Xuất phát từ các lí do khách quan trên, cùng với lòng yêu mến, ngưỡng mộ tài năng Lưu Quang Vũ, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gia
Trang 1TRƯỜN G Đ Ạ I H Ọ C KHOA HỌC
CAO THỊ LỆ THỦY
NHÂN VẬT NỮ TRONG MẢNG KỊCH KHAI THÁC TRUYỆN
DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
CAO THỊ LỆ THỦY
NHÂN VẬT NỮ TRONG MẢNG KỊCH KHAI THÁC TRUYỆN
DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU KHÁNH THƠ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệutrích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận vănđều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
CAO THỊ LỆ THỦY
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Vănhọc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đãtrực tếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viênhướng dẫn PGS TS.Lưu Khánh Thơ đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trongsuốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đãgiúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
CAO THỊ LỆ THỦY
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Lịch sử vấn đề……… ……… 3
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu………9
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu……… 9
5 Phạm vi nghiên cứu……… 10
6 Đóng góp của luận văn……… 10
7 Kết cấu luận văn……… 10
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA THỂ LOẠI KỊCH VÀ HIỆN TƯỢNG LƯU QUANG VŨ ĐỐI VỚI SÂN KHẤU KỊCH VIỆT NAM 11
1.1 Một số giới thuyết về thể loại kịch và sự xuất hiện, phát triển của thể loại kịch ở Việt Nam……… 11
1.2 Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ – Hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam……….19
1.3 Đóng góp nổi bật từ mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ………24
Tiểu kết chương 1:……… 27
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NỮ TRONG MẢNG KỊCH KHAI THÁC TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ……… 28
2.1 Nhân vật nữ với những éo le, trắc trở trong tình yêu……….29
2.2 Nhân vật nữ đứng trước những biến cố lớn trong cuộc đời………33
2.3 Nhân vật nữ với những phẩm chất tâm hồn cao đẹp……… 39
2.3.1 Tâm hồn trong sáng, lương thiện, trung thực……… 40
2.3.2 Sự chung thủy và đức hi sinh cao cả trong tình yêu………48
2.3.3 Sự đấu tranh để vươn tới những giá trị đích thực của tình yêu, cuộc sống……… 55
Trang 7Tiểu kết chương 2:……… 61
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG MẢNG KỊCH KHAI THÁC TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ……… 62
3.1 Khắc họa nhân vật thông qua xung đột kịch ……… 63
3.2 Khắc họa nhân vật thông qua hành động kịch……… 69
3.3 Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ……… 73
Tiểu kết chương 3:……… 86
PHẦN KẾT LUẬN……… 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lưu Quang Vũ là một tác giả lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XX Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiếnchống Mỹ, Lưu Quang Vũ là con người hội tụ tài năng về nhiều mặt, và hầunhư ở lĩnh vực nào trong hoạt động nghệ thuật ông cũng đạt được nhữngthành tựu rất đáng ghi nhận Ông là một nhà văn, nhà thơ và trên hết là mộtnhà viết kịch tài năng Trong lịch sử của nền sân khấu kịch nói Việt Nam, nhàviết kịch Lưu Quang Vũ được biết đến như một hiện tượng hiếm có Sau LưuQuang Vũ, sân khấu kịch dường như vẫn là khoảng trống chưa thể lấp đầy.Tác giả Christian Hoche người Pháp đã từng nhận định: “Moliere ở Việt Namtên là Lưu Quang Vũ”[23,tr.162] Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi (1948-1988) vàthời gian dành cho sân khấu không nhiều, chỉ khoảng chưa đầy 10 nămnhưng ông đã để lại một khối lượng tác phẩm trên 50 vở kịch, hầu hết đượcviết rất công phu và đã được dựng, nhiều vở đạt huy chương Những vở kịchcủa Lưu Quang Vũ khi được trình diễn đã đem đến cho đời sống tinh thầnvăn hóa của nhân dân cả nước thời điểm đó một bầu không khí tươi mới,phấn chấn, tin tưởng,
cởi mở, dân chủ Cho đến nay, những tác phẩm của Lưu Quang Vũ vẫn trànđầy sức sống và nguyên giá trị trên sân khấu kịch và trong lòng người xem bởi
nó mang tính thời đại khi thể hiện những tâm tư, trăn trở về cuộc sống nhânsinh Năm 2000, ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vềVăn học Nghệ thuật Đây là một sự đánh giá cao của Đảng và Nhà nước đốivới sự nghiệp văn học và nghệ thuật của ông Chính vì vậy, việc tm hiểu vềnhững sáng tác của Lưu Quang Vũ nói chung và kịch Lưu Quang Vũ nói riêng
là điều vô cùng cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn
1.2 Là một nghệ sỹ với năng khiếu bẩm sinh và khả năng cảm thụ nghệ
thuật, bên cạnh những vở kịch lấy đề tài từ lịch sử hay hiện đại thì sự xuấthiện của những vở kịch lấy đề tài từ tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ
Trang 11hiện của một tài năng lớn trong nghệ thuật Tìm hiểu về mảng kịch này,chúng tôi được hiểu hơn về tầm vóc, suy nghĩ của một kịch tài năng biết trântrọng, làm mới cái cũ, đem đến cho sân khấu kịch những giá trị sâu sắc hấpdẫn mới mẻ, đúng như nhà phê bình nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã nhận xét:
“Tài năng của nhà viết kịch lại một lần nữa được khẳng định trong việc biến
cổ tích, huyền thoại thành chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn đờitrong những cái bình thường” [23,tr.169]
1.3 Sức lan tỏa từ những vở kịch và vị trí xuất sắc của Lưu Quang Vũ
trong nền văn học Việt Nam đã trở thành lí do xứng đáng để các nhà nghiêncứu và các nhà giáo dục lựa chọn đưa tác phẩm của ông vào trongchương trình giảng dạy THCS và THPT từ nhiều năm nay Với trích đoạn của
hai vở kịch Tôi và chúng ta và Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã
được giới thiệu là nhà văn tiêu biểu cho thể loại kịch nói hiện đại Việt Nam
Đặc biệt trích đoạn vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được khai
thác từ cốt truyện dân gian - một trong những tác phẩm làm nên tên tuổicủa Lưu Quang Vũ đã đưa vào giảng dạy chính thức ở THPT Điều này chính là
sự khẳng định cho những giá trị nghệ thuật của kịch Lưu Quang Vũ nói chung
