1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012

109 574 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 619,14 KB

Nội dung

Theo quá trình phát triển của quốc gia dân tộc Việt Nam, tộc Chăm đã trở thành một bộ phận không thể tách rời, người Chăm cùng với người Việt và nhiều tộc người khác đã làm nên cộng đồng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Cao Võ Đăng Thanh

GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT - CHĂM Ở NINH THUẬN TỪ 1832 ĐẾN 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Cao Võ Đăng Thanh

GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT - CHĂM Ở NINH THUẬN TỪ 1832 ĐẾN 2012

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng Công trình nghiên cứu này chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Cao Võ Đăng Thanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, tổ Lịch sử Việt Nam trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà nghiên cứu văn hóa Hải Liên, tổ Tư liệu Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm Tỉnh Ninh Thuận

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến T.S Trần Thị Thanh Thanh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

TP.Hồ Chí Minh, năm 2013

Tác giả

Cao Võ Đăng Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

4 Mục đích nghiên cứu: 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của luận văn: 12

7 Bố cục luận văn 12

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN 14

1.1 Khái quát về đất nước của người Chăm 14

1.2 Quá trình người Chăm hòa nhập vào cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam thống nhất 17

1.3 Về người Chăm ở Ninh Thuận 20

1.3.1 Dân cư và địa bàn cư trú 20

1.3.2 Tổ chức cộng đồng 24

1.3.3 Văn hóa Chăm ở Ninh Thuận 25

CHƯƠNG 2: GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT - CHĂM Ở NINH THUẬN 52

2.1 Những cơ sở hình thành văn hóa vùng đất Ninh Thuận 52

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của vùng đất Ninh Thuận 52

2.1.2 Về các thay đổi hành chính của Ninh Thuận 54

2.1.3 Đặc điểm cư dân Ninh Thuận 57

2.2 Đặc trưng văn hóa của cư dân người Việt ở Ninh Thuận 58

2.2.1 Về tôn giáo, tín ngưỡng 59

2.2.2 Về phong tục, tập quán 61

2.2.3 Về đời sống kinh tế 63

2.3 Những biểu hiện của giao lưu văn hóa Việt - Chăm ở Ninh Thuận 64

2.3.1 Giao lưu trong tín ngưỡng 65

2.3.2 Giao lưu trong phong tục, tập quán 69

2.3.3 Giao lưu trong đời sống kinh tế 75

Trang 6

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – CHĂM Ở NINH

THUẬN TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM 80

3.1 Dấu ấn của văn hóa Chăm trong nền văn hóa Việt Nam 80

3.2 V ai trò của sự giao lưu văn hóa Việt Chăm trong văn hóa Ninh Thuận 89

3.3 Vai trò của sự giao lưu văn hóa Việt Chăm trong nền văn hóa Việt Nam 93

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 7

Các dân tộc cùng sống chung trên dải đất hình chữ S làm hình thành nên sự giao thoa văn hóa Trong quá trình giao lưu và giao thoa văn hóa giữa các tộc người của Việt Nam, giao lưu văn hóa Việt – Chăm đã góp phần quan trọng vào sự hình thành nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc Người Chăm có một nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời Theo quá trình phát triển của quốc gia dân tộc Việt Nam, tộc Chăm đã trở thành một bộ phận không thể tách rời, người Chăm cùng với người Việt và nhiều tộc người khác đã làm nên cộng đồng văn hóa các dân tộc anh em của Việt Nam Văn hóa Chăm trở thành một bộ phận cấu thành của nền văn hóa Việt Nam đa dạng và thống nhất

Người Chăm đã từng sinh sống lâu đời trên phần đất miền Trung Việt Nam, từ Đèo Ngang (Quảng Bình) đến Bình Thuận, khá tập trung ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, thành phố

Hồ Chí Minh, ở các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh khác Ngoài ra, người Chăm còn sinh sống ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Thailand và Cambodia, trong đó đông nhất ở Cambodia Những người Chăm này vốn từ Champa di cư từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX, để tránh các cuộc nội chiến và chiến tranh xung đột với bên ngoài, trong đó có chiến tranh với Đại Việt Tỉnh Ninh Thuận có số dân người Chăm đông nhất so với các tỉnh thành khác, hiện nay là 67.274 người0

1, chiếm gần 50% người Chăm ở Việt Nam Ninh Thuận cũng là vùng đất cực nam của Champa thuộc tiểu quốc Panduranga, nơi người Chăm

đã xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc đặc sắc và kì vĩ trong lịch sử Người Chăm chiếm 11,93% dân số Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cộng đồng cư dân, là chủ nhân sắc thái văn hóa riêng của vùng đất này Trong quá trình cư trú, lao động sản xuất và sinh hoạt cùng nhau, hai cộng đồng cư dân Việt - Chăm đã có sự giao lưu,

Trang 8

tiếp biến trên nhiều lĩnh vực văn hóa vật chất và tinh thần

Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Chăm - văn hóa Chăm, về giao thoa văn hóa Việt – Chăm Nhưng theo tác giả luận văn này, riêng sự nghiên cứu về giao thoa văn hóa Việt -Chăm tại Ninh Thuận, đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu Với mong muốn góp một phần vào quá trình làm sáng tỏ sự tiếp biến, giao thoa văn hóa Việt – Chăm ở Ninh Thuận, góp phần làm rõ bản chất, đặc điểm riêng của văn hóa Chăm ở Ninh Thuận so với văn hóa Chăm ở các vùng khác trên cả nước và góp phần xác định vai trò của văn hóa Chăm đối với văn hóa Ninh Thuận nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, tôi đã chọn đề tài “GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – CHĂM Ở NINH THUẬN TỪ 1832 ĐẾN 2012” để nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học

Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ ở Ninh Thuận nói riêng và của cả nước nói chung về lịch sử dân tộc và tiến trình phát triển của cộng đồng văn hóa dân tộc Việt Nam, về sự đặc sắc, đa dạng trong văn hóa Việt Nam, bổ sung tư liệu vào việc dạy và học lịch sử địa phương Đồng thời, tác giả luận văn này cũng mong muốn qua quá trình nghiên cứu sẽ tìm ra những bài học, chính sách hữu ích góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc của các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong

đó đặc biệt là văn hóa Chăm, góp phần xây dựng và bảo tồn nền văn hóa đa dạng mà thống nhất của quốc gia dân tộc Việt Nam

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài nêu rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là giao lưu văn hóa và những biểu hiện của giao lưu văn hóa Việt-Chăm tại vùng đất Ninh Thuận từ đầu thế kỷ XIX đến nay

Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian, luận văn tập trung tìm hiểu sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm ở Ninh

Thuận từ năm 1832 đến 2012 Lý do của phạm vi này là: Năm 1832, chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp, từ đó, nước Champa trở thành một đơn vị hành chính của Việt Nam thống nhất Từ thời điểm 1832, giao lưu văn hóa của người Việt và người Chăm ở Ninh Thuận diễn ra như một điều dĩ nhiên và tự nhiên giữa hai bộ phận dân

cư sống trên cùng một vùng lãnh thổ, dưới sự quản lý của một chính quyền

Trang 9

Không gian nghiên cứu của đề tài là tỉnh Ninh Thuận theo phân vùng địa lý hành chính hiện tại, tuy ngày nay người Chăm sinh sống tập trung chủ yếu ở các khu vực: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thành phố Phan Rang Tháp Chàm Trên các địa bàn này, luận văn tập trung nghiên cứu văn hóa của những làng người Chăm và người Việt sinh sống đan xen

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Theo cuốn Chămpa – Tổng mục lục các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu

Văn hóa Nghệ thuật, Phân viện Nam Trung Bộ ở Huế (2002), có 2278 công trình, tác phẩm

có liên quan tới Chămpa và người Chăm của nhiều tác giả trong và ngoài nước, người Chăm

và người Việt

Về văn hóa Chăm:

Dohanide và Dorohiem (1965), Dân tộc Chàm lược sử, Sài Gòn: Đây có thể coi là

công trình nghiên cứu về Champa trước năm 1975 đầu tiên do Hiệp hội Chàm Hồi giáo xuất bản tại Sài Gòn Đây là công trình khảo cứu lịch sử dân tộc Chăm bằng tiếng Việt đầu tiên ở Việt Nam mang tính khái quát và hệ thống, trình bày về các triều đại vương quốc Champa Đặc biệt, đã cho đăng lại nguyên văn biên niên sử các triều vua Panduranga được dịch từ văn bản Chăm Akhar thrah

Tác giả Lê Ngọc Canh có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh của văn hóa

chăm như: Nghệ thuật múa Chăm (1978), NXB VHDT, Hà Nội; Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải (1995), Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm, NXB VHDT, Hà Nội; Tư duy âm

nhạc của người Chăm, tạp chí Văn hóa dân gian, số 1/1992; Thử tìm hiểu các giai đoạn của nghệ thuật múa truyền thống Chăm, số 3/1992; Phong tục cưới của dân tộc Chăm, Tạp chí

Dân tộc học, số 4/1991

Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa Champa, NXB VHTT, Hà Nội: tác phẩm giới thiệu

một nền văn hóa Champa rất đa dạng và phong phú Từ đời sống chính trị, ngôn ngữ, chữ viết, âm nhạc, múa… đến nghệ thuật điêu khắc đều được ghi lại trong cuốn sách này Ngoài

ra, tác giả trên còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về văn hóa Chăm như; Ngô Văn Doanh (1994), Tháp Chăm sự thật và huyền thoại, NXB VHTT, Hà Nội; Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998

Bố Xuân Hổ (1995), Truyền thuyết các tháp Chăm, NXB VHDT, Hà Nội: Giới thiệu

lịch sử các tháp cổ của người Chăm ở Ninh Thuận và các tháp khác ở Cực Nam Trung bộ Cùng nội dung về các tháp Chăm và nghệ thuật điêu khắc Chăm, có thể nhắc đến tác giả

Trang 10

Cao Xuân Phổ với tác phẩm Điêu khắc Chăm (1995), NXB KHXH, Hà Nội

Dương Văn An ( 1997), Ô Châu Cận Lục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội: Tác giả cho

thấy cách nhìn nhận rất sâu sắc tuy có phần phiến diện của một nhà Nho về những ảnh hưởng của văn hóa Chăm lên văn hóa Việt khi người Việt mở mang bờ cõi về phương Nam

Bố Xuân Hổ ( 2001), Mẫu hệ Chăm trong thời đại mới, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh

Bình Thuận: Nguồn gốc hình thành và đặc trưng mẫu hệ Chăm Các phong tục tập quán của dân tộc Chăm trong thời đại ngày nay như phong tục cưới xin, tang lễ…

Bá Trung Phụ (2001), Gia đình và hôn nhân người Chăm ở Việt Nam, NXB Văn hóa

dân tộc: Cung cấp những kiến thức về gia đình và hôn nhân của người Chăm, đồng thời làm

rõ cấu trúc tổ chức xã hội, gia đình, dòng họ, phong tục tập quán, lễ nghi và nhất là đặc trưng hôn nhân của người Chăm khác với các dân tộc anh em khác

Nguyễn Văn Tỷ với tác phẩm Giáo dục toàn diện vì sự phát triển xã hội (2005), Đời

sống văn hóa và xã hội người Chăm Việt Nam (2010) đã đặt ra nhiều vấn đề về giáo dục và

văn hóa Chăm, bộc lộ nhiều tình cảm, sự trăn trở làm sao để người Chăm có thể dứt bỏ những tập tục xa xưa không phù hợp với hoàn cảnh sống mới, làm thế nào để sớm đưa người Chăm hòa nhập vào nhịp sống của xã hội văn minh

Lương Ninh (2006), Vương quốc Champa, NXB ĐHQG Hà Nội: tác phẩm này được

xem như giáo trình ở các trường Đại học khi nghiên cứu về Champa Tác giả đã trình bày một cách hệ thống về lịch sử hình thành Vương quốc Champa từ thời kỳ sơ sử đến khi sụp

đổ, về văn hóa Champa, về sự hội nhập và phát triển của Champa

Hai tác giả người Chăm quê ở Ninh Thuận là Inrasara và Sakaya cũng có nhiều tâm huyết trong nghiên cứu văn hóa Chăm Thông qua các công trình nghiên cứu, hai tác giả cũng gửi gắm nhiều nỗi niềm của một người con mang dòng máu của dân tộc Chăm Tác giả

