Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình giúp người đọc đến gần hơn với thể loại được xếp hạng “đẳng cấp”, đồng thời có được cái nhìn toàn diện về mả
Trang 1Tr-ờng đại học quốc gia hà nội tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
luận văn thạc sĩ văn học
Hà Nội - 2011
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Làm việc, làm việc để chiến thắng thời gian và bóng tối” [63; 482], suốt
cuộc đời mình, Lưu Quang Vũ đã dốc hết bầu tâm huyết, thiêu đốt khối óc, con tim để cống hiến tài năng và sức trẻ của mình cho sân khấu nước nhà Tại sao
trong cuộc sống thường nhật, người ta vẫn nói đến ngôn từ “đóng kịch” như
một thuật ngữ? Phải chăng xét từ một góc nhìn nào đó, kịch không chỉ xuất hiện với tư cách là một thể loại văn học mà còn đi sâu vào thói quen tiềm thức mỗi
người dân “Văn học là cầu nối giữa nghệ thuật với thực tiễn cuộc sống”, mà
kịch là phương tiện hữu hiệu nhất đem lại cho người xem cảm giác được đắm mình trong những hồi hộp, hứng khởi của chuyến du hành tìm tòi, khám phá nhưng dễ dàng giản đơn hơn rất nhiều Nam Cao đặt văn học nghệ thuật lên bàn
cân để tìm giá trị đích thực của văn chương với mục đích “nghệ thuật vị nghệ
thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh” Nói đến thứ nghệ thuật đích thực càng đơn
giản, thuần chất bao nhiêu lại càng mang nặng sức gợi cảm của trí tuệ, tình
cảm, tài năng của người nghệ sĩ khi họ luôn căng mình ra,“thức nhọn giác
quan” để thâu nhận, nhào nặn hiện thực thành tác phẩm bất hủ cho đời Kịch
khá kén chọn “độc giả” bởi khi cánh gà hạ xuống, bao “lớp áo” với những dáng
vẻ “thiên hình vạn trạng” được mở ra
Văn học nghệ thuật khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống Cách khai thác hiện thực cuộc sống được các kịch tác gia lựa chọn theo gu thẩm mĩ của riêng mình, mang đậm màu sắc cá nhân, dấu ấn chủ quan Tất nhiên, dù có độc đáo đến thế nào chăng nữa thì con đường mà họ
đi vẫn tuân theo những quy luật, chuẩn mực nhất định của“lãnh địa nghệ
thuật” Trở về cội nguồn hoặc đi sâu khám phá hiện thực cuộc sống đang diễn
ra trước mắt là những hướng tìm tòi, chứa đựng nhiều tiềm năng, có sức lôi cuốn đặc biệt với các nhà viết kịch
Là một nghệ sĩ với năng khiếu bẩm sinh và khả năng cảm thụ nghệ thuật, bên cạnh những vở kịch lấy đề tài từ lịch sử hay hiện đại thì sự xuất hiện của những vở kịch lấy đề tài từ tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ cũng là biểu
Trang 3hiện của một tài năng lớn trong nghệ thuật.Tìm hiểu về mảng kịch này, chúng
tôi được hiểu hơn về tầm vóc, suy nghĩ, hành trình “hồi hương”, say mê “vốn cổ” của một kịch tác gia biết trân trọng, làm mới cái cũ, đã dẫn dắt độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác Nhìn vào khối lượng tác phẩm đồ sộ mà tác giả
để lại trong một thời ngắn, chúng ta càng cảm nhận hết sự cảm kích trong lời
nhận xét của Phan Ngọc: “ Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này
của Việt Nam, là một nhà văn hoá” [57;149] Là ngọn cờ tiên phong “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, Lưu Quang Vũ đã
tìm thấy trong vốn cổ “những ý tưởng con người hiện đại phải kính nể” để xây
dựng lên những vở kịch toả sáng cho đến tận hôm nay và mai sau
Nhìn lại những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho nền sân khấu nước nhà,
đã có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu viết về con người và kịch Lưu Quang Vũ Gần đây PGS.TS Lưu Khánh Thơ, PGS.TS Lý Hoài Thu cho ra mắt
công chúng cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm, công trình này đã
tổng lược toàn bộ những giá trị nghiên cứu về Lưu Quang Vũ từ trước tới nay
Từ năm 2005 -2006, trích đoạn vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang
Vũ được đưa vào giảng dạy chính thức ở lớp 9 THCS, trích đoạn Hồn Trương
Ba - da hàng thịt dạy ở lớp 12 chương trình phân ban thí điểm, nay đã được
giảng dạy chính thức ở THPT Việc tuyển chọn các văn bản kịch của Lưu Quang Vũ đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học như là một
sự khẳng định giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nhân sinh của các vở kịch trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Ngoài hai trích đoạn trên, cho đến nay, kịch vẫn chưa được tìm hiểu nhiều và sâu trong nhà trường, cũng như chưa có được vị trí xứng đáng với giá trị đích thực của nó Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình giúp
người đọc đến gần hơn với thể loại được xếp hạng “đẳng cấp”, đồng thời có
được cái nhìn toàn diện về mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian nói riêng cũng như những đóng góp tích cực của Lưu Quang Vũ cho nền kịch nói nước nhà
Trang 42 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Có nhiều ý kiến cho rằng: sân khấu Việt Nam những năm 80 của thế
kỉ XX là sân khấu của riêng Lưu Quang Vũ Kèm theo đó là hàng trăm bài báo
và công trình nghiên cứu viết về những đóng góp tích cực của ông trong việc
“làm mới” nền kịch nói nước nhà Để tránh “dẫm lên bước chân của người đi trước”, việc hệ thống lại những kết quả nghiên cứu về Lưu Quang Vũ từ trước
tới nay là thao tác cần thiết đối với người viết Chúng tôi thiết nghĩ, bất kì người làm công tác nghiên cứu khoa học nào cũng phải tìm cho mình hướng đi đúng đắn, hạn chế tới mức tối đa sự chắp nhặt lại kết quả nghiên cứu của người đi
trước Chúng ta học hỏi được điều này từ nguyên tắc “sống và làm việc hết
mình” của kịch tác gia Lưu Quang Vũ Ông nhắc nhở mọi người về yêu cầu
khắt khe của sự sáng tạo nghệ thuật qua những trang kịch bản mới mẻ, giàu giá trị tư tưởng nghệ thuật của mình
Điểm lại những tư liệu, hồi ức do người thân và bạn bè của ông cung cấp, chúng ta thấy tò mò về một cậu bé Lưu Quang Vũ với tâm hồn nhạy cảm, tinh
tế và dễ xúc động cho tới khi tiếng tăm “nổi như cồn” trên các sàn diễn sân
khấu một thời Đó là quá trình phấn đấu thật không dễ dàng Tìm về tuổi thơ ông, người ta dự đoán về sự bùng nổ, tỏa sáng của một tài năng với thiên hướng văn thơ, hội họa Được thừa hưởng dòng máu và trái tim yêu văn chương nghệ thuật từ người cha, nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, cộng với nhiệt huyết, nghị lực phi thường của mình, Lưu Quang Vũ đã viết tên mình lên nhiều lĩnh vực mà ở lĩnh vực nào tác giả cũng gặt hái được những thành công nhất định Năng khiếu hội họa, sự thăng hoa cất cánh của tâm hồn đa cảm cộng với
sự động viên, chia sẻ của người bạn đời - nữ sĩ Xuân Quỳnh đã giúp nghệ sĩ từng bước tiến xa hơn trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, họ yêu nhau, đến với nhau và bù đắp cho nhau, cùng nhau vượt qua thử thách khắc nghiệt của cuộc sống đời thường Thành công mà cặp đôi Vũ - Quỳnh đạt được là kết quả của những đêm dài thức trắng khi mọi người đã yên giấc nồng mà họ vẫn chong đèn để trải lòng mình trên từng trang giấy
Trang 5Sau khi ông mất đi, hiện tượng Lưu Quang Vũ đã trở thành đề tài nóng hổi, thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu trên phạm vi cả nước Đã
20 năm trôi qua, chúng ta có đủ căn cứ và độ lùi thời gian cần thiết để khẳng định giá trị bền vững của kịch Lưu Quang Vũ Tuy nhiên, trước năm 1980, giới nghiên cứu chỉ biết đến Lưu Quang Vũ như một tài năng thơ, một cây bút viết truyện ngắn và một nhà báo tài năng
Ngay từ năm 1966, những bài thơ của ông được đăng trên báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Văn nghệ Quân đội…Khi ấy, nhà phê bình Hoài Thanh
không tiếc lời khi gọi đó là “một cây bút trẻ nhiều triển vọng” Sau đó không
lâu, tập thơ Hương cây - Bếp lửa (in chung Bằng Việt) ra đời là sự tri ân của
tác giả với những người yêu mến thơ ông
Năm 1968, truyện ngắn Thị trấn ven sông của ông đạt giải Ba cuộc thi viết
truyện ngắn trên báo Văn nghệ 1967 - 1968
Năm 1979, cuốn Diễn viên và sân khấu (in chung với Vương Trí Nhàn và
Xuân Quỳnh), là tập hợp các bài viết về chân dung các nghệ sĩ Một lần nữa, độc giả đánh giá cao sự hiểu biết về sân khấu và những nhận xét tinh tế của ông
Năm 1979, vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 của Lưu Quang Vũ gặt hái
nhiều thành công khi tham dự Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc
1980 với 5 giải nhất Thành công của vở kịch đầu tay đã tiếp sức cho cây bút của ông nhiều năng lượng để tiếp tục sáng tạo Từ những năm 80, nhiều vở kịch
của Lưu Quang Vũ đã làm xôn xao như luận như: Cô gái đội mũ nồi xám (1981), Người trong cõi nhớ (1982), Nguồn sáng trong đời (1984), Tôi và chúng ta (1984), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1984), Người tốt nhà số 5 (1984), Lời nói dối cuối cùng (1985), Khoảnh khắc và vô tận (1986)…đã
khẳng định tài năng của một nhà viết kịch trẻ
Dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu có giá trị quý báu về con người và sự nghiệp viết kịch của Lưu Quang Vũ:
Không lâu sau sự ra đi đột ngột của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, Nhà
xuất bản Thông tin cho ra mắt độc giả cuốn Lưu Quang Vũ - một tài năng, một
Trang 6đời người do hai nhà nghiên cứu Ngô Thảo và Vũ Hà biên soạn Với dung
lượng hơn 70 trang, cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về con đường
sáng tạo của Lưu Quang Vũ Các tác giả khẳng định: “Hạt giống đã gieo vào
một mảnh đất tốt gặp thời tiết thuận hoà, lại có nội lực khoẻ đã nhanh chóng phát triển Và bóng rợp của tài năng Lưu Quang Vũ đã trùm lên che mắt cho cả một vùng sân khấu rộng lớn trải theo chiều dài đất nước trong một thập niên”
[18;53]
Trong cuốn Lưu Quang Vũ, tài năng và lao động nghệ thuật, PGS.TS
Lưu Khánh Thơ tỏ ra rất công phu, tâm huyết trong việc tập hợp được nhiều bài viết, bài phê bình sắc sảo, đánh giá đúng mức về tài năng và ý thức lao động nghệ thuật cần mẫn của Lưu Quang Vũ Sự khách quan, khoa học của công trình nghiên cứu này đã giúp người đọc có được cái nhìn đa chiều, đa diện, kể
cả những mặt còn hạn chế ở kịch tác gia Trước sự ra đi đột ngột của ông, hầu hết các tờ báo, tạp chí đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với người viết kịch
“tuổi trẻ tài cao” - một nhà viết kịch đã sống hết mình cho mọi người, vì con
người
Năm 2000, Lưu Quang Vũ được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật Năm 2003, Nhà xuất bản Sân khấu ra mắt độc giả cuốn Lưu Quang
Vũ - tác phẩm được Giải thưởng Hồ Chí Minh, giới thiệu ba vở kịch Tôi và chúng ta, Lời thề thứ chín, Hồn Trương Ba, da hàng thịt Trong bài viết Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt Nam, nhà nghiên
cứu Lưu Khánh Thơ khẳng định: “ Trong lịch sử sân khấu nước ta, thời kỳ của
Lưu Quang Vũ có lẽ là thời kỳ sôi động, giàu sức sống nhất, thu hút đông đảo người xem nhất Những năm 80, kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện đã làm thay đổi tư duy của người biểu diễn, cũng như công chúng yêu mến sân khấu”
