồn tại và phát triển, từ đó sinh ra tín ngưỡng phồn thực Tín ngưỡng này đã phát triển và tồn tại suốt chiều dài lịch sử dân tộc

Về ngôn ngữ, trong một số ngôn ngữ thế giới (tiếng Pháp) mạo từ đứng trước một số danh từ biểu thị giống (đực, cái) của danh từ đó Trong tiếng Việt, hầu hết danh

từ đều có mạo từ “con” và “cái” Nhiều danh từ chẳng hề có giới tính vẫn được gán chữ “cái” ở trước : cái bàn, cái ghế, cái nhà… Ngoài mạo từ, chữ “cái” còn được dùng như một tính từ để chỉ những gì có vẻ lớn, quan trọng, chính, trung tâm như con sông lớn gọi là sông cái, đường lớn gọi là đường cái Trong một trò chơi, người làm chủ gọi

là người cầm cái Trong một tô canh, phần nhiều ngon được gọi là phần cái, đối lập với nước Ngoài chữ cái còn những chữ liên quan đến nữ tính như chữ “bà”, “mẹ” Con bướm to thì gọi là con bướm bà, cặp đồ vật một lớn một nhỏ thì cái lớn gọi là mẹ cái nhỏ gọi là con(chứ không gọi cha con)…Tóm lại tín ngưỡng phồn thực đã ăn sâu vào đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân đất Việt

Trang 25

25

3.2.2 Nguyên lý Mẹ trong tín ngưỡng dân gian :

Tách tín ngưỡng ra ngoài văn hóa là để rộng đường suy luận, chứ thực ra tín ngưỡng là một hình thức văn hóa, thậm chí còn là một biểu tượng văn hóa rõ nét nhất

Có lẽ ít dân tộc nào có đối tượng là tín ngưỡng văn hóa là phụ nữ nhiều như ở Việt Nam Đi suốt từ Bắc chí Nam, gần như ở địa phương nào cũng có đền thờ bà hoặc cô(Bà chúa Liễu Hạnh, Thánh Mẫu, bà Dâu, bà Đậu, Hai bà Trưng, bà Đen…).Các Bà đều là những biểu tượng linh thiêng nên không phải là những cô gái trẻ đẹp mà đều là những người lớn tuổi, quyền uy, có năng lực làm cho mùa màng tốt tươi, giúp các gia đình con đàn cháu đống, hay ban cho những đứa con hiếm muộn…

Chúng ta nhận thấy ở buổi sơ khai, có hàng loạt những nữ thần : Bà Trời, Mẹ Đất, Bà Phong, Bà Hóa, mười hai bà mụ…Giai đoạn sau, các bà đã có một vị trí linh thiêng trong lòng người dân, tất cả đều xem bà như các mẹ, đến nỗi có người đã nâng tín ngưỡng này thành tôn giáo gọi là Đạo Mẫu Từ nền tảng này, bất kỳ tín ngưỡng ngoại nhập nào đến Việt Nam đều được bản địa hóa và thành tín ngưỡng Việt Nam Bồ tát Quan Thế Âm trở thành phật bà, Đức mẹ Maria cũng trở thành phật bà trong tâm linh người Việt, trở thành văn hóa đất Việt

3.3 Tín ngưỡng phồn thực :

3.3.1 Quan niệm:

Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tốt tươi và con người được sinh sôi nảy nở Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm đến những quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực “Phồn” có nghĩa là nhiều, “thực” có nghĩa là nảy nở

Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn minh khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi

Trang 26

26

1.3.2 Thờ sinh thực khí:

Thờ sinh thực khí nam và nữ ở đồng bào Chăm có cột hình tròn (linga -dương) biểu hiện cho nam và hình bệ vuông (yoni - âm) biểu hiện cho nữ Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác chỉ thờ sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của cả nam lẫn nữ

Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên Các sinh thực khí còn được tìm thấy rất nhiều ở Thánh địa

Mỹ Sơn và vẫn còn nguyên vẹn cho tới ngày nay Ngoài ra, nó còn được đưa vào các lễ hội: lễ hội Đồng Kỵ ở Bắc Ninh có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mỗi người để lấy may

1.3.3 Thờ hành vi giao phối:

Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành vi giao phối,

đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ văn hóa nông nghiệp,

nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á

Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước Công nguyên Ngoài hình tượng người, các loài động vật như cá sấu, gà, cóc cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình)

Vào dịp lễ hội Đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa “tùng di”, thanh niên nam nữ cầm tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam nữ, cứ mỗi tiếng trống tùng

họ lại dí hai vật đó vào với nhau Phong tục “giã gạo đón dâu” cũng là một biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam nữ

1.3.4 Trống đồng – biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực :

Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả trống đồng, một biểu tượng của sức mạnh quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo Cách đánh trống theo lối cầm chày