và mảng kịch khai thác truyện dân gian nói riêng Tuy nhiên đến nay, nhìnchung kịch vẫn chưa được tm hiểu nhiều và sâu trong trường học, chưa có vịtrí tương xứng với giá trị đích thực của nó
Xuất phát từ các lí do khách quan trên, cùng với lòng yêu mến, ngưỡng
mộ tài năng Lưu Quang Vũ, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Nhân vật
nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ”.Qua nghiên
cứu đề tài, chúng tôi rất mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn về thể loạiđược coi là siêu đẳng trong văn học, tìm hiểu sâu sắc hơn về mảng kịch khaithác truyện dân gian, từ đó lí giải thấu đáo đầy đủ đặc trưng và giá trị ý nghĩanhững đoạn trích các vở kịch của tác giả trong sách giáo khoa, phục vụ chocông tác nghiên cứu cũng như giảng dạy trong nhà trường Đồng thời qua đâygóp phần
Trang 12đánh giá vị trí và đóng góp lớn lao của tác giả Lưu Quang Vũ đối với thể loạikịch nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung Bởi Lưu Quang Vũ
là một tác giả lớn có tầm ảnh hưởng rộng lớn đối với diện mạo văn học vàđối với công chúng không chỉ hôm nay mà chắc chắn cả mai sau, tầm đón đợicác vở kịch của Lưu Quang Vũ sẽ còn sức lan tỏa mạnh mẽ và mãnh liệt quachiều kích của thời gian
Ở giai đoạn đầu, nhiều các bài báo, các nhà phê bình viết về các tácphẩm thơ của Lưu Quang Vũ của các nhà nghiên cứu như: Hoài Thanh với
“Một cây bút trẻ nhiều triển vọng”; Vũ Quần Phương với “Đọc thơ LưuQuang Vũ”; Vương Trí Nhàn với “ Những bài thơ viển vông cay đắng u buồnviết trong những năm tháng chiến tranh”; Phạm Xuân Nguyên với “Tâm hồntrở gió”; Lưu Khánh Thơ với “Tình yêu- đau xót và hi vọng”; Nguyễn Thị MinhThái với “Thơ tình Lưu Quang Vũ”; Vũ Quang Vinh với “Đọc Mây trắng củađời tôi nhớ Lưu Quang Vũ”; Bích Thu với “Những bài thơ sống với thờigian”…
Nhìn chung về thơ, qua các bài viết các nhà nghiên cứu phê bình đềuthống nhất cho rằng Lưu Quang Vũ là một hồn thơ nhiều cảm xúc, mangmột
Trang 13tình yêu trong trẻo với quê hương đất nước, một cái tôi đam mê đắm đuối nhiều khao khát mà cũng thật chân thành, độ lượng trong tình yêu.
Hai tập truyện ngắn của Lưu Quang Vũ là “Người kép đóng hổ” và
“Mùa hè đang đến” cũng thu hút nhiều nhà phê bình nghiên cứu Tiêu biểu
đó là các bài viết: “Văn xuôi Lưu Quang Vũ- cầu nối giữa thơ và kịch” củaPhong Lê; “Truyện ngắn Lưu Quang Vũ” của Lê Minh Khuê; “Lưu Quang Vũqua hai tập truyện ngắn Người kép đóng hổ và Mùa hè đang đến” của Lê DụcTú… Ở các bài viết này các tác giả đã chỉ ra chất thơ cũng như hơi hướng kịchtrong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ Các bài viết đã cho thấy truyện ngắncủa ông “thấm đẫm những hồi ức, những xao động của một đời người.Truyện ngắn Vũ có những nhân vật nhân hậu như chính tác giả củanó”[23,tr.137] và “…có nhiều chuyện đã làm cho người đọc cảm động thực
sự là thấy mình dường như phải sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với conngười và cuộc sống” [23,tr.140]
Đến thể loại kịch, với một số lượng tác phẩm lớn chỉ trong vòng gầnmười năm sáng tác, Lưu Quang Vũ đã tạo nên tiếng vang lớn cho sân khấukịch trường những năm 80 của thế kỉ XX Sau hàng loạt các vở diễn gây tiếng
vang như Nàng Sita, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Lời thề thứ 9, Nguồn sáng trong đời, cũng đã tạo được sự chú ý cho công chúng
và giới nghiên cứu phê bình Phải kể đến các bài viết như: Con đường sángtạo của một tài năng của Ngô Thảo; Kịch pháp Lưu Quang Vũ của G.S PhanNgọc; Phép ứng xử với cái chết trong kịch Lưu Quang Vũ (Phan TrọngThưởng); Sự khai thác mô-típ dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ (Lưu KhánhThơ);Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời sống (Cao Minh)… Những ýkiến đánh giá về kịch Lưu Quang Vũ đều có chung nhận xét: tác giả LưuQuang Vũ là một tài năng lao động nghệ thuật thực thụ, sức sáng tạo đặcbiệt của “một Moliere ở Việt Nam”, đề tài kịch của Lưu Quang Vũ rất đa dạngđặc biệt bắt nhịp với cuộc sống mới, chất lượng kịch của Lưu Quang Vũ hấpdẫn lôi cuốn ở cách tổ chức xung đột kịch, ở ngôn ngữ và nghệ thuật xây
Trang 15Lưu Quang Vũ đến với sân khấu đúng vào lúc sân khấu Việt Nam đang cónhững đòi hỏi khẩn thiết Đó là nhiệm vụ phản ánh những vấn đề nóng bỏng,cấp thiết, nổi cộm lên trong đời sống xã hội và bối cảnh đổi mới của đấtnước sau chiến tranh Giá trị lâu dài của tác phẩm của Lưu Quang Vũ chính làtính nhân đạo cao cả và tnh triết lý sâu sắc Chính vì vậy, trên sân khấu cũngnhư trong cuộc sống xã hội hiện nay, những nội dung mà kịch bản của tác giảLưu Quang Vũ đề cập đến vẫn vẹn nguyên giá trị Khái quát về đời văn của
Lưu Quang Vũ, tác giả Lưu Khánh Thơ và Lý Hoài Thu với cuốn “Lưu Quang
Vũ về tác giả và tác phẩm” đã có một công trình mang tnh tổng lược và
hoàn chỉnh về đường nghệ thuật của Lưu Quang Vũ từ một nhà thơ, nhàvăn, nhà phê bình đến khi trở thành một tác giả hàng đầu của sân khấu ViệtNam Bài viết đã chỉ rõ:“Lưu Quang Vũ có hai mươi năm vui buồn cùng thơ vàmười năm cuối đời song hành cùng kịch, nhưng trong mười năm ấy tài năngcủa Lưu Quang Vũ đã tỏa sáng và tạo cho mình một phong cách một kịchpháp và trở thành một hiện tượng nổi bật nhất của sân khấu Việt Nam thời
kì đổi mới”
Những cuốn sách tổng hợp các công trình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ
đã được xuất bản như cuốn Lưu Quang Vũ thơ và đời; Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật (Lưu Khánh Thơ); Lưu Quang Vũ về tác giả và tác phẩm (Lưu Khánh Thơ – Lý Hoài Thu); Tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh (do Lưu Khánh Thơ biên soạn các vở kịch của Lưu Quang Vũ)…
Ngoài ra còn có nhiều luận văn, luận án tến sĩ, các bài nghiên cứu củasinh viên chuyên ngành về các tác phẩm của Lưu Quang Vũ như: Lê Hương
Giang (2010) với Giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ, Nguyễn Hồng Yến (2014) với Liên văn bản trong kịch Lưu Quang Vũ, Tô Thị Kim Thoa (2011) với Mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang
Vũ, Lê Hoa (2010) với Thế giới nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ, Phan Trọng Thành (2008) với Những giá trị nội dung xã hội và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ….