Inrasara có nhiều tác phẩm về văn hóa Chăm như: Văn học Chăm, tập 1(1994), NXB VHDT, Hà Nội; Inrasara (1996), Văn học Chăm, tập 2, NXB VHDT, Hà Nội; Inrasara

(1995), Ca dao, tục ngữ Chăm, NXB VHDT, Hà Nội; Inrasara (1999), Các vấn đề văn hóa

xã hội Chăm, NXB VHDT, Hà Nội: Cách nhìn tổng thể của tác giả về các vấn đề văn hóa –

xã hội Chăm với một nền văn hóa mang sắc thái độc đáo Tác giả Văn Món nghiên cứu trên

nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người Chăm như: Lễ hội của người Chăm (2003), NXB VHDT, Hà Nội; Văn Món (2010), Văn hóa Chăm nghiên cứu và bình luận, NXB Phụ nữ,

Hà Nội: Đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả, thể hiện sự khảo cứu chuyên sâu và rộng lớn ở nhiều lĩnh vực của văn hóa Chăm, được trình bày thành 7 chủ đề:

Trang 11

Di tích-lịch sử, Văn hoá-xã hội, Tôn giáo, Lễ hội, Văn chương, Ngôn ngữ, Nghệ thuật biểu diễn

Về văn hóa Chăm ở Ninh Thuận:

Nguyễn Đình Tư (1974), Non nước Ninh Thuận, NXB Sống mới, Sài Gòn: tác phẩm

giới thiệu những tư liệu quý giá về lịch sử, địa lí, nhân vật, giai thoại, huyền thoại, di tích, thắng cảnh cũng như các địa danh năm xưa của tỉnh Ninh Thuận Theo tác giả thì người Chăm ở Ninh Thuận đã sinh sống xen lẫn với người Việt và đã Việt hóa, cụ thể là trong giao tiếp bằng tiếng Việt, ăn Tết Nguyên đán…

Phan Xuân Biên, (1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở VHTT Thuận Hải

Nhà nghiên cứu Vương Hoàng Trù có hai công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm

Ninh Thuận là: Bước đầu tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở người Chăm tỉnh Thuận Hải,

Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam, tập 2, quyển II, Viện Khoa học xã hội tại

Tp Hồ Chí Minh; Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận,

Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội tại Tp Hồ Chí Minh

Ngô Văn Doanh (2002), Ninh Thuận trong lịch sử Chămpa, Viện nghiên cứu văn hóa

dân gian, 2002: Tác giả nêu bật lịch sử của vùng đất Chămpa thuộc tỉnh Ninh Thuận thông qua các giai đoạn lịch sử: ngoài cõi Lâm Ấp, trong lòng Chămpa, dấu tích cuối cùng của Ninh Thuận đã giữ vai trò lịch sử đặc biệt đối với lịch sử của vương quốc Chămpa trong suốt chiều dài lịch sử

Một số tác phẩm do chính nhà nghiên cứu người Chăm Ninh Thuận là Văn Món viết

như: Lễ hội Ka tê của người Chăm, NXB VHTT, Ninh Thuận; Nghề gốm cổ truyền của

người Chăm Bầu Trúc Ninh Thuận, NXB VHTT, Hà Nội

Đạt Ngọc Quận, Vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà

nước đối với đồng bào Chăm ở Ninh Thuận: Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận, 2008:

Khẳng định vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Chăm là nhiệm vụ quan trọng, từ đó sẽ cải thiện đời sống, văn hóa truyền thống luôn gìn giữ và phát triển đa dạng, trình độ dân trí ngày càng nâng cao

Đình Hy (2008), Bản sắc một vùng đất: Tiểu luận nghiên cứu lịch sử văn hoá, nghệ

thuật Ninh Thuận, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận: Đề cập những nét văn hoá đặc trưng của ngư dân Nam Trung bộ Giới thiệu vể những lễ hội, trang phục dân gian Chăm, Raglai Ngược dòng lịch sử hoạt động cách mạng của Ga Tháp Chàm và căn cứ địa Bác Ái trong chiến tranh giải phóng đất nước

Trang 12

Tuy nhiên, về giao thoa văn hóa Việt-Chăm còn ít tác giả nghiên cứu Đặc biệt là vấn

đề giao thoa văn hóa Việt-Chăm ở Ninh Thuận Đa phần các tác giả trình bày tiến trình giao thoa văn hóa của hai tộc người theo chiều dài lịch sử thông qua các cuộc giao tranh, bang giao của các triều đại phong kiến của hai nước Đại Việt và Chămpa

Tân Việt Điểu, Ảnh hưởng và di tích Chiêm Thành trong nền văn hóa Việt Nam, Văn

hóa nguyệt san, số 29 năm 1958: tác giả đề cập tới sự ảnh hưởng, tác động của văn hóa Champa đến cư dân người Việt về một số lĩnh vực như: ăn mặc, kiến trúc, tín ngưỡng, âm nhạc

Lê Văn Hảo (1979), Tìm hiểu quan hệ giao lưu Văn hóa Việt và Chăm, Tạp chí Dân

tộc học số 1 năm 1979

Theo công trình nghiên cứu Các dân tộc ít người ở Việt Nam ( Các tỉnh phía Nam) do

Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1984) thì dưới chế độ Mỹ - Ngụy, ngay trong nội bộ người Chăm ở Phan Rang đã xảy ra xung đột đổ máu vì lý do tôn giáo Nhận định về vai trò của người Chăm và mối quan hệ bằng hữu của 2 dân tộc Việt – Chăm, các tác giả cho rằng: người Chăm và người Việt có mối quan hệ tương hỗ khách quan và tất yếu trong cuộc kháng chiến chống các thế lực phong kiến bành trướng Trung Quốc; đặc biệt là chống quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ XIII Thế kỷ XVIII, người Chăm đã có mặt trong nghĩa quân Tây Sơn đánh các lực lượng gây chia cắt đất nước Trịnh – Nguyễn; góp phần đánh tan quân Xiêm xâm lược (1784 -1785) và quân viễn chinh nhà Thanh (1788 -1789) Người Chăm cũng đã cùng với các dân tộc anh em ở Việt Nam đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

Các tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp có công trình nghiên cứu “Văn

hóa Chăm” ((1991), NXB KHXH, Hà Nội: ngoài nội dung nghiên cứu về các yếu tố của

văn hóa Chăm, các tác giả còn cho thấy sự giao lưu về văn hóa Chăm và văn hóa Việt rất rõ ràng trong việc chế tác đồ gốm, trang phục hay sinh hoạt trong đời sống hằng ngày

Hà Bích Liên (2000), Quan hệ giữa Vương quốc cổ Champa với các nước trong khu vực, Luận án tiến sĩ lịch sử: tác giả nêu lên mối quan hệ đầy biến động về chính trị, quân sự,

ngoại giao giữa hai dân tộc Việt – Chăm trước năm 1832 Ngoài ra, Luận án còn nêu lên mối giao lưu, hội nhập và tiếp biến giữa hai nền văn hóa

Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí, NXB Thuận Hóa, Huế:

Tác giả viết về Dinh Bình Thuận, nơi định cư lâu dài của người Chăm Khi người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam, cả hai dân tộc Việt – Chăm đã cùng sinh sống, tiếp nhận tín

Trang 13

ngưỡng của nhau như tôn thờ các vị thần Cá Voi, Thần Nông…

Trần Dũng (2009), Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử,

Luận văn Thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam: luận văn đã nghiên cứu sự giao lưu văn hóa và hội nhập về văn hóa Việt – Chăm theo suốt chiều dài lịch sử trong nhiều lĩnh vực từ sinh hoạt vật chất, kết cấu đời sống xã hội đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng…

Thành Phú Chung (2010), Yếu tố Chăm trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam, Luận

văn Thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam: tác giả luận văn đã đặt văn hóa Chăm trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam để qua đó thể hiện sự độc đáo của vùng văn hóa Trung Bộ Luận văn cũng tìm hiểu những đóng góp và giá trị đặc sắc của văn hóa Chăm đối với vùng văn hóa Trung Bộ

4 Mục đích nghiên cứu:

Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả mong muốn sẽ tổng hợp được nguồn tư liệu phong phú về văn hóa Chăm nói chung và văn hóa Chăm Ninh Thuận nói riêng, có sự sắp xếp, hệ thống hóa kết quả nghiên cứu từ trước đến nay, góp phần làm rõ

sự giao lưu văn hóa Việt- Chăm ở vùng đất Ninh Thuận từ năm 1832 đến năm 2012

Với nguồn tài liệu được tiếp cận, tác giả muốn dựng lại bức tranh màu sắc của văn hóa vùng đất Ninh Thuận Trong đó, văn hóa Chăm có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cộng đồng cư dân, là chủ nhân sắc thái văn hóa riêng của mảnh đất đầy nắng gió này Luận văn tập trung nghiên cứu văn hóa người Chăm và văn hóa người Việt ở Ninh Thuận, qua đó làm rõ sự tiếp biến, giao lưu văn hóa của hai tộc người Đồng thời, chỉ ra bản chất, đặc điểm riêng của văn hóa Chăm ở Ninh Thuận so với các vùng khác trên cả nước, góp phần xác định vai trò của văn hóa Chăm trong bức tranh tổng thể của văn hóa Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính của chuyên ngành lịch sử là: Phương pháp lịch sử, Phương pháp logic Phương pháp lịch sử được dùng nghiên cứu, trình bày cụ thể và phân tích sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm ở Ninh Thuận trong tiến trình từ

1832 đến nay, trong không gian tỉnh Ninh khi Thuận Phương pháp logic được dùng kết hợp với phương pháp lịch sử trong việc khái quát, phân tích và nhận định về những điều kiện của sự giao lưu và những biểu hiện của tác động qua lại giữa văn hóa Việt và văn hóa Chăm

Trang 14

trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Thực hiện đề tài nghiên cứu về địa phương, cụ thể là tỉnh Ninh Thuận, người viết luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa để có thể thu thập tư liệu thực tế, tiếp cận đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Việt-Chăm tại địa phương được nghiên cứu, làm cho luận văn thêm phần phong phú, sinh động

Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của một số ngành khoa học như dân tộc học, ngôn ngữ học, địa lý-kinh tế cũng được chọn lọc, khai thác theo phương pháp chuyên gia, liên ngành… hỗ trợ quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn

6 Đóng góp của luận văn:

Khi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Giao lưu văn hóa Việt-Chăm ở Ninh Thuận

từ 1832 đến 2012”, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ:

- Góp phần bổ sung tư liệu vào việc dạy và học lịch sử ở địa phương

- Góp phần giáo dục thế hệ trẻ ở Ninh Thuận nói riêng và của cả nước nói chung về lịch sử dân tộc và tiến trình phát triển của cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt nam,

về sự đặc sắc, đa dạng của văn hóa Việt Nam

Góp phần vào công cuộc xây dựng, giữ gìn và phát huy tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em, mà điển hình là tình đoàn kết Việt-Chăm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Giao lưu văn hóa Việt- Chăm ở Ninh Thuận và kết quả của nó phản ánh quy luật tất yếu của sự cộng cư hai tộc người trên một địa bàn cư trú Đồng thời, cũng phản ánh những đặc điểm, tính chất riêng biệt của hai bộ phận văn hóa Việt-Chăm tại vùng đất Ninh Thuận

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1- VÀI NÉT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN:

Trong chương này, hai nội dung chính được tập trung nghiên cứu là:

Thứ nhất, quá trình người Chăm hòa nhập vào cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam thống nhất, kết quả của quan hệ Đại Việt – Champa từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Quan hệ của hai nước láng giềng Việt-Chăm trải qua giao tranh, xung đột, có hòa dịu, giao hảo, rồi tiếp tục xung đội, giao tranh Quá trình này cũng phản ánh những cơ sở, điều kiện hình thành nên sự giao lưu, tiếp biến của hai bộ phận văn hóa Việt và Chăm

Thứ hai, hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận chiếm tỉ lệ đông nhất Tại vùng đất này, bản sắc người Chăm và văn hóa Chăm được thể hiện cụ thể và sinh động nhất Ninh Thuận