Trang 27

27

dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo Tâm mặt trống là hình mặt trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ Xung quanh mặt trống có gắn tượng cóc – một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực (con cóc là cậu ông trời)

1.3.5 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên :

Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu Điều đặc biệt ở tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới) Có giả thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa tại Việt Nam Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là những cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu

1.3.6 Thờ Tam phủ, Tứ phủ:

Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời (Mẫu thượng thiên), Bà Chúa Thượng (Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (Mẫu Thoải) Tứ Phủ gồm ba vị Mẫu trên cộng thêm Mẫu Địa Phủ Các Mẫu cai quản các lĩnh vực quan trọng nhất của một

xã hội nông nghiệp Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá Thần Mặt Trời là thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng Và theo quan niệm của nhiều tộc người Việt Nam, thần Mặt Trời là đàn bà (nữ thần Mặt Trời)

1.3.7 Thờ Tứ pháp:

Tứ pháp là danh từ để chỉ các bà thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên, có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp Sau này, khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành Tứ pháp với truyền thuyết về Man Nương phật Mẫu Tứ pháp gồm:

- Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu

- Pháp Vũ (thần Mưa) thờ ở chùa Bà Đậu

- Pháp Lôi (thần Sẫm) thờ ở chùa Bà Tướng

- Pháp Điện (thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn

Trang 28

28

Ảnh hưởng của Tứ pháp ở Việt Nam rất lớn, nhiều lần triều Lý phải rước tượng

ở chùa Pháp Vân để cầu mưa Cuối cùng, chúng tôi xin đưa ra nhận xét sau đây của

GS Trần Ngọc Thêm (77, tr.89):

“Vai trò của tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam lớn tới mức, ngay cả những hiện tượng tưởng chừng rất xa xôi như chùa Một Cột (dương) trong cái hồ (âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ Vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu… cũng đều liên quan đến tín ngưỡng phồn thực Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở các nơi thờ cúng thường gặp thờ ở bên trái là cái mõ, ở bên phải là cái chuông: Sự đơn giản này là biểu hiện của ca lí luận Ngũ hành lẫn tín ngưỡng phồn thực – cái mõ làm bằng gỗ (hành Mộc) đặt ở bên trái (phương Đông) là dương, cái chuông làm bằng đồng (hành Kim) đặt ở bên phải (phương Tây) là âm Tiếng mõ trầm phải hòa với tiếng chuông thanh nếu không có nam nữ, âm dương hòa hợp thì làm sao có cuộc sống vĩnh hằng được.”

Sau khi tìm hiểu tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam, chúng tôi đưa ra một nhận định rằng: dù cho tín ngưỡng phồn thực luôn coi sự hài hòa âm dương, trời đất, nam nữ

là tâm điểm cho triết thuyết của mình, nhưng tư duy phồn thực của ông cha ta vẫn luôn

đề cao tính nữ, coi đó là cái nâng đỡ, bao bọc sự sống (những biểu tượng của nữ luôn

to hơn và ở bên ngoài những biểu tượng nam)

1.4 Lý thuyết âm dương :

1.4.1 Quan niệm âm dương

Quan niệm âm dương vốn có từ thời cổ đại, trước Khổng Tử ngót ngàn năm Trong sách Quốc ngữ, một cuốn sách có vào khoảng 780 năm TCN đã thấy giải thích hiện tượng động đất là do tác động của hai thế lực Âm và Dương

Nhà nghiên cứu văn minh Trung Hoa người Pháp là ông M.Granet đã viết trong tác phẩm “Religion des Chinois” (Tôn giáo của người Trung Quốc) rằng : “Lúc đầu

Âm – Dương chỉ là những nguyên lý về yếu tố của sự xếp loại Trước hết chúng dùng

để chỉ hai loại : một mái, một trống Tất cả sự vật đều thuộc về hoặc bên trống hoặc

Trang 29

29

bên mái…Những phạm trù cụ thể ấy cũng là nguyên lý hoạt động của vũ trụ Không gian là sự đối lập của Âm và Dương Còn thời gian là sự kế tiếp Âm và Dương…”

Tuy nhiên Âm Dương là một khái niệm động, không phải là một khái niệm tĩnh

Nó là hai mặt đối lập của một cái gì biến động, tiến hóa.Nó gắn liền với nhau Thế giới vật chất bất cứ cái gì cũng phải có Âm và Dương Nó tuy là hai nhưng thực ra là một Người xưa gọi đó là “lưỡng nhất” Âm Dương nằm trong vòng tròn Thái cực Nói theo ngôn ngữ ngày nay : đó là vòng tròn khi đã phân cực – từ một hóa hai, hai nhưng là một

Âm Dương là nguyên lý tồn tại của vạn vật, vì vậy mới nói rằng : muôn vật từ cái nhỏ đến cái lớn đều có thái cực bên trong Cái lý Âm Dương tàng ẩn bên trong mỗi vật y như thanh nam châm phải có cực Bắc và cực Nam vậy Dù ta có bẻ thanh nam châm ấy ra làm hai cho cực Bắc rời cực Nam thì trong mỗi nửa của chúng lại hình thành ra hai cực Nam Bắc khác…