Trang 16Qua các công trình nghiên cứu kể trên có thể thấy các công trình nghiêncứu về Lưu Quang Vũ khá phong phú về số lượng và hướng tiếp cận Điềunày cho thấy sức thu hút cũng như sức sống mạnh mẽ của những tác phẩmLưu Quag Vũ nói chung và kịch nói riêng, đồng thời cũng gợi mở cho chúngtôi hướng tiếp cận nghiên cứu mới mẻ của mình về mảng kịch khai tháctruyện dân gian của Lưu Quang Vũ.
2.2 Những công trình nghiên cứu về mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ
Các nhà nghiên cứu tập trung vào hai đề tài chính trong kịch của LưuQuang Vũ là đề tài khai thác mô tp truyện cổ dân gian và đề tài hiện đại viết
về cuộc sống mới để đưa ra những nhận xét đánh giá về tài năng nghệ thuật,cội nguồn sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ Dù là ở đề tài nào, các tácgiả nghiên cứu đều có những đánh giá xác đáng, làm rõ thành công và đặctrưng của mỗi vở Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ đi tìm hiểunhững bài nghiên cứu về các vở kịch thuộc đề tài khai thác truyện dân gian
để thấy được sự cách tân của Lưu Quang Vũ khi tiếp thu văn học truyềnthống Có thể thấy các nhà nghiên cứu đã dành nhiều sự quan tâm cho mảngkịch có số lượng ít mà đầy thú vị này Có những bài viết mang ý nghĩa đánhgiá khái quát về mảng kịch này và cả những bài biết về từng tác phẩm cụ thể
Trong số đó các bài viết về tác phẩm kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt nhận
được nhiều sự quan tâm hơn cả
Với Lưu Quang Vũ - một tài năng, một đời người (tác giả Vũ Hà - Ngô Thảo), trong phần viết Con đường sáng tạo của một tài năng của Ngô Thảo,
tác giả đã chia kịch của Lưu Quang Vũ làm ba loại, bên cạnh mảng kịch dựacốt truyện văn học và do sáng tác thì mảng kịch dựa tích truyện dân gian tuy
số lượng ít nhưng lại chiếm vị trí nhất định trong thành công và sự nghiệp củatác giả "Riêng tôi cứ tn là rồi cái vở kịch mượn tích xưa nay (có nhiều thayđổi - tất nhiên) rồi sẽ còn trên sân khấu một thời gian dài hơn” [26,tr.65] - đó
là suy
Trang 17ngẫm của Ngô Thảo về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt Dù sao điều có
ý nghĩa nhất là tác giả đã phân loại kịch của Lưu Quang Vũ, tạo nên tnh khoahọc, hệ thống trong quá trình nghiên cứu
Tác giả Phan Trọng Thưởng khi tìm hiểu về mảng kịch này đã chỉ ra
Phép ứng xử với cái chết trong kịch Lưu Quang Vũ, đặc biệt là đến vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả chỉ ra vấn đề sống - chết còn được Lưu
Quang Vũ nâng lên bình diện triết học - dựa trên nền cốt truyện mang đạo lýdân gian
Tác giả Cao Minh trong Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời sống đã nêu "Từ một truyện cổ dân gian mang tính triết lý cao, Lưu Quang Vũ
sáng tác vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt Vở kịch đi thẳng vào người xemvới vấn đề muôn thuở của con người, cũng là vấn đề cấp bách của cuộc sốnghiện tại” [23,tr174-175]
Tác giả Phạm Thị Thành: "Anh cũng hay dùng các câu chuyện huyềnthoại, cổ tích để viết lên những tâm sự của con người hôm nay” [26,tr.251-
252] Phạm Vĩnh Cư gọi Hồn Trương Ba, da hàng thịt là bi hùng kịch, Lưu
Quang Vũ đã "đổ rượu mới vào bình cũ kể lại chuyện hài cổ như một bi kịchtriết lý thời nay với hai chiều kích đan thoa: chiều kích nhân sinh - xã hội vàchiều kích bản thể siêu hình”
Các bài viết hầu hết tập trung làm rõ một số đặc điểm và giá trị của vở
kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt và một số vở kịch khác trong mảng kịch
khai thác truyện dân gian tuy nhiên còn mang tính chất rời rạc lẻ tẻ Duy nhất
cho đến nay, PGS.TS Lưu Khánh Thơ trong bài viết Sự khai thác mô típ dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ đã có sự quan tâm đúng mức đến mảng kịch
dựa trên tch truyện dân gian của Lưu Quang Vũ với những luận điểm rõràng, cụ thể: “Việc khai thác các mô tp dân gian, dựa vào đó để viết kịch bảnmang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách của mình đã tạo cho kịch LưuQuang Vũ một chiều sâu đáng kể Nó tạo cho kịch của anh sự phong phú về
đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật Trong
Trang 19Quang Vũ, khối lượng những vở khai thác trực tiếp từ cốt truyện dân giankhông nhiều lắm, nhưng hầu hết những vở kịch đó đều đạt tới hiệu quả nghệthuật tương đối cao Tiêu biểu nhất là vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt”[8,166] “Lời nói dối cuối cùng cũng là một vở kịch khai thác vốn cổ dân gian
mà vẫn giầu ý nghĩa hiện đại của Lưu Quang Vũ” [8,tr.168] Vở kịch Ông vua hoá hổ cũng được phân tích theo hệ thống của những tác phẩm thuộc mảng
kịch dựa trên tích truyện dân gian Cuối cùng, PGS.TS Lưu Khánh Thơ kếtluận: "Tài năng của nhà viết kịch một lần nữa được khẳng định trong việcbiến cổ tích, huyền thoại thành chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn
đời trong những cái bình thường”[8,tr.169] Trong Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, tác giả Lưu Khánh Thơ cũng đã có những nhận xét về
đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt Nam và những lưu
ý tới mảng kịch dựa trên tch truyện dân gian, cụ thể là vở Hồn Trương Ba,
da hàng thịt.
