Phương thức tổ chức cốt truyện

Một phần của tài liệu Đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thương trong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 71 - 82)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Phương thức tổ chức cốt truyện

Nếu hiểu cốt truyện như là một “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học” thì cách thức tổ chức cốt

72

truyện, xét đến cùng là cách thức tổ chức hệ thống các nhân vật cũng như biến cố, sự kiện và tình tiết của cốt truyện. Trong quan niệm truyền thống, các biến cố sự kiện của cốt truyện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian tuyến tính và vận động theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Theo tính logic của nó, một sự kiện B ra đời là kết quả của một sự kiện A đã xảy ra trước đó. Và sự xuất hiện của sự kiện B sẽ là nguyên nhân dẫn tới một sự kiện C nào đó. Chuỗi sự kiện cứ như vậy nối tiếp nhau tạo nên trục vận động chính của cốt truyện, liên kết các yếu tố rời rạc trong tác phẩm thành một quá trình phát triển mạch lạc theo trình tự thời gian mà theo cách diễn đạt nôm na, người ta gọi là “có trước, có sau”. Nghĩa là, sự kiện biến cố nào xảy ra trước thì nói trước, sự kiện nào xảy ra sau thì sẽ nói sau. Điều này cũng tạo nên một tiến trình vận động phổ biến trong cách tổ chức cốt truyện truyền thống là từ khai đoạn (thắt nút) tới phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Tuy nhiên, văn học “vết thương”, đặt trong sự vận động chung của văn học đương đại Việt Nam bắt đầu ghi nhận những nỗ lực vượt thoát khỏi cách tổ chức cốt truyện truyền thống nói trên. “Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các “mảnh vỡ” của cuộc đời nhân vật chính” [50]. Nói cách khác, trật tự tuyến tính của thời gian cũng như mối quan hệ nhân quả của các sự kiện trong cốt truyện đến các sáng tác văn học “vết thương” bắt đầu có sự biến dạng và tan rã, từ đó tạo nên những trải nghiệm thẩm mỹ mới trong quá trình đọc và tiếp nhận tác phẩm. Trong những nỗ lực đổi mới phương thức tổ chức cốt truyện ở văn học “vết thương” chúng tôi ghi nhận hai xu hướng sau đây:

3.1.1.1. Sự biến dạng của cốt truyện truyền thống

Có thể coi sự cắt ghép các sự kiện trong cốt truyện như một biến dạng của cốt truyện truyền thống. Trong xu hướng này, giống như các sáng tác văn xuôi truyền thống, cốt truyện vẫn có một vai trò quan trọng trong việc chuyển tải nội

73

dung tác phẩm. Các sự kiện vẫn diễn ra theo quan hệ nhân – quả và được sắp xếp theo một trình tự thời gian nhất định nào đó. Tuy nhiên, người ta bắt đầu thấy biến mất sự tuần tự của những xung đột và diễn biến hành động cũng như sự rõ ràng của hai tuyến địch – ta trong cách thức tổ chức cốt truyện của các sáng tác văn xuôi các giai đoạn trước. Viết về những “vết thương” của lịch sử, nghĩa là những hiện thực quá khứ, hầu hết những câu chuyện trong các sáng tác “vết thương” đều bắt đầu từ những sự kiện, biến cố của quá khứ kéo dài cho tới hiện tại. Tuy nhiên, thay vì tổ chức cốt truyện theo trật tự tuyến tính của thời gian, từ quá khứ tới hiện tại, các nhà văn đã cắt cốt truyện của mình thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó trộn lẫn những sự kiện của thực tại với những sự kiện của quá khứ. Ở đây, hai trục của câu chuyện là trục quá khứ và trục hiện tại dù đan xen vào nhau, song vẫn tồn tại một cách độc lập và tuân theo trình tự riêng của chúng. Thông thường, chúng được nối kết với nhau bằng những suy tưởng của nhân vật người kể chuyện. Kết cấu theo cách cắt – ghép cốt truyện giữa những sự kiện quá khứ và hiện tại thông qua những đoạn hồi ức của nhân vật người kể truyện là lối kết cấu rất phổ biến trong các sáng tác văn học “vết thương”, từ

những sáng tác thuộc đề tài cuộc cải cách ruộng đất như Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng,... tới những sáng tác thuộc mảng đề tài “vết thương” chiến tranh, từ Chim én bay của Nguyễn Trí Huân cho tới Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu…

Nếu như Những thiên đường mù là tác phẩm đầu tiên của văn học “vết thương”

về đề tài cải cách ruộng đất, tính về mặt thời gian xuất hiện tác phẩm thì có thể nói, Dương Thu Hương cũng là một trong những tác giả đầu tiên của văn học “vết thương” thể hiện nỗ lực vượt thoát khỏi mô thức cốt truyện truyền thống.

