Trước đây nhân vật văn học nói chung, trong đó có nhân vật trí thức thường mang đậm màu sắc duy lý, thể hiện ở tính cách nhất quán, thiếu đa dạng, thì hình tượng nhân vật trí thức trong
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học
Trang 31
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
3.Nhiệmvụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp mới của luận văn 10
6 Cấu trúc của luận văn 10
PHẦN II: NỘI DUNG 13
Chương một: Vị trí nhân vật trí thức trong văn xuôi
Việt Nam hiện đại 13
1.Hệ thống nhân vật của văn xuôi Việt Nam hiện đại 13
1.1 Khái niệm nhân vật văn học 13
1.2 Hệ thống nhân vật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại 14
1.3 Tính giao thoa của nhân vật 15
1.4 Nhân vật trí thức 15
2.Lý do ra đời của nhân vật trí thức 17
2.1 Lý do khách quan 17
2.2 Lý do chủ quan 18
3 Những bước tiến hoá của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại 19
3.1 Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đọan đầu thế kỷ 19
3.2.Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn 1930- 1945 20
3.3 vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Pháp 22
3.4 Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Mỹ 24
3.5 Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới 34
Trang 42
Chương hai: Hình tượng người trí thức trong văn xuôi
thời kỳ đổi mới 36
1 Bối cảnh lịch sử 36
2 Các xu hướng thể hiện hình tượng người trí thức trong
văn xuôi thời kỳ đổi mới 38
2.1.Xu hướng khai thác lịch sử 39
2.2 Xu hướng nhập cuộc hiện tại 49
2.3.Xu hướng phê phán và hoài nghi 80
Chương ba: Nhân vật trí thức với tư cách là một nhân tố
góp phần phát triển nghệ thuật văn xuôi 104
1Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hướng nội 104
1.1 Các mô hình cấu trúc tác phẩm văn xuôi 104
1.2.Vaitrò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hướng nội 109
2 Vai trò của nhân vật trí thức đối với sự đổi mới
nghệ thuật tiểu thuyết 110
PHẦN III: KẾT LUẬN 113
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Trang 53
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, đặc biệt là từ thời
kỳ đổi mới đến nay, nhân vật trí thức ngày càng có vị trí quan trọng, trở thành nhân vật trung tâm trong cơ cấu thành phần nhân vật Hàng
loạt các tác phẩm thể hiện nhân vật trí thức hoặc “pha trí thức” ra đời
và gây được tiếng vang trong dư luận hoặc đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn đã phần nào chứng tỏ được vị trí trung tâm trong văn học của nhân vật trí thức
Không chỉ phong phú về số lượng nhân vật trí thức trong văn học thời kỳ đổi mới còn đa dạng về hình thức nghệ thuật, đề tài, thành phần… so với nhân vật trí thức trong văn học trước 1975 Trước đây nhân vật văn học nói chung, trong đó có nhân vật trí thức thường mang đậm màu sắc duy lý, thể hiện ở tính cách nhất quán, thiếu đa dạng, thì hình tượng nhân vật trí thức trong văn học thời kỳ đổi mới được thể hiện rất phong phú: đa dạng về thành phần, đa dạng về màu sắc thẩm mỹ, vừa giàu chất tạo hình vừa có chiều sâu tư tưởng, tâm lý… Nhân vật trí thức cũng đã đặt ra và tìm tòi giải đáp hàng loạt những vấn đề xã hội mang tính thời sự như: Vai trò của trí thức trong
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, mâu thuẫn giữa lý tưởng khoa học với tư tưởng làm giàu trong thời kinh tế thị trường, thực trạng lãng phí chất xám và những bài học về sử dụng trí thức trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay…
Vai trò của nhân vật trí thức trong văn học còn thể hiện ở những đóng góp của nó trong việc phát triển nghệ thuật
Trang 64
văn xuôi Với đặc thù lao động trí óc có trình độ văn hoá cao, có tri thức khoa học, nhạy cảm trước những biến đổi của thời cuộc, nhân vật trí thức có ưu thế đặc biệt trong xây dựng tiểu thuyết hướng nội – một hướng phát triển mới của nghệ thuật tiểu thuyết hiện nay
Tóm lại hình tượng người trí thức văn xuôi trong thời kỳ đổi mới có thể làm thành một đề tài đáng nghiên cứu và hứa hẹn sẽ cho những kết quả bổ ích Nghiên cứu đề tài này chẳng những có thể bổ sung vào việc đánh giá văn học Việt Nam sau
1975 mà còn có khả năng tác động trở lại với khu vực sáng tác, bởi lẽ đây là một vấn đề còn nóng hổi của đời sống văn học hôm nay Đó
cũng là lý do tại sao chúng tôi chọn đề tài Hình tượng người trí thức
trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới
đề
Trang 75
Sau khi tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma
Văn Kháng ra đời đã có nhiều bài báo tranh luận, đóng góp ý kiến về những vấn đề mà tác phẩm này đặt ra, trong đó có vấn đề về nhân vật
trí thức Tác giả Lê Thành Nghị trong bài Về người trí thức trong Đám
cưới không có giấy giá thú (Báo Nhân dân, ngày 4/8/1990) đã phân
tích những nhân vật trí thức trong tác phẩm, từ đó chỉ ra những xung đột gay gắt trong quan hệ gia đình, đồng nghiệp trước sức tấn công của những hiện tượng tiêu cực vốn là mặt trái của cơ chế thị trường,
sự lung lay niềm tin của một số trí thức khi phải đối mặt với bất công, cảnh báo về sự tha hoá nhân cách của một bộ phận trong độ ngũ
những người trí thức Tác giả Phong Thu trong bài Tâm sự với tác giả
Đám cưới không có giấy giá thú (Báo Hà Nội chủ nhật, ngày
6/5/1990) đã đánh giá cao những nhân vật trí thức trong tác phẩm và chỉ ra lực cản ngăn trở người trí thức cống hiến tài năng tâm huyết của mình cho xã hộ là bộ ba: Thành phần xã hội + Bệnh quan liêu + Kẻ
buông tuồng Tác giả Đào Thanh Tùng trong bài Đám cưới không có
giấy giá thú – một cách nhìn nhận về người thầy (Báo Giáo viên nhân dân, số 16, ngày 18/4/1990) lại bày tỏ sự lo ngại trước cái nhìn méo
mó về người trí thức trong tác phẩm… Nhìn chung, phần lớn các bài
viết về nhân vật trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú đều có
chung hạn chế là tính chất xã hội học trong tiếp cận vấn đề Nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng ít khi được “tả chân” mà giàu tính cách điệu, tính biểu tượng, tiêu biểu cho thân phận người trí thức trước những biến động của xã hội, vì vậy không thể chỉ dựa vào một vài chi tiết cụ thể mà đưa ra đánh giá về nhân vật, tác phẩm hay nhà văn
Đáng chú ý là luận văn thạc sỹ văn học của Đào Tiến Thi (ĐHSP
Hà Nội, 1999) Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau
Trang 86
1975 Tác giả luận văn đã khảo sát nhiều truyện ngắn của Ma Văn
Kháng, từ đó chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trí thức trong các tác phẩm này: Có phong cách ứng xử trên thế thượng phong trước mọi sóng gió cuộc đời, có cốt cách ung dung tự tại kiểu nhà Nho trong mọi hoàn cảnh, không đội trời chung với cái xấu, cái ác, sống “ngoài vòng cương toả” với cái tài hoa tài tử của mình Nhân vật trí thức trong văn học thời kỳ đổi mới cũng được đề cập tới trong luận văn thạc sỹ văn