Trang 15

mang những đặc trưng tiêu biểu về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán của người Chăm trên cả nước Có thể nói, muốn tìm hiểu về người Chăm ở Việt Nam cụ thể và sâu sắc nhất, cần đến vùng đất này

Chương 2- GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – CHĂM Ở NINH THUẬN:

Nội dung chính của chương này chính là trình bày sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm ở Ninh Thuận

Sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm ở Ninh Thuận đã diễn ra vào các thế kỷ XVI – XVII

- khi các phần đất của Champa dần dần được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong Từ đó đến nay, người Việt và người Chăm cộng cư bên nhau trên một lãnh thổ, cùng trải qua nhiều biến cố lịch sử, cùng chịu chung một vận mệnh của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, thì sự giao thoa, tiếp biến văn hóa càng diễn ra sâu đậm Trong luận văn này, tôi tập trung nghiên cứu sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm tại Ninh Thuận từ sau thế kỳ XIX và biểu hiện giao thoa trên ba mảng nội dung chính: phong tục, tập quán, tín ngưỡng; văn hóa vật chất; văn hóa tinh thần

Chương 3-VAI TRÒ CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – CHĂM Ở NINH THUẬN TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Dấu ấn của văn hóa Chăm trong nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong vùng văn hóa Trung bộ là rất đậm nét Văn hóa Chăm đã góp phần to lớn tạo nên sự đặc sắc, phong phú cho nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Ninh Thuận nói riêng Tìm hiểu, nghiên cứu sự đóng góp của văn hóa Chăm đối với sự đa dạng mà thống nhất của văn hóa Việt Nam

sẽ có được cơ sở khoa học cho những chính sách hữu ích và phù hợp để bảo tồn và phát huy

bộ phận văn hóa này, góp phần vào công cuộc giữ gìn và phát huy văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 16

C HƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN

1.1 Khái quát về đất nước của người Chăm

Vương quốc Champa : Campapura - đô thị Chăm; hay Nagara Campa - xứ sở Chăm),

là một quốc gia tồn tại qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm

Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga-Chăm Pa trên phần đất nay thuộc Nam miền Trung Việt Nam Cương vực của Champa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy Hoàng Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận

Theo Lương Ninh trong Vương quốc Champa thì: “Người dân Champa có nguồn

gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên”[45, tr.7]

Theo sử liệu Trung Hoa, vương quốc Champa đã được biết đến đầu tiên là vương quốc Lâm Ấp bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại Nhà Hán Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Hoa đã nhiều lần

cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công

Từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ Các học giả đã xác định thời điểm bắt đầu của Champa là thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, khi quá trình Ấn hóa đang diễn ra Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã

bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có "Chữ

viết Chăm" để ghi lại tiếng nói của người Chăm

Theo Lương Ninh trong Vương quốc Champa cũng như nhiều nhà nghiên cứu nhận

định rằng:

Trước thế kỷ X, Champa trải qua các thời kỳ:

Thời kỳ Sinhapura (193 -750): kinh đô là Sinhapura (thành phố Sư Tử, phế tích còn ở làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), bờ nam sông Thu Bồn Đây là thời kỳ xây dựng chính quyền, quân đội hùng mạnh, thường đi đánh các lân bang, tấn công

cả quận Cửu Chân

Thời kỳ Virapura (750 -850): kinh đô chuyển vào phía Nam Đèo Cả Các vua cho xây nhiều đền tháp, gây chiến tranh với Chân Lạp, quấy phá vùng phía nam An Nam đô hộ phủ (nước ta thời thuộc Đường), không chịu cống nạp cho nhà Đường Thư tịch cổ Việt Nam chép tên hiệu các vua Chăm thường có chữ Phạm (Varman: vua Phật), Chế (Sri: tôn quý),

Trang 17

Bà, Bố (Po: vua)

Từ cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X là các thời kỳ:

Thời kỳ Indrapura (850 -982): Vua Indravarman II cho lập kinh đo mới ở Đồng dương (Quảng Bình, Quảng Nam), cách Trà Kiệu 20km về phía nam Champa nhiều lần giao chiến với Chân Lạp từng đẩy lùi quân Chân Lạp đến tận kinh đô Sambhupura của Chân Lạp Tiếp thu Phật giáo, nhà Vua xưng hiệu là Phật: Sri parama Buddaloka (vua Phật tôn quý)

Thời kỳ Vijaya (từ cuối thế kỷ X): Vua Sri Vijaya lập kinh đô mới, lấy tên hiệu của mình là Vijaya, đặt cho kinh đô 1

2

Thư tịch cổ Trung Hoa có nhiều ghi chép về sự ra đời của nước Champa Theo Tấn thư thì một người là Khu Liên đã giết quan lệnh rồi tự lập làm vua, lập nước có tên là Lâm Ấp, đời Hán gọi là tượng Lâm, cuối đới Hán gọi là nước Lâm Ấp Nhà nước Champa là nhà nước quân chủ chuyên chế, có vua đứng đầu nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, quân

sự và ngoại giao Dưới vua có bộ máy quan lại giúp việc

Từ cuối thế kỷ IX, vương triều mới lấy Indrapura (Đồng Dương, Quảng Nam) làm kinh đô Sử sách Trung Quốc gọi Champa là Chiêm Thành Đây cũng là tên gọi của Champa trong sử sách Đại Việt

Champa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu vì các cuộc giao tranh với các vương triều Đại Việt ở phía Bắc và với đế quốc Khơ me ở phía Nam Năm 1471, Champa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ ở miền

bắc

Phần đất còn lại của Champa từ sau năm 1471 mà sách sử người Việt gọi là Chiêm Thành chỉ từ Đèo Cả ngày nay trở về Nam gồm hai địa khu Kauthara và Panduranga Trong các cuộc giao tranh với quân đội chúa Nguyễn cai trị xứ Đàng Trong của Đại Việt vào các năm 1611 và 1653, Champa mất vùng Kauthara Năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tấn công vào Panduranga, bắt vua Po Sout đưa về Cố đô Huế và đưa em trai của Po Sout là Po Saktiray Da Patih (Kế Bà Tử) lên làm vua, Panduranga được đổi thành Thuận Thành Trấn

và vua Chăm được gọi là Trấn Vương cai trị Thuận Thành Trấn với sự giám sát chặt chẽ của các quan lại của chúa Nguyễn Chế độ tự trị này được duy trì cho đến năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu vương triều Nguyễn Tuy nhiên, các đời chúa Chăm sau Po Saktiray Da Patih không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa

2 Theo Tài liệu học tập chuyên đề "Quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong lịch sử “ của TS Trần Thị Thanh Thanh

Trang 18

Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận Năm 1832 người Chăm nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân dịp có cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở phía Nam nhưng không thành công Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại trực tiếp quản lý

Thể chế chính trị và tổ chức xã hội của Champa

“Thế kỉ thứ III, Champa đã chú ý xây dựng bộ máy chính quyền, quân đội, lấy dãy Hoành Sơn làm cương giới phía Bắc, xây dựng thành Khu Túc để phòng ngự”[45, tr.18]

“Sự thống nhất của Champa còn lỏng lẻo do điều kiện giao lưu đi lại giữa các vùng trong vương quốc còn rất khó khăn và trong một tình trạng phân tán quyền lực khó tránh khỏi giữa Bắc và Nam Champa” [36, tr.34]

Nhiều sử liệu cũng đã từng chứng minh rằng Champa không phải là một vương quốc

có một thể chế chính trị “trung ương tập quyền” mà là một quốc gia liên bang Mỗi tiểu vương quốc có một thể chế chính trị tự trị và có quyền li khai ra khỏi liên bang Champa để xây dựng một vương quốc độc lập riêng biệt Champa bắt đầu dùng chính sách hữu nghị để bang giao với các nước láng giềng Nước này đã nhiều lần gởi những quà cống cũng như phái bộ ngoại giao sang Trung Quốc và tiếp tục phát triển việc trao đổi kinh tế và tôn giáo Chính những chuyến du hành của nhiều tu sĩ Phật giáo từ Trung Quốc sang Ấn Độ thường hay ghé qua hải cảng Champa là nguyên nhân chính đưa đến sự hiện diện của đạo Phật đại thừa ở nước này

Các đời vua Champa mang tên hiệu khác nhau, theo thể thức cha truyền con nối

Xã hội Chăm đã chuyển sang chế độ phong kiến nhưng vẫn còn tàn dư của chế độ thị

tộc bộ lạc Theo Đặng Nghiêm Vạn trong Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam thì về cơ

bản xã hội Chăm có hai thị tộc:

"Thị tộc Cau (Pi năng) ở phía Nam, nay thuộc tỉnh Phú yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Thị tộc Dừa (Li u) ở phía Bắc, nay là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi" [65, tr 313]

Thị tộc là bộ phận tổ chức xã hội cao nhất của người Chăm Dưới thị tộc là các chiết

atâu cư trú trong một địa vực nhất định, có ranh giới rõ ràng Mỗi chiết atâu có khoảng 50 đến 150 gia đình Đây là một hình thức tập trung quần tụ dòng họ gần nhau sống với nhau

Trang 19

Dưới chiết atâu tộc họ là các chiết Parô (chi tộc) Trong một chiếc atâu có nhiều chiết

Parô, mỗi chiếc Parô có từ 10 đến 15 gia đình thành Mun Pa rô Người đúng đầu và có khả năng tập hợp những người cùng một chiếc atâu là bà “Tôn mẫu” Bà là người chăm lo tổ chức, thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong dòng họ Bà là người có uy tín trong họ, luôn quan tâm đến dòng họ, giữ được những quy chế tổ tiên đã quy định nên được bầu làm “Tôn mẫu” của chiếc atâu

Cơ cấu và thiết chế xã hội Chăm trước đây đã chi phối 4 tầng lớp xã hội:

Quá trình người Chăm hòa nhập vào cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình sáp nhập vương quốc Champa vào lãnh thổ Đại Việt Quá trình này biểu hiện qua các cuộc chiến tranh và các mối quan hệ ngoại giao giữa hai chính quyền Champa và Đại Việt

Sự kiện mở đầu cho quá trình này là việc Ngô Nhật Khánh chạy sang Champa cầu viện chống lại nhà Đinh.Nhận lời, năm 979 vua Champa đưa quân sang đánh Đại Cồ Việt,

3Cũng theo tác giả này: Trước đây trong dân gian Chăm họ còn phân biệt 4 đẳng cấp sau:

1 Đẳng cấp tu sĩ Bala môn – Ha lâu D’aming ( cội nguồn vững chắc)

2 Đẳng cấp quý tộc – A kha patio Bomao mưh (gốc vui núi vang)

3 Đẳng cấp bình dân – Bal la ca hoa hawai (dân cày kéo roi)

4 Đẳng cấp nô lệ - Hu lin, Hu lac (tôi tớ, sâu bọ)

Trang 20

nhưng thủy quân của Champa bị tan vỡ vì gặp cơn bão lớn, Nhật Khánh bị chết Đó là sự kiện mở đầu cho mối bang giao Việt – Chăm với tư cách là hai nhà nước đã không mấy hòa hảo và thuận lợi, nó như điềm báo trước cho những chuỗi sự kiện xảy ra liên tiếp với nhiều biến cố phức tạp ở nhiều thế kỷ sau này Trong các thế kỷ X-XV, giao tranh liên tục xảy ra giữa Champa và Đại Việt, các vương triều Lý, Trần, Lê đã nhiều lần tấn công vào sâu vùng đất của Champa, quân đội Chăm pa cũng vài lần tiến đánh tận kinh đô Thăng Long của Đại Việt

Dưới thời Lý, Đại Việt hai lần tấn công Champa, lần đầu là vào năm 1044 dưới thời Vua Lý Thái Tông và, lần thứ hai là vào năm 1069 dưới thời vua Lý Thánh Tông Cả hai vị vua đều thân chinh đi đánh Champa và thắng lợi Sau hai sự kiện này, vua Lý đã cho di dân vào khai khẩn vùng đất mới chiếm, đặt lại tên mới cho ba châu là Lâm Bình, Ma Linh, Bố Chính, ba châu này hiện nay là các tỉnh Quảng Bình và phần phía bắc tỉnh Quảng Trị, đến sông Thạch Hãn

