1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thương trong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

103 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Sở dĩ người ta dùng hai chữ “vết thương” để định danh cho trào lưu văn học này là bởi nội dung mà các tác phẩm thuộc trào lưu này nhắm đến là một sự phủ nhận triệt để đối với cuộc “Đại c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

LÊ VĂN HIỆP

ĐẶC TRƯNG MỸ HỌC CỦA BỘ PHẬN VĂN HỌC “VẾT

THƯƠNG” TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM

THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Qua sự so sánh với văn học Trung Quốc)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Văn học

Hà Nội – 2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

LÊ VĂN HIỆP

ĐẶC TRƯNG MỸ HỌC CỦA BỘ PHẬN VĂN HỌC

“VẾT THƯƠNG” TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM

THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Qua sự so sánh với văn học Trung Quốc)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Lý luận văn học

Mã số: 60220120

Người hướng dẫn khoa học

TS PHẠM XUÂN THẠCH

Hà Nội – 2012

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 9

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

3.1 Mục đích nghiên cứu 20

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

4 Phương pháp nghiên cứu 23

5 Cấu trúc luận văn 23

CHƯƠNG 1: VĂN HỌC “VẾT THƯƠNG” Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM – MỘT SO SÁNH LỊCH ĐẠI 24

1.1 Trào lưu Văn học Vết thương ở Trung Quốc 24

1.2 Bộ phận Văn học “vết thương” ở Việt Nam 31

1.2.1 Những dấu hiệu của văn học “vết thương” trước Đổi mới 32

1.2.2 Công cuộc Đổi mới và văn học trong công cuộc Đổi mới – tiền đề của văn học “vết thương” Việt Nam 35

1.2.3 Văn học “vết thương” Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới 39

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ CỦA VĂN HỌC “VẾT THƯƠNG” VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 47

2.1 Từ lịch sử như một mục đích đến lịch sử như một chất liệu – Một cách quan niệm mới về hiện thực 48

2.2 Từ số phận cộng động đến bi kịch cá nhân – Một cách quan niệm mới về con người 57

2.3 Từ cái anh hùng và cảm hứng lãng mạn tới cái đau thương và cảm hứng bi kịch – Sự thay đổi về chất của tư duy nghệ thuật 62

Trang 4

THƯƠNG” TRONG VĂN XUÔI THỜI KỲ ĐỔI MỚI 70

3.1 Cốt truyện và kết cấu 70

3.1.1 Phương thức tổ chức cốt truyện 71

3.1.2 Nghệ thuật xử lý thời gian 82

3.2 Giọng kể và điểm nhìn 88

3.2.1 Tự sự từ ngôi thứ nhất và sự thu hẹp ảnh hưởng người trần thuật 89

3.2.2 Tính phức hợp của giọng trần thuật và hiện tượng dòng ý thức 93

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 5

Ở Trung Quốc, bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 70 kéo dài cho tới giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, xuất hiện một trào lưu trở thành trung tâm của đời sống văn học của quốc gia này Người Trung Quốc gọi trào lưu văn học này bằng cái tên khá lạ: “Văn học vết thương” (nguyên văn tiếng Trung Quốc là

“thương ngấn văn học” 伤痕文学, có người còn dịch là văn học thương tích1)

Sở dĩ người ta dùng hai chữ “vết thương” để định danh cho trào lưu văn học này

là bởi nội dung mà các tác phẩm thuộc trào lưu này nhắm đến là một sự phủ nhận triệt để đối với cuộc “Đại cách mạng văn hóa” (1966 - 1976), cuộc cách mạng mà với người dân Trung Quốc là một “sự bức hại công khai đối với nhân dân dưới danh nghĩa cách mạng” [66]2 và đã để lại những “vết thương” trầm

1

Theo chúng tôi, nên dịch là Văn học Vết thương vì hai lý do: Thứ nhất, bản thân chữ

“thương ngấn” có nghĩa là “vết thương” Thứ hai, chữ “thương tích” là một từ Hán Việt hoàn toàn, khá khó hiểu với người Việt Trong luận văn này, chúng tôi sẽ dùng khái niệm “Văn học Vết thương” để dịch nghĩa khái niệm “Thương ngấn văn học”

2

Trong luận văn của chúng tôi có sử dụng một số tài liệu từ nguồn internet Do vậy, trích dẫn

từ những tài liệu này sẽ chỉ được đánh số theo số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo theo dạng [XX] mà không có số trang theo dạng [XX, tr YY]

Trang 6

6

trọng cả về thể xác lẫn tinh thần đối với nhiều thế hệ Tuy nhiên, chỉ từ khi Trung Quốc bắt đầu bước vào công cuộc cải cách (từ năm 1978), khi sự kìm kẹp của cuộc “Đại cách mạng văn hóa” được gỡ bỏ, khi tư tưởng được giải phóng thì người ta mới ý thức được rằng, những “vết thương” ấy khủng khiếp và nặng

nề tới mức nào Sự “thức tỉnh” trước những nỗi đau, những “vết thương” do cuộc Cách mạng Văn hóa gây ra là cơ sở thẩm mỹ cho sự ra đời của trào lưu văn học vết thương ở Trung Quốc Và chính sự đồng cảm của một đối tượng độc giả rộng rãi, những nạn nhân vừa thoát khỏi những “tháng ngày địa ngục” của Cách mạng Văn hóa đã khiến dòng văn học này trở thành dòng văn học chiếm vị trí trung tâm trong suốt gần một thập kỷ (1976 - 1985) của đời sống văn học Trung Quốc

Khác với Trung Quốc (và có lẽ cũng là điều may mắn), lịch sử Việt Nam đã không diễn ra cái “biến cố khủng khiếp” là cuộc “Đại cách mạng văn hóa”, dẫu nhiều người vẫn cho rằng, nằm cạnh một nền văn hóa lớn, một “nền văn hóa có khả năng kiến tạo vùng” (chữ của PGS Trần Ngọc Vương), Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng và có không ít sự tương đồng về lịch sử, chính trị lẫn văn hóa

so với Trung Quốc Tuy nhiên, cũng giống như ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, Việt Nam đã phải trải qua một thế kỷ lịch sử cận hiện đại đầy những biến động với những biến cố làm thay đổi vận mệnh của từng cá nhân và cả dân tộc

Đó hẳn nhiên là những trang sử hào hùng, vẻ vang bậc nhất trong lịch sử Việt Nam và nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho không ít những thiên anh hùng ca tráng lệ và đẹp đẽ Song cũng không thể phủ nhận rằng, những biến cố đó trong nhiều trường hợp đã để lại không ít những đau thương, mất mát nhất định đối với nhiều số phận cá nhân Tuy nhiên, trong những năm tháng mà nhiệm vụ cách mạng, mục tiêu bảo vệ, giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, người ta

đã không có điều kiện để nói và cũng không muốn nói về phần đau thương, mất mát ấy của lịch sử Cho tới khi những cuộc chiến tranh đã qua đi, khi những đau thương, mất mát đã lùi vào quá khứ, khi cách nghĩ, cách nhìn đối với những đau

Trang 7

7

thương, mất mát ấy đã trở nên cởi mở hơn thì các nhà văn mới bắt đầu viết về những “góc khuất” của chiến tranh, về những sai lầm của lịch sử và “vết thương” mà chúng gây ra cho nhiều thế hệ con người ở hiện tại Khoảng lùi thời gian cần thiết khiến bộ phận những sáng tác này càng về sau càng nở rộ và trở thành một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam đương đại Cũng chính ở thời kỳ này, trong bối cảnh những quan điểm về văn chương, tư duy nghệ thuật,

về hiện thực và con người trở nên dân chủ và cởi mở hơn, thì những sáng tác về

đề tài “vết thương” mới có được những thành tựu đáng ghi nhận về mặt thi pháp nghệ thuật

Một vài năm trở lại đây, đặt trong mối quan hệ so sánh với văn học Trung Quốc nhiều người đã bắt đầu gọi bộ phận sáng tác về các “vết thương” của quá khứ là

Văn học “vết thương” Việt Nam (các bài viết Văn học “vết thương” cần được

rộng đường hơn của tác giả Hoàng Hường đăng trên báo VietNamNet, Những

ám ảnh quá khứ trong “Ba người khác” của tác giả Trần Thư đăng trên Chuyên

trang Văn học Quê nhà của Báo Điện tử Tổ Quốc, tham luận Văn chương về các

“vết thương” chiến tranh, hậu chiến của Trần Xuân An tại Đại hội Hội nhà văn

Tp Hồ Chí Minh, khóa VI, 05/2010…) Việc có tồn tại hay không một dòng văn học “vết thương” ở Việt Nam là điều vẫn cần tiếp tục thảo luận Song có một điều rõ ràng là trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, đã và đang tồn tại một bộ phận văn học lấy những “vết thương” do lịch sử để lại làm đề tài và rằng, có những điểm tương đồng nhất định về mặt thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật giữa bộ phận sáng tác này với trào lưu Văn học vết thương ở Trung Quốc

Do vậy, việc người ta gọi bộ phận văn học này là “Văn học vết thương ở Việt Nam” không phải không có những lý do của nó, dẫu chắc chắn rằng, từ nội dung tới vận mệnh của hai bộ phận văn học này là khác nhau Song, dù định danh ra sao thì sự tồn tại và phát triển của bộ phận văn học về đề tài “vết thương” ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới vẫn đặt ra một đòi hỏi tất yếu cả về mặt văn học sử lẫn lý luận là phải có những công trình khảo sát và hệ thống hóa về

Trang 8

8

hiện tượng này, đồng thời xác lập những đặc trưng thẩm mỹ nhằm đánh giá những giá trị về mặt mỹ học cũng mà hiện tượng này đem tới cho đời sống văn học Việt Nam đương đại Tuy nhiên, thực tế văn học sử cũng như lý luận văn học Việt Nam cho thấy, cho tới nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào đặt vấn đề khảo sát một cách có hệ thống về bộ phận sáng tác này cũng như lý giải những giá trị về mặt mỹ học nó đem lại cho nền văn học Việt Nam đương đại

Là một bộ phận văn chương lấy đề tài chính là lịch sử hiện đại, thể loại thành công nhất của các sáng tác thuộc bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam chính là các sáng tác văn xuôi Bởi lẽ, với đặc trưng là sử dụng lời kể và lời miêu tả dưới hình thức câu văn xuôi, các sáng tác tự sự có khả năng xây dựng một bức tranh rộng lớn, phong phú và toàn diện về cuộc sống hiện thực Điều này khiến thể loại văn xuôi đặc biệt thích hợp với những đề tài về lịch sử dù là trong quá khứ hay ở hiện tại Những sáng tác nổi bật nhất có thể xếp vào bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam như các sáng tác giai đoạn cuối đời của

nhà văn Nguyễn Minh Châu, tiểu thuyết Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Thời xa vắng, Hai nhà của Lê Lưu, Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, các tác phẩm của Tạ Duy Anh từ