học của Nguyễn Thị Hằng (ĐHSP Hà Nội, 1999): Thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời đổi mới Trong luận văn này tác
giả đã khẳng định: “Nhân vật trí thức được khắc họa trong nhiều tác
phẩm của các tác giả đương đại như Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Bức tranh, Sắm vai (Nguyễn Minh Châu) …” [20,
tr 23] Trên cơ sở so sánh nhân vật trí thức trong tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu với nhân vật trí thức của Nguyễn Khải, tác giả luận văn đã đưa ra những nhận xét mang tính khái quát: “Cùng viết về nhân vật trí thức nhưng sáng tác của Nam Cao là sự tự ý thức
về bản thân, nhân phẩm của người trí thức, xót xa cho sự thức tỉnh của
họ vì bất lực trước hoàn cảnh Còn người trí thức trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu luôn ở trạng thái tự ý thức về nhân cách, họ tự đối diện với chính mình trong nhu cầu tự thú, tự sám hối, tự đấu tranh với bản thân, thể hiện khát khao tự hoàn thiện rất đáng trân trọng Đó là
nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), nhân vật người họa sỹ (Bức tranh), nhà văn T (Sắm vai)… Nhân vật trí thức
của Nguyễn Khải lại thể hiện sự nhận thức, suy ngẫm về bản thân, thời cuộc, sự lựa chọn trước hoàn cảnh, từ đó bộc lộ nhân cách của mình Nét chung của tầng lớp trí thức trong truyện của Nguyễn Khải
là sự mặc cảm mình đang lạc thời, lầm thời nhưng không vì thế mà trở
Trang 97
thành kẻ hèn Họ luôn tìm cách vượt lên hoàn cảnh để thích ứng với nó.” [20, tr 41] Trong những bài phê bình tiểu luận về văn học Việt Nam sau 1975 có hai bài viết có đề cập trực tiếp tới nhân
vật trí thức là bài Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển của Nguyễn Đăng Mạnh (Báo Nhân dân, ngày 26/10/1985) và bài Mấy
vấn đề về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị
Bình (in trong tập 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng Tháng
Tám NXB ĐHQG, H., 1996) Trong bài viết Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra rằng văn
học Việt Nam từ sau cách mạng Tháng Tám, thời kỳ nào cũng có nhân vật trí thức Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh về vai trò quan trọng của loại nhân vật này trong văn xuôi thời kỳ đổi mới: “Nhân vật cách mạng có tri thức, hay nói cách khác, nhân vật công nông trí thức hoá ngày càng được quan tâm và trở thành nhân vật trung tâm trong nhiều
tác phẩm gần đây.” [51, tr 463] Trong bài Mấy vấn đề về nhân vật
của văn xuôi Việt Nam sau 1975 tác giả Nguyễn Thị Bình đã có nhận
định tương tự khi cho rằng nhân vật trí thức đang trở thành nhân vật trung tâm trong cơ cấu thành phần nhân vật của văn xuôi Việt Nam giai đoạn hiện nay và bước đầu lý giải những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt các tác phẩm có xây dựng nhân vật trí thức: “Văn xuôi sau 1975 phát triển trong bối cảnh đất nước chuyển đổi cơ chế kinh tế, giao lưu văn hoá nhiều chiều, ý thức cá nhân được sự cổ vũ của cơ chế thị trường trỗi dậy mạnh mẽ Nhu cầu thức tỉnh gắn liền với cảm hứng khám phá, nghiền
ngẫm hiện thực, nhu cầu công bố tư tưởng riêng trong thái độ “nhập
cuộc” của nhà văn… có lẽ đây là những nguyên nhân xâu xa của việc
xuất hiện một cách phổ biến nhân vật trí thức.” [5, tr 223] Tác giả
Trang 108
Nguyễn Thị Bình cũng đã đưa ra những nhận xét về hạn chế của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung: “Cho đến thời điểm này, chưa có nhân vật trí thức nào đạt tới cái mốc mà nhân vật người lính và người nông dân trong văn xuôi đã đạt tới.” [5, tr 224]
Nhìn chung, cho đến nay tình hình nghiên cứu về nhân vật trí thức trong văn xuôi hiện đại nói chung và trong văn xuôi thời kỳ đổi mới nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mà loại nhân vật này đặt ra, chưa khái quát được những đặc điểm của hình tượng nhân vật trí thức, xu hướng thể hiện nó trong các tác phẩm cũng như những đóng góp của nó cho sự phát triển nghệ thuật văn xuôi
3 NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
3.1 Luận văn không thể đề cập đến tất cả sự phong phú đa dạng trong phong cách thể hiện nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới mà chỉ tập trung vào các phương diện cơ bản sau:
+ Qúa trình tiến hoá của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
+ Các xu hướng thể hiện nhân vật trí thức trong văn xuôi thời
kỳ đổi mới
+ Nhân vật trí thức với tư cách là một nhân tố góp phần phát
3.2 Đối tượng khảo sát của luận văn là nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, nhưng mốc thời gian “thời kỳ đổi mới” chỉ
Trang 113.3 Số lượng tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi mới có xây dựng nhân vật trí thức là rất lớn Do vậy luận văn buộc phải bỏ qua rất nhiều tác phẩm để có điều kiện đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp luận mác xít, lấy quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cái gốc trong khi xem xét mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật và tác phẩm, nhân vật và tác giả cũng như giữa tác phẩm và thời đại Trong khi phân tích các đặc điểm của hình tượng nhân vật trí thức chúng tôi luôn
ý thức về sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học
4.2 Phương pháp nghiên cứu chuyên biệt
Trang 1210
Để giải quyết nhiệm vụ cụ thể của 3 chương của luận văn chúng tôi vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên biệt thuộc phương pháp luận nghiên cứu văn học và không tuyệt đối hoá một phương pháp nào Những phương pháp nghiên cứu chuyên biệt được
sử dụng nhiều nhất là phương pháp phân tích ngữ văn, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh hệ thống và phương pháp lịch sử - xã hội
4.3 Chúng tôi dựa vào lý luận về nhân vật văn học, hình tượng văn học, cấu trúc tác phẩm văn xuôi làm cơ sở để phân tích hình tượng người trí thức trong các tác phẩm văn xuôi cụ thể
Chúng tôi cũng tham khảo những kết quả nghiên cứu của các nhà lý luận phê bình và các nhà văn trong các công trình nghiên cứu, các bài phê bình tiểu luận, các bài báo về văn học Việt Nam đã được công bố trên sách báo
5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn lần đầu tiên cố gắng đem lại một cái nhìn mang tính
hệ thống về những bước tiến hoá của hình tượng nhân vật trí thức trong văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến thời kỳ đổi mới Riêng giai đoạn văn học từ sau 1975 đến nay, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới, hình tượng người trí thức không chỉ được mô tả, hệ thống hoá mà còn được cắt nghĩa, đánh giá, chỉ ra những đặc điểm chính, những xu hướng thể hiện và vai trò quan trọng của nó trong việc phát triển nghệ thuật văn xuôi