Tuy nhiên, quan hệ giữa hai chính quyền Champa và Đại Việt trong lịch sử, cũng có những thời kỳ hòa hiếu, bang giao thân thiện Những thời điểm hòa bình đan xen với các cuộc chiến tranh là thời kỳ của mối quan hệ chính trị đặc biệt, như cuộc hôn nhân giữa công chúa Đại Việt và quốc vương Champa Năm 1306, hôn lễ giữa vua Champa là Chế Mân cùng công chúa Huyền Trân được tổ chức long trọng, Kết quả là một quá trình hòa bình, yên

ổn lâu dài và quan hệ bang giao giữa hai quốc gia trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết Sính lễ dẫn cưới của vua Chế Mân rất hậu gồm “vàng bạc, vật lạ, hương liệu quý và vùng đất hai châu Ô, Lý” Hai châu này đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu, sáp nhập vào Đại Việt, nay

là vùng đất phía Nam thuộc tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Quan hệ tốt đẹp giữa Champa và Đại Việt được củng cố và tăng cường, tạo điều kiện cho cư dân Việt, Chăm cùng hòa đồng, cộng cư sinh sống với nhau

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, và trong vòng 7 năm, đã đem quân đánh Champa 4 lần, vua Chămpa là Ba Đích Lai đã cắt vùng đất hai châu Chiêm Động và Cổ Lũy

để cầu hòa Về sau đất này bị Champa chiếm lại

Trong sự kiện năm 1471, vua Lê Thánh Tông đích thân đem 26 vạn quân đi đánh Champa, chiếm được kinh đô Viiaya, bắt vua Chămpa là Trà Toàn3

Trang 21

Sau chiến thắng, vua Lê chiếm lại Chiêm Động và Cổ Lũy và nhân đó chiếm luôn

vùng đất Vijaya Theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì đến tháng 6-1471, vua Lê đặt

đạo thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa gồm 3 phủ (Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn), 9 huyện, riêng phủ Tư Nghĩa có 3 huyện: Mộ Đức, Nghĩa Giang, Bình Sơn” [25, tr.43] Vùng đất này ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí còn ghi thêm rằng: “Từ đó lại quy vào

bản đồ Đất đã mở mang, phong thổ mỗi ngày một phồn thịnh, đồng ruộng rộng rãi, các thứ lúa xanh tốt….” [14, tr.136] Lê Thánh Tông tiến công vào Chămpa giành thắng lợi, đã cho

vẽ lại bản đồ, đặt lại tên gọi, thiết chế những vùng đất của người Chăm thành ty, trấn hành chính

Sau khi một phần lãnh thổ Champa sáp nhập vào Đại Việt, chính sách của Đại Việt thực sự tạo cơ hội cho cư dân Champa sống chung với những di dân người Việt đến từ châu Hoan, châu Ái của Đại Việt…Người Chăm thấy rằng họ còn cần phải canh tác trên những cánh đồng ít nhiều cũng rộng rãi, trù phú hơn vùng đất phía nam vốn khô khan, đầy nắng gió như Phan Rang, Phan Rí Về việc người Chăm ở vùng đất này, G.S Trần Quốc Vượng cho rằng: “có chiến tranh là có chết chóc nhưng không thể và không hề có sự tiêu diệt và khu trục người Chăm ra khỏi vùng đất này” [66, tr 91]

Sau sự kiện 1471, vương quốc Chămpa suy yếu dần, tiếp đến là sự thất thủ của

Kauthara và Panduranga, nay là vùng đất thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Đó là sự hòa nhập cuối cùng của Chămpa và người Chăm vào quốc gia dân tộc Việt Nam

Quá trình người Chăm hòa nhập vào cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình cộng cư Việt – Chăm trên vùng đất miền Trung Việt Nam Sự cộng cư này đã nói lên bản chất hiền hòa của cư dân nông nghiệp, họ luôn thông cảm, chia sẻ những khó khăn với nhau trong lao động sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày Quá trình cộng cư lâu dài cũng làm nảy sinh các cuộc hôn nhân Chăm-Việt Những chính sách của nhà nước và sự cộng cư lâu dài đã dẫn tới một bộ phận cư dân ở miền Trung Việt Nam

có sự pha trộn hai dòng máu Việt và Chăm Quý tộc thời Lý, Trần đã coi những mỹ nữ Chăm là “chiến lợi phẩm” sau mỗi cuộc chinh phạt, chẳng hạn sự kiện năm 1046, vua Lý

ngu xuẩn, nó điên cuồng nhòm ngó nước ta Không sợ trời tạm bợ cho qua, với nước ta nó gây thù địch, trước thì đánh cướp châu Hóa để hòng chiếm đoạt đất đai, sau lại sang báo nhà Minh, âm

mưu diệt hết tông miếu [Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, tr 445]

Trang 22

dựng cung Ngân Hán dành riêng cho mỹ nữ Chiêm Thành hoặc việc hàng ngàn tù binh Chăm bị bắt trong các cuộc giao tranh được an tháp, rải rác từ vùng Thanh Nghệ ra tới Thăng Long đã khiến quá trình hôn nhân Việt –Chăm diễn ra mạnh mẽ Vào năm 1499, vua

Lê ban chiếu cấm lấy vợ Chiêm Thành Đây phải chăng là một minh chứng của sự giao thoa giữa hai cộng đồng cư dân, hai nền văn hóa trên một lãnh thổ Ở Phú Gia, Phú Thượng, Tây

Hồ, Hà Nội hiện nay vẫn còn những dòng họ như Công (Ông), Bố (Hy)…có nguồn gốc Chăm và đã có vài người đỗ đạt được khắc tên trong bia Văn Miếu, Quốc Tử Giám Từ quá trình hôn nhân đến quá trình thay tên đổi họ sao cho phù hợp với hoàn cảnh là việc thường thấy trong lịch sử Việt Nam thời cổ trung đại

Quá trình cộng cư và giao thoa văn hóa Việt - Chăm trong quá trình người Chăm hòa nhập vào cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam là một hệ quả tất yếu của lịch sử hai dân tộc cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay

1.3 Về người Chăm ở Ninh Thuận

Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận có số dân đông nhất (67.274 người), chiếm gần 50% người Chăm ở Việt Nam Họ sống tập trung thành từng palei riêng biệt và bảo lưu đậm nét nhiều tập tục truyền thống như nghi lễ, hội hè, tục cúng tế đền tháp, tục cưới gả, tang

ma, tín ngưỡng, tôn giáo, luật tục, văn chương, làng nghề…mang bản sắc văn hoá riêng

Người Chăm ở Ninh Thuận có tất cả 22 làng (palei) thuộc 13 xã và 4 huyện thị (Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm), được phân chia thành hai cộng đồng: Chăm Ahiêr (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo) và Chăm Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo) Mỗi cộng đồng tôn giáo lại sinh sống thành từng palei riêng biệt Trong tổng số 22 làng (palei) thì có 15 làng Chăm Ahiêr và 7 làng Chăm Awal Là một tộc Chăm nhưng phân chia làm hai nhóm Chăm, ảnh hưởng đạo giáo khác nhau (Ahiêr và Awal), sống tách biệt nhau Tuy vậy hai nhóm này vẫn cùng mang một đặc trưng văn hoá chung

Trong Tên gọi và địa bàn cư trú của làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, tác giả Vija Nhàn

đã dựa vào kết quả điều tra dân số 2009 của Tỉnh Ninh Thuận để đưa ra bảng thống kê về địa bàn phân bố các palei Chăm như sau:

Theo hướng phân bố từ bắc xuống nam, danh mục 22 palei Chăm ở Ninh Thuận lần

Trang 23

lượt như sau:

1 Palei Bal Riya: làng Bình Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc

2 Palei Pa-mblap Klak: thôn An Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải

3 Palei Pa-mblap Biraw: thôn Phước Nhơn, được tách ra từ palei Pamblap Klak, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải

4 Palei Cang: thôn Lương Tri, thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn

5 Palei Tabeng: làng Thành Ý, thuộc xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

6 Palei Baoh Bini: làng Hoài Trung, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước

7 Palei Dara: trước là làng Như Ngọc, nay là làng Như Bình, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước

8 Palei Baoh Dana: làng Chất Thường, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước

9 Palei Mblang Kacak: thôn Phước Đồng, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước

10 Palei Cauk: làng Hiếu Lễ, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước

11 Palei Baoh Deng: thôn Phú Nhuận, thuộc xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước

12 Palei Hamu Tanran: làng Hữu Đức, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước

13 Palei Thuer: làng Hậu Sanh, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước

14 Palei Hamu Craok: làng Vĩnh Thuận (Bầu Trúc), thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước

15 Palei Caklaing: làng Mỹ Nghiệp, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước

16 Palei Bal Caong: làng Chung Mỹ, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước

17 Palei Cuah Patih: làng Thành Tín, thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước

18 Palei Patuh: làng Tuấn Tú, thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước

19 Palei Ram: làng Văn Lâm, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

20 Palei Aia Li-u: thôn Phước Lập, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

21 Palei Palao: thôn Hiếu Thiện, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

22 Palei PaBha: làng Vụ Bổn, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam [44]

Phần lớn các tên palei bằng tiếng Chăm đều có nghĩa từ vựng gắn với địa bàn Chẳng hạn Palei Thuer/Thuer tức làng Hậu Sanh, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, có nghĩa là "làng Vườn" / "làng Thiên Đàng, Linh Thiêng" Palei Cuah Patih tức làng Thành Tín, thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, có nghĩa là "làng Cát Trắng"

Trang 24

* Các palei Chăm Ahiêr:

1 Palei Bal Riya: làng Bình Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc

2 Palei Tabeng: làng Thành Ý, thuộc xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

3 Palei Baoh Bini: làng Hoài Trung, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước

4 Palei Dara: làng Như Bình, thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước

5 Palei Baoh Dana: làng Chất Thường, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước

6 Palei Mblang Kacak: thôn Phước Đồng, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước

7 Palei Cauk: làng Hiếu Lễ, thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước

8 Palei Hamu Tanran: làng Hữu Đức, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước

9 Palei Thuer: làng Hậu Sanh, thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước

10 Palei Hamu Craok: làng Vĩnh Thuận (Bầu Trúc), thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước

11 Palei Caklaing: làng Mỹ Nghiệp, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước

12 Palei Bal Caong: làng Chung Mỹ, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước

13 Palei Aia Li-u: thôn Phước Lập, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

14 Palei Palao: thôn Hiếu Thiện, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

15 Palei PaBha: làng Vụ Bổn, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam [44]

Bộ phận người Chăm Ahier ở Ninh Thuận có 3 khu đền tháp làm nơi thờ tự chính:

- Tháp Po Klaong Garai: ở đồi Trầu, cách Phan Rang 9km, được xây dựng từ thế kỷ 13 dưới thời vua Chế Mân III (Jaya Shimhavarman III)

- Tháp Po Rômê: ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, được xây dựng vào cuối thế kỷ

16 và đầu thế kỷ 17

- Tháp Hòa Lai: ở xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, có từ thế kỷ thứ 9

* Các palei Chăm Awal:

1 Palei Pa-mblap Klak: thôn An Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải

2 Palei Pa-mblap Biraw: thôn Phước Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải

3 Palei Cang: thôn Lương Tri, thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn

4 Palei Baoh Deng: thôn Phú Nhuận, thuộc xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước

5 Palei Cuah Patih: làng Thành Tín, thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước

6 Palei Patuh: làng Tuấn Tú, thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước

7 Palei Ram: làng Văn Lâm, thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam [44]

Trang 25

Palei Baoh Deng (thôn Phú Nhuận, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) là một trường hợp đặc biệt Nơi đây, có cả người Chăm Ahier và người Chăm Awal, cư trú xen kẽ với nhau

Palei Ram (làng Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam) cũng là một trường hợp đặc biệt Nơi đây, có cả người Chăm theo Hồi giáo Bàni và người Chăm theo Hồi giáo Islam mới du nhập gần đây

Người Chăm Awal ở Ninh Thuận có 7 thánh đường Bàni ở 7 làng: An Nhơn, Phước Nhơn, Lương Tri, Phú Nhuận, Thành Tín, Tuấn Tú, Văn Lâm