Bước qua lời nguyền, Lão Khổ cho tới Đi tìm nhân vật, rồi mới đây nhất là Ba người khác của Tô Hoài và Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng,… đều

là những sáng tác thuộc thể loại văn xuôi Do vậy, có thể nói rằng, những sáng tác văn xuôi chính là nơi tập trung những đặc trưng rõ nét nhất về mặt thẩm mỹ của các sáng tác thuộc bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam

Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn “Đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học “vết thương” trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới” làm

đề tài nghiên cứu như một nỗ lực ban đầu tìm hiểu về một bộ phận sáng tác quan trọng trong đời sống văn học đương đại Việt Nam, ngõ hầu trả lời cho câu hỏi còn gây nhiều tranh cãi: Có tồn tại hay không bộ phận văn học vết thương ở

Trang 9

2 Lịch sử vấn đề

- Ở Trung Quốc, Văn học Vết thương được coi là một trào lưu văn học đã hoàn tất trong quá khứ vì vậy, những giá trị của Văn học Vết thương đối với các nhà nghiên cứu cũng đã được xác lập từ lâu Trong hầu hết các tài liệu văn học sử

chính thống (chẳng hạn như cuốn Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc của Chu

Đống Lâm, Đinh Phàm và Chu Hiểu Tiến chủ biên, xuất bản lần thứ nhất năm

1999, của Nhà xuất bản Cao đẳng giáo dục, cuốn sách được sử dụng làm giáo trình cho tất cả các trường đại học trong cả nước có giảng dạy môn lịch sử văn học), Văn học Vết thương được nhắc đến như một trào lưu văn học nằm ở trung tâm của đời sống văn học Trung Quốc ở giai đoạn cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 Ở đó, Văn học vết thương được coi như một “bước quá độ” của Văn học Trung Quốc sang “thời kỳ văn học mới” (từ 1976 tới nay) Tuy nhiên, trong hơn 30 năm ấy, Văn học Vết thương chỉ là trào lưu mở đầu cho hàng chục những trào lưu văn học xuất hiện liên tục mà từ sự định danh cho tới nhận diện những đặc trưng nội tại đều rất phức tạp của văn học đương đại

Trang 10

10

Trung Quốc Xuất hiện rất nhiều trường hợp các tác giả ở giai đoạn này có thể thuộc trào lưu Văn học Vết thương nhưng đến giai đoạn sau lại thuộc vào những trào lưu khác Những đặc điểm đặc thù đó khiến Văn học Vết thương ở Trung Quốc dường như không nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu văn học ngoài những bài viết và công trình mang hơi hướng khái quát văn học

sử về giai đoạn mà nó hiện diện Tuy nhiên, những công trình loại này cũng phải chờ tới hơn 20 năm kể từ khi Văn học Vết thương kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó mới bắt đầu xuất hiện Công trình được coi là dày dặn và đầy đủ nhất về

Văn học Vết thương ở Trung Quốc có lẽ là luận án tiến sĩ “Văn học vết thương”

với tư cách là một trào lưu văn học (nguyên văn 作为文艺思潮的 “伤痕文学”

(1976 - 1984 年) của tác giả Vương Quỳnh, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc vào năm 20093 Trong công trình của mình, Vương Quỳnh

đã từng bước mô tả rất chi tiết bối cảnh xã hội, quá trình hình thành, những đặc trưng nội dung, giá trị lịch sử cũng như những giới hạn lịch sử của trào lưu Văn học Vết thương ở Trung Quốc Hầu hết các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành đều được triển khai theo hướng đi này, chẳng hạn như bài viết

Văn học vết thương: Ra đời, diễn tiến, tan rã và ý nghĩa của nó của tác giả

Trương Pháp, đăng trên Giang Hán luận đàn, số 9 năm 1998 hay bài viết Giới

hạn lịch sử của Văn học Vết thương của tác giả Trình Quang Vĩ, đăng trên

Nghiên cứu văn nghệ số 1 năm 2005 Theo một hướng triển khai khác, một số

luận văn thạc sĩ như Nghiên cứu tự sự vết thương trong Văn học Vết thương và

Văn học Phản tư (nguyên văn “伤痕”与“反思”文学中的创伤叙事研究) của

Lý Mẫn, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Sơn Đông năm 2007 hay Phân tích các mô

thức tự sự của Văn học Vết thương (nguyên văn 伤痕文学叙事模式分析) của

3

Đây cũng là luận án tiến sĩ duy nhất về Văn học Vết thương ở Trung Quốc theo kết quả tìm kiếm trên trang mạng CNKI, mạng dữ liệu các bài báo học thuật và luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ lớn nhất ở Trung Quốc

Trang 11

11

Vu Diễm Hoa, bảo vệ tại Đại học Cát Lâm năm 2009 lại cố gắng tìm kiếm và khái quát những mô hình chung trong nghệ thuật tự sự của các sáng tác văn học vết thương từ các góc độ nhân vật, thời gian… Có thể khẳng định rằng, ở Trung Quốc Văn học Vết thương không phải là một đề tài có thể gây tranh luận và thực sự hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu Việc nghiên cứu Văn học Vết thương ở Trung Quốc đa phần gắn liền với nội dung khẳng định ý nghĩa lịch sử

mà trào lưu văn học này mang lại với tư cách một trào lưu mang tính “quá độ” cho sự phát triển của văn học Trung Quốc thời kỳ mới

- Không giống với số phận của trào lưu Văn học Vết thương ở Trung Quốc, cho tới nay, vẫn chưa có bất cứ tài liệu lý luận chính thống nào ở Việt Nam gọi những sáng tác lấy những “vết thương” do lịch sử để lại làm đề tài là văn học vết thương Ngay việc xác định những “vết thương” trong văn học Việt Nam là

gì cũng còn là một vấn đề chưa thể thống nhất Nói cách khác, việc có tồn tại hay không bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam và nếu có thì nên hiểu thế nào về nội hàm khái niệm “vết thương” trong văn học Việt Nam cho tới nay vẫn

là vấn đề chưa được giải quyết và tiềm ẩn nhiều tranh cãi

Liên quan tới vấn đề này phải nhắc tới bài viết của tác giả Hoàng Hường đăng

trên Báo VietNamNet vào ngày 09/01/2010: “Văn học vết thương” cần được

rộng đường hơn Trong bài báo này, tác giả này dẫn lại lời của nhà nghiên cứu

Phong Lê cho rằng, ở Việt Nam có tồn tại một bộ phận văn học “vết thương” nhưng chưa hình thành một dòng lớn như ở Trung Quốc Ở điểm này, chúng tôi chia sẻ quan điểm với nhà nghiên cứu Phong Lê, bởi lẽ, dù chưa phát triển thành một trào lưu với tuyên ngôn và tiêu chí thẩm mỹ cụ thể, song về đặc trưng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật, những sáng tác về đề tài “vết thương” của lịch sử

ở Việt Nam có những điểm tương đồng nhất định với Văn học vết thương ở Trung Quốc Vì vậy, như đã nói, việc mượn cách định danh từ văn học Trung Quốc không phải là không thể chấp nhận được Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là, văn học “vết thương” Việt Nam không phải là một bản sao của trào lưu

Trang 12

12

Văn học Vết thương ở Trung Quốc Bởi lẽ, sự phủ định đối với cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, bối cảnh xã hội cũng như cở sở thẩm mỹ cho sự ra đời của dòng Văn học vết thương ở Trung Quốc không xuất hiện trong tiến trình lịch sử Việt Nam Không có cơ sở xã hội và thẩm mỹ ấy, ở Việt Nam sẽ không bao giờ tồn tại dòng Văn học Vết thương giống như ở Trung Quốc Vì vậy, vấn đề quan trọng ở đây chính là, nên hiểu thế nào về khái niệm “vết thương” trong văn học Việt Nam? Trong bài viết của tác giả Hoàng Hường nói trên, nhà nghiên cứu Phong Lê cho rằng: “…thương tích chủ yếu trong văn học Việt Nam chính là ở thời kỳ cải cách ruộng đất và sửa sai ở miền Bắc” [27] Như vậy, theo nhà nghiên cứu này thì những bi kịch và sự ám ảnh do sai lầm của cuộc Cách mạng ruộng đất gây ra chính là “vết thương” chủ yếu của văn học Việt Nam Dễ thấy rằng sự tương đồng phần nào giữa cách mạng văn hóa ở Trung Quốc và cải cách ruộng đất ở miền Bắc, khi tác nhân của những biến cố kinh hoàng, làm đảo lộn toàn bộ đời sống từng cá nhân và cả dân tộc này đều là cách mạng (hoặc chí ít mang danh nghĩa cách mạng) chính là cơ sở cho những nhận định loại này Và rằng, dù có sự khập khiễng rõ ràng khi so sánh mức độ nghiêm trọng của những sai lầm trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và Cải cách ruộng đất ở Việt Nam song cũng không thể phủ nhận rằng những sai lầm trong chỉ đạo thực hiện

ở cuộc Cải cách ruộng đất đã gây ra không ít những mất mát cho những người trong cuộc cũng như nỗi ám ảnh cho nhiều thế hệ người Việt sau này Chính vì vậy, nếu nói rằng, “thương tích” của văn học Việt Nam chủ yếu là những “vết thương” do cuộc Cải cách ruộng đất gây ra cũng không phải không có lý Tuy nhiên, nếu như cho rằng cải cách ruộng đất là “vết thương” duy nhất của văn học Việt Nam thì dường như chưa đủ Lịch sử Việt Nam thế kỷ XX là lịch sử của những biến cố to lớn, làm đảo lộn đời sống của toàn bộ đời sống xã hội và từng số phận cá nhân mà cải cách ruộng đất chỉ là một trong số những biến cố

ấy Thực tế cho thấy, những biến cố trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX để lại rất nhiều những “vết thương” khác không hề kém hơn về sự trầm trọng và dai dẳng

Trang 13

13

so với cải cách ruộng đất Đó là những “vết thương” do chiến tranh, “vết thương” của quá trình cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, của chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, của chính sách bao cấp,… Dù vì bất cứ lý do gì cũng không ai có thể khẳng định rằng trong số những “vết thương” ấy, “vết thương” nào “chủ yếu” hơn “vết thương” nào Nói cách khác, nếu như tồn tại bộ phận văn học mang tên “vết thương” ở Việt Nam thì khái niệm “vết thương” trong văn học Việt Nam không chỉ nên hiểu là Cải cách ruộng đất Ở đây, nhận

xét của Trần Xuân An trong bài tham luận Văn chương về các “vết thương”

chiến tranh, hậu chiến và ánh sáng mới tại Hội nghị nhà văn Thành phố Hồ Chí

Minh, khóa VI (tháng 5/2010) theo chúng tôi là một gợi ý đáng suy nghĩ khi xác định nội hàm khái niệm văn học “vết thương” ở Việt Nam: “Sau Đổi mới, thật

sự đã có sự mở rộng, đào sâu “mặt trái” của hiện thực xã hội theo đề tài này, để văn chương ta không còn phiến diện, hiện thực phản ánh trong tác phẩm không còn là hiện thực “bị cắt xén”, “gọt chân cho vừa giày” hay “cắt đầu cho vừa giường” Ít nhiều đã có những tác phẩm viết về “vết thương” chiến tranh, hậu chiến và cả những “vết thương” không chỉ do các thế lực ngoại xâm hay phản cách mạng gây ra mà tác nhân chính là Cách mạng” [6]