Trang 1311
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm bốn phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương một: Vị trí nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
1 Hệ thống nhân vật của văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.1 Khái niệm nhân vật văn học
1.2 Hệ thống nhân vật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.3 Tính giao thoa của nhân vật
3.1 Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn đầu thế kỷ 20
3.2 Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn 1930-1945
3.3 Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Pháp
3.4 Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Mỹ
3.5 Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới
Trang 1412
Chương hai: Hình tượng người trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới
2 Các xu hướng thể hiện hình tượng người trí thức trong văn xuôi
thời kỳ đổi mới
2.1 Xu hướng khai thác lịch sử 2.2 Xu hướng nhập cuộc hiện tại
2.3 Xu hướng phê phán và hoài nghi
Chương ba: Nhân vật trí thức với tư cách là một nhân tố góp phần
phát triển nghệ thuật văn xuôi
1 Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hướng nội
1.1 Các mô hình cấu trúc tác phẩm văn xuôi
1.2 Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hướng nội
2 Vai trò của nhân vật trí thức đối với sự đổi mới nghệ thuật tiểu
thuyết
Trang 1513
Trang 1614
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương một:
VỊ TRÍ CỦA NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1 Hệ thống nhân vật của văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.1 Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật quan trọng bậc nhất trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Nhân vật văn học có thể là những con người cụ thể có tên, có thể là những nhân vật không tên, có thể là những con vật trong truyện thần thoại cổ tích, truỵên thiếu nhi… cũng có khi nhân vật văn học được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm, chẳng hạn hình tượng Xà Nu trong
truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay “nhân vật chiếc quan tài” trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan …
Nhưng nhân vật văn học chủ yếu vẫn là con người trong tác phẩm văn học, do vậy khái niệm nhân vật văn học được phát biểu dựa trên thuộc tính đó: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác
phẩm văn học.’’ (Từ điển thuật ngữ văn học) [15, tr 162] Nhân vật
văn học có thể chia thành nhiều loại hình đa dạng:
+ Dựa vào chức năng nghệ thuật, nhân vật được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện…
Trang 17+ Dựa vào thành phần xã hội ta có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật nông dân, quân nhân, trí thức, phụ nữ, thanh niên, thiếu niên, người lao động…
1.2 Hệ thống nhân vật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Từ đầu thế kỷ 20, văn học Việt Nam bước vào một giai đoạn mới, từng bước hiện đại hoá toàn diện từ quan điểm thẩm mỹ, thể tài, thể loại, kết cấu tác phẩm đến ngôn ngữ văn học Hệ thống nhân vật văn học cũng ngày càng phong phú, đa dạng hơn Hầu như trong xã hội tồn tại tầng lớp người nào thì trong văn học cũng xuất hiện loại nhân vật tương ứng Nhìn từ góc độ thành phần xã hội, hệ thống nhân vật trong văn học Việt Nam hiện đại gồm có những loại nhân vật sau:
+ Người nông dân
+ Người công nhân
Trang 1816
Do yêu cầu phản ánh hiện thực cuộc sống phong phú và đa dạng nên hình tượng nhân vật của văn học hiện đại thường không thuần nhất, các loại nhân vật nhiều khi có hiện tượng giao thoa với nhau, gây nên tình trạng một nhân vật văn học cùng lúc mang trong mình những đặc điểm của hai hay nhiều tầng lớp xã hội khác nhau
1.3 Tính giao thoa của nhân vật
Sự phân chia nhân vật văn học theo thành phần xã hội như trên chỉ mang tính chất tương đối nhằm nhấn mạnh một trong nhiều đặc trưng của nhân vật và phục vụ cho một yêu cầu nghiên cứu cụ thể Trong thực tế văn học, một nhân vật cùng lúc có thể thuộc nhiều loại nhân vật khác nhau Đó là tính “giao thoa” của nhân vật văn học Ta
có thể hình dung tính giao thoa ấy bằng sơ đồ sau:
Trí thức + Quân nhân + Nông dân + Công nhân + Thanh niên + Phụ nữ…
Tính giao thoa của nhân vật tạo nên sự phong phú đa dạng của nhân vật văn học nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho quá trình phân loại và nghiên cứu
1.4 Nhân vật trí thức
Cơ sở xã hội của nhân vật trí thức là người trí thức Trong tiếng
La Tinh, thuật ngữ trí thức (intrlligentia) chỉ những người có hiểu biết,
có tri thức Tầng lớp xã hội này bao gồm những người chuyên lao động trí óc (có trình độ chuyên môn cao) Theo Lênin, bao hàm trong trí thức là: “… tất cả những người có học thức, đại diện cho những
Trang 1917
nghề tự do nói chung, đại diện cho lao động trí óc (Brain worker, như người Anh vẫn nói), khác với những đại diện cho lao động chân
tay.”(dẫn theo Nguyễn Văn Khánh - Một số vấn đề về trí thức Việt
Nam) [29, tr 11] Nhìn chung trong nhiều dấu hiệu về trí thức ta thấy
có hai dấu hiệu cơ bản:
+ Lao động trí óc có chuyên môn
+ Có trình độ học vấn
Một số học giả khác thì cho rằng ngoài các dấu hiệu trên, trí thức không thể là người thiếu văn hoá và đạo đức Quan niệm đó phù hợp với quan niệm Đức – Tài của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và nhân dân ta khi nói đến nhân cách của con người Việt Nam, trong đó
có trí thức
Với thiên chức và đặc trưng riêng của mình, bằng lao động trí tuệ mang tính chất chuyên nghiệp cao, đội ngũ trí thức sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần như những phát minh khoa học, những sáng tác văn học, những công trình khoa học công nghệ, những tác phẩm khảo cứu, dịch thuật, những giáo trình và sách giáo khoa… và rất nhiều loại hình sản phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật khác, tạo nên diện mạo tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng vào việc định hướng tư tưởng, xây dựng đạo đức, lối sống, phát triển đời sống văn hóa, xã hội Xã hội càng phát triển thì đội ngũ trí thức càng đông đảo
và vai trò xã hội của trí thức càng trở nên quan trọng Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực cho nên sự xuất hiện của nhân vật trí thức trong văn học là một tất yếu do yêu cầu khách quan của lịch sử
Nếu khái niệm trí thức trong đời sống xã hội không thể được tiếp cận một cách tĩnh tại thì quan niệm về nhân vật trí thức trong tác phẩm văn học lại càng có biên độ dao động lớn hơn Văn học phản
Trang 2018
ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, nên không thể đơn giản dựa vào những tiêu chí cố định về học vấn và nghề nghiệp để xác định nhân vật trí thức Chẳng hạn nhân vật cô bé Hoài (trong tiểu thuyết
