Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
780,99 KB
Nội dung
Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới Bùi Thị Hợi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Thạch Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Bảo Ninh là một trong những nhà văn điển hình xuất sắc của Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975. Bảo Ninh tham gia kháng chiến từ khi còn rất trẻ và đã phụng sự hết mình cho cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc. Hòa bình lập lại, ông bắt tay vào sự nghiệp viết văn. Sáng tác của Bảo Ninh không nhiều, nhưng Bảo Ninh đã có được thành công cả trong đời sống văn học trong nước và quốc tế. Vậy mà, cho đến nay, việc nghiên cứu sáng tác của Bảo Ninh, dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn mới chỉ được tiến hành một cách cục bộ, bị giới hạn bởi thể loại hoặc đề tài. Có thể nói, luận văn là một trong những nghiên cứu đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Bảo Ninh một cách có hệ thống. Điều này chắc chắn sẽ góp phần nhìn nhận sáng tác của Bảo Ninh một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Keywords. Tự sự; Văn xuôi Việt Nam; Bảo Ninh Content Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi 134 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10 4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 11 NỘI DUNG 11 CHƢƠNG 1: BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI 12 1.1. Những biến chuyển của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới 12 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội 12 1.1.2. Những đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 13 1.1.3. Những khuynh hƣớng mới của văn xuôi 19 1.1.3.1.Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới 19 1.1.3.2. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực 22 1.1.3.3. Khuynh hướng triết luận 24 1.1.3.4. Khuynh hướng thực huyền ảo 27 1.2. Bảo Ninh và văn học Việt Nam đƣơng đại 30 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng 30 1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 33 1.2.3. Những truyện ngắn đặc sắc 38 CHƢƠNG 2: SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH – MÔT CÁI NHÌN MỚI VÈ HIỆN THỰC 42 2.1. Nỗi ám ảnh quá khứ trong tác phẩm của Bảo Ninh 42 2.1.1. Kí ức về chiến tranh 42 2.1.1.1. Khúc ca bi tráng về một thế hệ ngƣời Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc 43 2.1.1.2. Chiến tranh khốc liệt, tàn bạo và hủy diệt 45 2.1.2. Hiện thực bất cập thời hậu chiến 50 2.1.3. Kí ức về Hà Nội bình yên và những biến động lịch sử 53 Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi 135 2.2. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Bảo Ninh 56 2.1.1. Hình tƣợng ngƣời lính khiếm khuyết 56 2.1.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ 58 2.1.3. Hình tƣợng ngƣời trí thức, ngƣời nghệ sĩ 65 2.3. Những suy tƣ mới mẻ về hiện thực 70 2.3.1. Chiến tranh đƣợc nhìn từ góc độ nỗi buồn 70 2.3.2. Số phận của con ngƣời trong lịch sử 76 2.3.3. Ƣớc mơ về hòa bình, hòa giải dân tộc 80 CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC TỰ SỰ CỦA BẢO NINH 83 3.1. Đổi mới về kết cấu 83 3.1.1. Khái niệm kết cấu 83 3.1.2. Kết cấu dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh và những truyện ngắn đặc sắc 84 3.2. Đổi mới về giọng điệu 97 3.2.1. Giọng điệu trần thuật 97 3.2.2. Giọng ngậm ngùi buồn thương 99 3.2.3. Giọng mỉa mai chua xót 106 3.2.4. Giọng tra vấn 110 3.3. Đổi mới về phân tích tâm lý trong Nỗi buồn chiến tranh và một số truyện ngắn đặc sắc 112 KẾT LUẬN 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn xuôi Việt Nam sau 75 đổi mới trên nhiều phương diện trong đó có đổi mới quan niệm về văn chương, về con người. Những thay đổi ấy bao giờ cũng được soi sáng trong những sáng tác cụ thể và được chuyển hoá thành nghệ thuật thực thụ chứ không chỉ là lý thuyết suông. Văn chương khi đã trút bỏ vai trò chính trị trở lại với bản chất nghệ thuật đích thực của mình thì nhà văn có nhiều cơ hội trong việc nghiền ngẫm hiện thực. Các vấn đề về cuộc sống, giá trị đạo đức, ý thức dân chủ, ý thức về cái tôi đã trở thành chủ đề nổi bật khiến cho văn học càng đổi mới mạnh mẽ. Người ta hình dung lại con người, thay đổi cách miêu tả, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu mới Tất cả những điều này chúng ta đều bắt gặp trên những trang viết của các nhà văn. Họ trăn trở tìm hướng đi mới cho con thuyền văn chương của mình. Có người lặng lẽ đối chứng lại với những quan niệm sơ lược hoặc phiến diện một thời về thế sự, để từ đó nhằm đấu tranh cho sự hoàn thiện của mỗi con người trong thời đại mới như Nguyễn Minh Châu. Có người suy ngẫm về quá khứ để nắm bắt nhịp thở hiện tại như Dương Thu Hương. Có người tìm đề tài trong những cái bộn bề phức tạp của hiện thực cuộc sống, đối thoại cùng người đọc để tìm ra biện pháp tháo gỡ như Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Huy Thiệp Và cùng chung dòng chảy ấy ta bắt gặp Bảo Ninh - một trong những cây bút đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nền văn học Việt Nam từ sau 1975. Có thể không nói quá rằng ông là người viết về chiến tranh, viết về những năm tháng chiến đấu của người lính, về kẻ thù bên kia chiến tuyến, về những khó khăn của cuộc sống thời kỳ đất nước chia cắt và viết về những khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến môt cách sâu sắc nhất, cảm động nhất, để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc. Những điều ông viết có thể xem như là một sự tri ân cho những cuộc đời mà tuổi trẻ của họ kinh qua dấu ấn thời đại của dân tộc, dấu ấn mà sau này dù có nỗi khổ nào của ngày hôm nay cũng không sánh bằng những nỗi đau khổ đã trải qua và trái lại mai đây dù được sống sung sướng tới thế nào cũng chẳng hạnh phúc nào bằng hạnh phúc ngày đã qua. 2 Tên tuổi của Bảo Ninh gắn liền với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - giải thưởng Hội nhà văn năm 1991. Những năm gần đây có rất nhiều báo cáo khoa học, luận văn thạc sỹ, cũng như những luận văn tốt nghiệp viết về tác phẩm nổi tiếng này. Tuy vậy, Bảo Ninh không chỉ có một tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, mà ông còn sáng tác truyện ngắn và trong đó có những truyện cự kỳ đặc sắc như: Mùa khô cuối cùng, Lá thư từ Quí Sửu, Hà Nội lúc không giờ, Rửa tay gác kiếm, Thời tiết của kí ức, Khắc dấu mạn thuyền, Vô cùng xưa cũ, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, Ba lẻ một, Thách đấu Bội phản,v.v, với phong cách viết cô đọng và những khúc vĩ thanh đầy cuốn hút. Thế nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Bảo Ninh. Vì những lí do đó, chúng tôi mong muốn qua luận văn này sẽ góp thêm một tiếng nói bằng việc đi vào khảo sát tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và những truyện ngắn đặc sắc của Bảo Ninh đồng thời có so sánh với văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới để thấy những nét riêng, vị trí riêng của nhà văn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trong phạm vi vấn đề nhằm tìm hiểu những đóng góp của tác giả Bảo Ninh vào quá trình phát triển văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới trên phương diện đề tài và những cách tân nghệ thuật, chúng tôi quan tâm tới những công trình nghiên cứu về lý luận thể loại, những đánh giá tổng kết về văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, đặc biệt là các bài viết về nhà văn Bảo Ninh và sáng tác của ông Bảo Ninh được văn đàn biết đến sau truyện ngắn Trại bảy chú lùn in năm 1987, nhưng chỉ thực sự tạo ra làn sóng phê bình khen chê với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1991. Từ khi ra mắt độc