Những thiên đường mù kể về một chuyến đi thăm ông cậu bị ốm ở Matxcova

của Hằng, một cô gái sang xuất khẩu lao động tại Liên Xô. Đường xa, trời mùa đông nước Nga lạnh giá, lại thêm người đang bị ốm, trên chuyến tàu đi Matxcova, Hằng chìm vào những ký ức thời thơ ấu với những câu chuyện về

74

mẹ, về cậu Chính, về cô Tâm - những người theo cách này hay cách khác bị quá khứ đày đọa. Và nguồn cơn của tấn bi kịch gia đình, trong con mắt của Hằng, bắt nguồn từ cuộc cải cách ruộng đất, nơi mà cậu Chính, em ruột mẹ cô trở

thành anh Đội cải cách để đấu tố cha cô. Không giống như Ba người khác của Tô Hoài hay một số tác phẩm viết về đề tài cải cách ruộng đất sau này, Những

thiên đường mù không dành toàn bộ nội dung của cốt truyện để kể về cái biến

cố khủng khiếp là cách mạng ruộng đất ấy. Cái mà tác phẩm của Dương Thu Hương muốn đề cập tới chính là những bi kịch mà mẹ cô – bà Quế, cô Tâm và cả cậu cô – ông Chính phải chịu đựng mà nguồn cơn của nó bắt nguồn từ nỗi ám ảnh do cuộc cải cách ruộng đất gây ra. Điều đáng nói là, Dương Thu Hương đã dùng những cơn mê sảng đứt đoạn của Hằng trên chuyến tàu đường dài tới Matxcova cùng những biến cố xảy ra trên chuyến tàu ấy để chia nhỏ câu chuyện của quá khứ thành nhiều mảnh nhỏ. Đọc tác phẩm người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy rằng những sự kiện của quá khứ với câu chuyện của mẹ, cô Tâm và cậu Chính cùng với những sự kiện xảy ra ở hiện tại với cuộc sống của Hằng ở Liên Xô và chuyến tàu tới Matxcova được trộn lẫn, đan xen vào nhau. Mặc dù người đọc vẫn dễ dàng xâu chuỗi cốt truyện của tác phẩm bởi những sự kiện vẫn được hồi tưởng một cách tuần tự theo trình tự thời gian song việc cắt ghép các sự kiện

của quá khứ và hiện tại trong Những thiên đường mù vẫn tạo cho người đọc cảm

giác toàn bộ câu chuyện diễn ra trong những cơn mê sảng và những mảng hồi ức rất bất chợt của Hằng. Có thể nói, bằng thủ pháp cắt ghép và xáo trộn các sự kiện và biến cố, tạo nên sự đan xen giữa những mảng thực tại quá khứ và hiện

tại, Những thiên đường mù là một cách thức mà nhà văn muốn vượt thoát khỏi

mô thức cốt truyện truyền thống vốn tuân theo trật tự tuyến tính của thời gian. Việc đặt toàn bộ cốt truyện tác phẩm vào ký ức của nhân vật người kể chuyện cũng giúp nhà văn có thể linh hoạt và uyển chuyển hơn trong việc tạo nên những “biến thể” của cốt truyện truyền thống.

75

Cũng là sự xáo trộn và cắt ghép giữa những sự kiện quá khư và hiện thực,

nhưng Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu lại tạo ra một biến thể khác của cốt truyện truyền thống. Ở Cỏ lau người ta vẫn bắt gặp sự đan xen giữa những sự

kiện trong hiện tại và quá khứ của nhân vật chính tên Lực. Thế nhưng những gì

mà Nguyễn Minh Châu đã làm với Cỏ lau không chỉ có thế. Thay vì cốt truyện đơn tuyến theo lối địch – ta truyền thống, Nguyễn Minh Châu đã dồn vào Cỏ

lau cùng lúc hai tuyến truyện chạy song song với nhau. Có thể hình dung cách

thức tổ chức cốt truyện của Cỏ lau theo bảng sau đây:

Bảng 1: Tổ chức cốt truyện trong Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu

Tuyến truyện 1 Tuyến truyện 2

Tuyến nhân vật Lực – Thai – Quảng Lực – Phi – Huệ

Hiện tại Trong chuyến công tác

tìm mộ đồng đội, Lực trở về quê và gặp cảnh éo le: Vợ và gia đình tưởng anh đã chết, vợ anh đã có gia đình khác và đang nuôi cha anh.