[80;11]
Gần đây nhất, năm 2007, cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm
(Nhà xuất bản Giáo dục) của hai nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ - Lý Hoài
Thu, đã giới thiệu “khá đầy đủ và tương đối có hệ thống những bài viết về sự
nghiệp văn chương nghệ thuật và cuộc đời của tác gia” [63;48] Lưu Quang Vũ
Trang 7Thêm vào đó, người viết còn hệ thống một cách khoa học những bài sắc sảo của nhiều nhà nghiên cứu về các mảng thơ - truyện ngắn - kịch của Lưu Quang Vũ Cuốn sách tuyển chọn được 75 bài, trong đó có tới 41 bài liên quan đến sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ Tác phẩm tập hợp được nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu tên tuổi như Phan Trọng Thưởng, Ngô Thảo, Lưu Khánh Thơ, Lý Hoài Thu…về cuộc đời và sáng tác của nhà viết kịch Đây là công trình nghiên cứu công phu, hoàn chỉnh nhất về Lưu Quang Vũ từ trước tới nay, giúp độc giả
có được cái nhìn thấu đáo và đa diện hơn về kịch tác gia Lưu Quang Vũ
Nhà nghiên cứu Ngô Thảo trong Con đường sáng tạo của một tài năng
đã đi từ việc nghiên cứu cụ thể để rút ra những kết luận sắc sảo, chính xác khi
ông khẳng định: “Đã có một phong cách kịch Lưu Quang Vũ” [63;264] Cách
hiểu về khái niệm phong cách thì rất nhiều, nhưng theo Ngô Thảo, dấu hiệu
nhận diện hay “Nét quán xuyến trong toàn bộ sáng tác, làm nên phong cách và
âm hưởng chủ yếu trong sự nghiệp của Vũ, chính là tính hiện đại trong chủ đề
tư tưởng các vở diễn” [57;82] Điều này có nghĩa, Lưu Quang Vũ đã hiện đại
hóa, làm mới cái cũ, lấy cái xưa để nói tới cái nay, cái hiện tại Đặc biệt, Giáo
sư Phan Ngọc còn khẳng định chắc chắn: “Có một kịch pháp Lưu Quang Vũ”, hơn thế nữa “mà cả Đông Nam Á có thể tiếp thu” [63;267] Có thể thấy, Phan
Ngọc đã đánh giá cao tính chuyên nghiệp và biệt tài biến mọi đề tài, hiện tượng trong cuộc sống thành những vở kịch hấp dẫn nhưng cũng rất riêng chỉ có ở Lưu Quang Vũ
2.2 Lý giải về thành công của Lưu Quang Vũ cũng có nhiều ý kiến khác
nhau Lê Minh Khuê cho rằng: “Anh là người tỉnh táo trước thành công…Vũ
là người luôn vắt kiệt bản thân mình cho công việc…nghiêm khắc với chính mình Nói chuyện với Vũ xong bao giờ tôi cũng muốn làm việc nhiều hơn”
[63;234] Còn Giáo sư Phan Ngọc lại sớm nhận ra:“Điều kì lạ này không phải
do tài khôn khéo mà do trái tim của Vũ, đứa con có hiếu với cha mẹ, trung thành với Tổ quốc Vũ xứng đáng với câu thơ của Musset: Hãy vỗ vào trái tim thiên tài là ở đấy” [63;266]
Trang 8Bên cạnh những lí giải về hiện tượng Lưu Quang Vũ, giới nghiên cứu chú
ý nhiều hơn đến chất lượng các vở kịch của ông Trong bài viết Lưu Quang Vũ
- những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người (trích Giao lưu Văn học và sân khấu), Phan Trọng Thưởng tỏ ra rất cặn kẽ khi khẳng định:“Có những người từ
góc độ xã hội học cho rằng kịch Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng yêu cầu thời sự được cả xã hội quan tâm, đưa được lên sân khấu những vấn đề quan thiết, nóng bỏng của thực tiễn đời sống Những người từ góc độ nghề nghiệp sân khấu khác nhau thì cho rằng kịch của anh dễ dàn dựng, dễ diễn và dễ ăn khách Cũng có người từ góc độ sáng tác mà cho rằng Lưu Quang Vũ đã gặp đất Lại không ít người từ phía chủ thể nghệ sĩ cho rằng đó là kết quả của tư chất thông minh, của tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần mẫn, của trách nhiệm người nghệ sĩ - công dân…Nhưng với trường hợp Lưu Quang Vũ theo tôi nên hướng sâu vào sự tìm tòi về phía cá tính sáng tác, phía cá nhân nhà văn” [65;140] Đồng thời, nhà phê bình cũng đi đến kết luận: “Cái quan trọng nhất của anh vẫn là ý thức nhà văn, vốn học tập tích lũy, là khả năng lao động, khả năng đồng hóa thực sự” [65;141] Những nhận định này sẽ không
thể có được ở một người có tầm nhìn hạn hẹp về con người Lưu Quang Vũ
cũng như các tác phẩm của ông Trước khi đến với kịch, Lưu Quang Vũ rất mê
thơ và trước sau ông vẫn là một nhà thơ, cho nên Phan Trọng Thưởng đã phát
hiện được: “Chất thơ của đề tài, chất thơ của tư tưởng là đặc điểm nổi bật
nhất, quán xuyến sáng tác, làm nên thành công và tạo nên phong cách riêng”
[65;140] của Lưu Quang Vũ
Tất Thắng cho rằng: “Sự hấp dẫn mà không rẻ tiền của kịch Lưu Quang Vũ
với những cốt truyện đầy bất ngờ và lo âu, với những lớp màu sinh động, những lối thoát giàu chất sinh học và tính triết lý Và đặc biệt ẩn giấu trong tất cả những cái đó là những chủ đề, những vấn đề, những sự thật mà nhiều người đang quan tâm” [57;260]
Tôn Thảo Miên phát hiện: “Hầu hết các vở còn lại ấn tượng sâu đậm trong
lòng công chúng là những vở động chạm đến vấn đề vừa nóng bỏng thời sự vừa
Trang 9chứa đựng chiều sâu triết lý, mang ý nghĩa lâu dài, không bao giờ trở thành xưa cũ” [42;712]
Phạm Vĩnh Cư khẳng định: “Chúng ta tìm thấy hai biến thể hiện đại của
một thể loại cổ xưa: bi hùng kịch và bi hài kịch” [10;11]
Rõ ràng, những cách tân, sáng tạo trong kịch Lưu Quang Vũ là mảnh đất
màu mỡ cho chúng tôi tìm tòi, nghiên cứu
2.3 Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu chúng tôi không điểm lại những bài viết
về mảng kịch này Bởi lẽ, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có một cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của mảng kịch
Ngô Thảo trong Con đường sáng tạo của một tài năng đã chia kịch Lưu
Quang Vũ ra làm ba loại, bên cạnh mảng kịch dựa trên cốt truyện văn học và mảng sáng tạo mới thì mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian tuy số lượng ít
nhưng đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Lưu Quang Vũ “Riêng tôi
cứ tin là rồi cái vở kịch mượn tích xưa, nay (có nhiều thay đổi - tất nhiên) rồi sẽ còn trên sân khấu một thời gian dài hơn” [18;65] - là suy ngẫm của Ngô Thảo
sáng tác vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt Vở kịch đi thẳng vào người
xem với vấn đề muôn thuở của con người, cũng là vấn đề cấp bách của cuộc sống hiện tại” [57;174-175]
Phạm Thị Thành - người dàn dựng thành công nhiều vở kịch của Lưu
Quang Vũ cũng đặc biệt đề cao những tác phẩm của mảng kịch này:“Anh cũng
hay dùng các câu chuyện huyền thoại, cổ tích để viết lên những tâm sự của con người hôm nay” [57;251-252]
Trang 10Phạm Vĩnh Cư gọi Hồn Trương Ba, da hàng thịt là bi hùng kịch khi tác
giả của nó đã :“Đổ rượu mới vào bình cũ kể lại chuyện hài cổ như một bi kịch
triết lý thời nay với hai chiều kích đan thoa: chiều kích nhân sinh - xã hội và chiều kích bản thể - siêu hình” [10;118]
Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến khía cạnh nhân sinh của vở
kịch Về vấn đề này, Phan Trọng Thưởng đưa ra nhận xét rất đắc địa: “Theo tôi,
khai thác triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt
vào lúc này, Lưu Quang Vũ và những nghệ sĩ thực hiện vở diễn đã làm cái việc không phải là “Ôn cố tri tân” như ta thường nói mà là “Tri cố, tri tân”
[65;277]
Nhận định khái quát và sâu sắc nhất về mảng kịch này, có lẽ phải kể đến ý
kiến của nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ trong bài viết Sự khai thác mô típ dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ: “Việc khai thác các mô típ dân gian, dựa
vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách của mình đã tạo cho kịch của anh sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật Trong số kịch bản của Lưu Quang Vũ, khối lượng những vở khai thác trực tiếp từ cốt truyện dân gian không nhiều lắm, nhưng hầu hết những vở kịch đó đều đạt tới hiệu quả nghệ thuật tương đối cao”
[57;166] Cũng giống như đại đa số các nhà nghiên cứu khác, Lưu Khánh Thơ
đánh giá cao và giành tình cảm đặc biệt cho vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt
vì giá trị nghệ thuật của nó
“Lời nói dối cuối cùng cũng là một vở kịch khai thác vốn cổ dân gian mà vẫn giàu ý nghĩa hiện đại của Lưu Quang Vũ” Vở kịch Ông vua hoá hổ cũng
được phân tích theo hệ thống của những tác phẩm thuộc mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian
Cuối cùng, Lưu Khánh Thơ kết luận: “Tài năng của nhà viết kịch một lần
nữa được khẳng định trong việc biến cổ tích, huyền thoại thành chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn đời trong những cái bình thường” [57;169] Không
chỉ có vậy, trong Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu
Lưu Khánh Thơ còn đưa ra những nhận xét thật xác đáng về đóng góp của kịch
Trang 11tác gia này đối với nền kịch Việt Nam và những lưu ý tới mảng kịch dựa trên
tích truyện dân gian, cụ thể là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt Đoạn trích Thoát ra nghịch cảnh thuộc cảnh 7 - cảnh cuối cùng của vở kịch đã được đưa
vào sách giáo khoa lớp 12 với ý nghĩa to lớn của nó Rõ ràng với cách “diễn tả
sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của hồn Trương Ba” đã tác động rất lớn đến suy nghĩ, nhận thức của học sinh phổ
thông Từ đó, các em tự rút ra cho mình bài học về lẽ sống, tư chất đạo đức ở
đời
Tác giả Đặng Hiển dành thời gian triển khai cụ thể hơn đặc điểm nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ từ những gì mà người đi trước thấy được qua bài viết
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt từ truyện cổ dân gian đến kịch Lưu Quang
Vũ - xét về mặt tư tưởng triết học” Điều còn mãi trong lòng tác giả và trí nhớ
bạn đọc là:“Tư tưởng triết lý của Lưu Quang Vũ về con người vừa biện chứng
vừa lạc quan và cao thượng Điều này cùng với tài năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả đã làm cho vở kịch có giá trị nhân văn cao, vươn tới tầm nhân loại
Và đó cũng là những yếu tố làm cho vở kịch trở thành cổ điển” [21;423]
Trên đây là những bài viết, tài liệu mà chúng tôi đã sưu tầm và tìm hiểu
Về mặt số lượng, có thể nói là nhiều và đảm bảo được tính liên tục của quá trình nghiên cứu từ khi Lưu Quang Vũ còn sống cho đến nay Tuy nhiên, nếu xét về độ sâu thì còn cần nhiều công sức và thời gian nghiên cứu hơn nữa Đối với mảng kịch này, hầu như các tác giả mới dừng lại ở việc phân tích từng vở riêng lẻ cụ thể, mà chưa có những nghiên cứu đánh giá ở tầm khái quát về mảng
đề tài này
Khai thác hết vẻ đẹp của kịch Lưu Quang Vũ là thử thách lớn lao cho bất
kì nhà nghiên cứu nào Cuốn Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm đã tập hợp
khá đầy đủ những bài viết quý báu về con người và sự nghiệp của Lưu Quang
Vũ Đây là nguồn tài liệu vô cùng quý giá và cần thiết để người nghiên cứu có
cơ hội thực hiện được tham vọng của mình trong việc đi sâu khám phá một cách toàn diện hơn về kịch Lưu Quang Vũ
Trang 123 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Mảng kịch dựa trên tích truyện