Thiên sứ của Phạm Thị Hoài) chỉ có trình độ văn hoá lớp 10/10 nhưng
đã được nhà văn tạo cho một “phông văn hoá” khá cao để có thể phán xét về thực trạng văn hoá xã hội cũng như nhiều vấn đề khác đang tồn
tại trong cuộc sống Hay các nhân vật Năm Trà (trong Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn), Tùng, Minh, Đào (trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường)… tuy chỉ là những cán bộ xã
nhưng có tri thức khoa học, có lối tư duy và phong cách làm việc mới
đã và đang đem lại những thay đổi lớn lao cho bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời kỳ dổi mới hiện nay… Do được thể hiện mang đậm những đặc trưng của người trí thức như vậy nên các nhân vật trên cần được xem xét như là những nhân vật trí thức
Nhân vật trí thức trong văn học rất phong phú, đa dạng, đại diện cho nhiều thành phần trí thức, từ trí thức bác học đến trí thức bình dân; nhân vật trí thức cũng được thể hiện trong mọi lĩnh vực: khoa học, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, chính trị, ngoại giao, hành pháp, nghệ thuật, tôn giáo, văn hoá, y tế, dịch vụ,… nhân vật trí thức cũng gồm đủ mọi thành phần: thanh niên, trung niên, nam giới, nữ giới, trí thức trẻ và sinh viên, trí thức về hưu, trí thức là người dân tộc thiểu số …
Như vậy nhân vật trí thức là loại nhân vật không thể thiếu trong
hệ thống nhân vật văn học Sự ra đời và phát triển của nhân vật trí thức góp phần hoàn thiện diện mạo của văn học Việt Nam hiện đại
2 Lý do ra đời của nhân vật trí thức
Trang 212.2 Lý do chủ quan
Văn học phản ánh cuộc sống và con người Viết văn bao giờ cũng là một hoạt động nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống và đối với chính bản thân nhà văn Văn học thời trung đại hướng tới cái chung, “cái quan phương”, với mục đích “văn dĩ tải đạo” nên yếu tố
cá nhân của nhà văn càng mờ nhạt bao nhiêu thì càng đưa được “Đạo”
đi xa bấy nhiêu Bước sang thời kỳ văn học hiện đại, quan niệm về sáng tạo nghệ thuật đã đổi khác, dấu ấn của chủ thể nhà văn, cái tôi của người cầm bút hiện lên rõ nét qua từng trang sách Đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới, bên cạnh yêu cầu phản ánh cuộc sống, nhà văn cũng
có nhu cầu nhận thức và khẳng định chính bản thân mình, nhiều nhà văn đã mạnh dạn đưa kinh nghiệm cá nhân lên ngang hàng với kinh nghiệm cộng đồng Nhân vật trí thức với đặc điểm giàu suy tư trăn trở,
Trang 2220
giàu lý tưởng hoài bão, luôn luôn có nhu cầu nhìn sâu vào bản thân mình để tự nhận thức, là loại nhân vật đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu thể hiện “cái tôi” của người cầm bút
3 Những bước tiến hoá của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Nhân vật trí thức không phải là sản phẩm riêng của văn học thời
kỳ đổi mới Cùng với nhân vật người nông dân, công nhân và người lính, nhân vật trí thức là một nhân vật lớn của văn học Việt Nam hiện đại ở những giai đoạn văn học khác nhau, nhân vật trí thức được thể hiện với những đặc điểm khác nhau
3.1 Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn đầu thế kỷ 20
Nhân vật trí thức đã xuất hiện trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn đầu thế kỷ 20 nhưng còn mờ nhạt, chưa phải là những nhân vật tiêu biểu cho vai trò xã hội và tâm tư tình cảm của tầng lớp trí thức
đương thời Các nhân vật Tố Tâm, Đạm Thuỷ trong Tố Tâm của
Hoàng Ngọc Phách tiêu biểu cho lớp thanh niên trí thức Tây học đấu tranh cho quyền tự do đòi giải phóng cá nhân, chống lại sự trói buộc của lễ giáo phong kiến Các nhân vật Phủ Lê (nhà Nho thanh liêm),
Dương Văn (Nho sinh có trí và có tài) trong Nho Phong của Nguyễn
Tường Tam còn mang nặng dáng dấp các trí thức Nho giáo chứ chưa tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Tây học đương thời Các tác phẩm của
Hồ Biểu Chánh xây dựng nhiều kiểu nhân vật thuộc đủ các giai cấp, tầng lớp xã hội, trong đó có các nhân vật trí thức như thông ngôn, ký
Trang 2321
lục, nhà Nho, thầy tu, nghệ sĩ giang hồ,… nhưng “chất trí thức” trong các nhân vật này không được nhà văn đi sâu khai thác
3.2 Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945
Trong văn học giai đoạn 30 – 45, nhân vật trí thức chiếm một vai trò khá quan trọng trong hệ thống nhân vật và được thể hiện phong phú đa dạng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước ở giai đoạn đầu của Tự Lực Văn Đoàn, nhân vật trí thức được thể hiện ít nhiều mang tính tích
cực: Dũng, Trúc, Loan trong Đôi Bạn của Nhất Linh, Lộc trong Nửa
chừng xuân của Khái Hưng, đã đấu tranh quyết liệt chống lại lễ giáo
phong kiến, đề cao tinh thần dân tộc tư sản Họ muốn quay lưng lại lối sống sa đọa, tù túng của xã hội phong kiến trưởng giả, muốn thoát ly khỏi cuộc sống tầm thường để vươn tới lẽ sống cao đẹp hơn Họ khao khát được hành động, được lên đường cho dù hành động một cách mơ
hồ và lên đường chỉ để được “xê dịch” Dũng, Trúc, Thái, Xuân (Đôi
bạn) đã thoát ly cuộc sống gia đình, tìm cách vượt biên ra nước ngoài
hoạt động nhưng không ai biết họ làm những gì và đi theo lý tưởng nào Những nhân vật trí thức của Tự Lực Văn Đoàn thời kỳ sau không
còn yếu tố lãng mạn tích cực ấy nữa Trương trong Bướm trắng của Nhất linh, Cảnh trong Thanh đức của Khái Hưng đã đầu hàng lối sống
tư sản, đi vào con đường hưởng thụ trác táng
Nhân vật trí thức trong văn xuôi hiện thực phê phán được các nhà văn thể hiện theo hai xu hướng chính: Người trí thức yêu nước đang ở thời kì nhận đường, đang đi tìm phương hướng trong các sáng tác của Nam Cao, và người trí thức yêu nước nhưng không có phương hướng trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng Các nhân vật trí thức
Trang 2422
của Nam Cao như Hộ (Đời thừa), Điền (Trăng sáng), Thứ (Sống mòn)
đều ôm ấp những ước mơ đẹp đẽ, những dự định lớn lao Họ mơ ước trở thành những nhà văn có tên tuổi, họ khao khát trở thành những nhà giáo tận tụy với nghề… Nhưng hiện thực cuộc sống đen tối trước cách mạng đã vùi dập họ không thương tiếc, bẻ gãy những ước mơ và dồn
họ vào bi kịch “chết mòn” về tinh thần Hình tượng người trí thức
trong tác phẩm của Nam Cao đã được nâng lên một chất lượng nghệ thuật mới, không thi vị hoá như người trí thức trong văn xuôi Tự Lực Văn Đoàn, cũng không phiến diện, cực đoan như nhân vật trí thức của
Vũ Trọng Phụng Nam Cao đã dùng ngòi bút tỉnh táo để khám phá đến tận cùng mọi ngóc ngách trong tâm hồn, tư tưởng của người trí thức tiểu tư sản có ước mơ, lý tưởng nhưng cũng có những mặt hèn kém Nhân vật trí thức của Nam Cao không dễ dàng đầu hàng, buông xuôi để bị tha hoá mà luôn đấu tranh để vươn lên lẽ sống cao đẹp Tuy chưa thấy được hướng đi, nhiều lúc còn bi quan, tuyệt vọng nhưng nhân vật trí thức của Nam Cao vẫn có một điểm tựa nhất định: họ sống gắn bó đầy yêu thương với quần chúng lao động Chính điểm tựa này đã giúp cho họ không bị trượt ngã trước những thử thách cam go của cuộc sống và luôn là những người “nhập cuộc”