Cho đến gần đây đã có thêm một số luận văn, các bài nghiên cứu củasinh viên chuyên ngành về mảng kịch khai thác truyện dân gian của LưuQuang Vũ, tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ khái quát, đi vào tm hiểu những
vấn đề chung nhất của mảng kịch Đó là của tác giả Mai Thị Tâm với Mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ (2007); tác giả Tô Thị Kim Thoa với Mảng kịch dựa trên tch truyện dân gian của Lưu Quang Vũ
(2011)
Nhìn chung đối với mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang
Vũ thì còn rất nhiều vấn đề hầu như còn chưa được đi sâu tìm hiểu, còn rấtnhiều khía cạnh mang ý nghĩa giá trị sâu sắc chưa được khai phá nghiên cứu.Đặc biệt qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chưa có bài viết và công trìnhnghiên cứu nào đi sâu tm hiểu về nhân vật nữ trong mảng kịch này Vì vậy
với đề tài “Nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ” chúng tôi hi vọng sẽ khơi mở được những vấn đề còn mới mẻ hay
đang dang dở, qua đó góp phần đánh giá chiều sâu giá trị của kịch Lưu Quang
Trang 20tác giả, các
Trang 21nhà nghiên cứu đã tạo tiền đề, gợi ý quý báu cho người viết luận văn này;qua đó góp phần tạo nên cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về kịch Lưu Quang
Vũ cũng như hiểu được sự cách tân sáng tạo của tác giả khi tiếp thu văn họcdân gian
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nhân vật nữ trong mảng
kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ qua 4 kịch bản: Lời nói dối cuối cùng, Ông vua hóa hổ, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục têu làm rõ hình tượng nhân vật nữ được tácgiả xây dựng trong mảng kịch khai thác truyện dân gian Sự tm hiểu về hìnhtượng nhân vật nữ có thể đem lại cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về quanniệm nhân sinh của Lưu Quang Vũ về con người, về cuộc sống
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ những vấn đề của thể loại kịch và sự đóng góp của Lưu Quang
Vũ đối với sân khấu kịch Việt Nam Làm rõ đặc điểm nhận vật nữ và nghệthuật xây dựng nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu QuangVũ
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương phápthống kê, phân loại, Phương pháp so sánh đối chiếu, Phương pháp hệthống,
Phương pháp phân tch tổng hợp, Phương pháp nghiên cứu liên
ngành
5 Phạm vi nghiên cứu
Trang 22Tìm hiểu về nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của
Lưu Quang Vũ, chúng tôi nghiên cứu 4 kịch bản: Lời nói dối cuối cùng, Ông vua hóa hổ, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá.
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn đi sâu vào tìm hiểu về nhân vật nữ trong mảng kịch khai tháctruyện dân gian của Lưu Quang Vũ, qua đó góp phần tạo nên cái nhìn sâusắc, toàn diện hơn về kịch Lưu Quang Vũ cũng như hiểu được sự cách tânsáng tạo của tác giả khi tiếp thu VHDG Đó là cơ sở lí luận để cảm hiểu sâusắc, giảng dạy hiệu quả các tác phẩm kịch được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường như vở Hồn Trương Ba da hàng thịt.
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn của chúng tôi được triển khai thành 3 phần: Phần mở đầu,phần nội dung và phần kết luận
Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề của thể loại kịch và hiện tượng Lưu Quang Vũđối với sân khấu kịch thời kì đổi mới
Chương 2: Loại hình nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dângian của Lưu Quang Vũ
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong mảng kịch khai tháctruyện dân gian của Lưu Quang Vũ
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
Trang 23MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA THỂ LOẠI KỊCH VÀ HIỆN TƯỢNG LƯU QUANG VŨ
ĐỐI VỚI SÂN KHẤU KỊCH VIỆT NAM
1.1 Một số giới thuyết về thể loại kịch và sự xuất hiện, phát triển của kịch
ở Việt Nam
1.1.1 Một số giới thuyết về thể loại kịch
1.1.1.1 Khái niệm về thể loại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học ở cấp độ loại hình thì kịch là một trong
ba phương thức tồn tại cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tnh) Kịch vừathuộc sân khấu vừa thuộc văn học Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc
vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặcnhững xung đột mang tính nhân loại Những xung đột ấy được thể hiện cụthể qua hành động kịch và ngôn ngữ kịch trong một cốt truyện chặt chẽ giàukịch tính trong những tình huống độc đáo
Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: h à i k ị c h , bikị
c h ,b i h ài k ị c h ,c hín h k ị c h Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài
có đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ Còn sân khấu thuộc nghệ thuậtbiểu diễn
Trang 24Kịch bản văn học viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu Vìthế khi xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như một tác phẩmnghệ thuật, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mớithấy hết được những đặc trưng của nó.
Nhìn dưới cấp độ như một thể loại, kịch ra đời vào khoảng nửa sau thế
kỉ XVIII với các sáng tác của các nhà văn khai sáng ở Pháp và Đức như làG.E.Letsing, Boomacse, Didoro…
1.1.1.2 Một số đặc trưng của thể loại kịch
- Xung đột kịch:
Kịch bắt đầu từ xung đột Pha đê ép cho rằng: "Xung đột là cơ sở của
kịch" Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triểncao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua một sựkiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn, mỗi hồikịch Có thể có rất nhiều loại xung đột khác nhau Có xung đột biểu hiện của
sự đè nén, giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểuhiện qua sự đấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trícăng thẳng và lí lẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng Do tínhchất sân khấu quy định cho nên trong khi phản ánh hiện thực, tác giả kịchbản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đếnchỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác Vì
vậy, có thể nói xung đột là đặc điểm cơ bản của kịch Hégel cho rằng "tình
thế giàu xung đột là đối tượng ưu tên của nghệ thuật kịch"
Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội
và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể Ở những thời đạikhác nhau có những xung đột khác nhau Ở thời cổ đại, đó là sự xung độtgiữa thế giới quan thần linh, tư tưởng định mệnh với khát vọng làm chủ thiênnhiên, làm
Trang 25chủ bản thân của con người Trong xã hội nô lệ, đó là xung đột giữa nhữngngười nô lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nô Trong xã hộiphong kiến, đó là xung đột giữa một bên là uy quyền của vua chúa, quan lạivới người dân bị áp bức và đòi được giải phóng Trong thời kì hiện đại, cácxung đột thường xoay quanh những vấn đề cách mạng và phản cách mạng,cái thiện, cái ác, cái mới, cái cũ, cái tốt, cái xấu
Xung đột kịch do tính chất sân khấu quy định đồng thời xung đột làmcho kịch có tính sân khấu Sức hấp dẫn của một vở kịch là ở chỗ nhà văn phảiphát hiện, nêu ra và giải quyết các xung đột lớn nhỏ trong vở kịch Các yếu tốkhác của kịch phải góp phần tô đậm xung đột và dẫn đến một kết cục sâusắc, gần gũi với những vấn đề của cuộc sống
Xét một vài đặc điểm về xung đột kịch như vậy, có thể nói xung đột làyếu tố quan trọng không thể thiếu trong kịch “Giá trị tư tưởng nghệ thuậtcủa vở kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn đúng đắn xung đột kịch và xung độtkịch chỉ có thể trở thành cơ sở tốt đẹp của vở kịch khi nó nảy sinh ra nhưmột sự phản ánh độc đáo những mâu thuẫn điển hình của cuộc sống”[16,tr.20]
- Hành động kịch:
Hành động kịch cũng là một đặc trưng nổi bật của kịch bởi kịch là mộtthể loại mang lại sự nhận thức thực tại thông qua yếu tố hành động Xungđột kịch được triển khai thông qua các hành động Hành động là cơ sở cơbản của một tác phẩm kịch Tuy nhiên không thể hiểu đơn giản hành độngkịch chỉ là lời nói cử chỉ, dáng điệu (ngôn ngữ cơ thể) của diễn viên
Hành động kịch chính là sự thể hiện trực tếp nội dung của xung độngkịch Hành động kịch chính là cốt truyện được tổ chức một cách thống nhất
và chặt chẽ trong một khuôn khổ hoàn chỉnh của một tác phẩm nghệ thuật.Kịch có cốt truyện chặt chẽ vừa đủ không có chỗ cho những vụn vặt, trữ tìnhngoại
Trang 26đề,… Vì vậy, hành động kịch thường được tổ chức theo quan hệ nhân quảchặt chẽ Hành động này là kết quả của hành động trước và là nguyên nhâncủa hành động sau.