- Chưa phải là một bộ phận văn chương được định hình hoàn tất và công nhận rộng rãi trong các tài liệu lý luận và văn học sử mang tính quan phương, tất yếu dẫn tới tình trạng gần như vắng bóng các công trình khoa học đặt vấn đề nghiên cứu trực tiếp về bộ phận văn sáng tác này Tuy nhiên, theo tập hợp của chúng tôi, những bài viết và công trình dưới đây đã đặt ra những vấn đề dưới nhiều góc độ có liên quan tới đề tài khảo sát trong luận văn của mình:

1 Chuyên luận Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định của tác

giả Vũ Tuấn Anh, Nxb Khoa học Xã hội, 2001

2 Luận án Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi nghệ thuật từ 1980 – 1986

của Nguyễn Thị Huệ, năm 2000

Trang 14

14

3 Khóa luận Tìm hiểu tự sự về cải cách ruộng đất thời kì đổi mới qua tiểu

thuyết Tạ Duy Anh, Tô Hoài, Hồng Phi của Tăng Thị Hoàn, bảo vệ tại khoa Văn

học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2009

4 Khóa luận Mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và tự sự nghệ thuật trong văn

học Việt Nam từ 1986 đến nay (qua một số tác phẩm tiêu biểu) của Lưu Thị Thu

Hà, bảo vệ tại khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn năm 2004

5 Bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới của Nguyễn

Bích Thu đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11/2006

6 Bài viết Tiểu thuyết về chiến tranh – Nhìn từ hôm nay của nhà nghiên cứu

Phong Lê đăng trên báo điện tử Văn nghệ Quân đội, ngày 24/02/2010

7 Bài viết Quá trình cá nhân hóa hư cấu – Tự sự đương đại Việt Nam về đề tài

lịch sử giữa truyền thống và hiện đại TS Phạm Xuân Thạch

Theo nhiều cách diễn đạt khác nhau, các tác giả của công trình và bài viết trên đây đều khẳng định Văn học Việt Nam kể từ sau Đổi mới 1986 đã và đang phát triển theo hướng dân chủ hóa và cá thể hóa cao độ của cái tôi cá nhân nhà văn

Đó là một sự thay đổi rất lớn về quan niệm và tư duy nghệ thuật, đặc biệt là quan niệm về hiện thực và con người, có ý nghĩa bổ sung và hoàn thiện cho

cách quan niệm phần nào xơ cứng trong giai đoạn trước đó Trong Văn học Việt

Nam – Nhận thức và thẩm định, tác giả Vũ Tuấn Anh viết: “Cùng với các tư

duy mới về hiện thực, tư duy nghệ thuật về con người cũng đã có những biến đổi, gắn liền với sự thay đổi quan niệm chính trị - xã hội về con người Con người không phải là phương tiện của lịch sử mà là mục tiêu cuối cùng của mọi cải tổ, mọi cuộc cách mạng xã hội Bởi vậy, nếu như văn học thời kỳ đã qua chưa tập trung chú ý đến vấn đề con người bằng những vấn đề lịch sử xã hội thì với đổi mới văn học, “thay vì miêu tả lịch sử thông qua con người, con người

Trang 15

15

trở thành phương tiện để trình bày lịch sử” [5, tr 155] Về mặt thi pháp, tuy chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện về mặt thi

pháp của các sáng tác văn xuôi thời kỳ Đổi mới, song những bài viết như Những

biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975 của tác giả Bùi Việt Thắng

in trong chuyên luận 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8, Nxb Đại học Quốc gia năm 1996 và bài viết của tác giả Phạm Xuân Thạch: Quá

trình cá nhân hóa hư cấu – Tự sự đương đại Việt Nam về đề tài lịch sử giữa truyền thống và hiện đại đã chỉ ra những điểm đổi mới nổi bật về mặt thi pháp

trong các sáng tác văn xuôi thời kỳ Đổi mới như: Sự suy giảm vai trò của cốt truyện, sự đa dạng các hình thức cấu trúc tác phẩm, tính chất đa thanh trong nghệ thuật trần thuật,… Chúng tôi cho rằng, những phát hiện nêu trên là những đặc điểm cơ bản trong quan niệm và tư duy nghệ thuật cũng như thi pháp của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới Và với tư cách là một bộ phận quan trọng của nền văn học đương đại, những đặc trưng về tư duy nghệ thuật cũng như thi pháp của văn học “vết thương” Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó

- Liên quan tới một số tác giả, tác phẩm thuộc phạm vi đề tài, chúng tôi cũng cho rằng có những ý kiến đáng ghi nhận sau đây:

1 Về tác giả Nguyễn Minh Châu và những sáng tác giai đoạn cuối đời như

Phiên Chợ Giát (1988), Cỏ lau (1989), Mùa trái cóc ở Miền Nam (1989): Từ

cuộc thảo luận trên báo Văn nghệ diễn ra vào năm 1985, các nhà nghiên cứu đã

sớm nhận thấy những nỗ lực vượt lên cái bóng của chính mình ở Nguyễn Minh Châu Các tham luận của Lê Lựu, Phong Lê, Hà Xuân Trường, Nguyễn Kiên,…

đã góp phần phát hiện và ủng hộ những tìm tòi của Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác giai đoạn cuối đời của nhà văn này Nhà văn Nguyễn Kiên nhận định: “Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu phù hợp với nhu cầu phát triển chung, nó vượt ra một cái gì gọi là chuyện riêng của Nguyễn Minh Châu, sáng tác của anh giúp chúng ta bàn bạc được những vấn đề lớn hơn” [24, tr 249] Về

sau này, các chuyện luận như Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của

Trang 16

16

Tôn Phương Lan, tuyển tập các bài viết về Nguyễn Minh Châu do Nguyễn

Trọng Hoàn giới thiệu Nguyễn Minh Châu – Về tác gia và tác phẩm đã đi sâu

phân tích đánh giá các thành tựu sáng tạo của ông, từ đó khẳng định vị trí tiên phong, mở đường và những đóng góp quan trọng của nhà văn trong công cuộc Đổi mới văn học Việt Nam

2 Về Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (1990): Khác với Nguyễn

Minh Châu, cho tới nay, tên tuổi của Bảo Ninh dường như gắn liền với duy nhất

cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Vì vậy, dường như không có sự tách bạch trong việc nghiên cứu về tác giả Bảo Ninh hay tiểu thuyết Nỗi buồn chiến

tranh của ông Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1990, Nỗi buồn chiến tranh của

Bảo Ninh đã nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn, một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất ở Việt Nam chỉ một năm sau đó, khi cuốn sách được tái bản với tên gọi gốc do chính tác giả lựa chọn Tuy nhiên, không giống với những tiểu thuyết khác cùng được trao giải trong năm này, giải thưởng dành cho tác phẩm của Bảo Ninh là một lựa chọn gây ra nhiều tranh cãi nhất trong số các giải thưởng văn chương của tổ chức văn học này tính cho tới hiện tại Cùng trong năm này, Hội Nhà văn và Tuần báo Văn nghệ đã tổ chức

hẳn một cuộc tọa đàm về Nỗi buồn chiến tranh Thế nhưng, cuộc tòa đàm này

cũng không khiến cuộc tranh luận về tác phẩm của Bảo Ninh bớt đi sự phức tạp

với hàng loạt những bài viết sau đó Nhiều người ủng hộ, đánh giá rất cao Nỗi

buồn chiến tranh cho rằng, tác phẩm này đã bổ sung một cách nhìn một cách

nhìn mới cho cách nhìn đã quen (ý kiến của Trần Đình Sử); thể hiện một cái nhìn nhân văn đối với cuộc chiến tranh (ý kiến của Nguyên Ngọc) Tuy nhiên,

cũng có không ít người chê bai, cho rằng Nỗi buồn chiến tranh đã cực đoan khi

nhìn nhận và đánh giá về chiến tranh (ý kiến của Vũ Quần Phương) thậm chí là

“lố bịch hóa” hiện thực (xem bài viết Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận tình

yêu của Đỗ Văn Khang đăng trên Văn nghệ, số 43/1992)…

Trang 17

17

3 Về Dương Thu Hương và các tiểu thuyết giai đoạn đầu Bên kia bờ ảo

vọng (1987) và Những thiên đường mù (1988): Sau những sáng tác thời kỳ

đầu được công nhận Dương Thu Hương bắt đầu có những phát ngôn mang tính phản động, phê phán, chống phá đất nước Năm 2006, sau hàng loạt những bài viết và phỏng vấn phỉ báng quốc gia, dân tộc, Dương Thu Hương đã xin lưu trú tại Pháp sau khi được mời sang Paris Thái độ phản động, quay lưng lại với dân tộc của Dương Thu Hương là lý do lý giải vì sao những sáng tác (ngay cả những sáng tác thời kỳ đầu) của nữ tác giả này gần như bị loại khỏi các công trình nghiên cứu cũng như báo chí chính thống tại Việt Nam Tuy nhiên, chúng tôi

cho rằng, những sáng tác giai đoạn đầu của Dương Thu Hương như Bên kia bờ

ảo vọng (1987), Những thiên đường mù (1988) là những sáng tác khá thành

công, đặc biệt là với tư cách những sáng tác thuộc bộ phận văn học “vết thương” mà chúng tôi đang đặt vấn đề nghiên cứu Do vậy, trong phạm vi của

đề tài, luận văn của chúng tôi sẽ chỉ khảo sát những sáng tác của Dương Thu Hương ở giai đoạn này, khi những tác phẩm của Dương Thu Hương còn được xuất bản công khai tại Việt Nam và những các ấn phẩm vẫn được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia

4 Về Tạ Duy Anh và các tác phẩm Bước qua lời nguyền (1989), Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2002): Nếu như nói Cải cách ruộng đất là một đề tài

quan trọng của văn học “vết thương” Việt Nam thì có thể nói rằng, Tạ Duy Anh

là nhà văn bị ám ảnh bởi đề tài này Từ truyện ngắn Bước qua lời nguyền (1989) cho tới các tiểu thuyết Lão Khổ và đặc biệt Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh dường

như vẫn không thoát ra được sự ám ảnh đó Cũng có lẽ vì thế, Tạ Duy Anh hiện vẫn là cái tên khá nóng đối với giới phê bình và nghiên cứu văn chương Vào

năm 2007, Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho ấn hành cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ

Duy Anh Đây là cuốn sách này được tổng hợp từ ba luận văn thạc sĩ: Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hồng Giang, Thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ Duy Anh của Vũ Lê Lan Hương và Quan niệm

Trang 18

18

nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh của Võ Thị Thanh Hà

Đây được coi là công trình tập trung và công phu nhất nghiên cứu về thế giới

nghệ thuật của Tạ Duy Anh Bên cạnh đó, luận văn Tiểu thuyết Tạ Duy Anh của

Trần Thị Bích Thủy, tại Khoa Văn học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đặt tham vọng lớn hơn đó là khái quát toàn bộ đặc trưng của tiểu thuyết Tạ Duy Anh Đã có nhiều vấn đề của tiểu thuyết Tạ Duy Anh được đặt ra, từ hiện thực nông thôn, thế giới nhân vật, nghệ thuật tự sự cho tới yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết,… và cũng có không ít những tranh cãi (chẳng hạn như những tranh

luận xung quanh tiểu thuyết Giã biệt bóng tối (2008)) Tuy nhiên, có một điều

có thể chắc chắn rằng, với những nỗ lực của mình, Tạ Duy Anh và những sáng tác của ông xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại nói chung và văn học “vết thương” ở Việt Nam nói riêng

5 Về Lê Lựu với tiểu thuyết Thời xa vắng (1986) và Chuyện làng Cuội (1991) Sóng ở đáy sông (1995): So với những nhà văn cùng thế hệ mình, Lê

Lựu là một cây bút khá sung sức Dẫu rằng không phải tác phẩm nào của Lê Lựu cũng được đánh giá vào hàng “đỉnh cao”, song có một điều chắc chắn là, tác phẩm nào của Lê Lưu ra mắt đều gây được không ít sự quan tâm của dư

luận Có thể kể ra đây hàng loạt bài nghiên cứu về tác phẩm Lê Lựu như: Thời

xa vắng - Một tâm sự nóng bỏng của Lê Thành Nghị, Chuyện phiếm với anh Sài

của Hồng Vân, Nghĩ về một Thời xa vắng của Thiếu Mai, Nhu cầu nhận thức lại

thực tại qua một Thời xa vắng của Nguyễn Văn Lưu, Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu của Hoàng Ngọc Hiến, Suy tư từ một Thời xa vắng của Nguyễn Hoà, Một đóng góp vào việc nhận diện con người hôm nay của Vương Trí Nhàn, Lê Lựu - Thời xa vắng của Đinh Quang Tốn, Lê Lựu - Chân dung văn học của Trần

Đăng Khoa Những bài viết này sau đó đã được chính Lê Lựu tập hợp lại trong

cuốn Tạp văn của mình xuất bản vào năm 2003 do Nhà xuất bản Văn hóa thông

tin ấn hành Ngoài ra, cũng phải kể đến số lượng khá nhiều những luận văn, luận án lấy các sáng tác của Lê Lựu làm đề tài nghiên cứu Các bài viết và công

Trang 19

19

trình này, bằng nhiều cách khác nhau, đã đề cập tới nhiều khía cạnh trong tiểu thuyết của Lê Lựu, từ nghệ thuật trần thuật, thế giới nhân vật và đặc biệt là cảm hứng bi kịch trong các sáng tác của ông

6 Về Ba người khác (2006) của Tô Hoài và Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng: Ngay từ khi ra mắt vào năm 2006, Ba người khác của Tô Hoài đã

nhận được sự quan tâm của không ít độc giả cũng như giới phê bình Hội Nhà văn đã phải tổ chức một buổi tọa đàm về tác phẩm của nhà văn “lão trượng” Tô Hoài ngay sau khi tác phẩm được xuất bản không lâu Sự quan tâm đặc biệt mà

giới phê bình cũng như độc giả dành cho Ba người khác chủ yếu là “sự dũng

cảm” của Tô Hoài khi đề cập đến Cách mạng ruộng đất, một đề tài mà lâu nay nhiều nhà văn vẫn e ngại và né tránh, trong tác phẩm của ông Phát biểu tại buổi tọa đàm do Hội Nhà văn tổ chức, Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học

nghệ thuật Hà Nội đã nói: “Những tác phẩm như Ba người khác có ý nghĩa rất

lớn: Nhìn lại một cách sòng phẳng những sai lầm của chúng ta trong quá khứ Không chỉ Cải cách ruộng đất, mà hợp tác hoá nông nghiệp, rồi cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Những cái ấy làm kéo lùi sức sản xuất Và thậm chí khiến người ta phải nghi ngờ: không biết "đổi mới" bây giờ có thật sự hay không, hay là sau một thời gian lại "đánh" tư sản? Phải dũng cảm nhìn lại sai

lầm mới rút ra được bài học cho hiện tại và tương lai” Cũng theo cách đó Nước

mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng tạo được sự chú ý của dư luận chủ yếu là

vì nội dung khá “sốc” của tác phẩm chứ không phải vì sự thu hút của cách kể

chuyện Tuy nhiên, việc Ba người khác của Tô Hoài và Nước mắt một thời của

Nguyễn Khoa Đăng đề cập một cách trực tiếp đến đề tài cải cách ruộng đất và

sự chú ý mà dư luận dành cho hai tác phẩm này khiến chúng trở thành những tác phẩm không thể không nhắc tới của bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam

Trang 20

20

Có thể thấy, mặc dù chưa có công trình nào đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu về văn học “vết thương” ở Việt Nam như một bộ phận cấu thành nên nền văn học Việt Nam đương đại, tuy nhiên, xung quanh những đặc trưng chung về nội dung lẫn nghệ thuật của cả giai đoạn văn học Việt Nam sau đổi mới cho tới những tác giả

và tác phẩm cụ thể liên quan tới bộ phận văn học này đã có rất nhiều các bài viết và công trình nghiên cứu khác nhau Những vấn đề mà các công trình, bài viết này đặt ra cũng rất phong phú với nhiều chiều cạnh khác nhau Chúng tôi cho rằng, đó sẽ là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu văn học “vết thương” với tư cách một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam đương đại

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Xác định những đặc trưng thẩm mỹ của bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam nhằm đánh giá những giá trị về mặt mỹ học cũng như phương pháp sáng tác mà bộ phận văn học này đem đến cho văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới trước hết thể hiện ở các sáng tác văn xuôi, từ đó tìm ra sự khác biệt về mặt thẩm

mỹ giữa Văn học “vết thương” ở Việt Nam và Văn học vết thương ở Trung Quốc

- Tìm hiểu những đổi mới về hình thức nghệ thuật của các sáng tác văn học “vết thương”, trước hết ở thể loại văn xuôi để thấy được đóng góp về mặt nghệ thuật

Trang 21

21

của bộ phận văn học này đối với sự phát triển của văn chương Việt Nam đương đại, đồng thời tìm ra điểm khác biệt về mặt hình thức nghệ thuật giữa Văn học

“vết thương” ở Việt Nam và Văn học vết thương ở Trung Quốc

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở của việc xác định đề tài, phân tích lịch sử nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ bao gồm toàn bộ các tác phẩm văn xuôi lấy những “vết thương” của những biến cố trong lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX làm đề tài Đó là “vết thương” do chiến tranh, “vết thương” của cuộc cải các ruộng đất, của cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, hợp tác hóa nông nghiệp, chính sách bao cấp,… những “vết thương” của quá khứ lịch

sử để lại cho nhiều thế hệ người Việt Nam cho tới ngày nay Những tác phẩm thuộc bộ phận văn học “vết thương” sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể trong chương I của luận văn này

Các đặc trưng của một bộ phận văn học đương nhiên thể hiện rõ nhất trong những tác phẩm tiêu biểu và điển hình Theo cách quan niệm đó, trong luận văn của mình, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát những tác phẩm mà chúng tôi cho là mang tính điển hình của bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam sau đây:

1 Cỏ lau: Tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu do Nhà xuất bản Văn học

ấn hành, bản in năm 1989 Tập truyện ngắn bao gồm 3 truyện: Mùa trái cóc ở

Miền nam, Cỏ lau và Phiên chợ Giát Nguyễn Minh Châu được coi là nhà văn

đi tiên phong cho sự đổi mới văn học Việt Nam kể từ 1986 Ở những tác phẩm cuối đời của ông người ta thấy những mầm mống đầu tiên của sự đổi mới trong văn học, đặc biệt là trong truyện ngắn và tiểu thuyết Do vậy, chúng tôi coi

những truyện ngắn trong tập Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm

mang dấu hiệu cho sự ra đời của bộ phận văn học “vết thương” sau Đổi mới

1986

Trang 22

4 Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu, bản in năm 1987 của Nhà xuất bản Tác

phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam ấn hành

5 Tiểu thuyết Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, bản in năm 2003 của Nhà xuất

bản Văn học

6 Tiểu thuyết Lão Khổ và truyện ngắn Bước qua lời nguyền in trong Tạ Duy

Anh – Tác phẩm chọn lọc bản in năm 2002 của Nhà xuất bản Văn hóa Thông

tin

7 Tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, bản in năm 2002 của Nhà xuất

bản Văn hoá dân tộc

8 Tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài, bản in năm 2006 của Nhà xuất bản

Đà Nẵng

9 Tiểu thuyết Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng, bản in năm 2009 của

Nhà xuất bản Hội Nhà văn

10 Tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng, bản in năm 1999 của Nhà

xuất bản Hội Nhà văn

Ngoài ra, do nhiệm vụ so sánh với trào lưu văn học “vết thương” ở Trung Quốc nên trong những trường hợp cụ thể, chúng tôi sẽ sử dụng cả những tác phẩm

tiểu biểu của văn học Trung Quốc thuộc trào lưu văn học này như: Chủ nhiệm

lớp của Lưu Tâm Vũ, Vết thương của Lư Tân Hoa,…

Trang 23

23

4 Phương pháp nghiên cứu

Trước một đối tượng là một hiện tượng văn học còn khá xa lạ đối với lý luận văn học cũng như văn học sử, việc đặt ra mục tiêu khái quát được những nét bản chất về diện mạo cũng như đặc trưng về mặt mỹ học của văn học “vết thương” luận văn đòi hỏi sự vận dụng mang tổng hợp nhiều phương pháp Trong luận văn của mình, chúng tôi chủ yếu vận dụng ba phương pháp chính là: Phương pháp hệ thống, phương pháp mỹ học và phương pháp so sánh Phương pháp mỹ học là phương pháp quan trọng nhất trong việc cung cấp những tiền đề

lý luận giúp chúng tôi rút ra những nhận định khái quát về những đặc trưng thẩm mỹ của bộ phận văn học “vết thương” Việt Nam Phương pháp so sánh được sử dụng như một nhu cầu tất yếu để đáp ứng mục tiêu so sánh sự giống và khác nhau giữa bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam với dòng Văn học vết thương ở Trung Quốc Phương pháp hệ thống được vận dụng như một phương pháp tối ưu để khảo sát về một bộ phận văn học độc lập như văn học “vết thương” Việc đặt bộ phận văn học này trong dòng chảy chung của những sáng tác về đề tài lịch sử cũng như văn học đương đại theo cái nhìn của phương pháp

hệ thống sẽ cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện và bao quát hơn về vị trí và vai trò của nó