Nhân vật trí thức trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng được miêu tả có phần phiến diện và cực đoan Họ là những người yêu nước nhưng không có phương hướng và mang tư tưởng cải lương chủ
nghĩa Quế Lâm, Tú Anh trong Giông tố là những thanh niên trí thức
xuất thân Tây học, họ căm ghét những thói xấu xa của xã hội nhưng
không có cách gì chống lại nó Phú trong Vỡ đê là một học sinh thất
nghiệp trở về quê muốn đem ánh sáng tri thức soi sáng cho những mông muội của người dân xứ mình Anh ta căm ghét áp bức bóc lột,
Trang 2523
cùng người nông dân nổi dậy biểu tình nhưng lại hi vọng hão huyền vào lòng tốt của giai cấp thống trị… Tính ảo tưởng của các nhân vật trí thức của Vũ Trọng Phụng có căn nguyên từ những quan điểm mang tính cải lương chủ nghĩa của chính tác giả
Nhân vật trí thức trong văn học cách mạng trước 1945, chủ yếu là trong các tác phẩm được sáng tác và truyền bá từ hải ngoại của Nguyễn ái Quốc, là những người “nhập cuộc” có tinh thần chiến
đấu cao, tiêu biểu là nhân vật “tôi” trong Vi hành và nhân vật Phan Bội Châu trong Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Tuy
xuất hiện không nhiều nhưng những nhân vật trí thức trong các tác phẩm văn học cách mạng đã có tác dụng to lớn trong việc giác ngộ tinh thần yêu nước cho tầng lớp thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ
3.3 Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời chống Pháp
Trong văn xuôi thời kì chống Pháp nhân vật trung tâm là quần chúng công – nông – binh, nhưng nhân vật trí thức vẫn được các nhà văn dành cho một sự quan tâm đáng kể Nhân vật trí thức trong văn học thời kì này được thể hiện theo hai xu hướng chính: ca ngợi người trí thức tích cực nhập cuộc cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Võ Huy Tâm
và xu hướng phê phán một bộ phận trí thức lừng chừng, hoài nghi chưa hoà nhập với cuộc sống kháng chiến của nhân dân trong các sáng tác của Nam Cao
Truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao được coi là tuyên ngôn
sống và tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ trí thức văn nghệ sỹ đi theo cách mạng ở thời kỳ “nhận đường” Hai nhân vật trí thức trong
Trang 2624
tác phẩm là nhà văn Hoàng và nhà văn Độ là những người có cái nhìn khác nhau về cuộc kháng chiến Trong khi Độ đã có những thay đổi lớn lao, nhìn cuộc sống bằng con mắt tin tưởng say mê của một người
“nhập cuộc” thì Hoàng vẫn giữ cách nhìn đời, nhìn người trước đây Qua việc xây dựng hai nhân vật trí thức này, Nam cao đã nghiêm khắc phê phán thái độ lừng chừng, hoài nghi, không dám dấn thân vào cuộc sống kháng chiến của nhà văn Hoàng và ca ngợi cách sống “nhập cuộc” đầy tinh thần trách nhiệm của nhà văn Độ Các nhân vật Kha,
Lý trong Xung kích (1951) của Nguyễn Đình Thi, Tuấn trong Vùng
mỏ (1953) của Võ Huy Tâm là những nhân vật tiêu biểu cho một xu
hướng mới trong việc thể hiện nhân vật trí thức của văn học cách mạng Họ tuy chưa phải là những trí thức thực sự nhưng là những người cách mạng có tri thức, sống có lý tưởng, chiến đấu quên mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Kha là một học sinh thành thị giác ngộ lý tưởng cách mạng, tự nguyện cầm súng chiến đấu chống ngoại xâm Khi đã là người lính, Kha vẫn giữ những lãng mạn của tuổi học trò, để dành chiếc mũ ca lô lúc nào đi đánh trận mới đội để “có chết cũng phải chết cho đẹp” Kha đã nhanh chóng trưởng thành qua lửa đạn trở thành người đại đội trưởng mưu trí, gan dạ, bị thương hai lần vẫn không rời nhiệm vụ chiến đấu, đến lúc hy sinh vẫn một lòng vì nhiệm vụ Lý bị Tây bắt, bị tra tấn chết đi sống lại vẫn không hé răng khai một lời Cả hai đều là những tấm gương cho tinh thần cách mạng kiên cường của người trí thức khi họ đã giác ngộ lý tưởng của Đảng
Tuấn (Vùng mỏ) tiêu biểu cho những cán bộ cách mạng trưởng thành
trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Anh là linh hồn của những cuộc đấu tranh của công nhân vùng mỏ, người có công gìn giữ ngọn lửa cách mạng trong những ngày vùng mỏ bị chiếm đóng
Trang 27mà mang đầy tình thương yêu, trân trọng và cảm phục Mặc dù vậy nhân vật trí thức trong văn học thời kỳ này cũng còn những hạn chế nhất định, phần đông họ được khắc họa đơn giản, chưa có đời sống nội tâm phong phú, tính cách chưa có sự vận động và phát triển hợp
lý
3.4 Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời chống Mỹ
Văn xuôi thời chống Mỹ thể hiện nhân vật trí thức theo ba xu hướng chính:
- Người trí thức trong hồi ức cách mạng và chiến tranh
- Người trí thức trên mặt trận lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trang 2826
- Người trí thức trong cuộc đấu tranh chống Mỹ
3.4.1 Người trí thức trong hồi ức cách mạng và chiến tranh
Tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô (1961) của Nguyễn Huy Tưởng
đã tái hiện không khí hào hùng của những ngày đêm quân và dân thủ
đô chiến đấu quên mình với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh” Những nhân vật trí thức tiểu tư sản trong tác phẩm đi theo
kháng chiến bằng nhiều con đường khác nhau, và đường đi của họ cũng quanh co dài ngắn khác nhau nhưng cái đích cuối cùng phải đến đều là chiến hào đánh giặc Giáo sư Trần Văn say mê lý tưởng, luôn nghĩ đến lịch sử và truyền thống, chán ghét cuộc sống tầm thường vô
vị, anh đã sớm giác ngộ và đứng trong hàng ngũ những người kháng chiến Cuộc chiến đấu sôi nổi hào hùng đã rèn luyện cho người trí thức tiểu tư sản ấy bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng và một nhận thức đúng đắn: “Sống, chúng ta sẽ trông thấy thủ đô ngàn năm không còn bóng giặc Chết, chúng ta sẽ có cái tự hào của một thế hệ đã hi sinh lần cuối cùng cho tự do của tổ quốc Chúng ta là những người nô
lệ cuối cùng đồng thời cũng là những người tự do đầu tiên Tôi thấy rất rõ sống tức là có mặt ở những nơi cần đến chúng ta Tôi đã nhiều lúc vắng mặt rồi Rất buồn cho những kẻ đứng ngoài …” [85, tr 113] Quyên, Loan là những học sinh yêu nước tham gia kháng chiến với lòng nhiệt tình say mê của tuổi trẻ Nhật Tân hăng hái, bốc đồng, làm cách mạng kiểu anh hùng cá nhân Tân, Vũ Minh, Thu Phong tuy cũng có lòng yêu nước, ghét ngoại xâm, căm thù cuộc sống nô lệ nhưng còn lừng chừng, ngại gian khổ, sợ hi sinh Thu Phong là một nghệ sỹ nghèo thấm thía cuộc đời đói khổ bị khinh rẻ trong xã hội cũ
Trang 2927