dân gian của Lưu Quang Vũ nên phạm vi đề tài được giới hạn trong 5 vở: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Nàng Sita, Ông vua hoá hổ, Linh hồn của đá, Lời nói dối cuối cùng Trong khuôn khổ của luận văn, phạm vi nghiên cứu của
chúng tôi được khoanh vùng ở 5 kịch bản văn học của tác giả Lưu Quang Vũ, chứ không phải là các vở diễn đã được dàn dựng bởi bàn tay các nhà đạo diễn sân khấu.Vì 5 kịch bản này hoàn toàn thuộc về văn học, mang đặc trưng của
văn học nên vai trò duy nhất của Lưu Quang Vũ vẫn được đảm bảo
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết chúng tôi sẽ tìm hiểu những chặng đường phát triển của Sân khấu Cách mạng Việt Nam từ 1945 - 1975 cho tới khi kịch tác gia Lưu Quang
Vũ xuất hiện (sau 1975), để thấy được những đóng góp to lớn của ông trong
quá trình làm thay đổi bộ mặt sân khấu nước nhà
Qua việc khảo sát, phân tích, so sánh các vở kịch trong mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ những đặc điểm riêng của mảng kịch này, và lấy đó làm cơ sở để hiểu rõ hơn về những cách tân độc đáo trong kịch của Lưu Quang Vũ
4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp hệ thống: đặt 5 trong số 53 vở kịch với phạm vi phản ánh
khác nhau, chúng tôi xem xét mối quan hệ của từng vở trong mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian trong một chỉnh thể chung để khai thác nét riêng, sự độc đáo, giá trị đích thực và ý nghĩa phản ánh của các vở kịch
* Phương pháp phân tích - tổng hợp: là phương pháp có tính chất quán
xuyến, xuyên suốt toàn bộ luận văn nhằm tạo nên tính khách quan, lôgic trong quá trình tổng hợp Dựa trên kết quả của sự mổ xẻ, phân tích chúng tôi đi sâu lý giải những thành công và đóng góp của ông trên các phương diện được đề cập Sau đó, chúng tôi sẽ tổng hợp lại để đi đến những kết luận cần thiết theo yêu cầu của luận văn
Trang 13* Phương pháp so sánh: đây là việc làm quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ
hơn bản chất và vị trí của những vở kịch dựa trên tích truyện dân gian trong mối tương quan đa chiều của nó
* Phương pháp Xã hội học: trong từng phần cụ thể, chúng tôi cố gắng kết
hợp linh hoạt các phương pháp khác nhau để phân tích vấn đề Phương pháp Xã hội học giúp bản thân người viết khai thác và chú ý đúng mực tới các tác nhân ảnh hưởng với cuộc đời và sự nghiệp Lưu Quang Vũ Đặc biệt ở những vở kịch
có kết cấu mở, vai trò đồng sáng tạo của độc giả ít nhiều được đề cập đến
5 Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở khai thác, bóc tách những tầng ý nghĩa ẩn sâu trong mỗi vở kịch cũng như toàn bộ mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian, chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những đặc điểm, sự hấp dẫn
và những cách tân, đổi mới của mảng kịch này
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vị trí của Lưu Quang Vũ trong nền kịch Việt Nam hiện đại Chương 2: Cốt truyện và Nhân vật trong mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ
Chương 3: Xung đột trong mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG
NỀN KỊCH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1 Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của Sân khấu Cách mạng Việt Nam 1945-1975
Trong cuộc sống, khi xem xét bất kì một sự vật, hiện tượng nào, chúng ta phải nhìn nhận chúng trong bối cảnh lịch sử xã hội đương thời và đánh giá đúng mức vai trò của các tác nhân lịch sử đối với sự phát triển của các sự vật, hiện tượng ấy Văn học nghệ thuật là bức tranh phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ - là tiếng nói cất lên từ sâu thẳm trái tim người nghệ sĩ - là cây đàn muôn điệu đang ngân lên những cung bậc thanh âm trầm bổng để ca ngợi cuộc đời Không nằm ngoài quy luật tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng, văn học cũng chịu sự chi phối và tác động mạnh mẽ của các tác nhân lịch sử Giữa chúng luôn tồn tại một sợi dây liên kết, móc xích và tác động qua lại lẫn nhau để tồn tại, thúc đẩy nhau cùng phát triển.Và những câu chuyện về lịch sử sân khấu cách mạng Việt Nam thời kì 1945-1975 sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn xuyên suốt hơn về tiến trình phát triển của lịch sử sân khấu cách mạng thời
kì này
Trong cuộc sống, chắc ai trong mỗi chúng ta cũng hơn một lần nhắc đến
ngôn từ “đóng kịch” hay “kịch tính” Vậy thế nào là kịch? Theo Từ điển Văn
học, Thuật ngữ Kịch được hiểu theo hai cấp độ:
Ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của Văn học
(kịch, tự sự, trữ tình) kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học Nó vừa để diễn tả là chủ yếu, lại vừa để đọc Vì vậy, kịch bản chính là phương diện văn học của kịch Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời)
Ở cấp độ loại thể, thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học -
sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch Với ý nghĩa này, kịch cũng còn gọi là chính kịch [19;142-143]
Trang 15Nhìn lại những bước đi của lịch sử những năm đầu thế kỉ XX, chúng ta nhận thấy những biến động sâu sắc của lịch sử trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội Lúc này, trên bình diện văn hóa đang tồn tại
“một bức tranh văn hóa mang màu sắc hỗn dung” với các cuộc tranh giành, xâm lấn lẫn nhau giữa sân khấu nhà hát và sân khấu sân đình.“Như một sự hợp
lẽ lịch sử những yếu tố mới phù hợp với xu hướng tiến bộ dần dần được thừa nhận cùng với sự rút lui âm thầm của cái bảo thủ, lạc hậu, trái với quy luật của
xã hội” [65;87] Do vậy cũng là điều dễ hiểu và nên sớm chấp nhận một sự thật:
kịch đại diện cho cái mới, cho lực lượng mới, đã xuất hiện một cách đường hoàng và tự tin với sức mạnh của riêng nó Trên đây là bức tranh khái quát, phản ánh rõ những bước đi chập chững của một nền Sân khấu non trẻ trước những năm 1945
Song cũng phải công nhận, hệ thống lý luận sân khấu cách mạng nước ta giai đoạn 1945-1975 còn phát triển chậm chạp và phương pháp nghiên cứu còn thiếu tính hợp lí Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành đã chỉ ra:
“Nhìn chung các công trình lịch sử sân khấu mang tính sơ thảo và dành riêng cho mỗi kịch chủng gặp nhau ở chỗ đều quan sát diễn biến của sự phát triển từng bộ môn sân khấu và trình bày nó, riêng biệt tách rời với hoạt động của các nền sân khấu cũng như không vạch ra những liên hệ, tương quan tác động”
[5;99] Muốn giải cứu sự bế tắc, chậm chạp ấy cần sự phối hợp liên nghành, khai thác được những mặt mạnh của sân khấu, lấy nó làm tiền đề cho sự “tỏa
sáng”
Trải qua chặng đường lịch sử 30 năm (1945-1975) chìm trong khói lửa, bom đạn kẻ thù, chúng ta đã tạo nên một trang sử hào hùng của dân tộc và kịch nói cũng tạo dựng cho mình một trang sử riêng Mặc dù ở nước ta, kịch nói ra đời muộn hơn so với các loại hình khác nhưng những thành tựu mà nó đạt được lại rất nhanh chóng và đáng kể Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, kịch nói đã làm tròn bổn phận, trách nhiệm của lực lượng cách mạng tiên phong, góp phần thúc đẩy những mũi tiến công sắc bén, vượt qua chướng ngại vật và về đích vinh quang Hơn nữa, từ sau 1945, đã hình thành nền kịch nói thực sự dân chủ
Trang 16và mang tính chuyên nghiệp cao Tuy nhiên, vẫn còn những thiếu sót và hạn chế nhất định như: chưa có nhiều nhân vật mang tính chất điển hình, chưa thực
đi sâu vào mặt trái của cuộc chiến đấu dẫu sao, đó cũng chỉ là hạn chế tất yếu của một thời kì lịch sử Rất đáng mừng là những hạn chế ấy đã được khắc phục khi cuộc chiến đi qua, khi mỗi người dân - người nghệ sĩ có đủ thời gian cùng nhìn nhận và suy ngẫm
Từng bước đi chắc chắn của kịch nói đã góp phần tô đậm thêm bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại Ba mươi năm - một chặng đường, những đóng góp đáng ghi nhận của kịch nói đã góp phần tạo dựng một nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Một vấn đề lý thú nảy sinh: Tại sao kịch phát triển nở rộ ở miền Bắc nhưng lại trì trệ ở miền Nam? Có phải chăng đó là hệ quả tất yếu mang tính chất đặc trưng vùng miền của kịch?
1.2 Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ thuật
Trong khuôn khổ của phạm vi nghiên cứu, với mong muốn tìm hiểu và mổ
xẻ vấn đề cả ở chiều rộng lẫn bề sâu, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ “tài năng” và
đóng góp to lớn của Lưu Quang Vũ với nền kịch nói nước nhà.Văn học nghệ thuật trong mỗi thời kì thường xuất hiện những gương mặt mà tên tuổi và tác phẩm của họ đã thu hút được sự chú ý của người đọc, người xem trong một khoảng thời gian nhất định Sự nhạy cảm, thức nhận kịp thời khiến họ trở thành gương mặt tiêu biểu cho cả một giai đoạn Trong quy luật tồn tại của tự nhiên
và xã hội, những sự vật, hiện tượng mới luôn nảy sinh và làm mới chính cuộc sống này Đối với văn học nghệ thuật nói riêng, sự thăng hoa và dấu ấn của
người nghệ sĩ ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng có thể được coi như một “hiện
tượng” Tuy nhiên, xét về mặt bản chất của các hiện tượng là khác nhau, bởi
vậy sự tồn tại của hiện tượng trong lòng công chúng cũng không giống nhau Nói đến hiện tượng là phải tính đến yếu tố thời gian, nghĩa là không thể phủ nhận quá trình khai sinh, phát triển, khẳng định vị trí của mình theo cách riêng hoặc có thể là biến mất không để lại dấu vết Muốn khẳng định giá trị bền vững
Trang 17của “hiện tượng” nhất thiết phải được kiểm nghiệm bằng một phép thử “thời
gian”- cũng đồng nghĩa với cuộc sống, thời gian được duy trì, kéo dài
Mọi sự so sánh chỉ mang tính chất tương đối nhưng có thể ví giá trị đích
thực của “hiện tượng” với hình ảnh “tảng băng trôi”(mà theo Hemmingguây chỉ có 1 phần nổi và 7 phần chìm) Trong một thời gian đủ độ khi đã vượt qua giới hạn lâm thời của cái gọi là “hiện tượng”, thì hiện tượng ấy không còn
mang ý nghĩa ban đầu của giai đoạn thử thách mà bản chất của hiện tượng sẽ được chuyển giao sang một giai đoạn khác - tức phần chìm của tảng băng Dư
âm, tên tuổi của những “hiện tượng” không chỉ là tiếng hò reo tức thời mà ăn
sâu vào tâm trí, trái tim, niềm say mê, sự ngưỡng mộ của đông đảo công chúng
Quá trình “vượt ngưỡng” của các hiện tượng diễn ra không đơn giản, không thể
chỉ dựa vào yếu tố may mắn mà ẩn sau đó phải là sự bùng nổ, phát tiết của tài năng thật sự Tính bền vững và giá trị đích thực của nghệ thuật khi đã trải qua thử thách và độ lùi thời gian nhất định sẽ được kiểm chứng và công nhận Cũng
giống như những “ngôi sao rơi rớt trên bầu trời”, số rụng đi thì nhiều mà số trụ được lại vô cùng ít ỏi Vì vậy,“trong nghệ thuật chúng ta từng chứng kiến bao
nhiêu người tài hoa phát lộ rất rõ ràng nhưng không mấy khi kết đọng thành
tác phẩm” Trong bài viết Tác phẩm lớn tại sao chưa? (đăng trên Báo văn
nghệ số 51 ngày 23/2/2006), nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn cũng chỉ ra: "Không
thiếu những cây bút sau màn trình làng đầy ấn tượng, hứa hẹn nhiều triển vọng nào đấy, nhưng rồi tài hoa ban đầu không cường tráng lên để thành tài năng, trái lại cứ sa sút mai một dần Những cái ra sau chỉ là sự pha loãng của cái ra trước, thậm chí loãng đến mức khó tin Có người bi quan đã ngờ vực: không khéo cái tạng chính của người viết ở ta chỉ là “nhà văn của cái đầu tay”[45]
Tác giả tiếp tục chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự sa sút phong độ của người nghệ
sĩ sau những sáng tác đầu tay là do “vốn văn hóa, vốn sống và những kĩ năng
sáng tạo” không được nuôi dưỡng và bồi đắp thường xuyên, nên bước chân sau
cứ dẫm lại bước chân của người đi trước Trong khi bản chất của sự sáng tạo
không cần “những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” mà
đòi hỏi ở người làm nghệ thuật khả năng sáng tạo đích thực Nhà phê bình cũng
Trang 18nêu lên quan điểm của mình về sự ra đời của một tác phẩm lớn, để minh chứng
cho vị trí của một tài năng đích thực Tin hay không là tùy vào độc giả: “Để có
tác phẩm lớn còn một yếu tố bất khả tri, do đó, cũng bất khả luận: thiên định, giời cho”[45]
Khi soi chiếu vào trường hợp của Lưu Quang Vũ, chúng ta thấy, ông là một hiện tượng đích thực của Sân khấu Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX Nếu không ra đi quá vội vàng khi tài năng còn đang nở rộ thì sự nghiệp và tên
tuổi của kịch tác gia này chắc còn tiến xa hơn nữa Nói đến “hiện tượng Lưu
Quang Vũ”, chúng ta cần chú ý: sự bộc lộ bản chất của một tài năng ở nghệ sĩ là
rất sớm, và vì vậy, cho dù có gọi là “hiện tượng Lưu Quang Vũ” thì người đọc
cần phải hiểu ngay, hiện tượng ở đây không còn mang ý nghĩa bề nổi mà nó thống nhất với tài năng, sức sống lâu bền của một cây bút Sự đặc biệt là ở chỗ:
thông thường một hiện tượng “đến” và “đi” cũng rất nhanh Còn Lưu Quang
Vũ, trong suốt thời gian sáng tác khá dài (gần 10 năm), nhưng ấn tượng mới
mẻ, lôi cuốn của cái buổi đầu đã tạo nên dấu ấn trong lòng độc giả thì vẫn mãi
vẹn nguyên Nhà nghiên cứu Ngô Thảo nhận xét: “Sự phát lộ tài năng ở Vũ
không theo quy luật của sự hội tụ mà như lan tỏa trên một mặt bằng rộng rãi”
[15;62] Bằng chứng là trong suốt 10 năm sáng tác với 53 vở kịch ở hầu khắp các đề tài, chủ đề, Lưu Quang Vũ đã dẫn dắt người xem đi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác Hiện tượng Lưu Quang Vũ ngày càng thu hút được sự chú ý của mọi giới, mọi ngành trên phạm vi cả nước với nhịp độ nhanh và cường độ mạnh khi tần suất các vở diễn của ông được dàn dựng trên sân khấu ngày càng lớn
Thực tế đã chứng minh: “Sân khấu thủ đô Hà Nội, sân khấu Thành Phố Hồ Chí
Minh nhiều dịp chứng kiến sự chiếm lĩnh hầu hết vở diễn của Vũ trên sàn diễn”
[1;383] Sau năm 1985, người ta nghi ngờ ở Lưu Quang Vũ “tinh hoa đã phát
tiết hết”, nhưng trên thực tế, khả năng sáng tạo của ông vẫn dồi dào như mới
ngày đầu Đơn giản một lẽ, Lưu Quang Vũ là tài năng đích thực, một tài năng đi theo con đường riêng của mình và không bao giờ lặp lại
Muốn nhận thức đầy đủ, chính xác về hiện tượng Lưu Quang Vũ thì thao tác không thể thiếu của người nghiên cứu là đặt đối tượng cần xem xét vào hệ
Trang 19quy chiếu với lịch sử thời điểm ấy để nhận chân chính xác vấn đề Nhìn lại lịch
sử giai đoạn này, chúng ta thấy còn nhiều điều phải đáng bàn Những năm của thập kỉ 80 - vẫn là thời kì hậu chiến, tuy hòa bình đã được lập lại nhưng những tàn dư của cuộc chiến dai dẳng đã trở thành lực cản, kéo lùi công cuộc chuyển mình của lịch sử Sân khấu cách mạng giai đoạn này đang rơi vào tình trạng nghèo nàn, đơn điệu như mảnh đất khô cằn đã bị khai thác, đào xới quá mức lại không được chăm bón tưới tắm thường xuyên Thế nên, dự báo về một mảnh đất hoang hóa khô cằn không còn xa nữa Trước tình thế ấy, sân khấu đã nhận thức được vai trò quan trọng và cập nhật của nó với mỗi bước đi của lịch sử nước nhà Hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho các nghệ sĩ sân khấu khai thác và phản ánh
Chính thời điểm đó, Lưu Quang Vũ đặt chân và trình làng sân khấu bằng
tác phẩm đầu tay Sống mãi tuổi 17 (1979) do Nhà hát tuổi trẻ dàn dựng và
giành Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc 1980 Thành công ban đầu không làm lu mờ hay thui chột tài năng, thậm chí còn hóa giải thành sức mạnh, tiếp thêm nghị lực, niềm tin cho cây bút trẻ vững bước: vào nghề Muốn bước đi bằng chính đôi chân của mình, khối óc phải vững vàng và
tỉnh táo trên mỗi “bước đi dài” Vốn là người thông minh, mẫn cảm nên nhiều
khi thoáng đọc một mẩu tin, một bài viết trên báo chí, thoáng nhìn thấy một sự
kiện, hoặc nghe được một chuyện gì đó, là trong ông đã có những “chớp sáng”
chủ đề và bộ óc giàu tưởng tượng Lưu Quang Vũ dùng cách riêng của mình để chuyển tải nội dung và đưa lại hiệu quả nghệ thuật cao nhất cho mỗi vở kịch Nhanh chóng, kịp thời là lợi thế lớn để kịch Lưu Quang Vũ có thể xâm lấn trên khắp mọi miền Tổ quốc Tên tuổi và các vở diễn mới của ông liên tục được
trình làng Lưu Quang Vũ đã trở thành một “hiện tượng lạ”- không những thu
hút được sự chú ý của báo giới mà còn chiếm được tình cảm, lòng ngưỡng mộ
của đông đảo công chúng khắp mọi nơi Nhờ có kịch Lưu Quang Vũ, những
người làm sân khấu đã chinh phục được khán giả Thành phố Hồ Chí Minh bằng
sự lôi cuốn của một loại hình kịch nói khi người dân ở đây vốn đã quen hâm mộ cải lương Điều này có thể coi là một kì tích lớn Cho nên, không lấy gì làm
Trang 20ngạc nhiên khi: “Ở Sài Gòn dịp này đi ngả nào cũng đụng phải kịch Lưu
Quang Vũ” Cũng không quá lời khi báo giới Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá
5 vở: Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân Trình), Lịch sử
và nhân chứng (Hoài Giao), Nhân danh công lý (Doãn Hoàng Giang, Võ
Khắc Nghiêm), Đỉnh cao mơ ước (Tất Đạt) “ như 5 cỗ xe tăng tiến vào với sức mạnh của những chiếc xe giải phóng dinh Độc lập ngày nào” [63;311]
Tài năng và tinh thần lao động không biết mệt mỏi của Lưu Quang Vũ đã mang lại niềm tin cho khán giả về sự đổi thay và vững bước đi lên của sân khấu nước nhà Sân khấu Việt Nam từ trong thời kì khó khăn, thử thách đã vững tin hơn và hoàn toàn mang một chất lượng mới, màu sắc mới khi có sự đóng góp của kịch tác gia Lưu Quang Vũ Ông đem đến cho kịch một hơi thở, chất lượng
và đẳng cấp mới Thử hình dung, sân khấu những năm qua nếu không có những
vở mới, vở về đề tài hiện đại của Lưu Quang Vũ? Câu trả lời là tùy vào mỗi chúng ta Một điều cần lưu ý là phạm vi phản ánh trong kịch Lưu Quang Vũ rất rộng lớn nhưng thành công hơn cả ở mảng kịch hiện đại Tinh thần lao động cần mẫn, miệt mài, không quản khó khăn gian khổ của ông đã thay đổi tư duy, thị hiếu thẩm mĩ cho cả người diễn, người phê bình và công chúng yêu kịch Mỗi vở kịch là lời tâm sự, chuyện trò, đối thoại tâm tình của một tâm hồn lớn với người xem Cho đến mãi sau này, chắc chắn những thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm sẽ không bao giờ phai nhạt
Đến đây, chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ để khẳng định sự “vượt
ngưỡng” của thiên tài đã đi tới đích thắng lợi cuối cùng của cuộc hành trình
Sau một thời gian “làm mưa làm gió trên sân khấu, nhất là sân khấu hội diễn”
thì mọi đòi hỏi với tài năng ấy bây giờ chỉ còn là vô nghĩa, bởi giờ đây ông đã
là “Người trong cõi nhớ”
Mọi sự nghiên cứu, tìm tòi và khẳng định chỉ hời hợt, nhất thời nếu không truy đến ngọn nguồn của mọi vấn đề Ở phần trên, chúng tôi tập trung khai thác
khía cạnh “tài năng” của hiện tượng Lưu Quang Vũ và lấy đó làm tiền đề để thấy được “con đường sáng tạo của một tài năng”
Trang 21Khi nói đến con đường sáng tạo của một tài năng là người viết đã thể hiện cách nhìn của mình với độ lùi thời gian nhất định để soi chiếu lên tài năng, từ
đó đem lại cho độc giả những chia sẻ, đồng cảm Con đường sáng tạo - nghĩa là
đã vượt lên trên ý nghĩa của một cụm từ chỉ không gian, thời gian mà bao quát
ý nghĩa của sự đa chiều, đa diện, luôn tìm tòi, phát hiện cái mới của những tài
năng Đúng là: “Hãy vỗ vào trái tim thiên tài là ở đấy”, nhưng sự phát sáng của
một tài năng có hoàn toàn xuất phát từ yếu tố chủ quan? Chắc chắn phải có chỗ cho yếu tố khách quan như: thời cơ, sự hanh thông, nhanh nhạy với thời cuộc Không hề ngẫu nhiên khi Lưu Quang Vũ mới đặt chân vào làng sân khấu đã sớm gặt hái được những thắng lợi vang dội như vậy Trên nấc thang của sự thành công là kết quả của sự cộng hưởng giữa hai yếu tố: tài năng và lòng đam
mê nhiệt huyết với một đỉnh cao, một phong cách sáng tạo chuyên nghiệp Đánh giá về sức cống hiến phi thường của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học
nước nhà, bài viết Sức sáng tạo của một tài năng của PGS.TS Lý Hoài Thu là
một công trình mang tính tổng lược và hoàn chỉnh nhất về chặng đường nghệ thuật của Lưu Quang Vũ từ một nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình cho đến khi trở thành một kịch tác gia hàng đầu của sân khấu kịch những năm 80 của thế kỉ trước Những tài liệu quý giá của bài viết đã tạo cơ sở cho chúng tôi hiểu và đánh giá đúng mức về tài năng Lưu Quang Vũ
Trong guồng quay của lịch sử, dường như sân khấu đang đứng im trong sự nghèo nàn, lạc hậu, cằn cỗi Lúc này, sân khấu không thể làm một chiếc loa để kêu gọi và tuyên truyền cho cách mạng nữa Do vậy, tự nó phải tìm cách hòa nhập với thời cuộc, làm mới chính mình bằng lối đi của riêng sân khấu Trong
tình thế đó, một lối thoát được đặt ra:“ Ưu tiên cho những vở diễn đề tài hiện
đại”, song số lượng kịch bản về con người và cuộc sống mới lại vô cùng khan
hiếm Bên cạnh đó, ở sân khấu, những rơi rớt của thói quen tải đạo vẫn còn, cộng với thị hiếu nghệ thuật cũ kĩ mà chúng ta vẫn chưa cải tạo được, đang gây
ra cho sân khấu những bế tắc và khó khăn chồng chất Thế nhưng, ánh sáng soi đường của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã trở thành liều thuốc cứu sinh cho vận mệnh nước nhà
Trang 22Với những tiền đề khách quan và chủ quan, số phận đã đưa đẩy bước chân Lưu Quang Vũ trên con đường định mệnh bén duyên cùng Sân khấu Nếu quan niệm rằng tài năng chỉ xuất hiện đột ngột như một tia chớp thì quả là sai lầm
Bởi vì “tài năng” là kết quả của một quá trình tích tụ, va chạm để tạo nên sự bừng sáng Ngô Thảo chỉ ra:“Có lẽ may mắn chỉ đến với Vũ một lần trong thời
điểm Vũ bước vào làng Sân khấu lúc thời tiết chính trị của đất nước đổi mới đã tạo cho anh một khoảng không gian bao la để sáng tạo nghệ thuật, đồng thời số lượng các đoàn nghệ thuật có nhu cầu kịch bản mới phù hợp với tình hình, đáp ứng nhu cầu của công chúng” [18;52] Ngoài tác động khách quan bên ngoài,
phải tính đến nội lực chủ quan trong trái tim Lưu Quang Vũ Nếu Vũ thờ ơ với thực tại, liệu cái tên Lưu Quang Vũ còn đến ngày nay?