Cuộc gặp gỡ giữa Lực và Huệ, người yêu của Phi, một đồng đội của Lực đã hy sinh

Quá khứ Những hồi ức quá khứ về

người vợ tên Thai và sự nhầm lẫn của gia đình về cái chết của Lực.

Hồi ức về lỗi lầm của Lực dẫn tới cái chết của Phi trong quá khứ

Hiện tại Cuộc gặp gỡ giữa Lực và

Quảng, người chồng hiện

Lời tự thú của Lực với Huệ về cái chết của Phi

76

tại của vợ anh và sau đó là cuộc gặp mặt giữa Lực và Thai.

Hiện tại Thái độ của Lực đối với

hoàn cảnh thực tại, vợ anh, người anh yêu và cũng là người yêu anh đã có một cuộc sống hạnh phúc riêng.

Thái độ của Lực đối với những ám ảnh quá khứ về cái chết của Phi.

Sự đan xen giữa những sự kiện quá khứ và thực tại cũng giúp hai tuyến truyện có sự lồng ghép vào nhau một cách nhuần nhuyễn và linh hoạt. Điều này tạo

nên sự khác biệt trong cách thức tổ chức cốt truyện của Cỏ lau so với Những

thiên đường mù của Dương Thu Hương hay Nước mắt một thời của Nguyễn

Khoa Đăng. Ở Những thiên đường mù hay Nước mắt một thời những mảng ký

ức vẫn được tái hiện một cách “có trật tự” và tác giả bằng nhiều cách kết nối

chúng lại với nhau thì ở Cỏ lau những mảng ký ức lại hiện về bất chợt khi gặp

phải những sự kiện hiện tại và điều quan trọng là chúng gần như không mấy liên quan tới nhau. Sự cắt ghép có phần ngẫu hứng này cũng khiến cho cốt truyện

của Cỏ lau bị xáo trộn và “biến dạng” nhiều hơn so với cách tổ chức cốt truyện truyền thống. Và cũng chính điều này đã giúp cho Cỏ lau có được sức nặng của

một tiểu thuyết trong hình hài một truyện ngắn.

3.1.1.2. Hiện tượng phân rã cốt truyện

Về bản chất, hiện tượng phân rã cốt truyện trong các sáng tác văn học “vết thương” cũng giống như sự cắt ghép và xáo trộn các sự kiện trong cốt truyện, nghĩa nó không đồng nghĩa với sự biến mất hoàn toàn vai trò của cốt truyện hay không có cốt truyện. Tuy nhiên, ở một cấp độ cao hơn so với sự cắt ghép và xáo trộn sự kiện, hiện tượng phân rã cốt truyện là xu hướng gắn liền với sự tiêu giản và yếu dần đi vai trò của cốt truyện trong kết cấu tác phẩm. Về mặt thủ pháp,

77

cũng giống như sự cắt ghép và xáo trộn các sự kiện của cốt truyện, sự phân rã cốt truyện được tạo ra từ việc trộn lẫn các “mảnh vỡ” của những sự kiện trong hiện thực và quá khứ xảy ra đối với nhân vật chính. Tuy nhiên, thay vì sắp xếp các sự kiện một cách có trật tự thì nhà văn lại để mặc cho những mảnh vỡ ấy trôi nổi theo những dòng suy tưởng rất ngẫu hứng và bất chợt của nhân vật. Nói cách khác, “thay vì triển khai tự sự bám vào “cuộc phiêu lưu của nhân vật”, nhà văn lại biến tự sự trở thành một “cuộc phiêu lưu của cái viết” nghĩa là sự chắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc [50]. Sự chắp ghép mang tính ngẫu nhiên này tạo nên sự khác biệt rất lớn trong kết cấu của những sáng tác vết thương với kết cấu cốt truyện truyền thống. Mặc dù cốt truyện vẫn tồn tại trong tác phẩm, song thay vì cốt truyện được tổ chức một cách rõ ràng và mạch lạc giống như các sáng tác giai đoạn trước, người đọc sẽ phải rất khó khăn để có thể xâu chuỗi các sự kiện để có được một cốt truyện theo trật tự thời gian thông thường. Việc khám phá tác phẩm, do vậy, không phải diễn ra theo trình tự mở đầu – thắt nút – mở nút của cốt truyện truyền thống mà là diễn ra theo sự chảy trôi của dòng chảy tâm lý bất định của tâm trạng nhân vật. Lối kết cấu cốt truyện theo dòng chảy tâm lý, bằng sự lắp ghép ngẫu nhiên các mảnh sự kiện cũng tạo nên ở người đọc một nhu cầu tất yếu là phải liên tục bám theo các mảnh vỡ sự kiện, sắp xếp chúng lại với nhau hòng có được một đường dây hoàn chỉnh về câu chuyện mà tác phẩm nói tới. Chính ở đây, người đọc có được cái mỹ cảm “đồng sáng tạo” với tác giả và cũng là dấu hiệu rõ ràng cho sự thành công của tác phẩm.