Hành động kịch gắn chặt với nhân vật kịch, là trục chính để thể hiệntnh cách nhân vật Hành động kịch thể hiện ý thức cũng như cảm xúc củanhân vật qua đó thể hiên xung đột kịch Hành động kịch có thể được chiathành hành động bên trong và hành động bên ngoài Hành động bên trong lànhững diễn biến tâm lí, những suy nghĩ, tâm trạng thể hiện rõ nét đời sốngnội tâm của nhân vật Hành động bên ngoài là những điệu bộ, cử chỉ, ánhmắt, nụ cười… của nhân vật kịch (do các diễn viên thể hiện trên sân khấu)
Ðiểm khác nhau cơ bản giữa tác phẩm kịch với tác phẩm tự sự và kí làkịch không có nhân vật người kể chuyện Maxim Gorki cho rằng: "Kịch, bikịch, hài kịch là thể loại khó nhất trong văn học, khó là vì một vở kịch đòi hỏimỗi nhân vật trong vở kịch phải thể hiện tính cách bằng lời nói và hành độngkhông có lời mách bảo, gợi ý của tác giả Các nhân vật kịch được hình thành
là do lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi nghĩa là tác giảxây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữmiêu tả"
Trang 27Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạnchế bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiềunhư trong các tác phẩm tự sự và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt.
Do đó, trong kịch tính cách nhân vật được tạo ấn tượng nổi bật và xác địnhnhằm gây ấn tượng mãnh liệt và sâu sắc cho khán giả Hiển nhiên sự nổi bật,tập trung đó không có nghĩa là đơn giản, một chiều Xoay quanh một nét tnhcách khác, vừa liên đới, vừa biến thái làm cho gương mặt của nhân vật sinhđộng và đa dạng hơn
Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm
Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, conngười bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người không thể không đắn đo,suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt Đặc trưng này cũng được thể hiệntrong các loại văn học khác nhưng rõ ràng được thể hiện tập trung và phổbiến nhất trong kịch Chính từ đặc điểm này, nhiều tác giả kịch đã dùng biệnpháp lưỡng hóa nhân vật nhằm biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm của chínhnhân vật đó
Ðối thoại là lời các nhân vật nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa cácnhân vật Ðây là dạng ngôn ngữ phổ biến nhất trong kịch “Đối thoại là thểchất và linh hồn kịch Kịch là văn bản đối thoại, hoặc bản viết thành lời, hoặclời nói viết thành vă bản” [13,tr.314] Các lời đối thoại trong kịch phải sắcsảo, sinh động và có tác dụng hỗ trợ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tnh,
“thúc đẩy hành động, là những chuyển động, gặp gỡ nhau, bị cản trở, va
Trang 29Ðộc thoại là lời nhân vật tự nói với chính mình, tự giãi bày tâm tư tnhcảm của mình Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằm biểu hiện nội tâmnhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất Ðể biểu hiện nội tâm, bêncạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng, nhữngtếng đế
Bàng thoại là lời nói riêng với khán giả: Có khi đang đối đáp với mộtnhân vật khác, bỗng nhiên nhân vật tiến lên về phía khán giả nói vài câu đểgiải thích một cảnh ngộ, một điều bí mật Loại này rất hiếm, chỉ thấy trongloại kịch tự sự như của Brết, nhất là những lời giáo đầu trong tuồng chèo ởta” [13,tr.410]
Về đặc điểm, ngôn ngữ kịch phải là ngôn ngữ mang “tnh hành động,tính khẩu ngữ, tính hàm súc, tính tổng hợp và phải phù hợp với tính cách củanhân vật” [13,tr.410] Trước hết, đó là những lời đối thoại thông thườngtrong cuộc ssống, phải có tác dụng khắc họa tính cách, nghề nghiêp, tuổi tác,trình độ văn hóa của nhân vật Nó mang sắc thái riêng của từng tình cách,
do từ miệng nhân vật nói ra, chứ không phải do tác giả Ngôn ngữ trong kịchđòi hỏi phải gắn liền mật thiết với động tác, điều này giúp người xem hiểuđược những suy nghĩ, tâm tư nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật kịch đòi hỏi người viết phải có một vốn hiểu biếtphong phú và sâu rộng về quần chúng, nắm được cách nói đa dạng của quầnchúng, điều này quan trọng đối với mọi nhà văn nói chung nhưng đặc biệt làđối với người viết kịch
1.1.2 Sự xuất hiện và phát triển của thể loại kịch ở Việt Nam
Ngay từ thuở bình minh của nền văn học Hi lạp - La mã cổ đại, kịch đãxuất hiện và sớm trở thành một thể loại văn học thượng đẳng Ở những giaiđoạn tiếp theo trong lịch sử châu Âu, kịch có một sức phát triển vượt trội
và rực rỡ, xuất hiện nhiều kịch gia lỗi lạc xứng tầm nhân loại Đó là các tên tuổi
Trang 30như:Corneill, Racine, Molier, Sechxpia… Ở Việt Nam, người ta biết đến kịchnhư một thể loại văn học chính thức vào đầu thế kỉ XX.