Những tên gọi của các làng Chăm trên đây theo cấu trúc ngôn ngữ Hán – Việt chỉ mới xuất hiện từ năm 1832 dưới thời Minh Mạng Thực ra, mỗi làng của người Chăm đều có một tên gọi cổ truyền theo tiếng Chăm với ý nghĩa khá rõ rệt Thường thường, tên làng được gọi theo đặc điểm lịch sử hình thành làng hoặc cảnh quan địa lý nơi làng phân bố, mà đại bộ phận gọi theo tên ruộng, cây trái… Làng Mỹ Nghiệp theo tiếng Chăm là palei Caklin để ghi nhớ ông bà On Pasa Mu Cahklin đã có công nuôi ông vua Po Klaong Garai, làng Hữu Đức – palei Hamu Tanran – làng ở vùng đồng bằng; làng Như Bình – palei Padra – làng ở vùng núi; làng Vĩnh Thuận – palei Hamu Craok – làng trũng, nhô ra ở phần cuối của triền sông; làng Thành Tín – Palei Cuah Patih – làng có động cát trắng; làng Phú Nhuận – có nhiều loại cây cổ thụ cho quả baoh hadeng, dùng quả nhuộm vải đen nên được gọi là palei Baoh Deng; làng Phước Đồng – palei Mbang Kack- làng có đất bằng phẳng trồng cây gai

Ngoài ra theo vị trí địa lý, đặc điểm cảnh quan…, nhiều làng Chăm còn được người Việt trong vùng gọi bằng một tên khác như làng Vĩnh Thuận ở trên một gò đất cao, cạnh bầu nước mọc nhiều cây trúc nên gọi là làng Bầu Trúc; làng Văn Lâm có thế đất giống hình quả bầu – làng Bầu; làng Phú Nhuận – làng Mương Chai vì cạnh làng có con mương lớn tên Mương Chai

Palei Chăm thường định cư trên những vùng gò đất cao, xung quanh là ruộng lúa và nương rẫy Mỗi palei có khoảng từ 300-400 hộ gia đình, tập hợp bởi nhiều tộc họ sinh sống với nhau Các khuôn viên nhà ở được bố trí theo hướng Bắc – Nam

“Làng người Chăm có quy mô dân số không đồng đều, có làng có tới hàng ngàn hộ, khoảng 5000 – 6000 người; có làng nhỏ chỉ khoảng 1000 người Phần lớn làng Chăm chỉ có thuần túy dân tộc Chăm cư trú Một số ít làng Chăm có người thuộc dân tộc khác sinh sống, chủ yếu là người Việt và người Ra –glai là do hôn nhân, hoặc do nguyên nhân kinh tế -xã hội….nhưng số lượng cũng không nhiều, thường chỉ chiếm trên dưới 5 % dân số làng, chỉ

Trang 26

có làng Hữu Đức có đông người Việt nhất; nhưng dân số cũng chỉ chiếm hơn 10 % và ở thành một khu riêng của làng”[52, tr.11]

Trong mỗi palei Chăm đều có một đền thờ thần (sang Pô yeang) và ở đầu làng có nhà làng (sang palei) Cách palei không xa thường có một nghĩa địa (kút, ghôr) Mỗi palei Chăm đều có đơn vị quản lí hành chính thôn, đoàn Thanh niên, Hội Nông dân… Bên cạnh đó còn

có Hội đồng phong tục (Hội đồng già làng) chăm lo cúng tế và cùng với chính quyền tham gia giải quyết những vụ bất đồng của các thành viên trong làng liên quan đến phong tục, tập quán Palei Chăm có luật tục riêng gọi là adat

Nếu như palei Chăm là đơn vị cư trú cổ truyền mang tàn dư của công xã nông thôn thì gia đình lại là bộ phận hình thành nên đặc trưng ấy Gia đình trong palei Chăm được tổ chức theo hình thái gia đình mẫu hệ, bao gồm gia đình lớn (mưngawôm pruang) và gia đình nhỏ (mư ngawôm sít) Thành viên cơ bản trong gia đình được tính theo huyết thống bên mẹ

Trong mỗi gia đình có đàn bà lớn tuổi đứng đầu gọi là “Po sang” (chủ nhà) Các gia đình có

cùng chung một mẹ sinh ra thường bố trí chung nhà cửa trong một khuôn viên Tương tự như vậy, các gia đình chung một dòng họ phía mẹ thường bố trí nhà cửa cùng dãy với nhau

Mỗi dòng họ có một tộc trưởng đứng đầu gọi là “akauk gơp” Ngày xưa trưởng tộc là đàn

bà, ngày nay được thay thế bởi người đàn ông Nhiệm vụ của trưởng tộc là quản lí các thành viên, giải quyết những vấn đề thắc mắc giữa các thành viên và chăm lo, tổ chức cúng tế những lễ nghi tín ngưỡng liên quan đến tộc họ Mỗi dòng họ trong làng được phân biệt với nhau bằng nghĩa địa của dòng họ mẹ (kút, ghôr) Mỗi dòng họ có một vật thờ tổ gọi là

Chiết atâu”4

5

Đơn vị cơ cấu căn bản của hệ thống thân tộc của người Chăm là mẫu hệ gia tộc Những mối quan hệ bên mẹ là quan hệ thân thuộc và quan trọng nhất Tổ tiên được thờ phụng là tổ tiên bên mẹ Quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái út Phụ nữ Chăm nắm

quyền quyết định trong gia đình Vai trò Cậu (cey) được đề cao và vẫn còn chi phối mạnh

mẽ trong gia đình người Chăm hiện nay

Nói chung sinh hoạt làng (palei), gia đình (mưngawôm), tộc họ (gơp tian) của người

Chăm phản ánh đậm nét chế độ mẫu hệ thể hiện trên các mặt: sự phân hoá xã hội, quan hệ

về gia đình và hình thức hôn nhân; hình thái tín ngưỡng; phương thức sản xuất và quyền sở

5Chiết Atâu là một loại giỏ đan bằng tre hình hộp vuông có nắp đậy, dùng để bỏ y trang, đồ cúng lễ của tổ tiên tộc họ Chiếc Atâu chỉ được đem ra ngoài khi tộc họ có dịp cúng lễ

Trang 27

hữu tài sản Vì vậy cơ chế xã hội truyền thống người Chăm gắn bó chặt chẽ với nhau và

được vận hành bằng luật tục (adat) Họ sống trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết thương yêu lẫn

nhau Cùng nhau bảo vệ, lưu giữ thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hoá của tổ tiên Có thể nói làng palei, gia đình người Chăm là mắt xích quan trọng, gắn liền chặt chẽ với nhau, tạo nên một cơ cấu xã hội cổ truyền bền vững, trở thành cái nôi bảo tồn và lưu giữ văn hoá Chăm, lễ hội Chăm trong suốt những tháng năm thăng trầm của lịch sử dân tộc

Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng Thành viên của Hội đồng phong tục đều là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có quyền phân xử những thành viên trong palei vi phạm Luật tục Trong trường hợp người vi phạm ngoan cố thì khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sỹ, chức sắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đã bị loại ra khỏi cộng đồng

Người Chăm có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con

đường nhỏ Mỗi một dòng họ có một Chiết atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng Luật tục Chăm quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy

tín trong dòng họ, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối

Ở Ninh Thuận còn có một tầng lớp thầy cúng lễ, tu sĩ bao gồm 22 Gru urang (thầy đuổi tà ma), 13 thầy Kadhar (thầy hát lễ đền tháp), 36 Maduen (thầy hát lễ Raja), 03 Bajau (Bà Bóng), 09 thầy Ka – Ing, 38 vị Basaih (tu sĩ Chăm Ahiêr), 03 Po Adhia (cả sư) với 25.000 tín đồ Chăm Ahiêr Ngoài ra ở Ninh Thuận còn có 128 vị tu sĩ (Po Acar) đứng đầu là

7 vị cả sư (Po Gru) cai quản 7 thánh đường và phục vụ nghi lễ cúng tôn giáo cho 22.113 tín

đồ Chăm Awal Ngoài Hồi giáo Bani, ở người Chăm Ninh Thuận còn có bộ phận Chăm Islam (Hồi giáo mới) với khoảng 5000 tín đồ, 18 vị tu sĩ và 4 thánh đường ở 4 thôn Văn Lâm, Nho Lâm, An Nhơn, Phước Nhơn

a Về tôn giáo:

Trang 28

Bùi Xuân Đính trong Các tộc người Việt Nam có nhận định rằng: Trong quá trình tiếp

thu với các tôn giáo và các nền văn hóa, cộng đồng người Chăm đã chia thành ba bộ phận:

- Người Chăm Hroi: bộ phận còn giữ được nhiều hình thái tín ngưỡng sơ khai, chưa chịu ảnh hưởng của các tôn giáo thế giới

- Bộ phận theo đạo Phật (Bà la môn hay Ấn Độ giáo) hay còn gọi là Chăm Kaphia (hay Chăm Chuh, Chăm Jak), chiếm khoảng hai phần ba người Chăm vùng Trung và Nam Trung bộ

- Bộ phận theo đạo Hồi (còn gọi là Chăm Bàni) Bộ phận này về sau chia làm 2 nhóm: + Nhóm theo Hồi giáo Bàni (còn gọi là hồi giáo cũ, ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận)

tổ chức xã hội không khác mấy so với nhóm theo Phật giáo

+ Nhóm theo Hồi giáo Islam (còn gọi là Hồi giáo mới, di cư vào đồng bằng Nam bộ, phát triển mạnh vào thời Mỹ - Ngụy, có xu hướng gắn với cư dân Ả Rập, nên có những đặc điểm khác biệt so với nhóm theo Phật giáo và Hồi giáo cũ về cơ cấu xã hội (gia đình phụ hệ thay thế mẫu hệ), về sinh hoạt kinh tế, văn hóa, thậm chí cả sử dụng tiếng nói và chữ viết thông thường, hình thức kiến trúc của thánh đường; các tín ngưỡng dân gian bị lu mờ dần [23, tr.195]

Cũng với các nguyên nhân về bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, tôn giáo đã phân hóa tộc người Chăm thành ba cộng đồng theo tôn giáo với sự khác biệt về văn hóa khá rõ ràng giữa các nhóm Tín đồ của mỗi tôn giáo xuất phát từ đức tin của mình thực hiện những quy định được thể hiện qua giáo luật dẫn đến sự khác biệt trong văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội Sự phân hóa cộng đồng người Chăm thành ba nhóm tôn giáo đã chứng

tỏ ở tộc người Chăm, vấn đề dân tộc gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, tín ngưỡng

Sự hiện diện của các tôn giáo trong cộng đồng xã hội Chăm đã dẫn đến sự tương tác giữa văn hóa truyền thống với văn hóa phi truyền thống qua hai chiều tương tác đồng thời là: bản địa hóa và tôn giáo hóa Quá trình bản địa hóa chiếm ưu thế ở cộng đồng người Chăm ảnh hưởng Bàlamôn và người Chăm Bàni, nhưng quá trình tôn giáo hóa lại diễn ra mạnh mẽ ở cộng đồng người Chăm theo hồi giáo Islam “Chiều trội của quá trình giao lưu ở trong cộng đồng tôn giáo của người Chăm được quy định bởi tính ưu thế cả văn hóa bản địa hoặc văn hóa phi bản địa Một khi thâm nhập vào xã hội Chăm, tôn giáo với tư cách là yếu

tố văn hóa phi bản địa đã tác động và làm biến đổi văn hóa truyền thống Chăm theo từng cộng đồng tôn giáo Đồng thời, tôn giáo cũng đã được bản địa hóa bằng nền văn hóa Chăm truyền thống, tiêu biểu là tín ngưỡng Chăm để trở thành các tôn giáo mang bản sắc riêng

Trang 29

Chăm” [15, tr.124]

Ngày nay, trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận có ba nhóm tôn giáo chính: Nhóm Chăm Ahier ảnh hưởng Bàlamôn giáo, nhóm Chăm Awal ảnh hưởng Hồi giáo và nhóm Chăm Islam