Những buổi đầu tham gia kháng chiến anh còn nhiều sợ sệt, nhưng chứng kiến tinh thần chiến đấu anh dũng của những chiến sỹ tự vệ, Thu Phong đã nhận ra sức mạnh to lớn của dân tộc và cảm động, tự hào khi mình là một bộ phận của nhân dân anh hùng Tân cũng có những lầm lẫn trong nhận thức về cách mạng và kháng chiến, vẫn giữ một thái độ dửng dưng trước những vang động lớn lao của cuộc sống đang diễn ra xung quanh, nuối tiếc một Hà Nội hào nhoáng xa xỉ Bữa tiệc năm người lạc lõng mà Tân thiết đãi những người xa lạ là điểm nút đánh dấu sự kết thúc những tháng ngày buồn chán đến tuyệt vọng của một con người không tìm được chỗ đứng trong cuộc sống mới Sự kiện Tân tình cờ có mặt trên chiến hào cùng những người tự vệ chưa nói lên một sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của nhân vật, cũng chưa phải là nền tảng vững chắc để anh có thể đi trọn cuộc kháng chiến trường kì, nhưng nó cũng phần nào thể hiện được xu thế tất yếu của những con người trí thức có lương tri là đi cùng nhân dân trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc Phúc cũng có nguồn gốc xuất thân như Tân nhưng anh chưa bị nhiễm phải những thói xấu của tầng lớp mình nên đến với kháng chiến bằng tâm hồn trong sáng, khao khát
thay đổi cuộc đời Các nhân vật trí thức trong Sống mãi với thủ đô tuy
chưa đạt tới trình độ của những tính cách điển hình nhưng đã có cá tính rõ nét, có đời sống nội tâm phong phú, đánh dấu một bước phát triển mới của nhân vật trí thức trong văn học Việt Nam hiện đại
Người trí thức trên con đường giác ngộ và hoạt động cách mạng
là mảng đề tài quan trọng trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi Trong
cuốn tiểu thuyết hai tập khá dày dặn này, nhà văn đã tái hiện được một bức tranh hiện thực rộng lớn về cuộc sống và con đường đến với cách
Trang 3028
mạng của các tầng lớp nhân dân trong đó có trí thức Viết về người trí thức trước cách mạng, Nguyễn Đình Thi không chỉ nói lại những chuyện quẩn quanh bế tắc của tầng lớp trí thức tiểu tư sản mà trước
đây Nam Cao đã miêu tả sâu sắc trong Sống mòn Cái mới là Nguyễn
Đình Thi đã miêu tả được những con đường khác nhau của tầng lớp trí thức văn nghệ sỹ tìm đến với cách mạng, những băn khoăn suy nghĩ của họ trước vận mệnh của dân tộc Hội, Tư là những nhà giáo, nghệ
sỹ chân chính có tâm hồn trong sạch, cao thượng, đang khao khát thoát khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng vây bủa người trí thức trong xã hội cũ Tư suốt đời giữ mình trong sạch, nguyện hy sinh cả tuổi xuân
và tình yêu của mình cho hội họa Tư có sự say mê sáng tác của người nghệ sỹ có tài, có tâm, quyết không bán rẻ nghệ thuật nên cuối cùng đã phải chết trong nghèo đói và bệnh tật May cho Tư là đến những ngày cuối đời, anh đã được gặp gỡ với cách mạng và được đóng góp chút tài năng của mình cho sự nghiệp chung Hội là một
“giáo khổ trường tư” sống lay lắt trong nghèo túng nhưng có cái may mắn được tiếp xúc với những người cách mạng ở ngay xung quanh mình Hội giác ngộ cách mạng sớm hơn Tư, là thành viên của một tổ chức cách mạng và tới tập hai, trở thành vị chủ tịch xã ngay trên quê
hương mình Nổi bật trong Vỡ bờ là hình tượng Khắc - người cán bộ
của Đảng hoạt động trong thời kỳ bí mật Khắc là nhân vật mang đậm chất lý tưởng, cuộc đời hoạt động cách mạng và sự hy sinh anh dũng của anh trong nhà tù đã trở thành huyền thoại về người chiến sỹ cách mạng Có thể nói Khắc là hình tượng đẹp về người trí thức cách mạng
có sức toả sáng và tạo được những rung động sâu sắc trong lòng người đọc
Trang 3129
3.4.2 Người trí thức trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nhân vật trí thức trong những tác phẩm văn xuôi sản xuất là những người lao động mới mang nhiều phẩm chất tốt đẹp Các tác
phẩm Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm của Đào Vũ, Đất làng của Nguyễn Thị Ngọc Tú, Bão biển của Chu Văn tuy không trực tiếp viết về tầng
lớp trí thức nhưng những nhân vật tích cực trong các tác phẩm này
như Trọng, Quyện, Hiên, Trà (Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm), Tiệp, ái, Vượng (Bão biển), Thức, Liên (Đất làng)… đều là những con người
có tri thức, tiêu biểu cho cái mới, cái tiến bộ của xã hội mới Nếu
Quyện, Trọng, Hiên, Trà (Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm), Thức, Liên
(Đất làng)… mới chỉ là những nét phác hoạ về loại nhân vật mới
trong văn học, còn nhiều mộc mạc trong nếp nghĩ và hành động, chưa
có sức sống nội tâm phong phú thì các nhân vật trong Bão biển của
Chu Văn như Tiệp, ái, Vượng là những nhân vật được xây dựng công phu hơn, giàu chất tạo hình hơn và có đời sống bên trong khá phong phú Tiệp là hình tượng đẹp về người cán bộ của Đảng ở nông thôn với những phẩm chất nổi bật: kiên quyết, mưu trí trong đấu tranh với
kẻ thù, nhân ái trong đối xử với mọi người, mạnh dạn áp dụng cái mới vào sản xuất, biết phát huy trí tuệ tập thể, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân Tiệp dưới ngòi bút của Chu Văn rất được cảm tình của người đọc, anh là con người của công việc, của hành động, lao vào giải quyết hết công việc này đến công việc khác mà không trở nên công thức, khô khan
Trong văn xuôi sản xuất, các tác phẩm viết về đề tài công nhân và công nghiệp hoá đã thể hiện trực tiếp hình tượng nhân vật trí thức trong lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học
Trang 3230
Luận trong Tiếng gió của Lê Minh, Dũng trong Xi măng của Lê Phương, Vi, Huấn trong Buổi sáng của Nguyễn Thị Ngọc Tú, những học sinh, sinh viên, trí thức trẻ trong hai tập truyện ngắn Phù sa và
Gió qua thung lũng của Đỗ Chu, Hảo trong Vùng trời của Hữu Mai…
là những hình tượng đẹp về người trí thức trong mặt trận lao động sản xuất dựng xây đất nước Họ là những người trí thức lớn lên trong chế
độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp nên hầu hết là những con người “vừa hồng vừa chuyên” Họ sống có lý tưởng, có khát vọng, mạnh dạn đi vào khoa học kỹ thuật, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn gian khổ, hết lòng hết sức vì sự nghiệp chung Những công trình khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật của họ đã đem lại nhiều lợi ích cho tập thể Dũng
(Xi măng) kiên trì trong chủ trương tăng “tít bùn” để tăng năng xuất
chất lượng cho sản phẩm của nhà máy Dù phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn từ phía những kẻ bảo thủ như kỹ sư Thanh, nhưng cuối cùng Dũng vẫn giành được thắng lợi, phương án khoa học của anh đã chứng tỏ được sự ưu việt của nó trong thực tế sản xuất Dũng
là nhân vật hội đủ phẩm chất của người trí thức mới: có tri thức khoa học vững vàng, có cái tâm trong sáng, có tinh thần tiến công cách mạng không lùi bước trước khó khăn, biết gạt bỏ những mâu thuẫn cá nhân để chăm lo cho lợi ích tập thể Những kỹ sư và công nhân kỹ