Trong số các sáng tác văn học “vết thương” có Nỗi buồn chiến tranh của Bảo

Ninh là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của xu hướng phân rã cốt truyện. Có thể hình dung tác phẩm của Bảo Ninh như là một cuốn tiểu thuyết về những suy tư của người lính vừa phải đấu tranh vượt thoát khỏi ám ảnh quá khứ lại vừa như phải dựa vào chính những ký ức ấy để tồn tại và sáng tạo nên những giá trị nghệ thuật đích thực. Sự vận động bên trong của tâm trạng nhân vật chính

78

– cựu chiến binh Kiên chính là cơ sở để nhà văn triển khai hệ thống sự kiện trong tác phẩm. Nếu lần theo những sự kiện lớn xuất hiện trong hồi ức của

Kiên, có thể thấy, hệ thống các sự kiện trong văn bản tự sự Nỗi buồn chiến

tranh xuất hiện theo trình tự như sau:

Bảng 2: Các sự kiện chính trong Nỗi buồn chiến tranh theo thời gian tự sự

Trình tự

(theo thời

gian văn bản)

Sự kiện

1 Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh, Kiên và hành trình đi tìm mộ đồng đội.

2 Ký ức về trận đánh gây ra cái chết của tiểu đoàn 27.

3 Cuộc sống của lính trinh sát với ký ức về những cuộc bài và thú chơi hồng ma.

4 Tình yêu vụng trộm của những người lính trinh sát với 3 cô gái thanh niên xung phong và kết cục bi thảm của ba cô gái.

5 Hành trình đi tìm mộ đồng đội.

6 Suy tư của Kiên về tiểu thuyết đang dang dở

7 Ký ức về thời thơ ấu

8 Suy nghĩ về cuộc sống đời thường, về những con người trong

chung cư

9 Hồi ức về kỷ niệm giữa Kiên và Hạnh

79

11 Ký ức về người bạn Trần Sinh

12 Sự đổ vỡ tình yêu với Phương khi Kiên từ chiến trường miền

Nam trở về

13 Cuộc sống cô đơn, vô phương của Kiên sau chiến tranh

14 Trở lại hành trình đi tìm hài cốt với những câu chuyện hư thực

15 Ký ức về cái chết của Quảng trong chiến tranh

16 Ký ức về câu chuyện xảy ra ở sân bay Sài Gòn trong ngày hòa bình đầu tiên

17 Ký ức về người đàn bà Câm

18 Những suy tư của Kiên trong cuộc sống hiện tại, khi đã trở thành một “nhà văn phường”

19 Ký ức về người cha của Kiên

20 Mối tình đầu trong sáng với Kiên khi cả hai còn là học sinh cấp 3

21 Nỗi nhớ khắc khoải về Phương trong những ngày Kiên bị thương

22 Cuộc chia tay vĩnh viễn với Phương

23 Cuộc sống của một người lính hậu chiến

24 Gặp Phương trước lúc lên đường vào mặt trận

25 Kỷ niệm về Phương ở Đồ Sơn

80

27 Kiên thoát chết trong buổi sáng ngày 30/4

28 Ký ức về Hòa

29 Ký ức về Phương tuổi 16 và bất hạnh đến với Phương trong chuyến tàu đi B. Kiên quyết định rời bỏ Phương để vào mặt trận.

Một phần của tài liệu Đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thương trong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)