Khi du nhập vào xã hội người Chăm, Bàlamôn giáo đã được Chăm hóa bởi một nền văn hóa bản địa cổ truyền đa dạng, phong phú và có gốc rễ từ lâu đời, trong đó có tín ngưỡng Chăm, mà kết quả là sự hình thành một đạo Bàlamôn nhưng mang bản sắc văn hóa Chăm đậm nét Trong đó, mức độ chiếm ưu thế cả chiều bản địa hóa được quyết định bởi những nội lực văn hóa truyền thống và sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử - xã hội Sự tác động của tín ngưỡng Chăm đối với Bàlamôn giáo là một trong những động lực quan trọng dẫn đến sự biến đổi của Bàlamôn giáo, chuyển hóa Bàlamôn giáo thành tôn giáo Bàlamôn của người Chăm, tôn giáo bản địa, tôn giáo dân tộc và mang những dấu ấn Chăm đậm nét

So với Bàlamôn giáo thì Hồi giáo du nhập vào Chăm muộn hơn Một tư liệu ở vùng biển phía nam Champa, người ta tìm thấy tấm bia có niên đại 1025-1039 P Ravaisse đã dịch nội dung 2 tấm bia này và khẳng định vào thế kỷ X – XI các thuyền buôn của các nước

Ả Rập, Ba – Tư, những người theo đạo Hồi đã có mặt ở Champa và có quan hệ buôn bán với cộng đồng người Chăm ở ven biển miền Trung Một sự kiện khá quan trọng là vào thế

kỷ XIII, vua Champa là Inravarman III cưới công chúa Hồi giáo – Java là Bia Taji và tới thời điểm này ảnh hưởng Hồi giáo mới thực sự đi vào cung đình Champa Tuy nhiên cũng

có ý kiến cho rằng phải đến thế kỷ XVI – XVII, triều vua Po Rome (1627 -1651) thì ảnh hưởng Hồi giáo mới phổ biến, lan rộng vào cung đình Champa và trong dân chúng

Theo P.Y Manguin cho rằng “vào cuối thế kỷ XVI, một số tín đồ Chăm Ahier bắt đầu tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo qua trung gian của các nhà thương thuyền Mã lai và Ả Rập thường ghé qua các bờ biển Champa, kéo theo sự ra đời của một cộng đồng Chăm Awal còn gọi là Chăm Bani (tức là Chăm theo Hồi giáo không chính thống) tại Panduranga”[15,

tr 125] Ngoài ra, người ta còn thấy Đấng Alah xuất hiện trong văn chương Chăm không mang một ý nghĩa như là thượng đế duy nhất theo nghĩa rộng trong giáo lý của Hồi giáo mà chỉ là một Đấng siêu hình, đứng hàng đầu trong danh sách thần linh quan trọng của người Chăm ở Panduranga mà thôi Thêm vào đó người Chăm Bàni ở đây chỉ thực hiện một số giáo điều cơ bản của hồi giáo, mà vẫn duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một quy chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn đối ngược lại với phong tục của Hồi giáo Cuối cùng, người Chăm Awal là một cộng đồng có tín ngưỡng riêng nhưng lúc nào cũng sống liên kết

Trang 30

chặt chẽ với người Chăm Ahier, tức là Chăm Bàlamôn chấp nhận Po Auluah như đấng tạo hóa địa phương của họ

Người Chăm Bàni là một tôn giáo được hình thành qua sự tiếp thu Islam giáo

Trên nền tảng truyền thống dân tộc, cộng với yếu tố của Bàlamôn giáo để trở thành một tôn giáo riêng của người Chăm, mang đậm bản sắc dân tộc Sau khi tiếp thu Hồi giáo chính thống vẫn còn duy trì một số tín ngưỡng, tập tục truyền thống của một nền văn hóa bản địa đã tồn tại lâu đời Sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với tập tục của người Chăm Bàni

có phần mạnh hơn người Chăm Bàlamôn qua sự hiện diện của tầng lớp tu sĩ Acar trong nghi

lễ về hôn nhân Hệ quả của sự tác động giữa Hồi giáo và tín ngưỡng chăm Bàni so với cộng đồng Chăm Islam đã cho người ta nhận thấy ở người chăm Bàni có một số loại hình tín ngưỡng và tập tục bản địa mang đậm nét mẫu hệ mà những tập tục này không thấy có ở cộng đồng người Islam (Hồi giáo mới hay hồi giáo chính thống)

Riêng nhánh người Chăm Islam ở Ninh Thuận hình thành vào thập niên 60 của thế kỷ

XX do một số tín đồ Islam từ An Giang, Sài Gòn đến truyền đạo Theo số liệu của Ban Tôn giáo Tỉnh Ninh Thuận, tính đến nay tín đồ Islam có khoảng gần 3000 người với 18 vị tu sĩ

và 4 thánh đường ở 4 thôn (Văn Lâm, Nho Lâm, An Nhơn, Phước Nhơn) Việc thực hiện 5 bổn phận căn bản của Islam được các tín đồ tuân thủ chặt chẽ bởi vì giáo chủ Mohamed khẳng định đó chính là 5 trụ cột đức tin, là nền tảng của Islam Theo quy định, mọi sinh hoạt của tín đồ Islam đều quy về 5 loại hành vi, xác định rõ những điều kiện nên làm và những điều không nên làm Người Chăm Islam rất quan tâm thực hiện các quy định của giáo luật Islam, cho nên các hình thức tín ngưỡng, bản địa cũng như các tập tục truyền thống bị đẩy lùi dưới tác động của tôn giáo

Ở cộng đồng Chăm Islam, chế độ mẫu hệ đã bị thay thế bằng chế độ phụ hệ, nguyên nhân cơ bản là do những giáo luật nghiêm khắc của Hồi giáo Tục sùng bái các nhân thần dân tộc cũng không còn, tín ngưỡng đa thần, các lễ nghi nông nghiệp cùng nhiều hình thức tín ngưỡng khác đã tự tiêu vong trước những quy định chặt chẽ của giáo luật Islam đã làm cho đời sống văn hóa của cộng đồng này khác biệt rõ rệt so với cộng đồng người Chăm Bàni ở Ninh Thuận

Do trải qua những giai đoạn thăng trầm của thời cuộc, sống trong thôn ấp biệt lập, sự

cô lập giữa họ với những người Hồi giáo chính thống ngày càng tăng, nên họ đã pha trộn những lễ nghi Hồi giáo chính thống với Bàlamôn giáo và tín ngưỡng bản địa Mặc dù hàng năm vẫn định được ngày tháng lễ và ngày ăn chay đúng với Hồi lịch thế giới nhưng tính

Trang 31

chính thống của Hồi giáo Ả rập mất dần để phù hợp với cộng đồng người Chăm tại Ninh Thuận nói riêng và miền Trung nói chung

Cộng đồng Chăm Bàni hầu như cách biệt với thế giới Hồi giáo, do đó các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng này rất hạn chế Trong khi đó, quan hệ quốc tế của cộng đồng Chăm Islam khá đa dạng, phong phú và ngày càng có chiều hướng gia tăng Tính quốc tế của Hồi giáo Việt Nam ngày càng có những biểu hiện phong phú, đa dạng Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đã mở rộng quan hệ giao lưu với các tổ chức, cá nhân Hồi giáo không chỉ dừng lại các yêu cầu về sinh hoạt tôn giáo thuần túy mà còn nhằm tranh thủ nguồn tài trợ phục vụ cho các lĩnh vực tôn tạo kiến thiết thánh đường, truyền bá phát triển, các hoạt động từ thiện, giúp cho tín đồ Hồi giáo thực hiện nghĩa vụ hành hương viếng thánh địa Mecca, trao học bổng du học

Khác với cộng đồng Islam có nhiều mối quan hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng nhiều của Hồi giáo khu vực Đông Nam Á, nhất là Malaysia, Indonesia, Campuchia Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các mối quan hệ quốc tế của Hồi giáo Việt Nam không ngừng được mở rộng, trong đó có khu vực Trung đông - nơi được coi là cái nôi của Hồi giáo

b Về tín ngưỡng

Việc duy trì một xã hội theo chế độ mẫu hệ suốt hàng ngàn năm qua có thể được lý giải theo bốn nguyên nhân mà tác giả Nguyễn Khắc Ngữ đề cập trong tác phẩm Mẫu hệ Chàm: lịch sử, chính trị, kinh tế và tình cảm

Chế độ mẫu hệ tác động to lớn đến đời sống và vai trò của người đàn bà, người đàn ông trong gia đình Phụ nữ Chăm đảm nhiệm công việc quán xuyến cả về kinh tế và thực hành các nghi lễ, phong tục tập quán của gia đình, dóng tộc người đán ông Chăm chỉ lo lao động sản xuất và những công việc ngoài xã hội

Đàn ông Chăm khi chưa lấy vợ phải làm ăn chung với cha mẹ Nhưng khi đi lấy vợ lại không được chia tài sản do công sức mình đóng góp mà người con gái sẽ hưởng phần này Khi đi lấy vợ, người đàn ông sẽ ra đi với hai bàn tay trắng, đến nhà vợ làm rể suốt đời Nếu phải ly dị, người đàn ông cũng phài rời nhà vợ với hai bàn tay trắng Khi chết chín mảnh xương trán của người chồng lại được trả về nghĩa địa dòng họ của mẹ mình

Người Chăm coi dòng họ mẹ là họ nội và duy trì ngoại hôn dòng họ Ngày nay con cái sinh ra lấy họ mẹ hay họ cha không quan trọng, vì họ mà người Chăm đang sử dụng hiện

Trang 32

nay không có ý nghĩa về tộc họ

Nếu những người cùng nhập chung một nghĩa địa kut, ghur của huyết thống tính theo dòng họ mẹ thì dù xa đến bao nhiêu đời cũng không được kết hôn với nhau Ai vi phạm bị coi là loạn luân

Luật tục Chăm quy định rất cụ thể về hôn nhân và gia đình như cấm kết hôn với chị

em song song, tức là con của chị em gái của mẹ hay anh em trai của cha sinh ra, người

Chăm gọi là Talei likei talei kamei, tương tự như “con dì hay con chú bác” của người Việt

Luật tục cũng cấm hôn nhân chị em họ chéo, tức là anh em trai cùng tộc họ với mẹ hay chị

em gái cùng họ với cha, gọi là mik wa kamwơn (con cô cậu), cấm người chồng không được

kết hôn với con riêng của vợ mình và ngược lại, quả phụ không được lấy con riêng của chồng mình

Người Chăm là một cư dân nông nghiệp phát triển khá sớm mà hiện nay còn để lại nhiều dấu vết của các công trình thủy lợi tưới tiêu trên cánh đồng miền trung như đập Do Linh (Quảng Trị), đập Nha Trinh ( Ninh Thuận)… Họ còn là người khởi đầu một cuộc cách mạng xanh ở một số vùng ở Châu Á Vì Champa chính là nơi xuất hiện giống lúa ngắn ngày (100 ngày) rất sớm, rồi du nhập vào miền Bắc Việt Nam gọi là lúa Chiêm, đến thế kỷ XIII được truyền qua Trung Hoa, tạo nên sự đột biến nông nghiệp ở vùng Hoa Nam – Trung Quốc và cuối cùng du nhập sang Kenlanta – Mã Lai

Từ xa xưa nông nghiệp truyền thống của người Chăm luôn gắn liền với nghi lễ như:

Lễ dựng chòi cày (padang paday tuan), lễ cúng ruộng lúa mới gieo (iew Pô bhum), lễ cúng lúa làm đồng ( paday tok tian) và lễ mừng lúa thu hoạch Bốn loại lễ này có đặc điểm chung

như nhau về thầy cúng lễ, lễ vật dâng cúng, hệ thống thần linh… Các lễ này do ông Cai

mương (hamua ia) hoặc ông Từ (canabei) hoặc ông Kadhar (thầy kéo đàn rabap) thực hiện

Ngày cúng lễ là ngày thứ tư hoặc thứ bảy trong tuần Lễ vật gồm 1 con dê hoặc 1 cặp gà, 5 mâm cơm, rượu, trứng, trầu cau Các vị thần linh được cầu cúng trong lễ này là các vị thần

như: thần trời (Po Langik), thần cha (Po Yang amâ), thần mẹ xứ sở (Po Nagar), thần đất (Po