Xuất hiện vào khoảng những năm 20 của thế kỉ XX cùng với tến trìnhhiện đại hóa văn học, thể loại kịch Việt Nam ghi nhận một số tên tuổi như
tác giả Vũ Đình Long với Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm; Vi Huyền Đắc với Ông Ký Cóp, Hai tối tân hôn, Kim tiền; Đoàn Phú Tứ với Mơ hoa, Những bức thư tình, Ngã ba; Nguyễn Huy Tưởng với Vũ Như Tô… Lúc đầu chỉ các tác
phẩm dịch từ nước ngoài, sau đó là mô phỏng, phóng tác sau đó là sáng tácvà
được công chúng đô thị tếp nhận
Kịch nói giai đoạn 1930 -1945 đã có những khởi sắc mới với các tác giảtêu biểu như Thế Lữ Kịch giai đoạn này đã phản ánh được những mâuthuẫn lớn trong đời sống xã hội lúc bấy giờ: sự đối kháng giữa cái mới và cái
cũ, giữa Tây học và Nho học, giữa tư tưởng đạo đức phong kiến với lối sống
tự do đề cao cái tôi cá nhân của cơn gió Âu hóa tràn vào nước ta
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, kịch cũng như nhiều thể loại kháccủa nền văn học dân tộc đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị phục vụ cuộckháng chiến chống Pháp của dân tộc Các vở kịch tạo được tiếng vang thời kì
này như: Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi, Lòng dân của Nguyễn Văn Xe… Phần lớn nội dung các vở kịch hướng
về đời sống kháng chiến và cách mạng của dân tộc
Thời kì kháng chiến chống Mỹ, kịch đã có bước chuyển biến phát triểnmạnh cả về số lượng và chất lượng Hòa chung với không khí đấu tranh chống
Mỹ của dân tộc, kịch thời kì này phản ánh hai vấn đề nóng hổi của đất nướclúc bấy giờ đó là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấutranh giải phóng dân tộc ở miền Nam Những vở kịch tiêu biểu ở giai đoạn
này như vở: Lập Xuân, Quê hương của Xuân Trình; Nổi gió, Đại đội trưởng của tôi, Tổ quốc của Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt của Vũ Dũng Minh Tiền tuyến
Trang 31gọi của Trần
Trang 32Sau 1975, chiến tranh kết thúc hòa bình lập lại, hiện thực cuộc sống cónhiều biến đổi Bước ra khỏi cuộc chiến tranh trường kì, dân tộc lại phải đốimặt với rất nhiều khó khăn chồng chất Hiện thực cuộc sống thay đổi cần cáinhìn đa diện nhiều chiều và đời sống con người cá nhân cũng được đặt lênmột vị trí mới trong văn học Văn học từ sau 1975 đặc biệt sau đổi mới đã cóbước chuyển mình, trong đó kịch không thể đứng ngoài dòng chảy chung
Kịch giai đoạn này có bước phát triển nhảy vọt tạo nên một đời sốngsân khấu sôi động với nhiều thành tựu lớn đáng ghi nhận Nhà nghiên cứu Vũ
Quang Vinh trong bài viết Vài nét về sự phát triển của kịch nói ba mươi năm 1954-1984 đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/1985 đã nhận xét “với
sự tăng tiến cả về số lượng và chất lượng các tiết mục, cũng như sự mạnhdạn và phong phú trong những đổi mới, tm tòi, sáng tạo, chúng ta vui mừng
vì đã có một nền kịch nghệ tương đối hoàn chỉnh” Sân khấu kịch thời kì nàydiễn ra sôi động, nhiều vở kịch gây tếng vang, như hàng loạt các vở kịch của
Lưu Quang Vũ: Tôi và chúng ta, Lời thề thứ chín, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tất Đạt với Đỉnh cao mơ ước, Xuân Trình với Mùa hè ở biển, Hoài Giao với Nhân chứng và lịch sử… Những vở kịch thời kì này đã phản ánh những vấn
đề thời sự nổi cộm của đời sống xã hội lúc bấy giờ Những mâu thuẫn của chế
độ quản lí xã hội cũ kĩ với đời sống mới đòi hỏi sự đổi mới, những mâu thuẫngiữa cái tốt-xấu nảy sinh trong xã hội thời hậu chiến… Các vấn đề được đặt racấp thiết kịp thời đã mang đến cho người đọc người xem niềm tn vào cuộcsống đang có quá nhiều biến động Có thể khẳng định đây chính là thời kìvàng son của sân khấu kịch Việt Nam
Nhìn lại gần một thế kỉ phát triển của thể loại kịch ở Việt Nam, chúng
ta có thể thấy, tuy là một thể loại non trẻ hơn các thể loại khác nhưng kịch
đã hòa mình vào đời sống chung của dân tộc Đi qua những thăng trầm biếnthiên
Trang 33của lịch sử dân tộc, kịch Việt Nam đã từng bước phát triển và trưởng thành
và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc Tuy còn nhiều hạn chế, thành quả cũngcòn khiêm tốn so vơi một số thể loại văn học khác nhưng kịch nói hiện đại đãkhẳng định được chỗ đứng của mình trong nền văn học dân tộc
1.2 Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ – Hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam
1.2.1 Tiểu sử
Tác giả Lưu Quang Vũ quê ở Đà Nẵng, sinh ngày 17/4/1984 tại Thiên
Cơ, Hạ Hòa, Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ) trong một gia đình gia giáo, yêu vănhọc nghệ thuật Cha ông, Lưu Quang Thuận, tác giả của một số vở kịch vàhàng loạt bài thơ từ trước cách mạng Từ thủa bé, Lưu Quang Vũ đã sớm bộc
lộ những năng khiếu nghệ thuật và tư chất nghệ sĩ, từng 3 lần đoạt giải văntoàn thành phố Hà Nội, mới 13 tuổi đã có truyện ngắn được in… Tuổi thơLưu Quang Vũ được sống trong môi trường nghệ thuật và tham gia các hoạtđộng nghệ thuật từ rất sớm
Năm 1966, Lưu Quang Vũ vào bộ đội, được biên chế về quân chủngphòng không không quân Thời gian này Lưu Quang Vũ vẫn làm nhiều thơ,viết truyện ngắn, tiểu phẩm Có nhiều bài đăng trên các báo Nhân dân, Quânđội nhân dân, Văn nghệ quân đội
Năm 1970, Lưu Quang Vũ xuất ngũ, ông có gia đình riêng với vợ là diễnviên Tố Uyên và con trai Lưu Minh Vũ Tiếp sau đó là những năm tháng giannan vất vả trong cuộc đời ông: công việc bấp bênh, hạnh phúc riêng dangdở…Trong hoàn cảnh khốn khó ấy, Lưu Quang Vũ vẫn không ngừng viếttruyện, làm thơ, sáng tác kịch Năm 1973, ông lập gia đình với nữ sĩ XuânQuỳnh –một nhà thơ tài năng Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cuộcsống riêng của ông vẫn rất đầm ấm hạnh phúc – Nhà thơ Xuân Quỳnhdường
Trang 34như là bến đỗ bình yên nhất sau những mất mát trong cuộc đời Lưu Quang
