Giọng kể và điểm nhìn

Một phần của tài liệu Đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thương trong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 88 - 89)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Giọng kể và điểm nhìn

Cùng với việc tổ chức cốt truyện, giọng kể và điểm nhìn là hai phương diện quan trọng của nghệ thuật trần thuật trong các sáng tác văn học “vết thương” sau Đổi mới. Nếu như phương thức tổ chức cốt truyện liên quan tới việc cách sắp xếp và chọn lựa thời điểm xuất hiện của các sự kiện thì giọng kể và điểm nhìn lại quyết định phần còn lại, nghĩa là các sự kiện, biến cố ấy sẽ xuất hiện trong tác phẩm như thế nào. Vì vậy, nếu nói rằng, chủ quan hóa tự sự là xu hướng vận động chính của tự sự đương đại, thì có thể coi giọng kể và điểm nhìn là hai phương diện thể hiện rõ nhất quá trình gia tăng tính chủ quan trong các mô thức tự sự.

Việc hướng tới những “vết thương” của lịch sử và quan niệm đặt con người ở trung tâm của sự phản ánh nghệ thuật của văn học “vết thương” càng khiến sự chủ quan hóa tự sự trở thành một yêu cầu tất yếu. Thay vì đặt con người hành động ở trung tâm của tự sự, văn học “vết thương” đòi hỏi phải đi sâu khám phá thế giới bên trong con người, thể hiện được những tấn bi kịch không chỉ thể xác mà chủ yếu trên phương diện tinh thần do những “vết thương” quá khứ gây ra. Thay vì một phạm vi hiện thực rộng lớn, bộn bề và dồn dập các sự kiện có ảnh hưởng tới cả cộng đồng, văn học “vết thương” với những đặc thù của nó chỉ có thể tạo nên tính thuyết phục với người đọc khi nhà văn quay về với những thân phận của cá nhân con người. Chính những yêu cầu đó đã khiến văn học “vết thương” trở thành bộ phận văn học tiên phong trong quá trình chủ quan hóa tự sự của văn học Việt Nam đương đại. Ở đây, liên quan tới giọng kể và điểm nhìn, chúng tôi ghi nhận hai xu hướng chính trong quá trình gia tăng tính chủ quan trong tự sự của văn học “vết thương” sau Đổi mới: Thứ nhất là sự lên ngôi của những sáng tác được kể ở ngôi thứ nhất, ngôi kể gần như vắng bóng trong các sáng tác giai đoạn trước (1945-1975). Thứ hai đó là tính phức hợp của giọng trần thuật, và ở một cấp độ cao hơn là sự xuất hiện của hiện tượng “dòng ý thức”.

89

Một phần của tài liệu Đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thương trong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)