Có thể phân biệt đâu là Âm, đâu là Dương của thanh Nam châm nhưng không thể tách biệt riêng chúng ra được Chúng tương phản nhưng không thể không có nhau (Tương phản nhi bất khả tương vô), chúng chuyển hóa và tồn tại cùng nhau Bởi vậy không thể có tình trạng “cô Dương” hay “độ Âm” Gọi nó là Dương khi phần Dương lấn át phần Âm Gọi nó là Âm khi phần Âm lấn át phần Dương Âm Dương gắn liền với tính mâu thuẫn thống nhất của vạn vật

1.4.2 Âm Dương gắn liền với biểu tượng Nam – Nữ :

Có nhiều người đã sai lầm khi cho rằng biểu tượng cho người đàn ông bắt nguồn từ cái khiên và một cái thương, trong khi đó biểu tượng dành cho đàn bà lại là một tấm gương để ngắm dung nhan Thực ra những biểu tượng này lại bắt nguồn từ những biểu tượng rất lớn là nam thần ở sao Hỏa và nữ thần ở sao Kim Những biểu tượng ban đầu bao giờ cũng đơn giản hơn nhiều

“ ^” Đây là biểu tượng ban đầu dành cho người đàn ông – một chiếc dương vật

ở dạng thô sơ Biểu tượng này chính thức được biết đến với tư cách là một mũi gươm,

nó bộc lộ cho sự hiếu chiến và lòng can đảm của đàn ông Trên thực tế, biểu tượng

Trang 30

30

dương vật này vẫn được sử dụng trên trang phục của quân đội một số nước để biểu thi chức vụ Đầu nhọn hướng lên trên, biểu tượng của nam giới nghiêng về tính Dương – mạnh mẽ, luôn tiến về phía trước, luôn muốn tiến lên trên

Tương tự như vậy, chúng ta có thể tưởng tượng biểu tượng của nữ giới đối lập hoàn toàn với biểu tượng nam giới : “V” Nó giống hình dáng một cái tử cung ở người đàn bà Biểu tượng này nói lên chất nữ tính, tính đàn bà và khả năng sinh nở của người phụ nữ

Xét về nghĩa đen, biểu tượng trước đây dành cho nữ tính – biểu thị cho khả năng làm mẹ thiêng liêng và các nữ thần đã bị dần dần mai một do các tôn giáo chính trị thủ tiêu Sức mạnh của phụ nữ và khả năng sinh nở đã từng được coi là rất thiêng liêng nhưng sự linh thiêng ấy ngày càng có nguy cơ đe dọa đến trật tự xã hội mà đàn ông là người thống trị Chính con người đã tạo ra khái niệm “tội lỗi ban đầu” : Eva sinh ra từ chiếc xương sườn của Ađam ; Ađam ăn trái cấm gây ra sự suy sụp của loài người ; Đạo Phật ban đầu không cho nữ giới xuất gia ; Đạo Nho bó buộc phụ nữ trong “tam cương ngũ thường”… Suốt một thời gian dài biểu tượng về nữ tính chỉ gắn với những gì tầm thường, tội lỗi Và người ta tránh nhắc đến

Tuy nhiên những gì thuộc về chân lí của cuộc sống thì không gì có thể làm lu

mờ được Âm Dương luôn tồn tại song hành và chuyển hóa cho nhau, và đàn bà luôn là một phần quan trọng của cuộc sống Họ vẫn luôn là biểu tượng của cái Đẹp, của sự sống Bất Diệt

1.5 Từ các nẻo đường đến với một nhận định:

Bản thân trong mỗi một sự vật hiện tượng cũng như con người đều có hai phần

Âm và Dương – tính nam và tính nữ Gọi là nam khi phần dương lấn át phần âm, gọi là

nữ khi phần âm lấn át phần dương (ở cấu tạo sinh học và thiên hướng biểu hiện) Câu hỏi đặt ra lại tại sao chúng tôi quan tâm đến tính nữ và hơn nữa là thiên tính nữ Thiên

là trời, tức là một cái gì đó như đã được sắp đặt trước, thuộc về quy luật tự nhiên Như

đã phân tích ở các phần trên, chúng tôi thấy rằng biểu hiện của thiên tính nữ trong cuộc sống thật dồi dào và đa dạng Do đó tìm hiểu và xây dựng những đặc điểm biểu hiện

Trang 31

31

của “thiên tính nữ” và bước đầu áp dụng để nghiên cứu nội dung và hình thức của những tác giả và tác phẩm văn học là điều nên làm Bởi lẽ, văn học là nhân học, là tấm gương phản ánh đa dạng, tài tình cuộc sống, tâm tư tình cảm của con người