thuật trong Buổi sáng như Vi, Phấn, Lương, Thăng, Cốm là những
chiến sỹ tiên phong trong phong trào công nghiệp hoá nông nghiệp
Họ quyết tâm đưa máy móc và khoa học kỹ thuật về đồng ruộng để giải phóng sức lao động cho người nông dân, đưa quê hương thoát khỏi nghèo đói và lạc hậu Những người trí thức trẻ tuổi đầy hoài bão
và lý tưởng ấy đã đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện
Trang 3331
sai trái, thói bảo thủ trì trệ trong cung cách làm ăn của những người
nông dân cũng như trong đội ngũ của mình Kỹ sư Luận (Tiếng gió)
đã có một sự lựa chọn đúng đắn khi từ chối một chỗ làm yên ấm ở Hà Nội theo sự sắp đặt của mẹ, đến với khu gang thép Thái Nguyên để thực hiện ước mơ hoài bão của mình Anh còn tự nguyện rời bỏ vị trí
ở ban kỹ thuật xưởng để gánh vác nhiệm vụ trưởng ca sáu trên lò cao, một trọng điểm đánh phá ác liệt của kẻ thù Người kỹ sư trẻ ấy đã nhanh chóng vượt qua được những bỡ ngỡ ban đầu, để trở thành một trưởng ca giỏi được anh em công nhân mến phục và tin cậy
Phần đông các nhân vật trong hai tập truyện ngắn Phù sa và
Gió qua thung lũng của Đỗ Chu là những thanh niên thuộc thế hệ trẻ
lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa như Tuân, cô giáo Nhân
(Hương cỏ mật), Hạnh Nguyễn (Phù sa), Chí (Chân trời), Liệu (Tiếng
vang của rừng), Lưu (Ghi chép trên một chặng đường), Thư, Hà (Gió qua thung lũng)… Dù là sinh viên, thanh niên xung phong, giáo viên,
bộ đội, hay diễn viên, y tá, hoạ sỹ, cán bộ khí tượng… họ đều có suy nghĩ và hành động giống nhau về bản chất vì có chung một cơ sở văn hoá là truyền thống cách mạng và được sự giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa Là những người có học, thuộc tầng lớp trí thức nhưng nhân vật của Đỗ Chu không có sự giằng co giữa chủ nghĩa cá nhân và tập thể, giữa cái cũ và cái mới, không có bi kịch và bế tắc, không có tâm lý phức tạp thường thấy ở tầng lớp trí thức cũ Cảm hứng của Đỗ Chu về những nhân vật trí thức trẻ là ca ngợi và khẳng định nhưng nhân vật không vì thế mà trở nên phiến diện, công thức mà vẫn có sức sống bên trong mạnh mẽ chinh phục cả tâm hồn và trí tuệ người đọc
Cơ sở vững chắc của những nhân vật ấy là hiện thực cuộc sống hào hùng và đẹp đẽ của dân tộc ta trong những ngày đánh Mỹ và xây dựng
Trang 3432
tổ quốc Hảo (Vùng trời) là hình tượng nhân vật trí thức được khắc
hoạ “đầy đặn” nhất trong văn xuôi thời kỳ này Khác với các nhân vật trí thức kể trên, Hảo được khắc họa khá toàn diện với cả ưu điểm lẫn khuyết điểm, chỗ mạnh và chỗ yếu, con người công việc và con người riêng tư được thể hiện một cách cân bằng Trong công việc Hảo nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, biết tranh thủ sự giúp đỡ của tập thể, thầy cô, bạn bè, lại hết sức nghiêm khắc và tự kiểm điểm mình gắt gao, không ngừng bồi dưỡng cho mình lòng say mê, thái độ trung thực, tác phong cẩn trọng, chính xác trong nghiên cứu khoa học… nên chị đã nhanh chóng trưởng thành, trở thành một kỹ sư đầu ngành của ngành thuỷ sản còn non trẻ Hảo là nhân vật tiêu biểu cho người nữ trí thức trẻ, được rèn luyện và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, lớp người bằng trí tuệ và lòng yêu nước của mình đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc xây dựng xã hội mới
Nhưng nhìn chung, khi thể hiện nhân vật trí thức trong lĩnh vực sản xuất, các nhà văn nhiều khi đã quá ham đi vào những vấn đề khoa học kỹ thuật mà không chú trọng khai thác thế giới nội tâm của con người nên nhân vật chưa có chiều sâu tâm lý, tính cách; con người công việc, con người tập thể, con người lý trí nhiều khi che khuất con người riêng tư, con người cá nhân, con người cảm xúc Xung đột nội tâm của nhân vật chưa được chú trọng khai thác nên sự phát triển tính cách còn đơn giản, một chiều, những bước ngoặt còn gượng ép chưa
đủ sức thuyết phục
3.4.3 Người trí thức trong cuộc đấu tranh chống Mỹ
Trang 3533
Nhiều tác phẩm văn xuôi viết về đề tài chiến tranh đã xây dựng thành công kiểu nhân vật trí thức mới: những người lính cách mạng có tri thức khoa học và tri thức văn hoá cao Họ không chỉ biết cầm súng chiến đấu chống ngoại xâm, biết sử dụng vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại, đánh địch một cách mưu trí sáng tạo mà còn say mê khoa học, yêu thích lịch sử, triết học, nghệ thuật Họ chơi đàn soạn nhạc, làm thơ, viết nhật ký và dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về
lẽ sống Bằng phong cách sống sâu sắc, tâm hồn rộng mở, say mê lý tưởng, những nhân vật trí thức này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong văn học thời chống Mỹ
Phẩm chất chung của người lính trí thức trong văn học chiến tranh trước hết phải kể đến tinh thần chiến đấu dũng cảm Lữ trong
Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đã nhanh chóng vượt
qua những bỡ ngỡ ban đầu để trở thành một người lính dạn dày lửa đạn Trong trận đánh cuối cùng, Lữ đã gọi pháo bắn ngay vào vị trí
của mình để tiêu diệt toàn bộ kẻ thù Huy trong Chiến sỹ của Nguyễn
Khải, lạc rừng bị thương đói khát đến kiệt sức vẫn chủ động tìm địch
mà đánh Thiêm trong Mẫn và Tôi của Phan Tứ một mình bò vào căn
cứ Mỹ để nghiên cứu quy luật hoạt động của địch để tìm cách đánh
thích hợp nhất cho bộ đội Linh trong Nắng đồng bằng của Chu Lai là
một đại đội trưởng đặc công gan dạ, táo bạo, mưu trí trong chiến đấu
Bị sốt rét đến kiệt sức, bị đồng đội và cấp trên nghi ngờ, vẫn một mình luồn vào ổ phục kích của địch, bắt sống sỹ quan Mỹ, sẵn sàng quyết tử với kẻ thù đông hơn gấp bội Các chiến sỹ không quân như Xuân,
Quỳnh, Tú, Hùng, trong Vùng trời của Hữu Mai, Lương, Quảng, Toản trong Mặt trận trên cao của Nguyễn Đình Thi đã chiến đấu dũng cảm
với không quân Mỹ được trang bị máy bay cùng vũ khí tối tân hơn rất
Trang 3634
nhiều lần, không cho chúng mang bom đi gây tội ác Sự hy sinh dũng
cảm của Xuân (Vùng trời), Quảng (Mặt trận trên cao) đã để lại sự xúc
động sâu sắc trong lòng người đọc
Đặc điểm thứ hai của hình tượng nhân vật người lính – trí thức
là sự mưu trí sáng tạo trong đánh địch Thiêm (Mẫn và Tôi) luôn tỉnh
táo phân tích kỹ tình hình để tìm ra phương án đánh địch tối ưu nhất Sáng kiến “phà ni lông” của anh đã cứu hàng trăm người dân làng Cá
thoát khỏi nước lụt và lưới đạn của kẻ thù Huy (Chiến sỹ) là lính thiết
giáp nhưng đã tỏ ra đặc biệt thông minh khi sử dụng khói lựu đạn làm màn ngụy trang để tiêu diệt hàng chục xe chở địch Quỳnh, Đông
(Vùng trời) luôn trăn trở vươn lên làm chủ thiết bị hiện đại và tìm ra