Sự kết hợp sức mạnh của yếu tố nội lực và ngoại lực đã gặp gỡ, hội tụ tại một điểm và phát tiết lên ngòi bút của ông Giờ đây sân khấu nói chung và Lưu Quang Vũ nói riêng đã ý thức được sứ mệnh lịch sử của bản thân, để rồi trằn
trọc, hóa thân, đồng điệu với mọi tâm hồn “Đánh giá toàn diện về Lưu Quang
Vũ có thể còn quá sớm, còn phải chờ, chờ thời gian và công chúng khán giả phán xét” [63;301] Nhưng tấm gương về tinh thần lao động không ngừng nghỉ,
lao động để nuôi sống bản thân và gia đình, cao hơn hết là tình yêu, niềm đam
mê nghệ thuật của ông đã đủ để nói lên tất cả Khi số lượng các nhà viết kịch còn hạn chế, trách nhiệm lao động - sáng tạo của Vũ càng tăng lên gấp bội Gia nhập sân khấu kịch chỉ có chín năm ngắn ngủi, Lưu Quang Vũ đã để lại cho sân khấu nước nhà hơn năm mươi kịch bản Trung bình mỗi năm viết gần 6 vở kịch Hai năm 1984 và 1988 là những năm Lưu Quang Vũ sáng tác nhiều nhất, chín vở mỗi năm Hầu hết các vở kịch của ông đều được dàn dựng và diễn trên sân khấu cả nước Sức lao động nghệ thuật của ông thật đặc biệt Điều khiến nhiều người ngạc nhiên và khó lý giải thấu đáo, đó là sức viết và sữa kịch bản rất nhanh, rất nhiều ở Lưu Quang Vũ Theo lời kể của đạo diễn Phạm Thị Thành, Lưu Quang Vũ có thể viết bốn vở một lúc Xong bốn vở này lại đến bốn
vở khác Đọc trực tiếp từ bản thảo của ông, người đọc mới hiểu hết quá trình lao động của nhà văn Các vở kịch đều viết liền một mạch rất nhanh, không viết
Trang 23lại lần thứ hai Sau đó, tác giả đọc lại, thêm, bớt, ngoằng lên, kéo xuống, có những trang bản thảo gạch bỏ, chỉ còn lại vài ba dòng Nét chữ đẹp, nhưng viết tháu, nhiều chữ người đọc phải suy luận Điều đó chứng tỏ mạch cảm xúc của nhà viết kịch tuôn chảy dạt dào, mạnh mẽ đến mức phải lia ngòi bút thật nhanh cũng không chắc đã kịp Lưu Quang Vũ sáng tạo vì mục đích hướng tới giá trị
Chân - Thiện - Mĩ với thái độ làm việc “khiêm nhường, không bị thế giới sân
khấu ồn ào làm thay đổi nếp sống, không choáng ngợp trước những thành công, gần như bao giờ Vũ cũng an phận làm một người lao động khổ sai Tính
cả nể, không hiếu thắng, Vũ cứ lặng lẽ sống, lặng lẽ làm việc với cường độ cao đến mức những người khỏe mạnh cũng cảm thấy chóng mặt” [63;314]
Mỗi tác phẩm của ông, dù ít hay nhiều đều mang trong đó tầm tư tưởng, triết luận sâu sắc về cuộc sống, con người trong thời đại mới Mỗi nhân vật đều được Lưu Quang Vũ nhào nặn với cá tính riêng biệt nhưng vẫn chân thực, gần
gũi đến khó tin Kịch Lưu Quang Vũ “không rẻ tiền” vì tính cách, nội tâm
phong phú, sự đan xen giữa chính nghĩa - gian tà, cái tốt - cái xấu, giữa cái thiện - cái ác trong mỗi nhân vật mà không dễ gì nhận ra, định giá ngay được Thông qua mỗi vở kịch, ông gửi vào đó tiếng nói đồng cảm thiết tha của lương tri, trái tim chân chính Từ đó, người xem soi vào để nhìn nhận lại chính mình Những thông điệp mà Lưu Quang Vũ gửi gắm đã đánh thức lương tâm, tình thương, trách nhiệm và vẻ đẹp chân chính, bản thiện vốn có trong mỗi con người
“Đến hẹn lại lên” cứ 5 năm một lần, anh em nghệ sĩ của sân khấu nước nhà
lại tụ họp để đua tài, đọ sức Càng gần đến hẹn, các đoàn càng ráo riết đi săn lùng kịch bản Và Lưu Quang Vũ là cây bút được nhiều đơn vị trông chờ nhất Cũng nhờ đó mà cái tên Lưu Quang Vũ đã gây xôn xao dư luận qua hai kì Hội
diễn 1980, 1985, để vinh dự trở thành “ hiện tượng lạ của sân khấu” một thời
Mỗi bước đi trong hành trình sáng tạo của Lưu Quang Vũ đã đạt tới cái đích lớn lao nhất của mọi sự sáng tạo, đó chính là tấm lòng, sự ngưỡng mộ của biết bao khán giả đối với ông Con đường trước mắt ông hoàn toàn rộng mở Công thức rút ra từ thành công của Lưu Quang Vũ là sự kết hợp giữa một tài
Trang 24năng đến độ “chín muồi” và tinh thần lao động nghệ thuật phi thường Khiêm
nhường và lặng lẽ, thành công dưới ánh đèn sân khấu không làm người nghệ sĩ
ấy mất thăng bằng Càng xem kịch của ông, người ta càng vững tin hơn ở sự đốn ngộ, thức tỉnh lương tri ở mỗi con người Chính sự nhạy bén, khả năng nhào nặn chuyện đời và định hướng đấu tranh cho các giá trị Chân - Thiện - Mĩ trong mỗi vở kịch của ông, đã khẳng chỗ đứng xứng đáng của kịch tác gia Lưu Quang Vũ trong lòng công chúng
Viết nhanh, viết nhiều nên chất lượng các vở kịch không đồng đều cũng là
lẽ đương nhiên Có những vở mà dư âm của nó còn mãi với thời gian nhưng có những vở rồi sẽ bị lãng quên Đó cũng là lẽ tất nhiên vì sứ mệnh lịch sử rồi sẽ được chuyển lên vai người khác Tuy nhiên, với những gì Lưu Quang Vũ đã làm được, chúng ta có quyền công nhận, trân trọng và giữ gìn
Yếu tố góp phần làm nên phong cách của Lưu Quang Vũ chính là tính hiện đại trong chủ đề, tư tưởng mà kịch của ông đã truyền tải được Giữa lúc, có nhiều vở của các tác giả vẫn không thoát khỏi được lối mòn của sự đơn điệu, thoát li cuộc sống hiện tại tìm về quá khứ đã qua nhưng kịch của Lưu Quang
Vũ vẫn trụ vững được trong thời điểm cụ thể ấy
Làm nên tính hiện đại trong chủ đề, tư tưởng của kịch Lưu Quang Vũ, một
phần là do sự nhạy cảm của ông với thời cuộc, khả năng chế biến sự kiện “thô”
để biến nó thành tình huống nghệ thuật mang tính phổ biến Mối quan hệ giữa nghệ thuật - cuộc sống, cá biệt - phổ biến được tác giả xử lí khéo léo, khiến chúng xích lại gần nhau hơn trong sự hài hòa gắn kết Lưu Quang Vũ biết khai thác những xung đột, mâu thuẫn để tạo thành tình thế kịch Tình huống kịch bất ngờ không cần viện đến mâu thuẫn gay gắt nhưng vẫn đảm bảo kịch tính trong từng vở của ông
Giữa tình thế kịch, Lưu Quang Vũ xây dựng nên thế giới nhân vật sống động, với đời sống nội tâm và chiều sâu suy nghĩ trong cá tính riêng của một người từng trải Khác với lẽ thường, bất kể nhân vật chính hay phụ đều được ông để cho đất diễn rộng mở, khiến các nhân vật diễn thật với lòng mình hơn, hoặc chí ít cũng không thừa thãi một cách vô duyên trên sân khấu thậm chí
Trang 25nhiều vai diễn phụ trong kịch của ông vẫn được công chúng yêu mến và nhớ mãi
Để lý giải về “hiện tượng” Lưu Quang Vũ, trước tiên phải tính đến “tố chất” của người nghệ sĩ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật Sự ảnh hưởng tích cực từ người cha - nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận đã gieo vào tâm hồn Lưu Quang Vũ niềm đam mê cháy
bỏng: “Nghệ thuật thật là một con đường gian lao, nhưng như bố nói tối nay:
Người nghệ sĩ phải tìm ra cái đẹp trong mỗi sự việc của cuộc đời”[60;71-72]
Chính phẩm chất nghệ sĩ đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đích thực trong một thời gian hạn hẹp của đời ông Tuy nhiên, sự rèn giũa, tích luỹ kinh nghiệm
từ những năm tháng gắn bó với môi trường sân khấu sau khi rời xa quân ngũ chính là giai đoạn sửa soạn, chuẩn bị cho ông nhập cuộc với sân khấu Việt Nam, và trở thành nhà viết kịch “có một không hai” trong lịch sử sân khấu đương đại Ngoài ra lợi thế của người viết văn, làm thơ đã giúp Lưu Quang Vũ nhanh nhạy trong việc khám phá các giá trị thẩm mỹ tươi mới đang lẩn khuất trong ngổn ngang cuộc sống Đó là chất thơ toát lên từ hành động, xung đột kịch, được chắt lọc từ những hoàn cảnh khó khăn, từ những điều kỳ diệu của cuộc sống Phát hiện chất thơ của cuộc sống gần như là bản năng nghệ thuật của Lưu Quang Vũ Hơn nữa, thực tiễn cuộc sống thời kì đó đang bộc lộ những mâu thuẫn, đòi hỏi phải phê phán, thay đổi những gì đã lạc hậu Bắt đúng mạch của cuộc sống, Lưu Quang Vũ đến và gắn bó với kịch trong sự hài hoà của cả 3 yếu
tố “thiên thời - địa lợi - nhân hoà”
Trên hành trình của sự sáng tạo, Lưu Quang Vũ đã làm tốt vai trò của một
sứ giả hòa bình, đấu tranh để chống lại sự bảo thủ, lạc hậu, giả dối Thành công
có, thất bại cũng có nhưng rốt cuộc Lưu Quang Vũ đã đến được đích cuối cùng
để trở thành tác gia hàng đầu làm nên diện mạo cho sân khấu nước nhà trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX
1.3 Ý nghĩa của mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ
Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội thường nhạy cảm với những biến đổi của đời sống Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, văn học đã
Trang 26có những trăn trở, chuyển mình, từng bước đổi mới để đáp ứng những nhu cầu
và thị hiếu thẩm mỹ mới của công chúng Nhà văn với ý thức trách nhiệm về ngòi bút của mình, không ngần ngại đi vào những mặt còn khuất lấp, những vấn
đề đạo đức - thế sự của xã hội thời kì đó Thời kì này một số tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn như truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, thơ của Nguyễn Duy, tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn…Đặt các vở kịch trong truyền thống “ôn cố tri tân” khi thời điểm đó văn học đang có nhu cầu nhận thức lại lịch sử và quá khứ để tìm ra đường hướng đúng đắn và hợp lí của mình thì mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ có một giá trị không nhỏ Nối tiếp và gắn kết quá khứ với hiện tại là yêu cầu cần kíp của bất
kì một thời đại nào, điều này càng có ý nghĩa hơn khi xã hội đang ở thời điểm giao thời để tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất Tuy nhiên, việc định hướng và phát hiện cái đúng trong thời điểm này là điều cực kì khó khăn, đòi hỏi một nhãn quan tinh tường và khả năng dự báo, dự cảm chính xác của những người đi tiên phong Bên cạnh đó việc tuyên truyền và định hướng cho đông đảo công chúng và cả một thời đại là thử thách không phải ai cũng làm được, chỉ có những nghệ sĩ tài năng như Lưu Quang Vũ mới đảm đương được trách nhiệm lớn lao này Và, Lưu Quang Vũ đã làm tròn bổn phận của mình trước sứ mệnh lịch sử cao cả ấy Bằng chứng là, cho đến nay, những định hướng về việc khơi nguồn, giữ gìn và tiếp thu tinh hoa từ vốn cổ dân gian của ông vẫn là triết
lý đúng đắn để chúng ta học hỏi
Có thể nói, thái độ trân trọng và tiếp thu vốn cổ của cha ông đã giúp Lưu Quang Vũ tiếp cận sâu hơn tới miền cổ tích dân gian, tôn vinh những giá trị vĩnh hằng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam Với số lượng khiêm tốn