Vũ Hạnh phúc nở hoa kết trái, họ sinh được người con trai Lưu Quỳnh Thơ
Năm 1977, Lưu Quang Vũ làm biên tập ở Tạp chí Sân khấu với côngviệc ổn định và phù hợp với khả năng của ông
Ngày 29-8-1988, ông qua đời cùng vợ và con trai trong một tai nạn giaothông, giữa lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao
Lưu Quang Vũ ra đi để lại một khoảng trống vắng không gì bù đắpđược của đời sống sân khấu Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệthuật, bản thân có năng khiếu thiên bẩm, vượt lên bao thế sự thăng trầm củacuộc đời riêng, Lưu Quang Vũ đã thực sự trở thành người nghệ sĩ lớn
1.2.2 Con đường trở thành nhà viết kịch của Lưu Quang Vũ
Nhiều người trở thành tác giả sân khấu từ những xuất phát điểm khácnhau như: người từ nhà báo, nhà văn, đạo diễn, diễn viên và các ngành nghềkhác Lưu Quang Vũ trước khi trở thành nhà viết kịch ông là một nhà thơ vàmột nhà văn có ít nhiều thành công Có thể nói “Lưu Quang Vũ đã đượcchuẩn bị một vốn liếng văn học và nghề nghiệp nhất định trước khi bước vàolĩnh vực sân khấu” [23,tr.141]
1.2.2.1 Sự nghiệp thi ca là tiền đề cho chất trữ tnh trong kịch của Lưu Quang Vũ
Trước khi xuất hiện trên sân khấu, Lưu Quang Vũ đã được mọi ngườibiết đến với tư cách là một nhà thơ trẻ có năng khiếu thiên bẩm Giới phêbình văn học, mà cụ thể là Hoài Thanh đã khẳng định “Lưu Quang Vũ là mộtcây bút trẻ nhiều triển vọng” [23,tr.7] Hoài Thanh đã sớm nhận ra một hồnthơ trong trẻo rất hồn nhiên trong cảm xúc và cũng rất già dặn suy tư khi đọcnhững bài thơ đầu tiên của ông Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng thơ “lànơi lý thác nhiều nhất”, “cốt cách thi sĩ vẫn là nét nổi trội nhất trong tâm hồnanh” [23,tr.33] Sự
Trang 35nghiệp thơ của ông bắt đầu nở rộ từ những năm 1970 trở đi, khi mà cuộc đờiông gặp vô vàn khó khăn Ông làm thơ như để bày tỏ những giãi bày nhữngnỗi niềm riêng, cả niềm vui nỗi buồn và cả những đớn đau đổ vỡ của cuộcđời Lưu Quang Vũ mất sớm nhưng cũng đã có hơn 20 năm sáng tác thơ, vàcũng đã kịp đặt tên cho 12 tập thơ, trong đó đã có nhiều tập hoàn chỉnh như:
Cỏ tóc tiên, Hương cây (in năm 1968), Mây trắng của đời tôi (in năm 1989), Cuốn sách xếp lầm trang, Bầy ong trong đêm sâu (in năm 1993)…
Có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ, hầu hết đều chỉ
rõ đặc trưng cơ bản của thơ ông đó là chất đắm đuối đam mê và nhiều khátvọng Như ta đã biết, kịch là sự kết hợp giữa nguyên lí sử thi và chủ thể độclập của thơ trữ tình Cái Tôi trữ tình của Lưu Quang Vũ trong thơ chính là chủthể tự khẳng định mình bằng những khát vọng của cá nhân, sự bộc lộ nộitâm hoàn toàn độc lập Cái Tôi sử thi trong thơ Lưu Quang Vũ là bộc lộ tnhthần dân tộc qua ý muốn chủ thể, mục đích cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài
và cản trở thực tế, là sự cảm nhận hiện thực của chủ thể nghệ sĩ Đây là tiền
đề hết sức quan trọng đối với con đường đi tới sân khấu kịch của Lưu Quang
Vũ bởi vì trong thơ của ông đã bộc lộ những cơ sở của những nguyên lí tạonên kịch
1.2.2.2 Truyện ngắn Lưu Quang Vũ- cầu nối từ thơ đến kịch
Truyện ngắn Lưu Quang Vũ phần nhiều là những câu chuyện kể nhẹnhàng về miền quê, về tuổi trẻ đầy mơ ước, khát vọng Bên cạnh đó còn lànhững chân dung của những con người hết sức bình thường trong cuộc sống.Vốn là một nhà thơ nên có thể thấy truyện ngắn của ông cũng đẫm chất thơ.Mặc dù không có được thành công đáng kể như ở hai thể loại kịch và thơ
nhưng ông cũng có được 3 tập truyện ngắn đáng kể như: Người kép đóng
hổ, Mùa hè đang đến, Một vùng mặt trận Lê Minh Khuê cho rằng: “Truyện
ngắn của anh khi đó là có bản sắc riêng” [8,tr.133] Mười năm sau chiếntranh, truyện ngắn của ông xuất hiện “là tếng nói của những người thường
Trang 37cũng có thể tm thấy chút riêng của mình trong đó” [23,tr.133] Điều đó cóthể nhận thấy sự chuyển mình của Lưu Quang Vũ trong các truyện ngắn cuộcsống không chỉ là bức tranh hào hùng thơ mộng mà đã xuất hiện nhữngkhoảng tối nhức nhối, bức xúc, những niềm riêng tư của con người đã được
đề cập đến, điều mà trong chiến tranh người ta gạt sang bên cạnh Có thể nóitruyện ngắn của Lưu Quang Vũ là sự báo hiệu, là bước “tền trạm” cho nhữngvấn đề nóng bỏng của xã hội mà ông sẽ thể hiện rõ nét thành hình trong các
vở kịch sau này của mình
Tóm lại có thể thấy thơ là động lực, là cơ sở, còn truyện ngắn là sự bắtđầu cho những vấn đề xã hội và khả năng khắc họa chân dung nhân vật màsau này làm bệ phóng cho ông bước vào kịch nói, nó là chất văn xuôi của kịchLưu Quang Vũ
1.2.2.3 Kịch Lưu Quang Vũ- kết tinh tài năng
Năm 1987, Lưu Quang Vũ bắt đầu làm biên tập viên ở Tạp chí sân khấu
và bến duyên với sân khấu kịch từ đây Năm 1979, Lưu Quang Vũ hoàn thành
vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi mười bảy” Vở kịch đầu tay này đã giành 5 giải
nhất khi tham gia Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1980 Năm 1981, vở kịch
“Cô gái đội mũ nồi xám” được dàn dựng và Lưu Quang Vũ trở thành cái tên
thực sự được công chúng chú ý trên sân khấu kịch Tiếp đó, Lưu Quang Vũbằng tài năng và đam mê nghệ thuật đã cho ra đời nhiều tác phẩm kịch có
giá trị như: Người trong cõi nhớ (1982), Nguồn sángtrong đời (1984), Tôi và chúng ta (1984), Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984), Người tốt nhà số 5 (1984), Lời nói dối cuối cùng (1984), Khoảnh khắc và vô tận (1986)…
Kịch của Lưu Quang Vũ phong phú nhiều đề tài: dã sử, dân gian, chiếntranh, quân đội, đời sống… Kịch của ông mang tính thời sự nhạy bén, vừa cótính khám phá sâu sắc, vừa có tính lâu dài Mỗi vở kịch của ông đều chứađựng những triết lí sống của con người và thời đại, đánh thức ở con ngườilương tâm,