Ngoài các phương pháp nêu trên chúng tôi cũng sử dụng những thao tác mang tính bổ trợ như thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp, thao tác so sánh đối chiếu,…

5 Cấu trúc luận văn

Từ nhiệm vụ đã được nêu ở trên, luận văn của chúng tôi sẽ được triển khai theo

ba chương như sau:

Chương 1: Văn học “vết thương” ở Trung Quốc và Việt Nam – Một so sánh lịch đại

Trang 24

24

Chương 2: Đặc trưng thẩm mỹ của văn học “vết thương” Việt Nam

Chương 3: Một vài đặc trưng thi pháp của bộ phận văn học “vết thương” trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới

Chương 1: VĂN HỌC “VẾT THƯƠNG” Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆT

NAM – MỘT SO SÁNH LỊCH ĐẠI

Sự khác biệt về bản chất trong cơ sở xã hội và thẩm mỹ, một cách tất yếu, quy định sự khác biệt giữa trào lưu Văn học Vết thương ở Trung Quốc với bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam từ nội dung cho tới quá trình vận động và phát triển Do vậy, một cái nhìn so sánh theo trục lịch đại giữa hai bộ phận văn học này sẽ là cần thiếp giúp chúng ta có thể khu biệt hai đối tượng này trên những đường nét cơ bản nhất Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của chương

1 mà chúng tôi sẽ triển khai dưới đây

1.1 Trào lưu Văn học Vết thương ở Trung Quốc

Năm 1959, sau những thất bại nặng nề trong kế hoạch Đại nhảy vọt của mình, Mao Trạch Đông buộc phải từ chức Chủ tịch nhà nước Những năm đầu thập niên 60 sau đó, mặc dù vẫn giữ chức chủ tịch đảng song Mao Trạch Đông gần như buộc phải đứng bên ngoài những vấn đề thường nhật của nhà nước và chính phủ Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ, những người đang nắm quyền trong nhà nước và chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ, dường như muốn trục xuất Mao Trạch Đông ra khỏi bộ máy quyền lực nhưng vẫn giữ ông ta trong vai trò biểu tượng quốc gia Mao Trạch Đông đương nhiên không thể chấp nhận điều đó Để lấy lại vị trí và quyền lực của mình và loại bỏ đối thủ trực tiếp khi đó là Lưu Thiếu Kỳ, Mao đã phát động cái gọi là Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô

sản, thường gọi tắt là Đại Cách mạng văn hóa Trong bản Thông cáo 16/5 được

thông qua sau Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trang 25

25

ngày 16 tháng 5 năm 1966, viện ra lý do rằng, “một số lớn nhân vật đại biểu của giai cấp tư sản, phần tử xét lại phản cách mạng đã chui vào trong đảng, nhà nước, quân đội” và “quyền lãnh đạo của một số lớn các đơn vị đã không còn trong tay những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin và quần chúng nhân dân”;

“Phái đương quyền theo con đường tư bản chủ nghĩa trong đảng đã hợp thành

bộ tư lệnh của giai cấp tư sản, chúng có mặt ở tất cả các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương” và “các cuộc đấu tranh trước đây không giải quyết được vấn đề này”, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chỉ có thể tiến hành một cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản công khai, toàn diện, làm từ dưới lên trên, phát động quần chúng nhân dân bóc trần bộ mặt đen tối của chúng, mới có thể giành lại được quyền lực bị mất do phái đi con đường tư bản chủ nghĩa tước đoạt” [66] Trong suốt 10 năm sau đó, dưới danh nghĩa của cách mạng, Đại Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đã bức tử, đày đọa hàng triệu trí thức, thanh niên, đẩy họ về nông thôn, sống một cuộc sống khổ ải để “phục hồi lại tinh thần cách mạng” Bên cạnh sự bần cùng hóa về vật chất, Đại Cách mạng văn hóa còn là một sự bức hại về tinh thần khi tất cả những giá trị về văn hóa, những quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức gần như bị đảo lộn toàn bộ “Các tiệm sách phải đóng cửa hết Trong 6 năm liền không in tập sách nào cả, trừ tập Sách đỏ của Mao và ít cuốn về kỹ thuật… Trong các thư viện, người đọc sách chỉ được mượn những tác phẩm ngoại quốc đã được lựa chọn kỹ: Balzac, Dickens, Zola “những tác giả chứng nhân của thời đại mục nát, tan rã của giai cấp tiểu tư sản” Người ta duyệt lại các giá trị văn hoá cũ của nhân loại: Shakespeare, Mozart, Bethoveen, Bach bị đả kích; ngay Tolstoi, Hugo trước kia được coi là tiến bộ nay cũng bị mạt sát… Các đền đài, viện bảo tàng đóng cửa hết, có nơi dùng làm kho chứa rác, làm trại lính Bảo vật, nhất là các tượng bị phá huỷ” [30] Trong suốt thời gian đó, thứ duy nhất người ta bị nhồi nhét vào đầu chính là tư tưởng Mao Trạch Đông và họ buộc phải coi đây là chân lý nếu không muốn trở thành phản động Hoàn toàn không ngoa khi người ta nói rằng,

Trang 26

26

mười năm của Đại cách mạng văn hóa chính là 10 năm hỗn loạn, bi ai và xót xa nhất trong lịch sử hiện đại Trung Quốc Với những số phận cá nhân, Đại cách mạng văn hóa chính là một biến cố đầy đau khổ và cực kỳ ám ảnh cho tới tận ngày nay, khi cuộc đại cách mạng này đã trôi qua gần 40 năm

Năm 1976, cuộc Đại Cách mạng văn hóa kéo dài suốt 10 năm cuối cùng cũng kết thúc khi Mao Trạch Đông qua đời vào tháng 4 và sau đó, “bè lũ bốn tên” gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên bị bắt Khi cái biến cố khủng khiếp đã trở thành quá khứ thì cũng là lúc người dân Trung Quốc bàng hoàng thức tỉnh trước những gì họ vừa trải qua Đó cũng là lúc họ ý thức được rằng, Đại Cách mạng văn hóa 10 năm qua đã đày đọa, bức hại và để lại những “vết thương” trầm trọng cả về tinh thần lẫn thể xác đối với

họ Người ta bắt đầu lên tiếng phê phán và phủ nhận Đại cách mạng văn hóa, cho rằng đó là “một cuộc bức hại công khai đối với nhân dân Trung Quốc dưới danh nghĩa cách mạng” Sự “thức tỉnh” này chính là cơ sở về mặt xã hội cho sự hình thành trào lưu Văn học vết thương ở Trung Quốc những năm sau đó

Tháng 11 năm 1977, trong không khí cởi mở của “Mùa xuân Bắc Kinh” (năm

1977 - 1978) Lưu Tâm Vũ cho đăng tải trên báo Văn học nhân dân một thiên truyện ngắn có tiêu đề: Chủ nhiệm lớp Thông qua câu chuyện xảy ra ở một

trường trung học tác phẩm của Lưu Tâm Vũ phơi bày những hậu quả ác hại mà cuộc Đại Cách mạng văn hóa và bè lũ bốn tên đã gây ra nhiều thế hệ Ngay cả khi bè lũ bốn tên đã kết thúc, khi cuộc động loạn Đại Cách mạng văn hóa đã qua đi, thì những tư tưởng độc hại ấy vẫn chưa thể mất đi trong ngày một ngày hai được Hình tượng trung tâm trong tác phẩm của Lưu Tâm Vũ không phải là thầy giáo chủ nhiệm Trương Tuấn Thạch mà chính là cô bí thứ chi đoàn Tạ Huệ Mẫn Học lực trung bình, không có bất kỳ niềm đam mê nào ngoài các công tác chính trị, ở tuổi 14-15, nhưng từ miệng cô bí thư chi đoàn họ Tạ vẫn là những từ ngữ quen thuộc của thời kỳ Đại cách mạng văn hóa: “đấu tranh giai cấp”, “sinh hoạt tổ chức”, “tầng lớp bần cố nông”… Có thể nói, Tạ Huệ Mẫn là một điển

Trang 27

27

hình cho một thế hệ bị tổn thương nặng nề về mặt tinh thần mà tác nhân chính là cuộc Đại Cách mạng văn hóa Xuất hiện đầu tiên ngay sau khi Cách mạng văn hóa kết thúc, đồng thời cũng là tác phẩm đầu tiên vạch ra những tội ác, phê phán và phủ nhận đối với cuộc Cách mạng văn hóa nên dù không được đánh giá

cao về nghệ thuật song Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ vẫn được coi là tác

phẩm mở đường cho trào lưu Văn học Vết thương ở Trung Quốc sau đó

Khi việc tố cáo những khổ nạn của Cách mạng văn hóa trở thành một trào lưu trong văn học thì tác phẩm gây được tiếng vang lớn nhất chính là truyện ngắn

Vết thương của tác giả Lư Tân Hoa đăng trên Văn hội báo số ra ngày 11/8/1978

Cũng giống như Chủ nhiệm lớp, Vết thương của Lư Tân Hoa khá đơn giản cả về

nội dung lẫn nghệ thuật, thậm chí là “ấu trĩ” giống như cách mà chính bản thân

Lư Tân Hòa thừa nhận sau này Tác phẩm của tác giả họ Lư kể về câu chuyện của một cô gái có tên là Vương Hiểu Hoa Trong những năm diễn ra Đại Cách mạng văn hóa, mẹ Hiểu Hoa bị quy là phần tử “phản cách mạng” vì vậy để thể hiện rõ lập trường của mình, Hiểu Hoa quyết định đoạn tuyệt với mẹ và rời nhà

ra đi Tám năm sau đó, trong lúc mắc bệnh nặng, mẹ Vương Hiểu Hoa được phục hồi danh dự Bà mong được gặp cô con gái duy nhất của mình một lần cuối trước khi nhắm mắt Lúc đó, Vương Hiểu Hoa đang tham gia đội sản xuất

ở vùng nông thôn, nghe tin vội vàng quay trở về nhà Tuy nhiên, khi Hiểu Hoa

về được tới nhà thì mẹ cô đã mất Trong sự ân hận và đau đớn tột cùng, Vương Hiểu Hoa đã thầm nói với người mẹ đã khuất và với chính mình rằng: “Mẹ, mẹ thân yêu của con! Con gái sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên vết thương trong lòng mẹ và con là do ai gây ra…” [62] Bi kịch của mẹ con Vương Hiểu Hoa là một trường hợp không phải quá dị biệt trong những năm diễn ra Cách mạng văn hóa nhưng cũng chính vì vậy mà tác phẩm của Lư Tân Hoa lại nhận được sự đồng cảm của một lượng độc giả đông đảo, những người hoặc được chứng kiến hoặc chính bản thân đã trải nghiệm bi kịch đó Kể từ đó, cái tên Lư Tân Hoa gần như được tất cả người dân Trung Quốc biết tới Đây cũng là lý do mà tên