(7/53) kịch bản khai thác từ đề tài dân gian, sự trường tồn của các vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981), Nàng Sita (1982), Lời nói dối cuối cùng (1985), Ông vua hoá hổ (1985), Đam San (1987), Đôi đũa kim giao (1988), Linh hồn của đá (1988) đã khẳng định tên tuổi của Lưu Quang Vũ như một
nhà viết kịch luôn trân trọng và phát huy những gì cha ông để lại
Trang 27Ra đời trong hoàn cảnh cái mới đang sôi sục và lan tràn trong cuộc sống, mảng kịch khai thác từ chất liệu dân gian của Lưu Quang Vũ đã mang lại một hơi thở mới, luồng gió mới cho cuộc sống lúc giao thời Những năm 80 của thế
kỉ trước, Lưu Quang Vũ đã gặt hái nhiều thành công và được đánh giá cao với những vở kịch có đề tài hiện đại, nhưng không vì thế mà giới nghiên cứu và công chúng bỏ qua những vở kịch lấy chất liệu từ dân gian vốn “lạ miệng” này Vốn là nhà viết kịch nhạy cảm với thời cuộc, Lưu Quang Vũ biết rằng cái mới luôn được xây dựng trên nền tảng của cái cũ, điều quan trọng là biết tiếp nối và phát huy nó để đảm bảo quá trình ấy được liên tục và xuyên suốt Chúng ta luôn
tự hào là những người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất văn hiến với các giá trị đạo đức đã tồn tại và ăn sâu vào tâm trí, lối sống của người dân hàng nghìn năm nay Tuy nhiên, trong thời điểm mà cái mới lan tràn vào mọi ngõ ngách của đời sống thì những giá trị văn hoá vĩnh hằng ấy đang bị lãng quên Hơn nữa, hơn ai hết, tác giả hiểu rằng, một dân tộc muốn khẳng định được vị thế của mình phải là một dân tộc giữ được bản sắc văn hoá riêng có ấy Sự phát triển phải đảm bảo được quá trình kế thừa và phát huy các hạt nhân tích cực vốn
có Do vậy, dù trong bất cứ thời điểm nào, chúng ta đều phải có ý thức trau dồi, bồi đắp và giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp đó
Là một người con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, lấy chữ đức làm trọng, Lưu Quang Vũ luôn giữ trong mình lối sống, nếp nghĩ của một người con đất Việt Vì vậy, ông thấm nhuần lối sống, chuẩn mực của cha ông ta về quan điểm làm người, lối sống đạo đức, quan điểm về tình anh em, nghĩa vợ chồng…Những bài học đạo đức ấy đã được Lưu Quang Vũ lồng ghép khéo léo và chuyển tải một cách sinh động, tha thiết trong mảng kịch này Đó là
sự mâu thuẫn trong quan điểm về gia phong, đạo lí làm người của những người lớp trước như Trương Ba, Trưởng Hoạt với thế hệ trẻ - mà anh con trai Trương
Ba là đại diện Đó còn là sự suy đồi về hành vi, đạo đức trong mỗi cá nhân, trong từng gia đình và rộng hơn là một bộ phận không nhỏ đang tồn tại trong xã hội Đó là sự tha hoá, biến chất, vô trách nhiệm của những con người trên ngôi cao quyền lực, là thói làm ăn vô lối, quan liêu, cửa quyền của một bộ phận quan
Trang 28chức Những vi phạm và xuống cấp trầm trọng của các giá trị đạo đức mà cha ông ta đã dày công vun trồng, giữ gìn và truyền lại cho hậu thế đang bị một bộ phận không nhỏ những cá nhân chạy theo quyền lực của đồng tiền, danh vị làm cho tha hoá Nỗi đau của người con đứng nhìn sự đổ vỡ của các giá trị đạo đức luân thường đã thôi thúc Lưu Quang Vũ mạnh dạn sử dụng chất liệu dân gian
và biến nó thành lời cảnh báo đối với toàn xã hội Do vậy, không dừng lại ở việc phơi bày những vấn đề quan thiết, nóng hổi của xã hội trong các vở kịch có
đề tài hiện đại, kịch tác gia không bỏ qua đề tài vô giá từ văn học dân gian để phục vụ cho chính yêu cầu đổi mới sân khấu nước nhà Tuy nhiên, ông không làm nhiệm vụ “sao nguyên bản chính” mà dụng công làm mới cái cũ, bồi đắp thêm những tư tưởng cần thiết, đưa những vấn đề cấp bách của cuộc sống hiện tại vào văn học dân gian để khơi gợi những suy nghĩ và cách nhìn mới Cuộc sống mới làm nảy sinh những mặt trái mà con người bị cuốn vào đó lúc nào không hay Sự xác lập của nền kinh tế thị trường giống như lực hút vô hình, cuốn con người ta vào vòng xoáy của tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền chức mà xem nhẹ tình người, coi thường luân lí, sẵn sàng dẫm đạp và bẻ cong luật pháp, nghĩa tình hòng đạt được mục đích của mình Cuộc sống đổi mới như vũ bão cũng tạo tà cho những luồng văn hoá mới xâm nhập một cách ồ ạt vào nước ta
mà không có sự chọn lọc và loại bỏ Sự giao thoa, tranh giành giữa hai luồng tư tưởng mới - cũ ấy đã được Lưu Quang Vũ dụng công và chuyển tải một cách khéo léo trong mảng kịch này Đồng thời, tác giả cũng bổ sung thêm những quan niệm mới về bản thể, sống - chết, về quan hệ anh em, làng xã của đời sống mới Theo Lưu Quang Vũ, đổi mới là điều tất yếu, là phù hợp với xu hướng và
sự vận động của lịch sử xã hội nhưng đổi mới không có nghĩa là cào bằng, phá
bỏ cái cũ để thiết lập lên một xã hội hoàn toàn mới Đổi mới trên nền tảng của văn hoá, truyền thống, tinh hoa dân tộc mới là phương hướng và mục tiêu mà
xã hội thời kì ấy cũng như mọi thời đại sau này phải hướng đến Để khẳng định chân lý ấy thì còn gì phù hợp hơn khi tác giả lấy văn học dân gian với những hình tượng “xưa cũ” để lên tiếng cảnh tỉnh và nhắc nhở mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội
Trang 29Việc khai thác vốn văn hoá dân gian là công việc sáng tạo thường gặp ở các nhà văn, nhà viết kịch xưa nay Lịch sử văn học nghệ thuật của nhân loại đã ghi nhận nhiều vở kịch có giá trị thuộc loại sáng tạo này như: Pauxtơ của Gớt, Rô-mê-ô và Ju-li-et, Hămlét của Sêchxpia…Kho tàng văn học dân gian bao giờ cũng chứa đựng những chân lý giản dị mà sâu sắc Nhiều tác phẩm vẫn còn là những câu hỏi mà mỗi thời đại đều tìm thấy ở đó những nhận thức và lý giải mới mẻ Khai thác đề tài dã sử, cổ tích, Lưu Quang Vũ một mặt vẫn giữ cái hạt nhân vốn có của cốt truyện, nhưng mặt khác ông đã thổi vào đó những tầng nghĩa mới mang hơi thở thời đại Từ những vấn đề quen thuộc của câu chuyện dân gian, nhà viết kịch đã khơi mở ra những vấn đề nóng hổi, đem đến cho người xem những suy tư, trăn trở Nảy sinh từ việc đi sâu, đi sát vào những vấn
đề đạo đức, nhân sinh trong xã hội, những vấn đề mảng kịch này đặt ra giúp cho chúng ta dám nhìn thẳng, nhìn thật vào thực tế cuộc sống để tìm cách giải quyết Tuy không phải là những vấn đề đao to búa lớn nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Đó là sự phá bỏ không thương tiếc của những con người chạy theo lối sống “tân tiến” mà coi thường, xem nhẹ cách hành xử với anh em, bạn bè, với đồng loại Bên cạnh những vấn đề nóng hổi đang nảy sinh trong nền kinh tế mới thì sự “thay da đổi thịt” một cách bất ngờ, chóng vánh của những giá trị làm nên nền tảng đạo đức xã hội đang là bài học và thách thức lớn đối với thời đại Chính vì vậy, sự tiên phong của Lưu Quang Vũ không chỉ ở việc phát hiện ra những mâu thuẫn trong lối sống, cung cách làm
ăn của xã hội thời kì đầu đổi mới, chính sự dự báo, dự cảm của những thói xấu,
sự xa đoạ đang nảy sinh trong mặt trái của nền kinh tế thị trường khiến toàn xã hội phải “giật mình” Đồng thời việc làm này của Lưu Quang Vũ đã nhắc nhở giới văn nghệ sĩ nói riêng và tất cả chúng ta nói chung phải biết trân trọng và bảo tồn các tác phẩm dân gian và những giá trị mà chúng ta đang cho nó là lỗi thời, lạc hậu Thậm chí, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang lãng quên nguồn gốc và bản sắc văn hoá của dân tộc để chạy theo xu hướng tân tiến, kệch cỡm
và phản cảm Bởi lẽ, sự phát triển phải xuất phát từ sự kế thừa, có như thế
Trang 30chúng ta mới xây dựng được một nền văn hóa, kinh tế, chính trị vững chắc và lâu bền
Sở dĩ mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ gây được tiếng vang và tạo dựng được vị thế nhất định bởi trong các tác phẩm ấy ông không phủ định sạch trơn hay lợi dụng tích truyện dân gian để quay lưng lại với cuộc sống như nhiều người từng làm Kịch của ông là sự dung hoà, tiếp thu và bổ sung theo cảm nhận của người viết đang sống giữa thế kỉ XX Lưu Quang Vũ thành công trong việc xích lại thời gian, kéo gần không gian của mấy nghìn năm để đặt ra những vấn đề, đưa ra lời giải đáp bất ngờ, hấp dẫn và đầy chất trí tuệ Xem các vở kịch của ông, dù ở bất cứ thời điểm nào, người xem vẫn nhận ra đó là xã hội đương thời Bởi đó là xã hội với dòng chảy trôi liên tục của những mối quan hệ, của vấn đề tình người, của niềm tin và đức hi hinh vì người khác Những vấn đề ấy không chỉ được coi trọng trong lịch sử mà hiện tại nó càng cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết để dung hoà cái mới - cái cũ, tạo ra sợi dây kết nối truyền thống và hiện đại Điều đó có nghĩa, bài học về sự sáng tạo, khơi nguồn trong nghệ thuật để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai là không có giới hạn và điểm dừng Với những bước đi táo bạo của mình, Lưu Quang Vũ đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho sân khấu nước nhà
Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái mới và cái cũ, giữa nghệ thuật dân gian và nghệ thuật đương đại trong ngòi bút Lưu Quang Vũ
đã xoá bỏ được “thành kiến” của những người đang ra sức đổi mới nền sân khấu đối với những vở kịch có đề tài từ tích truyện dân gian Không chỉ có vậy, Lưu Quang Vũ còn góp phần làm thay đổi tư duy, cách nhìn của người phê bình, người xem, người diễn của cả một thời kì Nếu như trước đây, công chúng quá quen thuộc với những tác phẩm ca ngợi truyền thống yêu nước, lịch sử mà lãng quên đi bản thể con người thì sự tiên phong của Lưu Quang Vũ khiến mọi người phải thay đổi cách nghĩ và đánh giá đúng giá trị của “con người” Từ đó, giúp cho giới phê bình được phát huy hết cái tôi, mạnh dạn đưa ra những ý kiến, kiến nghị để góp sức mình nhằm định hướng cho đường lối phát triển của
Trang 31kịch nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung trong thời kì mới Chính sự quan tâm đúng mức, đào sâu khai phá những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mỗi
cá nhân trong từng cảnh ngộ khác nhau trong mảng kịch này đã góp phần định hướng cho văn nghệ sĩ tìm ra một hướng đi mới với công cuộc chinh phục và khai phá “con người” Với tư cách của người mở đường, Lưu Quang Vũ đã làm cuộc cách mạng để cải thiện văn hoá “xem” và “nhìn” của đại bộ phận công chúng yêu sân khấu, nhất là sân khấu kịch Thành phố Hồ Chí Minh Sự có mặt của những vở diễn trong mảng kịch này đã thu hút một lực lượng đông đảo người xem đến rạp Hơn nữa, những vấn đề mới mẻ mà Lưu Quang Vũ đặt ra
trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã trở thành đề tài nóng hổi khiến giới phê
bình cả nước phải vào cuộc để tranh luận, bàn tán Không chỉ vậy, đây còn được coi là vở diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan Sân khấu các nước XHCN ở
Liên Xô cũ năm 1990 và ở Mĩ năm 1998 như chúng ta đã biết Nàng Sita được
14 đoàn dàn dựng trong ba năm liên tục 1983, 1984, 1985 Hai vở kịch này được viết trước năm 1985 (trước Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1985) và chỉ
có vở Nàng Sita được diễn trước 1985 Còn lại, hầu hết các vở kịch của mảng
này đều được viết sau năm 1985 như bằng chứng cho thấy sự chín muồi về tài năng của Lưu Quang Vũ Trong thời kì đổi mới, các vở kịch này liên tiếp được nhiều đoàn dàn dựng và công diễn ở khắp các tỉnh thành Điều đó chứng tỏ sự đón nhận của công chúng và giới phê bình trong và ngoài nước Hơn nữa, muốn hiểu được nội dung và sự cải tiến của Lưu Quang Vũ so với tác phẩm dân gian, người đọc buộc phải tìm kiếm và đọc lại những tích truyện có thể đã lãng quên suốt một thời kì Từ đó, những hình tượng nhân vật dân gian đã có một cuộc sống mới, một cuộc đời mới vĩnh hằng và bất diệt
Sức sống bất diệt của kịch Lưu Quang Vũ đã được thời gian kiểm chứng Khi mỗi vở kịch của ông được dàn dựng lại, công chúng yêu kịch vẫn có những cảm xúc, suy tư, trăn trở đối với những day dứt, băn khoăn của ông về thực trạng xã hội một thời Hay nói cách khác, khoảng cách thời gian không làm mất
đi sự đồng điệu trong cách cảm của con người mọi thời đại Đọng lại sau mỗi
vở kịch là những dự cảm về tương lai, là sự cảnh báo cho xã hội Đã mấy chục
Trang 32năm trôi qua, mỗi lần được tiếp xúc với kịch Lưu Quang Vũ, công chúng vẫn cảm nhận được sự cấp bách và tươi mới mà ông hằng thao thức Nó vẫn có sức mạnh lay động hàng triệu trái tim con người Bởi lẽ, Lưu Quang Vũ đã làm được cái việc kết nối quá khứ và hiện tại bằng sợi dây đạo đức và những giá trị lịch sử vĩnh hằng của dân tộc ta Nhìn vào xã hội thu nhỏ trong các vở kịch này của ông, dù ở thời đại và hoàn cảnh nào chúng ta cũng nhận thấy sự tươi mới và những bài học lịch sử đắt giá để học hỏi, tiếp thu và rút kinh nghiệm
Trong thời đại đổi mới tư duy thì việc nhìn nhận rõ các mối quan hệ quá khứ - hiện tại, nhất thời - vĩnh cửu càng cấp thiết hơn bao giờ hết Trong chiến tranh, văn học chỉ chú ý đến cái hiện tại, truyền thống yêu nước, lịch sử, tinh thần cách mạng, ý thức cộng đồng mà có phần bỏ qua và xem nhẹ tính cá nhân,
cá thể Tuy nhiên, sự chuyển mình của lịch sử đã mở ra một thời đại mới giúp văn học có cái nhìn toàn diện hơn về con người Với mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã truy đến tận cùng trong cõi tiềm thức và thế giới tâm hồn rộng mở của từng nhân vật Chính nguồn cảm hứng ấy giúp ông đi sâu vào những vấn đề sâu kín , bí ẩn của lòng người Vì vậy, có thể nói, cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp
và cái thiện Tác giả cũng khai thác chất liệu dân gian và lịch sử nhưng không nghiêng về khía cạnh sử thi, truyền thống đánh giặc cứu nước như nhiều người
đã và đang làm lúc đó mà kịch của ông mới mẻ ở chỗ đã phát hiện ra từ vỉa chất liệu đó những vấn đề của nhân sinh thế sự, của đạo lý và lẽ sống, lẽ làm người… Nói cách khác, cách khai thác của ông báo hiệu và thể hiện quá trình hình thành cảm hứng thế sự bên cạnh cảm hứng sử thi vốn là cảm hứng nghệ thuật chủ đạo của văn học Việt Nam suốt mấy chục năm chiến tranh trước đó Chính nguồn cảm hứng ấy giúp kịch tác gia có được cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên - con người, giữa con người với con người, giữa con người với chính bản thân mình Những bài học đắt giá về tình người, lương tri, tội lỗi…được Lưu Quang Vũ phản ánh trong mảng kịch này còn nguyên giá trị đến tận hôm nay
Trang 33Có thể khẳng định, Lưu Quang Vũ là một trong những "người đi trước” trong phong trào đổi mới văn hoá văn nghệ, dùng ngòi bút của mình góp phần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã hội Việc khai thác các mô típ dân gian, dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách của mình đã tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng kể Nó tạo cho kịch của ông sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật
Trang 34CHƯƠNG 2 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG MẢNG KỊCH DỰA TRÊN TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ
2.1 Cốt truyện
2.1.1 Vài nét về cốt truyện
Đúng như ông cha ta từng nói: “Có tích mới dịch nên trò”, với kịch bản
văn học, có thể hiểu “tích” đóng vai trò như là cốt truyện trong quá trình sáng
tạo nên một vở diễn Các nhà lý luận coi cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể,
được tổ chức theo yêu cầu và tư tưởng nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận
cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và trữ tình” [19;99] Đâu chỉ với riêng kịch, với bất kì một nghệ sĩ
nào, việc xây dựng cốt truyện cũng là việc làm khó khăn và thử thách Có được cốt truyện hay tức là có được khung sườn để bồi đắp thêm da thịt, để hoàn thiện tác phẩm một cách trọn vẹn Thông qua cốt truyện, tác giả không những gián tiếp bộc lộ cá tính sáng tạo của mình mà còn chuyển tải được những vấn đề đạo đức, những mâu thuẫn và xung đột của cuộc sống Do hạn chế về không gian, thời gian, sân khấu, hành động kịch phải thống nhất, cốt truyện kịch phải tập trung cao độ Cốt truyện kịch phải dồn nén, chứa đựng những sự kiện, tình tiết
tiêu biểu có sức khái quát cao Cốt truyện tập trung là cốt truyện tạo nên “sự
thống nhất trong hành động” Đó là sự thống nhất cao độ giữa những bộ phận
cấu thành nên cốt truyện Nó bao gồm hệ thống sự kiện phản ánh mâu thuẫn xã hội và hệ thống nhân vật được hình thành và phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại Cốt truyện kịch tập trung nhưng không đơn điệu nhàm chán mà phải phong phú, thu hút người xem Để khơi gợi lòng hứng thú, cốt truyện kịch thường có những đoạn đột biến được xây dựng bằng những sự kiện bất ngờ, gợi
sự tò mò của độc giả nhưng vẫn phải chặt chẽ và hợp lô gíc Mỗi cốt truyện là
sự thu gọn cuộc sống mênh mang, dàn trải với vô số những sự việc, con người, với nhiều yếu tố ngẫu nhiên mà người xem vẫn có thể theo dõi một cách mạch lạc, rõ ràng với một hứng thú thẩm mĩ nhất định
Trang 352.1.2 Cốt truyện kịch Lưu Quang Vũ
Những năm 80 của thế kỉ trước, Lưu Quang Vũ đã chứng tỏ tài năng của mình với số lượng kịch bản đồ sộ trong một thời gian ngắn Với 53 vở kịch mà tác giả để lại cho đời, người đọc bắt gặp một thế giới nghệ thuật phong phú và
đa dạng, bao gồm những vấn đề của nhiều ngành nghề và những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống Từ lịch sử, dã sử, cổ tích, từ dân gian đến hiện đại, tất cả đều trở thành đề tài thảo luận, đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ Căn cứ vào cốt truyện, có thể phân ra thành 3 loại: loại dựa trên tích cũ từ tác phẩm dân gian trong và ngoài nước; chuyển thể từ những tác phẩm của các tác giả khác hoặc từ nguồn báo chí và những cốt truyện sáng tạo mới trên cơ sở hiện thực đời sống xã hội Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xem xét các vở kịch được sáng tạo dựa trên cốt truyện dân gian
2.1.2.1 Những cách tân đổi mới trên nền cốt truyện dân gian
Trong lịch sử văn học, trên thế giới có khá nhiều tác phẩm vay mượn cốt truyện nhưng không làm ảnh hưởng đến giá trị tác phẩm như kịch của Sêchxpia, Coocnây, Môlie…Cốt truyện có thể vay mượn, có thể hình thành từ một ý tưởng nào đó nhưng dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ vẫn phải được thể hiện
rõ nét (Nguyễn Du mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân để viết lên thi phẩm Truyện Kiều) Trong thế giới kịch Lưu Quang Vũ, số lượng các vở kịch khai thác từ chất liệu dân gian chiếm dung lượng khá khiêm tốn (7/53) nhưng đều gây được tiếng vang và đạt được hiệu quả thẩm mĩ khá
lớn Đúng như Phan Ngọc nhận xét: “Không ai bằng Vũ trong biệt tài nêu lên
cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổ tích huyền thoại thành câu chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để nói cái cao quý”
[63,153] Trong số 5 kịch bản văn học, ngoài vở Nàng Sita được xây dựng dựa
trên sử thi Ramayana của Ấn Độ thì bốn vở còn lại đều dựa trên bốn truyện cổ tích của dân gian Việt Nam Tuy nhiên, bốn tích truyện này không đơn thuần thuộc thể loại truyện cổ tích mà vẫn có sự đan xen của các thể loại khác với nhiều dị bản hoặc là sự vận dụng khéo léo những câu thành ngữ, tục ngữ của
Trang 36cha ông ta Những người yêu mến sân khấu kịch nói chung và kịch Lưu Quang
Vũ nói riêng, không thể không biết tới vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt Trên cái nền đơn giản của truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, xoay quanh
câu chuyện về ông Trương Ba là một người cao cờ, bị chết đột ngột Tiếc tài cao cờ của Trương Ba, Đế Thích dùng phép thuật cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt Cuộc tranh chấp xảy ra giữa hai bà vợ Chuyện đến tai quan, quan đành dùng phép thử ra lệnh cho đương sự mổ lợn, đánh cờ Cầm con dao không nổi nhưng đánh cờ rất giỏi nên quan cho vợ Trương Ba đưa chồng về Câu chuyện đơn giản với kết thúc có hậu Câu chuyện dân gian này từng được
chuyển thể thành vở tuồng hài Trương Đồ Nhục Không bằng lòng với kết thúc
có hậu ấy, Lưu Quang Vũ làm nhiệm vụ “đổ rượu mới vào bình cũ”, mở đầu vở kịch của mình khi câu chuyện dân gian vừa kết thúc Không để hồn Trương Ba yên phận trong xác anh hàng thịt, tác giả tạo ra hàng loạt mâu thuẫn, xung đột
từ cuộc sống chung đụng, gán ghép này Nhà viết kịch đã bồi đắp thêm sự kiện,
bổ sung nhân vật, thiết kế lại hệ thống nhân vật, nhất là ngôn ngữ, một phương tiện đặc thù để thể hiện tính cách Điều này làm cho cốt truyện kịch trở nên bề thế hơn, giàu kịch tính hơn mà không đánh mất cái hương vị lung linh, huyền