Rome và các vị khẩn hoang tiền hiền Mục đích lễ này, họ cầu mong cho mưa thuận gió hòa, công việc cày cấy được suôn sẻ, mùa màng tốt tươi, dân làng sức khỏe, no ấm

Việc phân chia thần trời và thần đất; thần mẹ và thần cha để rồi cuối cùng hợp nhất các

Trang 33

cặp đó lại với nhau chính là sự khái quát hóa đầu tiên, là tiền đề để hình thành cấu trúc lưỡng hợp, tín ngưỡng phồn thực trong tín ngưỡng Chăm Tín ngưỡng phồn thực này thể hiện rõ nét và thường trực trong cuộc sống và trong nghi lễ cúng tế của họ Tín ngưỡng này

rõ nét nhất trong tục thờ thần mẹ Po Ina Nagar ở palei Bỉnh Nghĩa: 1 tượng đá trơn tượng trưng cho thánh mẫu Po Ina Nagar và 12 phiến đá nhỏ tượng trưng cho 12 người con của bà

Trong nhà có nhà cái (sang yo) – nhà đực (sang mayau); trong tục cúng tế có thần núi (po

nóng – màu lạnh (yuer –klam) Biểu hiện đặc sắc nhất là hát đối đáp bên bên nam nữ (adaoh

Tín ngưỡng phồn thực bản địa của người Chăm còn phát triển thêm sau khi đạo Bàlamôn và Hồi giáo du nhập vào cộng đồng Chăm Đó là các bệ thờ linga – yoni trong đền tháp Chăm Linga biểu hiện bằng khối tròn tượng trưng cho dương vật (đực) và yoni biểu hiện bằng khối vuông tượng trưng cho âm vật (cái) Trong kiến trúc đền tháp còn có tháp

lửa (sang yang apui) để thờ thần lửa và tháp cổng vừa là lối ra vào, vừa là nơi “rước nước”

tắm thần “Tu sĩ Chăm Bàlamôn bản thân tượng trưng cho đực nhưng lại mặc áo dài trắng, búi tóc, đeo túi hình âm vật tượng trưng cho cái; ngược lại tu sĩ Chăm Hồi giáo Bàni bản thân tượng trưng cho cái nhưng đầu không để tóc, trước cổ áo có đeo túi hình dương vật tượng trưng cho đực Mặc dù bị phân chia như vậy nhưng giữa tu sĩ Chăm Ahier và tu sĩ Chăm Awal không tách rời nhau, tuy hai nhưng lại là một, chuyển hóa hội nhập lẫn nhau”[41, tr 210]

Khái niệm tổ tiên (muk kei) của người Chăm Jat là những linh hồn của người chết có cùng máu mủ và dòng tộc khi chết đi cùng chôn chung một nghĩa địa gọi là Tanah dar

manuis matai

Tổ tiên (muk kei) của người Chăm Ahier và Awal là những linh hồn của người chết có

cùng máu mủ, dòng tộc, cùng thờ chung một Ciet Atâu và khi chết đi cùng chôn chung một nghĩa địa gọi là Kút hoặc Ghur

Người Chăm Jat khi chết đi được chôn cất đơn giản gọi là matai dar, không làm đám thiêu (ndam cuk) như người Chăm Ahier và cũng không làm nghi thức chôn cất long trọng

và Awal Khi người Chăm Jat chết, chỉ có thầy Gru urang và người thân làm tang lễ

“Người chết chỉ nằm trong một mái che nhỏ gọi là Biak athau khoảng vài tiếng đồng hồ rồi

Trang 34

đem đi chôn Người chết được Gru Urang làm lễ cho ăn, cho nước uống talek ia), tắm, liệm

áo trắng 3 bộ, rồi bó vào chiếu cổ (ciew bang) đem đi chôn tại một nghĩa địa thuộc dòng họ

mẹ trong làng Khi người chết vừa tắt thở, thầy Gru urang chỉ đọc kinh gửi linh hồn người

chết cho thần đất (payua dip o tanah raya) Kể từ đây người chết không được cúng lễ gì nữa, chỉ mỗi năm họ mói cúng một lần vào dịp cúng tổ tiên (iew muk kei) Nghi thức tang lễ

này vẫn còn được lưu giữ ở người Chăm Ahiêr đối với người dưới 18 tuổi Và đây được xem là tàn dư của tín ngưỡng bản địa còn lưu lại trong đám tang của người Chăm Ahier trước khi họ chịu ảnh hưởng Bàlamôn giáo”[41, tr 212]

Mỗi năm người Chăm Jat cúng tổ tiên một lần vào tháng đầu năm của lịch Chăm Khác với Chăm Ahier và Awal sử dụng lịch Sakawi (lịch ảnh hưởng Ấn Độ và Hồi giáo) cúng tổ tiên vào tháng 7 và Ramawan vào tháng 9 Lễ cúng tổ tiên của Chăm Jat đơn giản,

chỉ cúng tại gia đình với 5 mâm cơm (tama salao lithei) Mỗi mâm cơm có cơm, canh, thịt

gà, dê luộc Ngoài ra còn có bánh trái trầu cau, rượu trứng… Thầy Gru urang hoặc bô lão trong làng sẽ cúng mời tổ tiên ông bà, thần đất, thần song, những vị anh hùng dân tộc văn hóa như Po Ina Nagar, Po Klaong Garai, Po Rome

Thuận

a Chữ viết, văn học

Dân tộc Chăm có tiếng nói thuộc ngữ hệ Mã lai-Đa Đảo (Malayo-Polynesia) và có chữ viết ảnh hưởng từ Phạn ngữ xuất khá sớm ở vùng Đông Nam Á mà bia Đồng Yên Châu, thế

kỷ IV là một bằng chứng Từ đó đến nay ngôn ngữ này phát triển qua nhiều giai đoạn lịch

sử khác nhau và có nhiều loại chữ viết khác nhau nhưng chung quy lại nếu xét về loại hình văn tự, hệ thống ngữ âm, hệ thống từ vững, cấu trúc ngữ pháp thì chỉ có hai loại cơ bản đáng

chú ý: chữ Chăm cổ tạm gọi là Akhar Mang Kal và chữ Chăm truyền thống hay phổ thông

gọi là Akhar Thrah Ngoài hai loại chữ cơ bản nêu trên, người Chăm còn có các kiểu chữ

chỉ là biến thể của Akhar Thrah chủ yếu dùng để trang trí và vẽ bùa chú, còn các loại chữ viết Akhar Bini, Akhar Jawi (chữ Arập), Akhar Jawa (chữ Mã Lai) được dùng vào việc chép kinh Koran và những nghi lễ tôn giáo.[42, tr 529]

Từ ngày có chữ viết riêng của mình, người Chăm đã sử dụng để ghi chép thơ văn sáng tác Các kinh sách và thơ văn của người Chăm đã được ghi chép trên thể lá buông, vải, giấy

Trang 35

“Dân tộc Chăm là một dân tộc yêu văn chương và nghệ thuật Bằng chứng là trong bất kì chiết sáchnào của gia đình còn lưu trữ được đến ngày hôm nay đều có mặt vài ba tác phẩm

văn học Văn học là món ăn tinh thần của mọi thành phần xã hội, từ giai cấp Baseh (tu sĩ Bàlamôn) tới anh nông dân chân lấm tay bùn, từ thành phần Aw kauk (áo trắng-ám chỉ tu sĩ) như Achar, Mưdwơn…đến tầng lớp Gahes (dân thường) Trong những thập niên cuối của

thế kỉ XX, trong xã hội Chăm còn tồn tại một nghề viết chữ, chép thơ được quần chúng Chăm trân trọng như là một nghề cao quý” [31, tr.14]

Thơ ca Chăm rất dồi dào về âm điệu, nội dung trữ tình và thường là thơ lục bát gieo vần lục tứ và bát lục Bên cạnh văn học viết, văn học dân gian của người Chăm cũng khá phát triển, dưới nhiều thể loại và phản ánh nội dung về tâm lý dân tộc và các khía cạnh xã hội Trước hết đó là những thần thoại, truyền thuyết về vũ trụ, về con người và nguồn gốc dân tộc Văn học Chăm có nhiều thể loại phong phú và đa dạng, đáp ứng đầy đủ tiêu chí của nền văn học hiện đại, bao gồm cả nền văn học dân gian và văn học viết như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, ca dao, đồng dao Đặc biệt là thể

loại văn học viết nổi tiếng với các Akayet Deva Mưno, Inra Patra, Um Mưrup, Pram Dit

Adat Likei, Patauw Adat Kamei, Muk Thruh Palei, Nau Ikak, Jadar … [16, tr.33]

Cuối thế kỉ XX, văn học Chăm có bước hoà nhập mạnh mẽ vào nền văn học Việt Nam, xuất hiện nhiều sáng tác mới từ chữ Chăm Akhar Thrah chuyển sang dùng tiếng Việt để

chuyển tải tâm tư, tinh cảm với quê hương với sự ra đời các tạp chí, nội san như Ước

Vọng (năm 1968), Panrang (năm 1972), Cong Tagok (năm 1973), Vijaya (năm

1978), Tagalau (năm 2000) Điều đó, làm cho sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Chăm thêm phong phú

b Sinh hoạt âm nhạc và vũ điệu

“Là lĩnh vực chiếm vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, nhưng chủ yếu là để phục vụ cho các nghi lễ và hội lễ tôn giáo, tín ngưỡng Nhạc cụ thường sử dụng trong các lễ hội có Ginang, Baranang, Saranai, Kanhi, được biểu diễn vào những ngày

lễ hội Katê, Rija Nagar”[9, tr 205]

Bên cạnh các bài hát thánh lễ để thực hiện các nghi thức tôn giáo, các bài hát dân ca

đậm chất trữ tình, mang nặng tình yêu quê hương như bài Anit lo, Ceik tian, Ciim nao,

Trang 36

Wuak kar ka wak, Adaoh dam dara, Puec jal [42, tr 594] Đến những thập niên 60 của thế

kỉ XX người Chăm bắt đầu có sự giao lưu với bên ngoài về âm nhạc và biết sử dụng cây đàn Ghita Đặc biệt là các sáng tác của Đàng Năng Quạ, Tantu, Châu Văn Kên, Quảng Đại Hội, Amư Nhân, Chế Linh…có sự kết hợp giữa làn điệu dân ca và sự hoà âm, phối khí mới đang được sự đón nhận, ủng hộ của người nghe nhạc Các sáng tác của nhạc sĩ trên được phổ biến trên các sân khấu làng quê hay đi trình diễn, tham dự Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc do Đoàn Văn nghệ Dân gian Chăm Ninh Thuận thực hiện

Trong sinh hoạt văn hoá Chăm, ca và múa luôn đi song hành với nhau Hiện nay, theo

số liệu thống kê có tất cả 85 lễ hội, 125 vị thần linh và 76 điệu trống lễ khác nhau Tuỳ theo nghi lễ, vị thần thánh, điệu trống lễ khác nhau thì có những điệu múa, trang phục, đạo cụ

tương ứng Múa Chăm có cả múa nam và nữ Các điệu múa nữ như tamia Patra, Biyen,

còn để lại nhiều dấu ấn, vết tích trong nền âm nhạc Việt Nam, Campuchia và Nhật Bản Qua

đó, thấy được sức lôi cuốn và hấp dẫn của nền âm nhạc Chăm có sắc thái riêng và độc đáo Múa Chăm phong phú và độc đáo Hầu như mỗi làng Chăm có một đội múa riêng Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội Các nghệ nhân Chăm

đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rông, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu) Múa quạt là điệu múa phổ thông của người Chăm Khi múa, các vũ nữ dùng quạt làm đạo cụ để biểu diễn những loại múa khác nhau Múa bóng mang tính tôn giáo và cũng rất phổ biến của người Chăm Trong những nét đặc trưng của múa Chăm là múa ổn định theo nhạc Dàn nhạc đệm cho múa thương gồm hai trống Pa-ra-nưng và một kèn sa-ra-nai Nhìn chung, vũ điệu Chăm-pa nhằm phô diễn vẻ đẹp của con người Người Chăm có nhiều lễ hội trong năm, như hội Rija, Roya, Ramadan, lễ Pơk Băng Yang, lễ Katê…

c Về giáo dục

Cho đến bây giờ chưa có nghiên cứu nào đề cập đến, trong lịch sử người Chăm đã có Trường Đại học chưa? Môi trường giáo dục người Chăm như thế nào? Hiện nay, chỉ biết rằng, người Chăm chủ yếu đi học để làm chức sắc hay tu sĩ trong tôn giáo Cụ thể là, đối với

người Chăm Ahier (người Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo) khi muốn kế nghiệp truyền

thống gia đình để làm chức sắc thì đi tìm một người trong hàng ngũ chức sắc dạy cho chữ Chăm và cách thức hành lễ trong tôn giáo Sau một quá trình học việc thành thạo thì được