cách đánh địch hiệu quả nhất Tinh thần khao khát diệt Mỹ, khao khát lập công của các anh hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu nước, từ ý thức trách nhiệm của người lính, không hề gợn một chút toan tính cá nhân nào
Thung lũng Cô Tan của Lê Phương là một tác phẩm thành công
viết về đề tài người trí thức trong văn học chống Mỹ Tác phẩm là bản hùng ca ca ngợi chiến công của những người cán bộ khoa học, thanh niên xung phong, cán bộ lãnh đạo của ta trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên một tuyến đường trọng điểm của đường Hồ Chí Minh Tiêu biểu cho những nhân vật trí
thức trong tác phẩm là Quang, tác giả của phương án “tầng đá mẹ”,
người đã làm sụp đổ cả cái kế hoạch khổng lồ “Păx Amêricana” của
đế quốc Mỹ
Những người trí thức chống Mỹ không chỉ được miêu tả qua hành động mà còn được khắc họa ở chiều sâu của thế giới nội tâm với những ước mơ hoài bão, những suy tư trăn trở về lẽ sống Quang trong
Trang 3735
Thung lũng Cô Tan của Lê Phương tiêu biểu cho người cán bộ khoa
học chân chính, có hoài bão ước mơ cao cả, đoàn kết với đồng đội đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ chiến đấu Trong công tác cũng như trong đời thường anh luôn trung thực không gợn chút vụ lợi cá nhân
Lữ (Dấu chân người lính) tiêu biểu cho những thanh niên, học sinh,
sinh viên bước vào cuộc chiến với lý tưởng và hoài bão cao đẹp Từ những khói bếp và ngọn lửa đốt lên trong những khu rừng Trường Sơn, anh nhận thức được rằng cội nguồn sức mạnh của cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc chính là tinh thần yêu nước của nhân dân
Huy (Chiến sỹ) luôn băn khoăn tự nhận thức về mình và đồng đội, anh
mong ước có thể vẽ nên một bộ mặt chiến sỹ trong những năm tháng
gian khổ mà hào hùng của dân tộc Thiêm (Mẫn và Tôi) cũng có
những suy nghĩ rất sâu xa về sự sống và cái chết để từ đó lựa chọn cho mình một lẽ sống đúng đắn và hữu ích nhất cho nhân dân, cho tổ quốc
ý thức về mình và về công việc mình làm luôn là thế mạnh của nhân vật trí thức Tóm lại, trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975, hình tượng nhân vật trí thức vẫn được các nhà văn tiếp tục quan tâm khai thác và thể hiện Nhưng do văn học giai đoạn này chủ trương hướng về đại chúng, lấy quần chúng công - nông - binh làm đối tượng chủ yếu để miêu tả và phản ánh, nên nhân vật trí thức không phải là nhân vật trung tâm của văn học Về phương diện nội dung, nhân vật trí thức được miêu tả trong sự gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc, thể hiện được những vấn đề lớn lao cấp bách của xã hội là xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước Về phương diện nghệ thuật, do yêu cầu văn học phục vụ chiến đấu, phục vụ chính trị nên văn học thời kỳ này chủ yếu xây dựng những hình tượng tập thể, hoặc những con người tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng tập thể
Trang 3836
Nguyên tắc xây dựng nhân vật, trong đó có nhân vật trí thức, chủ yếu tuân thủ theo yêu cầu của “phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa” Do vậy các nhân vật trí thức thường được xây dựng theo những mô hình khá giống nhau và theo định hướng sẵn có Mặc dù trong nhiều tác phẩm, các nhà văn đã chú ý khắc họa “tính riêng” của nhân vật, nhưng “tính chung” vẫn là phẩm chất nghệ thuật chủ đạo Tình cảm chủ yếu của nhân vật vẫn là tình cảm chính trị, những tình cảm riêng tư như tình yêu cũng được nâng lên thành tình đồng chí hoặc có tác dụng tô đậm thêm cho tình cảm cách mạng ở nhân vật chính Các nhà văn cũng chưa có điều kiện đi sâu khám phá và phản ánh những mâu thuẫn nội tâm giằng xé của người trí thức trước những vấn đề phức tạp của cuộc sống, cũng như thể hiện những bi kịch cá nhân của họ
3.5 Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới
Kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được của văn xuôi giai đoạn trước về nhân vật trí thức, kết hợp với những ưu thế có được từ công cuộc đổi mới xã hội và đổi mới văn học, văn xuôi Việt Nam thời
kỳ đổi mới đã nâng hình tượng nhân vật trí thức lên một bước phát triển mới Nếu như trong văn xuôi thời kỳ trước, nhân vật trí thức được thể hiện tương đối nhất quán với xu thế khẳng định tính tích cực
là chủ yếu, thì văn xuôi thời kỳ này đã đạt được sự phong phú đa dạng trong phong cách thể hiện nhân vật trí thức Các nhà văn trong khi xây dựng hình tượng nhân vật trí thức đã không dừng lại ở sự khẳng định hay phê phán một chiều mà đã chú ý xây dựng những tính cách đa
dạng nhiều màu sắc Nói như một nhân vật trong truyện ngắn Bức
Trang 3937
tranh của Nguyễn Minh Châu là trong con người “sống lẫn lộn cả
người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (Bức
tranh) [7, tr 195]
Bên cạnh đó, sự phát triển của kỹ thuật viết tiểu thuyết nói riêng
và văn xuôi nói chung như kỹ thuật dòng ý thức, độc thoại nội tâm, nghệ thuật đồng hiện… cũng giúp cho các nhà văn thể hiện nhân vật trí thức một cách đa dạng hơn
Chương hai:
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1 Bối cảnh lịch sử
Trang 4038
Văn học không chỉ phát triển theo quy luật nội tại của nó như một dòng chảy biệt lập mà chịu sự tác động, chi phối mạnh mẽ của lịch sử và thời đại Văn học thời kỳ đổi mới phát triển trong một bối cảnh lịch sử có nhiều biến đổi lớn lao có ảnh hưởng quyết định tới đời sống văn học
Sau 1975, xã hội Việt Nam chuyển từ thời chiến sang thời bình kéo theo rất nhiều thay đổi Sự khủng hoảng kinh tế sau năm 1975 đã đặt ra yêu cầu đổi mới như một tất yếu lịch sử Ngay từ đầu những năm 1980 Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
mà trước hết là đổi mới nền kinh tế Đường lối đổi mới của Đảng được chính thức hoá từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986
đã đem lại nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi cả bộ mặt xã hội Là một bộ phận nhạy cảm của xã hội, văn học nghệ thuật hưởng ứng hết sức nhiệt tình đường lối đổi mới của Đảng và thực thi ngay tư tưởng đổi mới trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, trong công trình nghiên cứu của các nhà lý luận phê bình Dần dần, văn học cũng tự biến đổi mình trong công cuộc đổi mới, có thêm nhiều tác giả
và tác phẩm mới, đặc biệt là có sự khác biệt lớn về nội dung và phong cách thể hiện so với văn học thời kỳ trước
Công cuộc đổi mới văn học được khởi đầu từ những năm 1980 trên cả lĩnh vực sáng tác và phê bình, lý luận Riêng trong lĩnh vực
sáng tác, tín hiệu đổi mới đã bắt đầu “nhấp nháy” trong Hai người trở
lại trung đoàn của Thái Bá Lợi (1976), Đất trắng của Nguyễn Trọng
Oánh (1979), Cha và con, và… của Nguyễn Khải (1979),… Đến
những năm 1980, hàng loạt những tác phẩm viết theo phong cách đổi
mới đã xuất hiện và trở thành những tác phẩm “vang bóng một thời”