Tuy nhiên, khi tìm hiểu về thiên tính nữ được biểu hiện trong văn học như thế nào, chúng tôi không chỉ đơn giản là áp đặt những biểu hiện của thiên tính nữ trong lý thuyết âm dương,tín ngưỡng và văn hóa thờ mẹ,tín ngưỡng phồn thực hay những tỉ lệ hoàn hảo liên quan đến tính nữ Bởi lẽ, từ những tìm hiểu đó, mới chỉ giúp chúng tôi đi đến một nhận định rằng thiên tính nữ có nguồn gốc có sự phát triển và vẫn được định hình trong đời sống tâm linh, chí ít cũng của người Việt Nam

Thiên tính nữ được biểu hiện trong văn học Việt Nam ra sao? Đây là một vấn đề thực sự hấp dẫn mà chúng tôi rất tâm đắc được đề cập đến trong luận văn này

4 Thiên tính nữ trong văn học Việt Nam:

Có thể nói Văn học Việt Nam đã thể hiện hình tượng người phụ nữ rất đặc sắc và đầy đủ, đây còn được coi là điểm kết tinh của một nền văn hóa tôn trọng người phụ nữ

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sau khi viết tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, đã đưa ra

những lí giải về nguyên lí tính Mẫu trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam Chúng tôi chú

ý đến sự phân biệt của ông giữa khái niệm “thiên tính nữ” và “nguyên lí tính Mẫu” Ông cho rằng: “Từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu lầm lẫn giữa khái niệm Thiên tính nữ và Nguyên lí tính Mẫu Thiên tính nữ đơn thuần là tính mềm mại, tính nhu, uyển chuyển của người phụ nữ, nó chưa phát triển lên thành tính Mẫu… Nói đến tính Mẫu là nói đến người Mẹ và những thiên chức của người Mẹ Người Việt thờ Mẫu chính là thờ người Mẹ đã mang nặng đẻ đau, ôm ấp, che chở, nuôi nấng và chăm bẵm con mình hết đời…”(23, tr.1)

Khi tìm hiểu về Thiên tính nữ với tư cách là một khái niệm trong văn hóa và trong văn học Việt Nam, chúng tôi cho rằng, khái niệm Tính Mẫu chỉ là một phần của Thiên tính nữ Thiên chức làm Mẹ của người đàn bà là một trong những biểu hiện của tính nữ trời ban, hay nói khác đi chỉ giới nữ mới có Tuy nhiên, người phụ nữ còn có rất nhiều

Trang 32

32

những vai trò quan trọng khác trong cuộc sống của con người, đặc biệt là đời sống tinh thần: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” Trong văn học cũng vậy, người hình tượng người phụ nữ được thể hiện hết sức phong phú và đa dạng, chưa kể đến, khi tự nói lên tiếng nói của mình, thì những nguồn cơn cảm xúc lại càng dạt dào, trọn vẹn hơn bao giờ hết

Đấy chính là lí do vì sao ở phần này, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam nói chung, và tính nữ được biểu hiện trong các nhà thơ

nữ Việt Nam nói riêng, trước khi bàn về văn học nữ tính và những biểu hiện của thiên tính nữ với tư cách là một hệ thống để tìm hiểu thơ nữ Việt Nam hiện đại ở những chương sau

4.1 Hình tượng người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam:

4.1.1 Người phụ nữ trong thơ ca dân gian:

Cảm hứng về thân phận người phụ nữ trong văn học xưa, nhất là ở ca dao, là những nỗi khổ sở, vất vả, buồn tủi của người phụ nữ trong xã hội cũ Đó là tiếng hát than thân trách phận…bởi họ thường cảm nhận thân phận thấp kém của mình Do vậy

mà ca dao xưa thường mở đầu bằng những từ “Thân em”, “Em như” :

- Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

- Em như con hạc đầu đình Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay

Những bài ca ấy gợi tả nỗi xót xa, cơ cực của thân phận người phụ nữ, là tiếng thở dài cam chịu:

Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng

Tuy nhiên, với vấn đề này, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến hình tượng người phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng: “Các mối quan hệ gia đình như chị em, vợ chồng, cha mẹ, con cái cũng được thể hiện hết sức cụ thể, phong

Trang 33

33

phú nếu như không muốn nói hầu hết các mối quan hệ cộng đồng đều nảy sinh từ các quan hệ gia đình, trong đó có vai trò rất quan trọng của người phụ nữ”(76, Tr.202) Chúng tôi sẽ chứng minh luận điểm này thông qua việc tìm hiểu những tác phẩm sử thi