giả Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã trở thành một “hiện tượng có vấn đề” của văn học nước nhà. Cuốn tiểu thuyết ngay sau khi xuất bản (với tên gọi Thân phận tình yêu do Hội Nhà văn in) đã trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận do tuần báo Văn nghệ tổ chức. Trong cuộc thảo luận ban tổ chức có đưa ra nhận định: “Đây là một trong số ít tác phẩm được dư luận bạn đọc hết sức chú ý và đã gây ra nhiều luồng ý kiến nhận xét khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Âu đó cũng là lẽ thường tình và là điều đáng mừng với một tác phẩm văn học”. 3 Về hướng khẳng định giá trị của cuốn tiểu thuyết người đầu tiên mà chúng ta không thể bỏ qua là Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến. Trong bài “Những nghịch lý của của cuộc chiến tranh”, ông đã nhiệt liệt cổ vũ cho một lối nghĩ mới, một lối viết mới, xuất phát từ nhận xét cho rằng văn học ta từ 1945 - 1975 chủ yếu nói bằng “thuận lý” một nghĩa. Bộ mặt “gớm guốc” tàn bạo của chiến tranh được Bảo Ninh mô tả rất hiện thực nhưng không phải không có sự thăng hoa, ông đã khẳng định giá trị tích cực của tác phẩm là đem đến cho người đọc một cái nhìn mới, sâu sắc về chiến tranh. Các ý kiến tham gia thảo luận của các tác giả Trần Đình Sử, Cao Tiến Lê, Phạm Tiến Duật, Nguyên Ngọc, Vũ Quần Phương, Hồ Phương, Chu Lai, Nguyễn Phan Hách, Đỗ Đức Hiểu, Ngô Văn Phú, Tôn Phương Lan, Nguyễn Trọng Tân, đưa ra đều sâu sắc và thuyết phục xong đều nhất trí ở giá trị khẳng định: “Một tác phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực kỳ đẹp, chi tiết tuyệt vời gây ấn tượng không thể nào quên. Những chi tiết gợi bóng dáng một tác phẩm lớn.” (Nguyễn Phan Hách). Sau đó các ý kiến này đều được đăng tải trên báo văn nghệ số 37, 43, 44, 47 năm 1991. Tiêu biểu là các bài viết “Đôi điều quanh ba cuốn tiểu thuyết vừa được giải của Nguyễn Khắc Phê; “Về một xu hướng tiếp cận tác phẩm” của Đỗ Ngọc Thống (bút chiến với Đỗ Văn Khang); “Những nhịp mạnh của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh” của Đỗ Đức Hiểu in trong Tạp chí Tác phẩm mới tháng 1/1992.v.v Về hướng phủ nhận giá trị của tác phẩm, người chính thức phủ nhận hoàn toàn tác phẩm của Bảo Ninh là tiến sỹ Mỹ học Đỗ Văn Khang trên báo Văn nghệ ngày 26/10/1991 với bài “ Nghĩ gì khi đọc Thân phận tình yêu” ông đã phủ nhận không thương tiếc giá trị của tác phẩm :"Tác phẩm có cảm hứng chủ đạo là dối bời, bất định, tư tưởng rõ ràng hoang mang, dễ rơi vào phủ định”. Những cảnh tàn khốc của chiến tranh trong tác phẩm bị gọi là “chủ nghĩa tự nhiên trong văn học”. Nhân vật trong tác phẩm bị “thiết kế sai, chẳng có ý tưởng nào cả”. Cách tiếp cận như thế đã bị một số nhà phê bình lên tiếng phản bác một cách gay gắt. Tiếp đó là ý kiến phê phán không kém phần quyết liệt đó là Trần Duy Châu trên tạp chí Cộng Sản số 4 10/1994 đã cho rằng: “Tác giả đã không thể lập luận được đã cố ý sử dụng những yếu tố tâm thần không bình thường để được “ miễn truy cứu trách nhiệm” trước tòa án lương tâm của thời đại, đây là “bài ai điếu của kẻ lạc loài xúc phạm những người đang sống”. Về nghệ thuật của tiểu thuyết thì ông cho là : “Thuần túy là kỹ thuật - một sự khéo tay nếu có”. Đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình với ý kiến nhận xét của Trần Duy Châu Sau đó là một khoảng thời gian dài tác phẩm bị lãng quên, vắng bóng trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Mãi đến năm 2003, cuốn sách của Bảo Ninh lặng lẽ được tái bản và xuất hiện trong đời sống văn học Việt Nam với tiêu đề Nỗi buồn chiến tranh (NXB Hội Nhà văn) và Thân phận tình yêu (NXN Hội phụ nữ). Trong những bài viết đánh giá về tác phẩm trong những năm gần đây đáng chú ý phải kể đến bài viết của TS. Phạm Xuân Thạch với nhan đề Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp đăng trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn chủ biên - NXB GD - 2006. Bài viết đã đưa ra những lí giải sâu sắc về những cách tân trong cấu trúc tác phẩm, đổi mới về đề tài, đổi mới về xây dựng nhân vật từ đó đưa tác giả đưa ra một đề nghị một cách đọc mới – “đọc sâu”, “đọc liên văn bản” để có thể chạm đến mọi tầng nghĩa của tác phẩm. Sau đó là các bài viết: Phép lặng với việc đổi mới một số nét về nghệ thuật trong Thân phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2004 của Nguyễn Ngọc Bích, Kết cấu không gian trong Thân Phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2002 của Khương Thị Thu Cúc, Nghệ thuật trần thuật của Bảo Ninh qua thân phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2001 của Đỗ Văn Hiểu. Từ đại học Paris TS. Đoàn Cầm Thi có bài viết “Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại”. Trên các website chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đăng tải nhiều bài viết về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh cũng như những bài phỏng vấn tác giả. Qua đây người đọc có thể hiểu rõ hơn về quan niệm văn chương của nhà văn cũng như những yếu tố tác động tới nghề văn của Bảo Ninh: 5 http://www.vietnamnet.vn;http://www.vannghesongcuulong.org.vn;http://tuoitre.vn; http://evan.vnepress.net Ngoài ra Nỗi buồn chiến tranh cũng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học viên cao học, sinh viên tại các trường đại học, Viện nghiên cứu chuyên ngành tiêu biểu: Thân phận tình yêu - Nhìn từ góc độ thi pháp tiểu thuyết. Luận văn tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2002 của Nguyễn Thị Phương Thanh; Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2006 của Nguyễn Thị Thanh; v.v. Như vậy đã có một dòng chảy phê bình, đánh giá về tác giả Bảo Ninh nhưng chủ yếu thông qua tiếp cận tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh mà chưa có tác giả nào tiếp cận toàn bộ sáng tác của tác giả. Chính vì thế, trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói tri ân đối với quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn với mong muốn xác định những đóng góp của nhà văn vào sự Đổi mới văn xuôi Việt Nam trong toàn bộ sáng tác của mình chứ không tập trung vào một tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. Trên đây là những trình bày tổng quan của chúng tôi về tình hình nghiên cứu văn xuôi Việt Nam thời kì Đổi mới, những bài viết, những công trình khoa học về tác giả Bảo Ninh và sáng tác của ông có liên quan đến đề tài. 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, ba tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi được chưa?, Lan man trong lúc kẹt xe và Truyện ngắn của Bảo Ninh. Nghiên cứu trên các bình diện: đề tài, hệ thống nhân vật, đặc điểm nghệ thuật để thấy được những đổi mới của Bảo Ninh trong sáng tác, từ đó có những đánh giá đúng đắn về những đóng góp của tác giả vào văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. 4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vấn đề vị trí của một tác giả trong một giai đoạn văn học có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như văn học sử, lý luận văn học, ngôn ngữ học. Chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu của các 6 ngành khoa học liên quan để hỗ trợ và làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. 4.2. Trên cơ sở của đề tài đặt ra và tiếp thu những lí thuyết nghiên cứu văn học hiện đại một cách tích cực, luận văn sử dụng phương pháp luận: Phương pháp thi pháp học kết hợp lí thuyết tự sự học được chúng tôi sử dụng như một phương pháp nòng cốt của luận văn nhằm thể hiện cụ thể và nổi bật được những giá trị về mặt thẩm mỹ trong sáng tác của Bảo Ninh cũng như các sáng tác và khuynh hướng văn học thời kì Đổi mới. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu, luận văn của chúng tôi còn phối kết hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v. cũng như vận dụng một số nghiên cứu của lịch sử văn học (sưu tầm, thống kê tư liệu về tác giả, sự nghiệp sáng tác…). 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận luận văn có cấu trúc như sau: Chương1: Bảo Ninh trong đời sống văn học đương đại Chương 2: Sáng tác của Bảo Ninh – Một cái nhìn mới về hiện thực Chương 3: Những đổi mới nghệ thuật trong sáng tác tự sự của Bảo Ninh PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Những biến chuyển của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và văn học Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta giành được chủ quyền sau hơn tám mươi năm bị thực dân Pháp đô hộ. Chưa kịp bắt tay vào xây dựng đất nước thì chúng ta đã phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống Pháp kéo dài suốt chín năm. Sau đó lại là cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai. Mãi tới ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm kéo dài suốt ba mươi năm mới thực sự chấm dứt. Tuy vậy từ năm 1978 đến năm 1979 chúng ta vẫn còn phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây – Nam và biên giới phía Bắc để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Biết bao xương máu đã đổ xuống, biết bao trí tuệ, sức người, sức của đã hóa thân cho một dải non sông hòa bình thống 7 nhất. Hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động dữ dội ấy đã tác động trực tiếp tới nền văn học Việt Nam vốn đã bề bộn đa dạng phức tạp và không ít thăng trầm biến động. Nhưng bao quát ta vẫn có thể nhận thấy một khuynh hướng vận động bao trùm chi phối một cách sâu sắc mọi mặt của nền văn học từ tư tưởng, cảm hứng chủ đạo đến các phương thức nghệ thuật, đó là xu hƣớng văn học vận động theo hƣớng dân chủ hóa, tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân 1.1.2. Những đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 Quan sát sự vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975, chúng ta dễ dàng nhận thấy lĩnh vực văn xuôi nghệ thuật có sự biến đổi thật sự mạnh mẽ và sâu sắc. Nhìn trên những nét lớn có thể thấy tập trung ở những phương diện sau: mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu. 1.1.3. Những khuynh hƣớng mới của văn xuôi 1.1.3.1.Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới Quan sát các sáng tác thuộc khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới có thể nhận thấy “một hiện tượng có tính chất phổ quát: quá trình cá nhân hóa hư cấu” [83]. Ở đây, nhà văn không chịu sự chi phối và lệ thuộc từ các quan niệm của cộng đồng mà hoàn toàn đưa ý kiến chủ quan của mình vào trung tâm các sáng tác tự sự. Thông qua sự kiện và nhân vật lịch sử, nhà văn thiếp lập một cái nhìn hoàn toàn mang tính dấu ấn cá nhân về lịch sử, những bài học lịch sử có liên quan trực tiếp đến đời sống hôm nay. Và như vậy, lịch sử đã trở thành một phương tiện, một chất liệu để nhà văn thể hiện những suy tư mang tầm khái quát về cuộc đời và con người (Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Sắc đẹp khuynh thành của Kiều Thanh Tùng, Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Khúc khải hoàn dang dở của Hà Ân, bộ sách 4 tập mang tên: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa và Vương triều sụp đổ của Hoàng Quốc Hải ) [...]