5. Cấu trúc luận văn
3.1. Cốt truyện và kết cấu
Cốt truyện là khái niệm được sử dụng chủ yếu cho các thể loại văn học thuộc phương thức tự sự hoặc kịch. Về cơ bản, cốt truyện được hiểu “là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã
71
hội một cách nghệ thuật qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề tác phẩm” [18, tr.137]. Nếu cốt truyện là một yếu tố nội dung tác phẩm thì kết cấu là một phương diện của hình thức liên quan tới cách tổ chức, bố trí, sắp xếp sự xuất hiện của các chất liệu hiện thực hay tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài của tác phẩm. “Kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật. Cấp độ trên gắn liền với toàn bộ tổ chức của thế giới nghệ thuật, bao gồm hệ thống các nhân vật, hệ thống các sự kiện, tình tiết và trình tự xuất hiện của chúng, tương quan các chi tiết tạo hình, biểu hiện tạo nên các bức tranh sinh động về cuộc sống, các tương quan về không gian và thời gian... Cấp độ trần thuật bao gồm sự liên tục của các biện pháp trần thuật, cũng như sự tổ chức của các câu, sự vận dụng các phương thức tu từ. Ở cấp độ này người ta thường nói đến bố cục như là một kết cấu bề mặt, bao gồm sự sắp xếp, phân bố các phần của nội dung vào các mảng của trần thuật như chương, đoạn” [35, tr. 298]. Như vậy, trong mối quan hệ với cốt truyện, khái niệm kết cấu rộng hơn. Mọi liên kết bên trong (giữa các sự kiện, chi tiết trong cốt truyện) và bên ngoài (giữa cốt truyện và các thành phần còn lại của tác phẩm) đều là nhiệm vụ của kết cấu. Cốt truyện là một đơn vị, một căn cứ để triển khai các công việc kết cấu từ quy mô nhỏ cho tới quy mô lớn hơn. Chính vì thế, trong khi nghiên cứu cấu trúc nghệ thuật của một tác phẩm văn học, người ta thường phân tích đồng thời các mối quan hệ qua lại, chi phối lẫn nhau giữa cốt truyện và kết cấu. Ở phương diện này, chúng tôi cho rằng, sự đổi mới về hình thức nghệ thuật của văn học “vết thương” sau Đổi mới tập trung ở hai điểm: Phương thức tổ chức cốt truyện và nghệ thuật xử lý thời gian trong tác phẩm.