Trang 38trách nhiệm và khả năng tự thanh lọc tâm hồn để vươn tới những điều tốtđẹp hơn Kịch của Lưu Quang Vũ ngoài sự phát hiện, xây dựng trên nhữngnhân vật mang dáng nét con người mới hôm nay và ngày mai, tác gải cònkhông ngần ngại phê phán các kiểu nhân vật tiêu cực trong thực tế đời sống
ở mọi tầng lớp, thậm chí những dạng nhân vật và những vấn đề mà trước kiangười ta né tránh ngại đề cập đến
Với 55 vở kịch được viết trong 10 năm, với 47 vở được đưa lên sàndiễn, với 8 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và nhiều giải thưởng khácthể hiện sức làm việc bền bỉ phi thường của Lưu Quang Vũ cũng như vai trò
vị trí của ông trong nền sân khấu Chính những đóng góp ấy mà khi nghiêncứu về ông, một học giả người Pháp đã gọi ông là “Moliere ở Việt Nam tên làLưu Quang Vũ” [23,tr.162] Hay như G.S Phan Ngọc nhận định “Lưu Quang Vũ
là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa” và “cómột kịch pháp Lưu Quang Vũ” Tác giả Cao Minh “Thông qua kịch của mình,Lưu Quang Vũ đã góp phần quan trọng làm nên bộ mặt sân khấu thập kỉ támmươi Và cất tiếng nói dũng cảm thức tỉnh cái tốt đẹp đang bị lấp phủ, cảnhtỉnh cái xấu đang hoành hành, ngự trị trong cuộc sống đương đại” Thời gian
và sự yêu mến của khán giả chính là thước đo rõ nhất giá trị của một tácphẩm nghệ thuật Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ đã vượt qua đượcnhững thử thách khốc liệt của thời gian để khẳng định chỗ đứng của mình
1.3 Những đóng góp nổi bật từ mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ là một tài năng nhiều mặt, ngay trong sân khấu kịchngười đọc người xem cũng sẽ thấy sự thành công đa dạng ở nhiều thể loại, đề
tài Theo tác giả Ngô Thảo trong bài nghiên cứu “Con đường sáng tạo của một tài năng” [23,tr.143], có thể chia những sáng tác kịch của ông thành ba
loại:
Trang 39Loại 1: Dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian trong và ngoài
nước rồi viết lại như: Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, nàng Sita, Đam San, Ông vua hóa hổ, Linh hồn của đá…
Loại 2: Dựa vào một cốt truyện văn học để chuyển thành kịch như: Đôi dòng sữa mẹ, Hẹn ngày trở lại, Chết cho điều chưa có, Muối mặn của đời em…
đại
Loại 3: Hoàn toàn do sáng tác: Đây là phần chủ yếu và đề tài đều là hiện
Trong số đó, khối lượng những vở kịch khai thác từ cốt truyện dân giankhông nhiều, chiếm một phần nhỏ trong những sáng tác của ông nhưng cóthể khẳng định hầu hết những vở kịch này đều đạt tới hiệu quả tương đốicao Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã nhận xét: “Việc khai thác các mô tpdân gian, dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phongcách của mình đã tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng kể Nó tạocho kịch của anh sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ởnghệ thuật xây dựng nhân vật” [23,tr166] Trong số những vở kịch khai thác
từ cốt truyện dân gian của Lưu Quang Vũ có nhiều tác phẩm xuất sắc, chođến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và được công diễn nhiều lần trên sân
khấu trong và ngoài nước Tiêu biểu như vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được ra mắt công chúng năm 1984, giới phê bình nghiên cứu đánh giá
đây là một trong những vở kịch hay nhất của Lưu Quang Vũ Vở kịch lấy cốt
từ câu chuyện dân gian, về tích này sân khấu dân tộc đã nhiều người khaithác Tuồng Trương Đồ Nhục đã nhắc nhiều đến những câu chuyện vui hàihước do anh đồ tể gây ra “Đến lượt mình, Lưu Quang Vũ đọc từ trong cốttruyện dân gian xưa những ý tưởng mà con người hiện đại cũng phải kính nể”[23,tr.144] Một cốt truyện dân gian bình thường quen thuộc vậy mà khi đưalên sân khấu vở kịch đã không chỉ dừng lại ở những giá trị ban đầu mà đặt ranhững vấn đề mới mẻ, những bài học nhân sinh sâu sắc Những bi kịch vànhững rắc rối mà Trương Ba phải trải qua vì
Trang 40hóa sinh ra mỗi con người chỉ có một lần, cần phải biết gìn giữ nuôi dưỡng vàtrân trọng nó Cuộc sống này thật đáng quý với mỗi người, nhưng phải sốnghài hòa giữa phần hồn và phần xác, cuộc sống chỉ có giá trị khi “con ngườiđược sống đúng là mình” Sống vay mượn chắp vá sẽ tạo ra những xộc xệchmất cân đối và đem lại bi kịch cho con người Con người phải không ngừng
đấu tranh ngay cả với chính mình để vươn tới lẽ sống cao đẹp… Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được công diễn nhiều lần trên sân khấu và đến nay
vẫn còn nguyên sức hút, hiện nay văn bản kịch này đã được đưa vào giảngdạy trong nhà trường THPT, điều đó cho thấy ý nghĩa tư tưởng sâu sắc và giátrị lâu bền của tác phẩm
Vở kịch “Lời nói dối cuối cùng” cũng là một vở kịch gặt hái được nhiều
thành công của Lưu Quang Vũ, khai thác vốn cổ dân gian mà vẫn giàu ý nghĩahiện đại Hình tượng chú Cuội với những lời nói dối truyền miệng trong dângian đã được tác gải xây dựng nên một hình tượng nhân vật sinh động, hấpdẫn Trong vở kịch, Cuội thông minh lém lỉnh nhanh ý đã làm được nhiềuviệc tốt việc thiện để giúp đỡ mọi người, chỉ có điều những việc tốt ấy cũngnhư những hành động có ý nghĩa đẹp đẽ ấy đều được thực hiện dựa trênnhững lời nói dối vòng quanh không đúng sự thực Kết cục những mongmuốn và ý định tốt đẹp mà Cuội mong muốn làm cho mọi người đã dẫn đếnthất bại, những người được Cuội giúp đều trở thành nạn nhân của nhữngtnh huống trớ trêu Và ngay chính Cuội cũng là nạn nhân bởi những lời nóidối của chính mình Vở kịch kết thúc để lại cho người đọc người xem nhữngbài học chân lí sâu xa: Những điều tốt đẹp chỉ thực sự có ích với con ngườikhi nó được dựa trên nền tảng của sự trung thực và lòng ngay thẳng Điều tốtđẹp không thể đến từ những lời nói dối
Ngoài hai vở kịch tiêu biểu kể trên, còn một số vở kịch khác lấy từ tch