... tranh, Nxb Văn học, Hà Nội 101 Bảo Ninh (2009), Chuyện xưa kết đi được chưa, Nxb Văn học, Hà Nội 102 Bảo Ninh (2005), Lan man trong lúc kẹt xe, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 103 Bảo Ninh (2002), Truyện ngắn Bảo Ninh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 104 Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng Luận văn thạc sĩ 131 Bùi Thị Hợi Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 105... kỉ XX, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6 78 Phạm Xuân Thạch (2004), Quá trình cách tân và những giới hạn trong sự nghiệp sáng tác văn xuôi của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9 Luận văn thạc sĩ 129 Bùi Thị Hợi Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 79 Phạm Xuân Thạch (2005), Nỗi buồn chiến tranh, viết về chiến tranh thời hậu chiến từ chủ nghĩa... để nói sự thật, Báo Văn nghệ, số 21 14 Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2 Luận văn thạc sĩ 124 Bùi Thị Hợi Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 15 Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Báo Văn nghệ, số 49 – 50 16 Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,... (2007), Những cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2006, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội 66 Yves Reuter (2010), Dẫn nhập phân tích tiểu thuyết, bản dịch của TS Phạm Xuân Thạch 67 Trần Đình Sử (2006), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Luận văn thạc sĩ 128 Bùi Thị Hợi Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 68 Trần Đình... Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 91 Nguyễn Huy Thiệp (2006), Khải huyền muộn – cảm hứng và những dấu hiệu của hình thức đương đại trong tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 92 Bích Thu (2006), Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11 93 Bích Thu (2001), Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu... thay thế, Báo Văn nghệ, số 46 Luận văn thạc sĩ 126 Bùi Thị Hợi Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 42 Nguyễn Xuân Khánh (2001), Về nghệ thuật viết tiểu thuyết, BáoVăn nghệ, số 38 43 Nguyễn Xuân Khánh (2009), Nghề văn thật hấp dẫn, Nguồn: http://www vietchinabusiness.vn/index.php/vn-hoa/vn-hc/1574-nha-van-nguyen-xuakhanh-nghe-van-that-hap-dan (Theo Văn nghệ trẻ)... đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức, Hà Nội 89 Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11 90 Đoàn Cầm Thi (2005), Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại, Nguồn: http://www.evan.vnexpress.net/News/phe-binh/nghiencuu/2005/03/3B9AD37D/ Luận văn thạc sĩ 130 Bùi Thị Hợi Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong. .. Đại học Sư phạm Hà Nội Luận văn thạc sĩ 127 Bùi Thị Hợi Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 54 Lưu Liên (1987), Tiểu thuyết - một thể loại năng động đầy triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 55 Đỗ Bạch Mai, Nguyễn Khắc Trường, Ma Văn Kháng… (1996), Một số bài biết trong Hội thảo về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ, số 49 56 Nguyễn Thị Tuyết Minh (2009), Tiểu thuyết... thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 đến 1996, Nguồn: http://www.evan.vnexpress.net/phebinh/nghien-cuu/2008/03/3B9ADD12/ Luận văn thạc sĩ 125 Bùi Thị Hợi Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới 29 Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội 30 Nguyễn Phan Hách, Trần Đình Sử, Cao Tiến Lê … (1991) Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của. .. của nhà văn – một yêu cầu bức thiết đang diễn ra trong đời sống văn học hiện nay Trong tương lai gần, hy vọng rằng với những chuyển biến tích cực trong tâm thế sáng tạo của người nghệ sĩ, môi trường văn hoá và sinh hoạt văn học thuận lợi, tiểu thuyết và truyện ngắn sẽ có thêm nhiều những thành tựu nghệ thuật, tạo được vị thế vững chắc trên diễn đàn văn học 15 Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh . Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới Bùi Thị Hợi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Văn học Việt Nam; Mã số:. động lịch sử 53 Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi 135 2.2. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Bảo Ninh 56 2.1.1 học. Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU LÝ THUYẾT VĂN XUÔI, TỰ SỰ 1.