- Khan nổi tiếng của người Ê – đê trong văn học dân gian Việt Nam, đây cũng là thời

kì dễ tìm thấy nhất những dấu vết của chế độ Mẫu hệ

Nhận xét về vai trò người phụ nữ trong các sử thi về đề tài chiến tranh, Phan Thu Hiền nhận ra những nét chung giữa Iliát và Mahabharata: “ Trong các sử thi về đề tài chiến tranh với sự kiện trung tâm là giao tranh giữa các anh hùng, hứng thú chủ yếu

là ngợi ca sức mạnh, tài năng và vinh quang của họ, hầu như người phụ nữ không thể

có vai trò quan trọng”(68, Tr.51) Với các sử thi-khan của người Êđê, vai trò của người phụ nữ lại được đặt ra là những vấn đề nghiên cứu rất thú vị bởi thời đại các anh hùng trong sử thi-khan không phải là thời đại “người đàn bà bị rẻ rúng do sự thống trị của đàn ông và do sự cạnh tranh của nữ nô lệ”, đó là thời đại tương ứng với thời đại trước

đó của người Hy Lạp: “Vị trí các nữ thần trong thần thoại đã biểu thị ở thời kỳ xa xưa hơn, khi mà người đàn bà còn có vị trí tự do hơn, được tôn trọng hơn” Nói cụ thể hơn, người anh hùng trong sử thi-khan là người anh hùng của xã hội mẫu hệ, mà theo Condominas còn là xã hội mẫu hệ với “hệ thống hài hòa mạnh” – “xã hội mà phụ nữ có

vị trí là chủ nhà còn người chồng, người đàn ông chỉ là người nuôi”(48, Tr.31)

Ở sử thi Hy Lạp, các nhân vật anh hùng thường xuất hiện kèm theo một định ngữ chỉ gốc gác gia đình và đó là tên của người cha, ví dụ Têlêmác con của Uylixơ thần thánh; Uylixơ con trai của Laert- vị anh hùng già…Têlêmác chắc chắn kính trọng cha hơn mẹ Khi cha chưa về, chàng sống trong niềm thành kính và tôn thờ cha, khi cha trở về và mưu sự báo thù, chàng nhất nhất làm theo mọi lời chỉ dẫn của cha Điều

đó chứng tỏ: “một cách chắc chắn một dạng chế độ quý tộc phong kiến mà những người đàn ông chia sẻ cuộc đời của mình trong chiến tranh, săn bắn, các bữa tiệc, những giao dịch buôn bán, trong khi người phụ nữ theo dõi những người hầu nữ ở nhà Với tư cách xã hội, thế giới đó tuyệt đối ổn định; các mâu thuẫn chỉ xảy ra ở những

Trang 34

Ở khan Đam Săn, hình tượng người mẹ được thay thế bằng hình tượng những người chị em gái của chàng, những người mà Condominas bình luận là giữ một sự chuyên chế đặc biệt Khi chị em Hơ Nhí đến cầu hôn chàng, chàng không chịu ra tiếp,

để anh em Hơ Nhí tức giận, cô em Hơ Bhí “tức thì xắn váy đến đầu gối, xắn tay áo đến cùi chỏ, cài lại mái tóc cho chắc như người Bhi, người Mnông, rồi đi thộc vào chỗ Đam Săn nằm, véo tai trái Đam Săn cho đến đỏ tía lên, véo tai phải Đam Săn cho đến

đỏ tía lên, phát cho Đam Săn một phát vào lưng làm chàng phát khóc” (10, Tr.45)

Trong quan hệ hôn nhân, sử thi Hy Lạp cho ta thấy một chế độ hôn nhân mà người phụ nữ không có quyền quyết định Pênêlốp trở thành biểu tượng của người vợ trung trinh tiết hạnh, cản đảm, thông minh, hoàn toàn xứng đáng với người chồng anh hùng bởi nàng thân cô thế cô, đã chống lại 108 kẻ cầu hôn với tấm vải ngày dệt đêm tháo làm kế hoãn binh Nàng có quyền tự hào và thương cảm cho Hêlen bởi Hêlen, với

sự can thiệp của các thần, đã phải làm vợ Parít, gây ra cuộc chiến tranh thành Tơroa, sau này thành Tơroa bị hạ lại quay trở về làm vợ Mênêlax Trong sử thi Ấn Độ, Rama

đã đau đớn đến điên cuồng khi mất Xita và bằng mọi cách chàng cứu được Xita, nhưng khi Xita xuất hiện trước chàng thì chàng lại giày vò nàng bằng những nghi ngờ kinh khủng nhất, buộc Xita phải nhảy vào lửa để chứng minh cho lòng trung trinh của mình đối với chồng