ảo của dân gian Chuyển từ ngôn ngữ kể chuyện sang ngôn ngữ kịch là quá trình sáng tạo đầy tài năng của kịch tác gia Đoạn đối thoại giữa hồn và xác trong cảnh 7 của vở kịch được xem là lời đối thoại hay nhất của kịch bản văn học mà Lưu Quang Vũ gửi lại sân khấu kịch nước nhà Điều đó vừa thể hiện thái độ tiếp nhận và khám phá vốn cổ của ông cha, vừa khẳng định năng lực sáng tạo của nhà viết kịch từ những câu chuyện dân gian Anh hàng thịt trong kịch Lưu Quang Vũ không chỉ là người mổ lợn, bán thịt mà còn là kẻ tham ăn tục uống, rượu chè be bét, hễ say là chửi bới, đánh đập vợ Ông Trương Ba không chỉ là người cao cờ mà còn là nghĩa quân có thời đứng trong đội ngũ anh dũng diệt giặc, giờ trở về là người lao động thuần phác, sống ngay thẳng, biết giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của mình Với những mâu thuẫn nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống, Lưu Quang Vũ không chỉ làm nhiệm vụ giữ lại hơi hướng của câu chuyện cũ mà lột bỏ hình thức ấy sẽ là một cuộc sống đa diện, phức tạp của
Trang 37ngày hôm nay Đó là thế giới hiện thực với những con người đang bận rộn, lo toan, chạy vạy trong cuộc sống Một số chi tiết lớp lang được bỏ đi hoặc thêm vào Số lượng nhân vật tăng lên (trong truyện dân gian chỉ có Trương Ba, vợ Trương Ba, Đế Thích, người bạn cờ, anh hàng thịt, vợ anh hàng thịt, quan toà), nhưng không đơn giản chỉ là cái cớ để tượng trưng, để gửi gắm một ý nghĩa nhân sinh hay một quan niệm đạo đức Mỗi nhân vật đều có một đời sống nội tâm riêng Nhân vật lấy từ văn học dân gian nhưng đời sống, cách nói năng, suy nghĩ và hành động đều mang dáng dấp con người hiện đại với những lo toan về cơm áo gạo tiền Với cách đặt vấn đề mang tầm triết học, vở kịch này mở ra nhiều vấn đề nhức nhối của cuộc sống, những mâu thuẫn trong lối sống, suy nghĩ của những thế hệ khác nhau Tác giả không chỉ dừng lại ở việc đề cập đến
sự hoà hợp và ý thức đạo đức giữa phần hồn và phần xác, mà còn đề cao cuộc đấu tranh để hoàn thiện nhân cách Cuộc sống càng hiện đại, vấn đề nhân cách con người càng đáng quan tâm hơn
Về nhân vật Cuội, dân gian ta có nhiều câu chuyện để lý giải nguồn gốc,
phát hiện phẩm chất của con người này Đó là cổ tích Chú Cuội cung trăng, truyện cười Nói dối như Cuội hay thần thoại Trung Quốc “Hằng Nga và Hậu Nghệ” Nhân vật Cuội thường được nhắc đến với khả năng nói dối tài tình Cốt truyện vở Lời nói dối cuối cùng của Lưu Quang Vũ là sự tiếp thu, phát triển từ
tích truyện dân gian Việt Nam, đồng thời xây dựng một cách nhìn mới về ước muốn và khả năng thực tế của con người Vẫn là Cuội nhưng không còn một anh Cuội ngu ngơ mà có tài lừa lọc từ dân đen đến vua chúa, từ đàn ông đến đàn bà, cả người già lẫn trẻ nhỏ Vẫn có kinh thành, vua chúa nhưng triều đình bát nháo ấy chính là xã hội thu nhỏ khi cuộc sống mới đầy rẫy thói lừa lọc, dối trá, khi con người sẵn sàng dẫm đạp lên kẻ khác để thực hiện ý muốn của mình Khi xã hội ngày càng coi trọng đồng tiền, quen thói lừa phỉnh, tâng bốc thì những kẻ như Cuội đang nhan nhản trong cuộc sống này Nhân vật xưa cũ nhưng vấn đề đặt ra trong kịch lại mới mẻ và cấp bách Lưu Quang Vũ đã nâng
ý nghĩa vở kịch lên một tầm cao mới: con người ta có thể cải tử (lừa dối) bằng
sự hoàn sinh (sự thật)
Trang 38Đối với kịch bản Ông vua hoá hổ, Lưu Quang Vũ sáng tạo dựa trên truyền
thuyết về các nhân vật như Lý Thần Tôn, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không
Tuy nhiên, khi vào trong kịch bản, vị trí nhân vật đã bị thay đổi Trong Nam hải dị nhân liệt truyện có chép: “ Năm thiên chương bảo tự thứ 4 đời vua Lý
Thần Tôn (1136) ông bỗng sinh ra một căn bệnh kì dị thuốc chữa thế nào cũng không khỏi Tinh thần phiến loạn, tiếng gào thét kinh người Các thầy thuốc có hàng nghìn người nhưng không ai biết chữa cách nào Minh Không nghe tin chống gậy đến chỗ đám trẻ con chơi, cho chúng ăn quà và dạy hát “Tập tầm vông có ông Minh Không, chữa được bệnh cho Hoàng Thái Tử” Tiếng đồn đến tai triều đình, triều đình sai sứ đi hỏi thăm và tìm được Minh Không, Minh Không chữa cho vua khỏi bệnh Vua khỏi, phong Minh Không làm quốc sư, thưởng cho vài trăm nóc nhà, lấy thuế mà ăn… Đến năm Đại Định thứ hai Minh Không mất, bấy giờ đã 76 tuổi” Cũng theo truyền thuyết này thì Thần
Tôn chính là kiếp sau của Đạo Hạnh: “Có lần Đạo Hạnh bị nhà vua bắt tội bùa
phép, đã được Sùng Hiền Hầu xin cho khỏi tội Đạo Hạnh báo ơn, sau khi chết
đã đầu thai vào làm con trai Sùng Hiền Hầu, lớn lên rất thông minh, được vua yêu mến nuôi ở trong hoàng cung cho làm con rồi lập làm Hoàng Thái Tử Khi vua mất, thái tử lên ngôi tức là vua Thần Tôn, đó chính là kiếp sau của Từ Đạo Hạnh” [3;89] Như vậy, Lưu Quang Vũ đã lấy kiếp sau của Từ Đạo Hạnh để
xây dựng nên hình tượng ông vua hoá hổ Có thể coi đây là hành động táo bạo của nhà viết kịch Đương thời, việc làm này gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhau, tuy nhiên điều mà Lưu Quang Vũ muốn nhấn mạnh là thái độ, cách ứng xử của những người đang nắm giữ chức vụ quan trọng đối với nhân dân, đất nước Đề cập đến những người quyền cao chức trọng, cảnh báo về cái giá phải trả cho những suy thoái đạo đức là hành động dũng cảm, dám đương đầu của kịch tác gia để phản ánh những mặt trái của xã hội đương thời Tuy dựa vào truyền thuyết lịch sử nhưng nhà viết kịch không để tác phẩm của mình trở thành
“khuôn mẫu” của lịch sử Ông tạo dựng cho tác phẩm một diện mạo mới, quan điểm mới mà không làm mất đi những nét định hình của các nhân vật ấy Vì vậy, cùng khai thác một cốt truyện, nhưng những vở kịch của Lưu Quang Vũ lại
Trang 39có nội dung rất khác, thậm chí là trái ngược Ví như Từ Đạo Hạnh trong vở
Ông vua hoá hổ có nhiều nét khác biệt với truyền thuyết về hoàn cảnh xuất
thân: truyền thuyết nói Từ Đạo Hạnh là người An Lãng (tức làng Láng) huyện Vĩnh Thuận (Hoàn Long), làm thầy cúng ở chùa Thiên Phúc (tức chùa Thầy ở Sơn Tây), khi xưa phụ thân là Từ Vinh làm Tăng quan đô sát triều Lý, thường vào chơi làng An Lãng, mới làm nhà ở đấy, lấy con gái họ Lãng, sinh ra Từ Đạo Hạnh Nhưng khi vào kịch, Lưu Quang Vũ không cung cấp danh tính và nguồn gốc xuất thân cụ thể mà chỉ giới thiệu chung chung: Đạo Hạnh xuất thân như nhiều người nông dân áo vải khác, cha mẹ chàng bị bọn hôn quân giết nên chàng cùng các anh em diệt gian trừ bạo trả thù cho cha mẹ Nhưng khi bước vào cuộc chiến, khát vọng chiến thắng, đam mê quyền lực khiến chàng điên cuồng, giết người không từ thủ đoạn Sáng tạo trên nền truyền thuyết nhưng rõ
ràng Từ Đạo Hạnh trong Ông vua hoá hổ vẫn mang trong mình tính cách nổi
bật, rõ nét, không bị trộn lẫn với các nhân vật khác Nhìn chung nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ dù chính hay phụ, xấu hay tốt, sang trọng hay thấp hèn…đều có nét tính cách khác biệt
Lưu Quang Vũ viết vở Linh hồn của đá trên cơ sở Sự tích đá vọng phu đã
được lưu truyền phổ biến trong dân gian Ở vở kịch này, tác giả khá trung thành với cốt truyện dân gian về bi kịch hôn nhân - gia đình, giữa cái biết và cái không biết, giữa sự thật phũ phàng và ước mơ hạnh phúc, giữa tình anh em và nghĩa vợ chồng…Thế nhưng, nhà viết kịch đã đặt tên và bồi đắp cho nhân vật dân gian một thế giới nội tâm phong phú Mỗi nhân vật trong vở kịch này như bước ra từ văn học dân gian vào cuộc sống thật với tâm lý, tính cách, suy nghĩ của con người đương đại
Trong số 5 vở kịch, duy nhất chỉ có Nàng Sita được sáng tác trên cơ sở sử
thi Ramayana của Ấn Độ Đây được coi là sử thi “có điều gì hấp dẫn kỳ lạ đã
rung động lòng người từ xứ sở này qua xứ sở khác, từ thời đại này qua thời đại khác” [9;64] Với tầm vóc một sử thi, tác phẩm ca ngợi chiến công, đạo đức của
hoàng tử Rama, ca ngợi tình yêu chung thuỷ của Sita, phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian Nhưng để đạt được chiến công và khẳng định tình yêu
Trang 40bền vững của mình, họ phải vượt qua thử thách với thứ phi Kekêi hiểm độc, sự gian ác của quỷ vương Ravana, sự ghen tuông vô cớ của Rama Cuối cùng vợ chồng Rama - Sita được đoàn tụ và sống hạnh phúc trong vinh quang Tuy nhiên, sử thi vẫn có một cái kết khác (bi kịch kéo dài, hạnh phúc đến với họ không hề dễ dàng) Lưu Quang Vũ đã viết lại vở kịch về câu chuyện tình yêu này theo cảm nhận chủ quan của một tác giả hiện đại Lòng ghen tuông, nghi ngờ là điều không dễ chối bỏ, chỉ có chia li, xa cách mới là liều thuốc chữa lành vết thương cho họ Cái chết của Sita khép lại một kết cục chua xót, đắng cay nhưng thực tế cuộc sống vốn phũ phàng như vậy
Vốn là người có đam mê và hiểu biết về ngành nghệ thuật sân khấu truyền thống, có thời kì ông từng làm ký giả kịch trường và có nhiều bài viết về nghệ thuật sân khấu Vì vậy, những vở kịch khai thác cốt truyện từ văn học dân gian của ông có sự kế thừa kiểu cấu trúc mảnh trò của nghệ thuật sân khấu truyền thống Khán giả yêu mến sân khấu chèo cổ sẽ không xa lạ với các mảnh trò như
Thị Mầu lên chùa, Xã trưởng - Mẹ Đốp (Quan Âm thị kính), Xuý Vân giả dại
(Trương Viên), Tuần Tuy - Đào Huế (Nàng Thiệt Khê)… nay lại gặp trong
kịch của Lưu Quang Vũ những kiểu cấu trúc mảnh trò quen thuộc đó Trong vở
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là các mảnh trò: Nam Tào - Bắc Đẩu xoá sổ
nhân mạng, Đế Thích đánh cờ nơi hạ giới, Trương Ba từ trần, Vợ Trương Ba
náo loạn thiên cung, Hồn Trương Ba nhập xác hàng thịt…Vở Lời nói dối cuối
cùng là sự xâu chuỗi cốt truyện bằng các mảnh trò như: Cuội mớm lời ghẹo,
Cuội giả thành hoàng, Cuội cắt thuốc cho vua, Thằng Nha lên ngôi hoàng
đế…Bên cạnh Tào Mạt có bộ ba Bài ca giữ nước, Nguyễn Đình Chính với
Khúc Cổ ngạn thì Lưu Quang Vũ là một trong số ít những nhà viết kịch sử
dụng thành công kiểu cấu trúc mảnh trò Từ chất liệu dân gian, ông đã tạo cho những vở kịch nói đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Chính điều này làm cho kịch Lưu Quang Vũ vừa đậm sắc thái dân tộc vừa hiện đại Nhiều vở kịch của ông được các tác giả sân khấu dễ dàng chuyển sang các loại hình kịch hát dân tộc khác như tuồng, chèo, cải lương, ca kịch, bài chòi…cũng nhờ vào tính chất vừa dân gian vừa hiện đại ấy