Trang 28

28

tác phẩm của Lư Tân Hoa sau đó cũng được các nhà nghiên cứu dùng để đặt tên cho dòng văn học tố cáo những khổ nạn mà cuộc Cách mạng văn hóa đã gây ra

đối với người dân Trung Quốc trong suốt mười năm Trong Bài nói chuyện tại

Hội thảo văn học Cộng sản Trung Quốc tại Đại học San Francisco, bài viết

được giới phê bình Trung Quốc coi là bài viết đầu tiên sử dụng từ “vết thương” như một thuật ngữ để gọi tên một trào lưu văn học, tác giả của bài viết Hứa Giới Dục cho rằng, từ sau tháng 10 năm 1976, thể loại truyện ngắn ở Trung Quốc đại lục bước vào một thời kỳ sôi động, đồng thời khẳng định: “Nội dung được nhiều người quan tâm nhất, tôi gọi là “Hurts Generations”, tức Văn học Vết

thương Bởi vì một tác phẩm viết về nội dung này là Vết thương của Lư Tân

Hoa được đón nhận một cách nhiệt liệt” [65]

Sau tác phẩm của Lư Tân Hoa, hàng loạt các tác phẩm từ thơ tới văn xuôi với nội dung tố cáo, phủ nhận Cách mạng văn hóa xuất hiện, hình thành một trào lưu lớn trong đời sống văn học Trung Quốc suốt những năm cuối thập niên 70

và nửa đầu thập niên 80 Những tác phẩm được coi là tiểu biểu của dòng Văn

học vết thương sau Chủ nhiệm lớp và Vết thương gồm các truyện ngắn Linh hồn

và thể xác của Trương Hiền Lượng, Nhớ em, Hoa Lâm của Tập Xảo Minh, Thị trấn phù dung của Cổ Hoa, A! của Phùng Ký Tài, Tôi là ai? của Tông Phác,…

Thơ không được coi là một thể loại thành công của dòng Văn học vết thương của Trung Quốc, dù không phải không có những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

lúc bấy giờ như Tướng quân, ngài không thể làm thế của Diệp Vĩnh Phúc (1979), Tân quân và binh sĩ của Lục Kiếm Chiêu (1980) Trong bài viết Văn

học vết thương: Ra đời, diễn tiến, giải thể và ý nghĩa của nó, tác giả Trương

Pháp cho rằng, sở dĩ những tác phẩm này không được đánh giá cao bởi lẽ chúng

bị quy vào loại “chất vấn chế độ” Những tác giả như Diệp Vĩnh Phúc hay Lục Kiếm Chiêu đã đem sự tàn bạo và đen tối của Đại Cách mạng văn hóa quy về sự đen tối, tàn ác của chế độ và những người cầm quyền đồng thời chĩa mũi dùi phê phán về phía họ Chính điều này khiến thể loại thơ, thoại kịch gần như

Trang 29

29

không thể đồng hành cùng sự phát triển của trào lưu Văn học vết thương Trung Quốc dù là ở phía nhà cầm quyền hay công chúng Một vấn đề khác về thể loại của Văn học Vết thương cũng cần nhắc tới đó là tiểu thuyết Trong lý luận văn học Trung Quốc, người ta phân các thể loại văn xuôi thành trường thiên, trung thiên và đoản thiên tiểu thuyết (tương ứng với tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn ở ta) Điều đáng nói là, hầu hết các tác phẩm của Văn học vết thương Trung Quốc đều là những tác phẩm đoản thiên tiểu thuyết, những tác phẩm dài hơi như trường thiên và trung thiên tiểu thuyết cũng có xuất hiện nhưng không nhiều Điều này cũng là dễ hiểu vì rằng, Văn học Vết thương Trung Quốc xuất hiện ngay sau khi Cách mạng văn hóa vừa kết thúc, các nhà văn chưa có đủ độ lùi thời gian để chuẩn bị những tư liệu cũng như sự chiêm nghiệm cho những trang viết dài hơi Đây là một đặc điểm rất đáng chú ý nếu như chúng ta so sánh với bộ phận văn học vết thương xuất hiện ở Việt Nam

Mặc dù là một trào lưu chủ đạo trong đời sống văn học Trung Quốc những năm cuối của thập niên 70 và nửa đầu thập niên 80 song Văn học Vết thương ở Trung Quốc đã sớm phải kết thúc sứ mệnh của nó trong đời sống văn học của quốc gia này Những đổi mới quyết liệt trên tất cả các phương diện từ kinh tế, chính trị cho tới văn hóa của Trung Quốc khiến những tiếng nói “chua chát”, nhu cầu phủ định, “phản tư” của Văn học vết thương không còn là tiếng nói chủ lưu của văn học nữa Cho tới trước sau năm 1985, khi những tác phẩm đầu tiên của dòng Văn học Tầm căn (văn học tìm về nguồn cội)4 xuất hiện thì Văn học

4

Theo các tài liệu văn học sử chính thống và phổ biến ở Trung Quốc, Văn học Tầm căn (văn học tìm về nguồn cội) bắt đầu hình thành vào giữa thập niên 80 của thế kỷ XX với những sáng tác của Hàn Thiếu Công Sở dĩ người ta gọi trào lưu này là Văn học Tầm căn là vì các nhà văn thuộc trào lưu này hô hào văn chương tìm về với các giá trị tiềm ẩn trong tầng sâu của văn hóa truyền thống Trung Quốc Theo những nhà văn của trào lưu này văn hóa truyền thống Trung Quốc chia thành hai bộ phận “quy phạm” và “bất quy phạm” và họ cho rằng, nên khẳng định và phát huy hơn nữa phần tinh hoa văn hóa “bất quy phạm” đang tồn tại trong phong tục tập quán ở những nơi xa xôi hoang dã, trong các truyền thuyết, dã sử, trong tư

Trang 30

30

Vết thương cũng kết thúc sứ mệnh của nó trong đời sống văn học Trung Quốc

Như vậy, nếu tính từ thời điểm tác phẩm Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ được

đăng tải vào năm 1977 cho tới đến thời điểm kết thúc, Văn học vết thương ở Trung Quốc chỉ kéo dài chưa đầy 10 năm Sau này, không còn những tác phẩm viết về Cách mạng văn hóa theo như “tiêu chí” của Văn học Vết thương nữa, và chúng (những tác phẩm ấy) cũng không được gọi là Văn học Vết thương Chẳng hạn, người ta vẫn có thể tìm thấy sự hiện diện của Cách mạng văn hóa trong các

sáng tác như tiểu thuyết Nôn nóng (năm 1987) của Giả Bình Ao, Ngọc Mễ (năm

2010) của tác giả Tất Phi Vũ,… Tuy nhiên, cả hai tác giả này đều không thuộc trào lưu Văn học Vết thương: Giả Bình Ao được coi là gương mặt tiêu biểu của Văn học Tầm căn, trong khi đó, Tất Phi Vũ lại là một tác giả trẻ thuộc “thế hệ mới” trong văn học Trung Quốc đương đại Ở đây, theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, tiêu chí quan trọng và gần như duy nhất tạo nên Văn học Vết thương đó là sự phản ánh và tố cáo những bi kịch của con người trong Cách mạng văn hóa Vượt ra khỏi tiêu chí này, chẳng hạn, nếu như tác giả cố gắng lý giải nguyên nhân của những bi kịch mà người ta phải chịu đựng trong Cách mạng văn hóa, thì những tác phẩm ấy lại được xếp vào trào lưu Văn học Phản

tư (suy nghĩ lại, đặt lại vấn đề)5, trào lưu văn học tồn tại gần như song song với Văn học Vết thương

Được coi như một bước “quá độ” cho sự ra đời của nền văn học mới, Văn học Vết thương thường được đánh giá cao về ý nghĩa lịch sử mà nó mang tới cho

tưởng Đạo gia và triết học Thiền tông; còn đối với văn hóa “quy phạm” đã được thể chế hóa lấy học thuyết Nho giáo làm nòng cốt, thì giữ thái độ từ chối, phủ định, phê phán

5

Văn học Phản tư là bộ phận văn học tồn tại gần như song song với Văn học Vết thương Tuy nhiên, thay vì thực hiện việc tố cáo, các sáng tác của văn học phản tư đào sâu vào phần nguyên nhân lịch sử của những bi kịch ấy Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, so với Văn học Vết thương, Văn học Phản tư có sự đào sâu hơn về hiện thực và mang màu sắc lý tính nhiều hơn Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hai trào lưu này thực chất chỉ là một

Trang 31

31

lịch sử văn học Trung Quốc thời kỳ mới Người ta coi những tác phẩm của trào lưu này chính là những bằng chứng sống về một thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt của Trung Quốc Và chính vì thế, Văn học Vết thương với tiếng nói phủ định triệt để đối với Cách mạng văn hóa đã tạo tiền đề cho những tiếng nói

tự do hơn, dân chủ hơn của những trào lưu văn học hình thành sau đó Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều không đánh giá cao Văn học Vết thương Trung Quốc về mặt nghệ thuật Đa phần các ý kiến đều đồng ý rằng, Văn học Vết thương Trung Quốc khá ấu trĩ về mặt nghệ thuật Do hướng tới việc phủ định và tố cáo Cách mạng văn hóa, các tác phẩm Văn học Vết thương đều có chung một đề tài là những tấn bi kịch do 10 năm động loạn của Cách mạng văn hóa gây ra Điều đáng nói là những đề tài này hầu hết đều được triển khai theo cùng một mô thức cốt truyện và kết cấu khiến các tác phẩm của Văn học Vết thương trở nên “hời hợt và nông cạn” [51] Kết cục của các tác phẩm Văn học Vết thương bao giờ cũng là những kết thúc có hậu theo lối công thức hóa bị ảnh hưởng từ quan niệm sáng tác của giai đoạn trước đó Ngay cả đối với ngôn ngữ tác phẩm cũng vẫn còn mang hơi hướng tả khuynh của văn học thời Cách mạng văn hóa Chính vì vậy, các tài liệu văn học sử chính thống của Trung Quốc đều cho rằng, Văn học Vết thương thực chất là một sự phái sinh của giai đoạn văn học 17 năm trước đó (từ 1949 - 1976)