Trang 35

35

Sử thi-khan thể hiện một mối quan hệ hôn nhân kiểu khác Ở đây, người phụ nữ phải là người chủ động trong hôn nhân Không phải chàng trai đi tìm vợ mà là cô gái đi tìm chồng Trog sử thi Hy Lạp, chúng ta chứng kiến hai vị anh hùng đánh nhau vì một người đẹp còn ở khan Xing Nhã, chúng ta lại thấy hai người đẹp đánh nhau vì vị anh hùng Bởi thế, trong sử thi Hy Lạp, người mẹ, người vợ của các anh hùng chỉ là cái phông để tôn vinh những phẩm chất phi thường của những người anh hùng, đối lập với cái nhỏ bé đời thường Họ xuất hiện chủ yếu trong hai tình huống: khuyên can cầu xin

và than khóc Điều đó là biểu hiện của một gia đình phụ hệ, gia đình nhỏ, đối lập với thời kỳ công xã thị tộc trước đó của nền văn minh Hy Lạp Với người Êđê, luật tục đã được quy định rất rõ vai trò và vị trí của người chồng và người vợ trong gia đình:

“Kiếm thịt kiếm cá là để vào nồi nấu, làm ruộng làm rẫy là để có lúa gạo nuôi vợ nuôi con Nếu người chồng có chiêng, ngựa trâu, có mâm thau, chậu đồng, chén bát, nếu anh ta có một thứ gì đó, dù là đồ đạc lặt vặt thì anh ta đều phải giao cho vợ giữ cho – Luật tục Êđê, điều 142 chương V”(39,Tr.2) Có nghĩa là người vợ là chủ gia đình, là người quản lí tài sản, là ana gõ (nồi cơm cái) Người chồng là người nuôi vợ, nuôi con (pông rông) Người Êđê khi muốn biết một cô gái có chồng chưa, họ hỏi: ih mâo pô rông leh ka? (cô đã có người nuôi chưa), thay vì hỏi:uh mâo ung leh ka?(cô đã có chồng chưa) (39, Tr.3) Thế nên, Hơ Nhí mới nói với các anh em phải đi hỏi Đam Săn

về làm chồng cho chị em mình, vì:

“Danh tiếng đến thần, tiếng lừng khắp núi, nghe đông tây đâu đâu cũng nói Hơ Nhí,

Hơ bhí như gốc nhiều cành, như cây nhiều nhánh, anh em lắm, họ hàng nhiều Thế mà sao đến nay chúng tôi vẫn đườn đưỡn như cây pụt ải, chúng tôi vẫn lủi thủi một mình,

tấm chồng còn chưa có để giúp giùm việc nhà”.(10, Tr.36) Vai trò chủ nhà đã cho

người phụ nữ Êđê một quyền chủ động cao trong mối quan hệ với chồng mình

Trong sử thi-khan không phải không có những lời khuyên can của những người

vợ, người mẹ có chức năng làm nổi bật phẩm chất người anh hùng, không phải không

có những hành động thản nhiên khước từ những lời khuyên can của mẹ của vợ vì việc

Trang 36

Lời than khóc này thể hiện rất rõ một tình yêu nồng nàn và những khát vọng yêu đương mãnh liệt nhưng không quá thương tâm, đau xót giống như những lời than khóc bên xác chồng con trên chiến địa của những người phụ nữ trong sử thi Ấn Độ hay Hy Lạp Như vậy, nếu như tiếng khóc thương trong sử thi Hy Lạp là một sự tôn vinh hơn nữa sự vĩ đại, phi thường của người anh hùng; tiếng khóc trong sử thi Ấn Độ là biểu hiện của tính nhân văn, thì trong sử thi- khan, tiếng khóc thể hiện một tình cảm rất đời thường của con người: nhớ nhung, trông đợi, thương tiếc Khóc cho người chết, nhưng trước hết là khóc cho người sống Điều quan trọng là sau tiếng khóc đó, cuộc sống lại tiếp tục, một cái cây đổ xuống sẽ có những cây khác mọc lên thay thế Điều đó thể hiện rất rõ trong cái chết của người anh hùng Đam Săn Đam Săn chết, Hơ Nhí và Hơ Bhí,

Hơ Âng, Hơ Lị làm đám cho Đam Săn bên rừng đất đen Cả bốn người khóc cả ngày không biết có chiều, khóc cả đêm không biết có sáng, nước mũi đầy đùi, nước mắt đầy tay

Trang 37

37

“Cái chết, như vậy, chỉ là một trong những nhát cắt nhỏ liên tục nối tiếp nhau trên dòng sông bất tận” Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên, nếu những đêm “bỏ ma”, ít nhất cũng theo lời một vài cụ, từng là những đêm hoàn toàn tự do, như ta đã biết, đối với trai gái chưa vợ chưa chồng: đây là thời điểm giao thoa giữa sống và chết,

từ chết trở về sống, giữa cảnh chết lại chuẩn bị cho sự sống Cũng vậy, về hình tượng đôi nam nữ trần truồng thường chiếm vị trí quan trọng giữa các tượng gỗ bao quanh