1.2 Bộ phận Văn học “vết thương” ở Việt Nam

Không giống như Văn học Vết thương ở Trung Quốc, quy tất cả nội dung “vết thương” của các tác phẩm về những bi kịch do cuộc Cách mạng văn hóa gây ra cho người dân Trung Quốc, chúng tôi cho rằng, bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam, nên được hiểu là toàn bộ những sáng tác lấy phần bi kịch, phần đau thương và mất mát – những “vết thương”, của quá khứ và lịch sử làm đề tài Đó

là có thể là “vết thương” do Cải cách ruộng đất gây ra, nhưng đó cũng có thể là những “vết thương” do chiến tranh, quá trình cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh, quá trình hợp tác hóa nông nghiệp, cơ chế bao cấp,… - những biến cố

Trang 32

32

lớn của dân tộc trong suốt lịch sử thế kỷ XX gây ra Bên cạnh đó, nếu như Văn học Vết thương ở Trung Quốc giống như một phản ứng tức thời đối với những

bi kịch do Cách mạng văn hóa gây ra, thì những sáng tác văn học “vết thương”

ở Việt Nam lại có một độ lùi thời gian ít nhất vài chục năm đối với những biến

cố lịch sử gây ra những “vết thương” ấy Ở Trung Quốc, cuộc Cách mạng văn hóa do tính sai lầm của nó, đã bị phủ nhận một cách triệt để và công khai Điều này tạo nên cơ sở xã hội và thẩm mỹ cho sự hình thành hẳn một trào lưu văn học ở thời kỳ ngay sau đó Những tác phẩm đầu tiên của dòng Văn học Vết thương ở Trung Quốc xuất hiện vào năm 1976 - 1977, ngay sau khi “bè lũ bốn tên” bị bắt – thời điểm mà Trung Quốc coi là kết thúc cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Ở Việt Nam thì lại khác Trong suốt một thời gian dài, vì nhiều lý do khác nhau, những mặt đau thương, mất mát của chiến tranh hay những bi kịch gây ra

do những sai lầm của Cải cách ruộng đất,… đều bị coi là những đề tài “nhạy cảm” và các nhà văn đều cố gắng tránh viết về những đề tài như vậy Cho mãi tới thời kỳ Đổi mới (1986), khi đời sống văn học trở nên dân chủ hơn, khi các nhà văn đã có đủ khoảng lùi về mặt thời gian để suy tư và chiêm nghiệm những vấn đề của lịch sử, thì những sáng tác về “vết thương” của quá khứ và lịch sử mới bắt đầu xuất hiện Điều này khiến văn học “vết thương” ở Việt Nam không phải là tiếng nói tố cáo hay lên án những sai lầm của lịch sử đơn thuần như Văn học Vết thương ở Trung Quốc mà mà là sự suy tư, chiêm nghiệm đối với những

“vết thương” lịch sử nhằm rút ra kinh nghiệm cho hiện tại Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt từ quá trình phát triển, đặc trưng thẩm mỹ cho tới thi pháp của bộ phận văn học “vết thương” ở Việt Nam so với trào lưu Văn học Vết thương ở Trung Quốc

1.2.1 Những dấu hiệu của văn học “vết thương” trước Đổi mới

Dù những sáng tác văn học “vết thương” ở Việt Nam gắn liền với thời kỳ Đổi mới (từ sau 1986), tuy nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa rằng trước thời kỷ Đổi mới, trong văn học Việt Nam chưa từng xuất hiện những sáng tác

Trang 33

33

về đề tài “vết thương” Trên thực tế, trong giai đoạn văn học trước 1986, như một bộ phận tất yếu của nền văn học, bên cạnh những tác phẩm nghiêm ngặt thực hiện vai trò phục vụ chính trị, đây đó, người ta vẫn bắt gặp những tác phẩm viết về phần đau thương của chiến tranh hay những bi kịch gây ra do sai lầm của lịch sử Đơn cử, ngay tại thời điểm cuộc cải cách ruộng đất năm 1953 kết thúc đã có rất nhiều tác phẩm lấy biến cố lớn lao này làm đề tài Bên cạnh

những tác phẩm Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng, Xung kích của Nguyễn Khải, Đồng quê hoa nở của Hoàng Trung Nho, Mẹ con đồng chí Chanh

của Nguyễn Đình Thi… những tác phẩm được giới phê bình thời bấy giờ coi là phản ánh đúng thực tế cũng như tính tích cực cách mạng của cuộc cải cách ruộng đất khi đó thì vẫn xuất hiện những sáng tác đề cập tới phần bi kịch, đen

tối của biến cố động trời này như Sắp cưới của Vũ Bão, Những ngày bão táp của Hữu Mai, Ông lão hàng xóm của Kim Lân hay Đầu sóng ngọn gió của

Nguyễn Hùng… Tuy nhiên, vào thời điểm lúc bấy giờ, do yếu tố thời đại, do quan niệm về chức năng tuyên truyền, phục vụ chính trị, quan niệm về tính chiến đấu của văn học, nhiều nhà phê bình đã lên tiếng phê phán những sáng tác của Vũ Bão, Hữu Mai hay Kim Lân Thậm chí, bài viết của Vũ Đức Phúc đăng

trên Báo Văn nghệ số 9 ra năm 1958: Tiểu thuyết Sắp cưới xuyên tạc sự thật ở

nông thôn, còn cho rằng đây là những sáng tác “bôi nhọ hiện thực, bôi nhọ con

người” [40] Sự hạn chế trong tư tưởng, đặc biệt là đối với văn học nghệ thuật thời điểm đó đã không cho phép các nhà văn nhìn vào hiện thực theo những góc nhìn khác, vốn bị coi là “nhạy cảm” lúc bấy giờ Đây cũng chính là lý do khiến văn học “vết thương” ở Việt Nam không thể xuất hiện và trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống văn học cho tới khi Công cuộc Đổi mới (1986) diễn

ra

Trên thực tế, trước 1986, mốc thời gian được coi là bắt đầu của Công cuộc Đổi mới cả chục năm, người ta đã bắt đầu thấy những dấu hiệu đầu tiên của quá trình đổi mới trong văn học Chính vì vậy, trong giai đoạn văn học 10 năm trước

Trang 34

34

Đổi mới (1975 - 1985) người ta cũng đã thấy có những dấu hiệu đầu tiên của các sáng tác văn chương “vết thương” Tiêu biểu nhất là những sáng tác về đề tài chiến tranh, mảng đề tài lớn và quan trọng trong giai đoạn văn học trước đó Sau khi hòa bình lập lại, chiến tranh, như một lẽ tự nhiên vẫn là đề tài ám ảnh đối với nhiều ngòi bút Âm hưởng anh hùng ca cách mạng của các sáng tác giai đoạn trước vẫn nguyên vẹn với những ký ức chiến tranh còn nóng hổi trong các

sáng tác của của Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh (Ký sự miền đất lửa (1978)), Nguyễn Trọng Oánh (Đất trắng, 2 tập (1974 - 1984)), Nguyễn Minh Châu (Lửa

từ những ngôi nhà (1977), Những người đi từ trong rừng ra (1982))… Tuy

nhiên, cũng trong những sáng tác này, người ta đã bắt đầu cảm nhận thấy ở đâu

đó một âm điệu khác, “không chỉ là hào hùng, thậm chí là rất ít dấu ấn hào hùng

mà là bi tráng hoặc bi thống” [32] Lần đầu tiên trong các tiểu thuyết chiến tranh, bên cạnh những chiến thắng lớn lao của cả dân tộc, người ta nhắc tới những mất mát, đau khổ của những số phận cá nhân như là cái giá phải trả cho chiến thắng chung ấy Đó cũng là lần đầu tiên những nỗi đau do sự khốc liệt của chiến tranh gây ra được đem ra mổ xẻ không phải theo cách duy ý chí như những sáng tác giai đoạn trước Một hiện thực chiến tranh nhiều chiều hơn, đầy đặn hơn và vì thế, chân thực hơn bắt đầu được phác họa và định hình Có thể nói, văn học 10 năm hậu chiến đã chạm tới những tổn thương đầu tiên của những “vết thương” do lịch sử để lại Nó chính là bước chuẩn bị cần thiết cho

sự nở rộ của những sáng tác về “vết thương” chiến tranh trong giai đoạn sau này Tuy nhiên, văn học “vết thương” chỉ thực sự nở rộ và trở thành một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam đương đại khi nó nhận được động lực từ

“cú hích” của công cuộc Đổi mới toàn diện do Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ

VI đề ra

Trang 35

có ý nghĩa quyết định là việc xác định con đường phát triển đất nước Chủ nghĩa

xã hội được coi là một sự lựa chọn đúng đắn Tuy nhiên, trong suốt 10 năm hậu chiến, nền kinh tế nước ta phát triển trì trệ, đời sống xã hội nảy sinh nhiều vấn

đề bức xúc, cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng mà ta không dự đoán được, thậm chí không nhận biết được Sản xuất công, nông, thương nghiệp cho tới dịch vụ đều đình trệ, năng suất lao động ngày một thấp Lạm phát tăng nhanh, đồng tiền mất giá khiến đời sống của người lao động ngày một khó khăn Thất bại của cuộc cải cách giá - lương - tiền (gắn liền cuộc đổi tiền tháng 10/1985) đã đẩy kinh tế đất nước lún sâu hơn vào cuộc khủng hoàng mà đỉnh điểm lạm phát lên tới 774,7% vào năm 1986 Thêm vào đó, phe Xã hội Chủ nghĩa trước đây được coi là lực lượng tiến bộ nhất, quyết định chiều hướng phát triển của xã hội loài người thì nay đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng từ kinh

tế - xã hội cho tới chính trị Tình hình thực tế đã buộc các nước Xã hội Chủ nghĩa này phải tiến hành cải tổ, đổi mới Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa từ năm 1978 Ở Liên Xô, từ năm

1985, công cuộc đổi mới cũng bắt đầu được tiến hành Bối cảnh đó đã củng cố thêm quyết tâm đổi mới của những người lãnh đạo đất nước lúc bấy giờ nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ và khủng hoảng Nhiệm vụ này được đặt ra trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986

Trang 36

36

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI, lần đầu tiên Đảng đã thừa nhận những sai lầm của mình trong lãnh đạo xã hội, không phải trong những vấn đề chiến thuật mà là trong đường lối và chỉ đạo chiến lược, cũng không phải trong một thời kỳ nào đó mà

là suốt 10 năm qua – và điều sai lầm ấy cũng không có gì xa lạ nhưng ngày nay trong tình thế mới phải cương quyết nêu ra: “Trong lĩnh vực tư tưởng đã bộc lộ

sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang vận động trong quá độ, đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hóa, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nước ta mới ở giai đoạn đầu tiên” [9, tr 14] Báo cáo đã vạch rõ, đổi mới là một yêu cầu cấp thiết để tồn tại, một quy luật tất yếu của quá trình nhận thức Chính vì thế, văn kiện Đại hội