“nhà ma”” (68, Tr 507) Cách tư duy này chỉ có được khi cái duy lý chưa lấn át cái lưỡng hợp và tính bản năng của sự sống vẫn còn được cảm nhận, được coi như một phần quan trọng trong cuộc sống Mà tính bản năng thì bao giờ cũng gắn với tính nữ Thế nên tiếng khóc của những người phụ nữ trong các sử thi-khan không phải là dẫu chấm hết, mà thực ra lại là lời bắt đầu của một cuộc sống nữa đang khẽ cựa mình nảy sinhNhư vậy vai trò của các nhân vật nữ trong sử thi-khan là hoàn toàn phù hợp với thực tế thời đại, đặc điểm văn hóa dân tộc đã nảy sinh ra các bản anh hùng ca này Thực tế đã chứng minh rằng, trọng nữ là một yếu tố tất yếu của nền văn minh thực vật, đặc điểm của văn minh trồng lúa Điều này đã được Trần Từ (68, Tr.327) miêu tả rất cụ thể

Trần Từ, khi quan sát và tìm hiểu về gia đình người Việt, một kiểu mô hình gia đình mà nếu nhìn vào những chi tiết hàng ngày thì thấm nhuần tính chất phụ hệ mang dấu ấn Nho giáo, lại có những nhận xét rất tinh tế và thú vị về vai trò của người phụ

nữ Ông đặt ra câu hỏi: “Những thành viên của một gia đình người Việt phân công lao động cho nhau như thế nào, để có thể làm tròn những công việc mà nông nghiệp, thủ công nghiệp và tiểu thương nghiệp đòi hỏi” Và ông lần lượt kiểm nghiệm bằng thực

tế Đối với công việc trồng lúa gạo, lần lượt phải có những thao tác sau: cày (ba lượt); bừa, làm cỏ, gặt Cày và bừa là công việc của đàn ông, riêng vụ bừa thứ ba dành cho phụ nữ Cấy hoàn toàn là việc của đàn bà, không một người đàn ông nào đi cấy; giả thiết rằng cắm cây mà xuống đất là một hành động sinh sôi nảy nở tối ưu, do đó dành cho phụ nữ, còn việc gặt là việc chung của cả nam lẫn nữ Cày xem chừng nặng nhọc (vì thế mới cần đàn ông), Từ Chi cũng có thể học trong ba buổi, đến lúc học cấy tưởng

Trang 38

38

chừng đơn giản, vậy mà không chịu được quá nửa giờ Và ông kết luận rằng, công việc cấy lúa nói riêng và sức lao động người phụ nữ bỏ ra trên ruộng nước nói chung, có thể nặng nhọc đến chừng mực nào Là người lao động đồng áng, đàn bà không phải là

kẻ phụ việc cho nam giới, mà là người bạn lao động của đàn ông, bình đẳng với đàn ông.Vì thế, thóc gạo, sản phẩm chung của đôi vợ chồng, chỉ được sử dụng theo mối đồng tình giữa hai người Mỗi khi người đàn ông muốn trích bồ thóc ra một lượng gọa nào đấy, phải được người vợ đồng ý Bàn cãi mà vợ nhất quyết không đồng ý, chồng cũng phải chịu thua, mặc dù có cau có để giữ thể diện Trong lĩnh vực tiểu thương nghiệp, đa số phụ nữ nắm nghề trao đổi này trong tay Ngoài chợ, người đàn ông là thiểu số Tình trạng ấy đưa đến một hậu quả kinh tế: nếu lúa gạo gặt về nhà là của chung hai vợ chồng thì tiền thu được qua tiểu thương nghiệp chủ yếu do đàn bà kiếm được Và người phụ nữ nông dân Việt không phải quanh co để che giấu địa vị bề trên này của họ Họ được thừa nhận là tay hòm chìa khóa giữ tiền Và Từ Chi kết luận: “bị thu hẹp trong góc độ thuần túy kinh tế ấy, gia đình người Việt có mang tính phụ quyền đến mức như người ta thường nói hay không?”

Ngay bản thân kiến trúc cũng cho thấy tính chất mẫu hệ của các dân tộc người Êđê đã ảnh hưởng mạnh, thậm chí còn phá vỡ một mô hình kiến trúc chung của cả một khu vực như thế nào:

“Theo truyền thống, không gian phía trong nhà Êđê, theo chiều ngang lại được chia thành hai phần rõ rệt là gah và ok Gah là phần phía trước nhà dài, được tính từ cửa trước tới kmeh/kpan/kpang(cột ngắn/cột mốc giữa gah và ok) Trong nhiều trường hợp, cột chủ nhà và cột trống cùng đóng vai trò là cột mốc này Chức năng của gah là nơi tiếp khách, nơi khách nghỉ, và là nơi sinh hoạt cộng đồng với kpur gah (được hiểu như bếp khách), kmeh knang (cột cho khách dựa), ghế khách, cột chủ nhà, ghế, phản độc mộc dành cho chủ nhà, trống chiêng, ghế đán chiêng, cột trống, cột chiêng, những

đồ vật ẩn chứa cái linh thiêng của thần linh và lễ hội(…) Ok là phần phía sau nhà dài với nhiều adu = căn hộ nhỏ Gian chót là gian của vợ chồng chủ nhà gian, tiếp đó là gian cất giữ tài sản chung và là vợ chồng con gái út, người cai quản tài sản chung,

Trang 39

39

chăm sóc cha mẹ già và là chủ ngôi nhà quyền mẹ sau này, rồi đến các gian của các vợ chồng cư trú theo đằng vợ theo thứ tự tuổi tác từ bậc nhỏ tới lớn… Theo luật tục xưa, khách là lần đầu tiên vào nhà không được vào nhà bằng cầu thang bên phần ok, nếu có

ai đó nhỡ vi phạm, phải cúng một con gà một ché rượu để cho chủ nhà được vô sự Ngược lại, nếu khách đã trở nên thân quen thì có thể ra vào thoải mái… Với hai phần gah / ok, nhà Êđê cũng có phần trước gắn với đàn ông- khách, phần sau gắn với đàn bà- chủ như nhà nhiều tộc người khác ở Đông Nam Á Mọi điều khác biệt chỉ xuất phát

từ tên gọi ok Xét về từ nguyên ok = giống đực/ bố/ thủ lĩnh/ đầu nhà/ phương bắc/ phía trên/ bên ngoài/ sáng sủa…lưỡng hợp với gah(mang, theo tiếng Giarai)= hang/ lỗ/ phía nam/ phía dưới/ gốc nhà/ người đàn bà/ bên trong/ tối tăm (72, Tr.148)

…Phải chăng, trong xã hội quyền mẹ Êđê, Giarai, do người chủ nhà = đầu óc của nhà = người đàn bà nên dù nghĩa gốc xa xưa của ok = giống đực/ bố…thì phần ok của người Êđê, Giarai lại thuộc người phụ nữ

Như vậy, thông qua việc khảo sát vai trò và hình tượng người phụ nữ trong sử thi- khan nói riêng và văn học dân gian nói chung, chúng tôi nhận thấy rằng hình tượng người phụ nữ trong văn học dân gian không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong kết cấu văn bản mà còn thực sự đóng góp một vai trò “không thể bỏ qua” về ý nghĩa, giá trị tư tưởng về tinh thần lẫn vật chất của người dân đất Việt Tính nữ ngay từ đầu đã nằm sâu trong những lớp trầm tích văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là những vùng dân tộc thiểu số - những vùng đất còn tồn tại và lưu giữ những truyền thống văn hóa của một

xã hội mẫu hệ - một xã hội thuộc về thiên tính nữ, với sự kết hợp hài hòa giữa âm- dương, giữa lí trí và bản năng của một nền văn minh luôn coi trọng tín ngưỡng phồn thực thông quan các biểu tượng về mẹ, nhân tố khởi động cho sự sống và duy trì sự sống

4.1.2 Người phụ nữ trong thơ ca Trung đại:

Ai viết hay, hoặc đâu là những trang hay về người phụ nữ trong lịch sử văn học Việt Nam trước thế kỷ XX? Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương? Vậy là câu trả lời xem ra có vẻ cân đối không nghiêng về phía nào trong hai

Trang 40

40

giới Chúng tôi quyết định chọn sâu vào một tầng vừa để so sánh vừa để có được cái nhìn đầy đủ, cân đối, trọn vẹn hơn về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học Trung đại, đó là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương

Thúy Kiều, trong sự tác thành của Nguyễn Du, ấy là một hình tượng bất hủ trong lịch sử văn học dân tộc Có nhiều nhà nghiên cứu nêu nhận xét: những nhân vật lý tưởng trong truyện Kiều đều mang tính ước lệ Kiều (Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh), Kim Trọng, Từ Hải… Còn các nhân vật phản diện thường nghiêng về bút pháp hiện thực: Tú Bà (Thoắt trông nhờn nhợt màu da),

Mã Giám Sinh, Sở Khanh,… Về cơ bản, chúng tôi cho rằng nhận định trên không sai, nhưng chưa phải tuyệt đối đúng Theo chúng tôi hiểu, chân dung Kiều, đời sống tâm lý

và hoàn cảnh bên trong của Kiều đã được Nguyễn Du miêu tả rất hiện thực và cụ thể Kiều trong tỏ tình với Kim Trọng:

Hoa hương cảnh tỏ thức hồng Đầu mày, cuối mắt càng nồng càng yêu Khi Kiều thất thân với Mã Giám Sinh:

Phẩm tiên rơi đến tay hèn Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai Biết thân đến bước lạc loài Nhị đào thà bẻ cho người tình chung

Kiều sau trận đòn tàn bạo của Tú Bà:

Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa Kiều trong chi ngộ và tri âm với Từ Hải:

Đến bay giờ mới thấy đây

Mà lòng đã chắc những ngày một hai Cùng nhau trông mặt cả cười Kiều trong tái hồi với Kim Trọng:

Ngày đăng: 19/12/2015, 08:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w