VI đã chỉ ra rằng: “Thế giới ngày nay đang thay đổi nhanh chóng Chủ nghĩa xã hội đang phấn đấu để thể hiện rõ tính ưu việt về mọi mặt so với chủ nghĩa tư bản Đối với các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, đổi mới có ý nghĩa sống còn Nhiều năm nay trong nhận thức của chúng ta về Chủ nghĩa xã hội có nhiều quan niệm lạc hậu… Đó là một trong những nguyên nhân chậm phát triển… Vì vậy phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy…” [9, tr 17]

Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI được coi là đại hội mở đầu trong công cuộc Đổi mới của nước ta Nội dung đổi mới được văn kiện Đại hội VI đề cập tới bao gồm nhiều vấn đề, trong đó thể hiện một sự thay đổi lớn hướng tới sự phát triển toàn diện của dân tộc, từ chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, ngoại giao, văn hóa, văn nghệ,… Nghị quyết Đại hội VI đã thực sự tạo nên những biến chuyển quan trọng trong đời sống nhân dân, trong đó có đời sống văn học nghệ thuật Đầu tiên là những bài viết, bài nói của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng được bầu trong Đại hội VI, kêu gọi báo chí lao vào những vùng cấm, lôi ra trước ánh sáng những cái tiêu cực, tồi tệ cản trở con đường phát triển của đất

nước Trong bài đăng ngày 24/6/1987 trên mục Nói và làm của báo Nhân dân,

Trang 37

37

một bài viết thuộc loạt bài Những việc cần làm ngay của Tổng bí thư Nguyễn

Văn Linh có viết: “Từ sau Đại hội IV Đảng, nhà nước phát động phong trào nói thẳng, nói thật, ai làm tốt thì khen, ai làm không tốt thì phê bình, sửa chữa Văn kiện Đại hội VI đã yêu cầu đấu tranh chống các biểu hiện lạc hậu, trì trệ, biểu hiện tiêu cực khác và đưa công khai trên báo, đài hoặc qua các sinh hoạt của tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất Điều đó chỉ làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng” Giới trí thức văn nghệ sĩ thời bấy giờ sẽ không thể nào quên được bài nói của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào tháng 10/1987 ở Hà Nội khi ông kêu gọi anh em nghệ sĩ hãy “tự cứu mình trước khi trời cứu”, “tự cởi trói mình” để nói lên sự thật một cách thẳng thắn, còn nếu vì

lý do gì mà không sử dụng ngòi bút thì thà im lặng hơn là bẻ cong nó Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, điều ấy không có nghĩa gì khác hơn là một bức thông điệp về tự do cho trí thức và văn nghệ sĩ Không khí tự do, dân chủ trong văn học nghệ thuật càng trở nên sôi nổi hơn khi Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về văn hóa văn nghệ xuất hiện vào cuối năm 1987 khẳng định sự chính danh của chính sách “tự do” ấy Điều này đã tạo nên một khả năng vô tận cho văn chương trong việc tái hiện bức tranh hiện thực cũng như thể hiện cái tôi của người nghệ

sĩ trong các vấn đề của xã hội

Bước chuyển biến đầu tiên trong văn học là trong lĩnh vực phê bình và lý luận Ngay sau Nghị quyết 05 của Bộ chính trị về văn hóa văn nghệ được công bố,

vào tháng 12/1987, trên tờ báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Minh Châu cho in bài phát biểu nổi tiếng của mình Hãy đọc

lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ Bài báo vừa là tuyên ngôn lý

thuyết, vừa thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới sáng tác Chưa bao giờ các cuộc toạ đàm “bàn tròn”, hội nghị, hội thảo khoa học về những vấn đề lý luận văn học được tổ chức rầm rộ như ở giai đoạn này Có hai cuộc hội thảo lớn thu hút sự tham gia rất đông đảo của cả giới sáng tác, lẫn giới

Trang 38

38

nghiên cứu phê bình Cuộc hội thảo thứ nhất xoay quanh đề tài về mối quan hệ

giữa văn nghệ và chính trị Cuộc hội thảo thứ hai tập trung vào đề tài văn học

phản ánh hiện thực Văn học cần phản ánh hiện thực như thế nào? Chủ thể sáng

tạo của người nghệ sỹ có vai trò gì trong việc phản ánh hiện thực Văn học phục

vụ chính trị là như thế nào? Đặc trưng của văn học là gì? Vì sao văn học cần đổi mới? Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn sáng tác liên quan tới hai đề tài nói trên Những vấn đề này, tưởng như đã có kết luận xong xuôi từ lâu, nay được xới lên bàn bạc, phân tích, giải quyết lại theo tinh thần đổi mới

Bầu không khí dân chủ lành mạnh trong đời sống văn học nghệ thuật lúc bấy giờ cũng đã tạo nên sự khởi sắc trong sáng tác văn học Thoạt đầu là sự xuất hiện của rất nhiều bút ký Thể phóng sự sau nhiều năm vắng bóng, nay lại lên

tiếng làm xôn xao dư luận Những Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà

quỳ của Xuân Ba, Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang… chắc chắn sẽ đi vào lịch sử văn học dân tộc và sống

mãi trong ký ức người đọc Cùng với ký là hoạt động sân khấu với sự trình diễn nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ Thời ấy, mỗi vở kịch của Lưu Quang Vũ được công diễn đều tạo nên một sự kiện nghệ thuật làm chấn động dư luận Thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới được kết tinh ở truyện ngắn và tiểu thuyết Tiếp theo lớp nhà văn đã thành danh như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,… người ta thấy nổi lên những cây bút mới rất sung sức như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nhật Tuấn, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Ngô Ngọc Bội, Lê Minh Khuê… Sáng tác của họ đã tạo nên diện mạo vừa độc đáo, vừa đa dạng của văn học Việt Nam thời kì Đổi mới

Trên những đường nét chung nhất, văn học thời kỳ Đổi mới là sự tiếp tục dòng chảy của văn học những năm 80 Tuy nhiên, Công cuộc Đổi mới có ý nghĩa tháo dỡ những trở lực đang cản trở dòng chảy văn chương ấy, cung cấp cho

Trang 39

39

người nghệ sĩ một cơ hội khám phá những chiều sâu của cuộc sống, những vùng tối – sáng của quá khứ, của lịch sử Chính điều này đã giúp văn chương thời kỳ Đổi mới thu được những thành tựu đáng kể trong cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật Những thành tựu này gắn liền với sự thay đổi trong cách tiếp cận và nhìn nhận về lịch sử cũng như về số phận cá nhân và mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và số phận của từng cá nhân Đó không còn là cái nhìn mang tính cộng đồng về hiện thực lịch sử trong phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa truyền thống mà là sự đào sâu hiện thực, sòng phẳng với lịch sử thông qua những cái nhìn và sự trải nghiệm cá nhân Nó không phải là một sự phủ định đối với lịch sử mà là một sự bổ sung cần thiết, một cách nhìn khách quan và biện chứng hơn

Nếu coi những đặc trưng nói trên là đặc điểm quan trọng nhất của văn học thời

kỳ sau Đổi mới thì có thể thấy rằng, văn học “vết thương” chính là bộ phận văn học thể hiện rõ nhất đặc trưng ấy Bởi lẽ, với hàm nghĩa là bộ phận sáng tác về

đề tài “vết thương”, những di chứng tinh thần của quá khứ và lịch sử, văn học

“vết thương” chính là bộ phận sáng tác đi tiên phong, cũng là bộ phận quyết liệt nhất trong việc đưa ra cách nhìn mới về hiện thực lịch sử cũng như những số phận cá nhân trong các biến cố lịch sử ấy

1.2.3 Văn học “vết thương” Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới

Bầu không khí dân chủ, lành mạnh trong đời sống xã hội cũng như đời sống văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới đã tác động một cách tích cực lên các nhà văn

Sự “cởi trói” về mặt tư tưởng lần đầu tiên đã cho phép các nhà văn có điều kiện động chạm tới những vấn đề mà trước kia vì nhiều lý do, họ chưa thể đề cập tới Lần đầu tiên các nhà văn dám nhìn thẳng vào sự thật và quan trọng hơn là viết

về sự thực ấy, những điều vốn trước đây được cho là “nhạy cảm” Sự thành thực

và sòng phẳng với lịch sử chính là điều kiện để các nhà văn động chạm tới những vết thương dai dẳng và đầy ám ảnh do lịch sử để lại, những điều trước

Trang 40

40

kia thường bị “nén lại” để phục vụ cho những nhiệm vụ chung của cả dân tộc Đây cũng chính là cơ sở về mặt xã hội và thẩm mỹ cho sự nở rộ của những sáng tác văn học “vết thương” trong thời kỳ Đổi mới

Đầu tiên là ở mảng đề tài chiến tranh Nằm trong tiến trình chung, văn học về các “vết thương” chiến tranh sau Đổi mới về có bản là sự tiếp nối của văn học chiến tranh những năm 80 của thế kỷ trước Tuy nhiên, như đã nói, công cuộc Đổi mới, bằng việc tháo dỡ những chiếc khung phần nào cứng nhắc và không hợp thời về tư tưởng đã tạo nên một cơ hội chưa từng có cho phép nhà văn khai thác mọi khía cạnh của hiện thực lịch sử, không chỉ là phần tươi sáng, hào hùng

mà là cả phần khốc liệt, đen tối, phần đau thương và mất mát Và điều này đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự nở rộ của hàng loạt các tác phẩm viết về các

“vết thương” của chiến tranh ở tất cả các lớp thế hệ nhà văn Trước hết vẫn là những cái tên quen thuộc của thế hệ nhà văn “tiền trạm” đã rất thành công trong

10 năm trước 1975 như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Vũ

Tú Nam,… Ở những sáng tác của lớp nhà văn mà cuộc đời họ đã đi qua cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ này, “vết thương” của chiến tranh được gắn liền với những vấn đề thời cuộc đang trở thành nỗi khắc khoải của tất

cả các nhà văn nghệ sỹ lúc bấy giờ Đó là những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại cho cả đất nước và từng số phận Những mất mát này càng trở nên đau đớn hơn khi những người gánh chịu nó buộc phải đối diện với hiện thực của cuộc sống hòa bình có quá nhiều khác biệt với thời chiến Cuộc chiến trong thời bình cũng không kém phần khốc liệt và khắc nghiệt so với những cuộc chiến tranh bằng vũ khí và bom đạn nhưng nó lại quá xa lạ với những con người vừa

bước ra khỏi chiến tranh Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Phiên Chợ Giát (1988),

Cỏ lau (1989)… của Nguyễn Minh Châu là những sáng tác tiêu biểu cho hướng

khai thác này Sau những thành công trong giai đoạn “tiền trạm”, bước vào thời

kỳ Đổi mới, Nguyễn Minh Châu tiếp tục thể hiện vai trò của một “người mở đường tinh anh và tài năng” (chữ dùng của Nguyên Ngọc) Các nhà nghiên cứu

Ngày đăng: 19/12/2015, 10:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w