Trang 37

công nhận và phong chức đứng trong hàng ngũ chức sắc Còn đối với người Chăm Awal (người Chăm ảnh hưởng Islam giáo) cũng diễn ra tương tự như vậy, người học trò sẽ được sự hướng dẫn của Po Gru, Acar tập thực hành nghi lễ, học kinh thánh Như vậy, người Chăm chỉ học để trở thành chức sắc tôn giáo nên môi trường học tập không được tổ chức chính quy thành trường, lớp Hình thức học tập này tạm gọi là nền giáo dục truyền thống

“Trước năm 1945, người Chăm chưa biết đến nền giáo dục Quốc ngữ (học tiếng phổ thông) mà chỉ học chữ Chăm Một số gia đình giàu có thì cho con học chữ Hán để ra làm quan Huyện, quan Tổng” [64, tr.57] Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngộc Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ngay sau đó, Hồ Chí Minh đã đề nghị thực hiện sáu biện pháp cấp bách trong đó có phong trào chống nạn mù chữ trong dân chúng Từ đó, phong trào “Bình dân học vụ” được phát động đã lôi cuốn hàng triệu người hiếu học muốn thoát khỏi nạn mù chữ, mùa khai trường đầu tiên của tuổi trẻ nước Việt Nam được tổ chức ngay sau ngày mừng độc lập, tiếng Việt được quy định sử dụng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và trong các hoạt động chính trị xã hội, cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hoá mới đã dấy lên ở cả thành thị và nông thôn

Tuy nhiên, nền độc lập của Việt Nam tồn tại không bao lâu thì người Pháp quay trở lại tiếp tục đặt nền thống trị Nên người Chăm vẫn chưa biết đến nền giáo dục Việt Nam Để có được đội trí thức người địa phương trong bộ máy hành chính thuộc địa Chính phủ Pháp quyết định thành lập một Trường Nội trú để đào tạo cán bộ người Chăm mang tên Ecole des Cadres Chams tọa lạc gần bãi biển Ninh Chữ do ông P Fayolle làm Hiệu trưởng, khai giảng khoá đầu tiên vào ngày 18 tháng 11 năm 1946 Đây là môi trường giáo dục nội trú đầu tiên mà người Chăm theo học, Nhà trường chỉ đào tạo được hai khoá chính quy và mở thêm các khoá Hè, hướng dẫn học sinh làm quen dần hình thức sinh hoạt tập thể và những

kĩ năng sống cơ bản Tất cả, chi phí học tập, ăn ở đều do Chính phủ Pháp tài trợ

Những học sinh tốt nghiệp Trường Ecole des Cadres Chams là thế hệ được hưởng nền giáo dục Tây học Sau này, họ có vai trò và đóng góp quan trọng trong bộ máy chính quyền thuộc địa của Pháp và Việt Nam Cộng Hoà như Lâm Gia Tịnh, Quảng Đại Quang, Châu Văn Mổ, Từ Công Thơm, Phú Bình Trung, Qua Đình Bồi, Qua Đình Bội, Đặng Bình An, Đặng Quang Lượng, Lương Vặng, Mai Tùng Chương, Dương Tấn Sở, Nguyễn Nỹ, Đàng Sỹ Lực, Trượng Đại Phú, Mai Tùng Chương (Khoá 1); Dũng Minh, Thuận Văn Thưởng, Thuận Văn Chẳng, Hán Văn Khỏi, Từ Công Bàng, Thập Văn Thơ, Châu Văn Đình, Đạt Thành, Đàng Sỹ Song, Dương Tấn Điền, Phú Chẳng, Báo Liên, Thành Công Thuận, Thanh Cai,

Trang 38

Tôn Sung, Bố Xuân Hổ, Bích Mưu, Thạch Ngọc Xuyến, Bá Văn Lễ (Lưu Quý Tân) (Khoá 2).v.v Chính lực lượng trí thức này đã đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục Chăm đi lên Đặc biệt là những việc làm cụ thể trong việc xây dựng một xã hội Chăm mới Ví dụ: ông Châu Văn Mổ (1925-1997), một công chức làm việc ở Toà hành chính Ninh Thuận, gốc làng Hiếu Lễ, ở rể làng Mỹ Nghiệp đã thành lập Hội khuyến học “Association d’entr’aide scolaire aux élèves Chams pauvres” (Hội Bảo trợ Học sinh Chàm nghèo) vào năm 1949 Quá trình hoạt động Hội khuyến học, đã đưa ra chương trình phát triển giáo dục vùng Chăm, cổ động việc bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng đời sống văn minh mới Và cũng chính ông Dương Tấn Sở, Lưu Quý Tân, Lâm Gia Tịnh cùng xã hội Chăm đã nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất đưa đến việc thành lập Trường Trung học Pô Klaong [64, tr 57 - 58]

Từ ngôi trường này, nhiều học sinh người Chăm đã trưởng thành, đang đóng góp năng lực

và trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước trong thời kì Đổi Mới

Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Quảng Văn Đại đã có sự nghiên cứu kỳ công và trình

bày có hệ thống lễ nghi nông nghiệp của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận trong Tín

ngưỡng dân gian qua các lễ nghi nông nghiệp của người Chăm Ninh Thuận:

 LỄ NGHI NÔNG NGHIỆP THEO ĐỊNH KỲ 7 NĂM

1 Lễ Tế trâu: còn gọi là lễ nghi lớn gạo xe trầu giỏ Với mục đích dâng cúng ngài Pô Klaong Garai, ông bà nuôi của ngài và các thần Yang khác Không ngoài mục đích để tạ ơn

và xin phù hộ độ trì cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và bội thu, người và muôn sinh vật mạnh khỏe Hình thức tổ chức là do cộng đồng các thôn làng hưởng thụ nguồn thủy lợi từ đập Nha Trinh đóng tiền của, công sức để thực hiện Lễ được tổ chức định kỳ 7 năm

1 lần vào tháng 5, năm Sửu và năm Mùi theo phong tục truyền thống

2 Lễ nghi tế trâu thần Yang Patao: cúng tế trâu trắng cho thần Rak Kabai để cầu mong

phù hộ độ trì, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, người và muôn vật mạnh khỏe Cộng đồng các làng thuộc khu vực đền Pô Ina Nagar đóng góp

 LỄ NGHI NÔNG NGHIỆP CÓ ĐỊNH KỲ 1 NĂM TỔ CHỨC THEO LỊCH CHĂM

THÁNG 2 CHĂM LỊCH

1 Lễ nghi Palao Kasah (lễ cầu đảo)

Trang 39

Là 1 lễ nghi có tính cách quy mô được tổng hợp 7 lễ nghi và nghi thức khác nhau Vời

lễ nghi cầu đảo thì do 2 tôn giáo Chăm ảnh hưởng Bàlamôn và Chăm ảnh hưởng hồi giáo Bàni phối hợp thực hiện Lễ nghi tổng hợp các thành phần chức sắc, chức việc của 2 tôn giáo đồng hành lễ và ban nhạc công với 4 cái nhà lễ cho 7 lễ nghi Mục đích là xin thần Yang cho mưa để có nước cày ruộng, gieo lúa gọi để nuôi sống con người, lừa để nấu nướng, nắng gió để điều hòa thời tiết nuôi sống cây trồng, vật nuôi Nói chung là một lễ nghi cầu cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, người và muôn vật sống lâu mạnh khỏe do cộng đồng khu vực đến tháp và thánh đường các palei Chăm Bàlamôn và Chăm Hồi giáo Bàni cùng đóng góp

2 Lễ Padeng dai tuan trun li aua: lễ nghi dựng chòi cày

3 Lễ Klaik li- aua palaik padai: lễ trộm cày và gieo

4 Lễ Bariya hamu canraow pandok: lễ xuống cày và gieo ruộng lệ thần Yang

THÁNG 8 CHĂM LỊCH

1 Lễ nghi cúng cơm lúa làm đồng (Huak lisei ndok tian) cúng thần lúa và các thần yang khác, xin cho cây lúa đang làm đồng nhiều bông, nhiều hạt no sữa, to hạt, đạt năng suất cao Gia đình thực hiện cho ruộng tư gia, ruộng làng còn gọi là ruộng kỵ điền, ruộng thần Yang

THÁNG 9 CHĂM LỊCH

1 Lễ Pacakap Hlau kraong: lễ chặn nguồn: Cầu xin thần Yang cho trời không mưa Vì rằng cánh đồng đã chin vàng sắp thu hoạch, để đất ruộng được khô cho mùa gặt hái, sau thu hoạch cày ải phơi đất vỡ cày

THÁNG 10 CHĂM LỊCH

Trang 40

1 Lễ Pateng dai tuan trun yuak: lễ dựng chòi gặt:dành riêng cho loại ruộng lệ thần Yang để tá túc gặt hái

2 Lễ Da –a-padai: lễ nghi mời lúa từ đám ruộng lệ về nhà: mở đầu cho công việc gặt lúa

3 Lễ Huak lisei padai da-a: lễ cúng cơm lúa mới Cúng thần lúa và các thần Yang khác, sau khi đã được thu hoạch

THÁNG 11 CHĂM LỊCH

1 Lễ Peh Bimbeng Yang bimong: lễ mở cửa đền tháp Với mục đích, một là, cúng tạ

ơn các thần Yang cũng như thần lúa, phù hộ độ trì suốt một năm làm ăn có của dư của để, gia đình ấm no, hạnh phúc Hai là, trả lễ nông nghiệp nông nghiệp với lễ vật gạo lệ (brah je brah seng) sau một năm thu hoạch Cộng đồng các làng thuộc khu vực đền tháp đóng góp tiền của và công sức thực hiện5

6

b Lễ hội KATÊ ở Ninh Thuận:

Thông qua những văn bản chép tay được các gia định người Chăm lưu giữ đến ngày nay, các nhà khoa học đã nhận định rằng lễ hội Katê là sản phẩm của nền văn minh Champa – Panduranga Nền văn minh này còn lưu giữ một ít tàn dư của Ấn giáo, Hồi giáo và kết hợp tín ngưỡng địa phương Nhận định này được làm rõ thông qua nghi thức lễ của lễ hội Katê Trong lễ hội Katê có chứa đựng yếu tố Ấn Độ giáo như đền tháp, tượng thờ, tầng lớp tu sĩ

và lời văn cúng tế thần Siva (hoặc thần Visnu) của Chăm Ahier Bên cạnh yếu tố Ấn giáo, không gian thờ cúng của lễ Katê còn chứa những yếu tố Hồi giáo như tượng thờ thần Po Klaong Garai và Po Rome có đội một loại mũ hình ống, đó là loại mũ Fez của người Hồi giáo Theo truyền thống dân gian Chăm còn nhắc đến, vua Po Rome còn là người có công lớn trong việc truyền đạo Hồi và dung hợp giữa hai tín ngưỡng Chăm Ahier và Chăm Awal

và các sắc dân miền núi – cao nguyên Champa Trong lễ hội Katê, cùng với việc thờ cúng thần linh Ấn giáo như Siva bị Chăm hóa; các vị thần linh Chăm Ahier như Po Ina Nagar, Po Klaong Garai, Po Klaong Kasat; người Chăm còn cầu cúng cả các vị thần linh ảnh hưởng

Hồi giáo của người Chăm Awal gọi là Yang barau như Po Rome, Bia Sucih, Nai Mâh Ghan,

Po Haniim Par, Po Patao Yang Ing… Các vị thần linh cúng tế ở lễ Katê còn có vị thần linh

là người miền núi và cao nguyên Champa như Po Rome (người Churu) và Bia Sucan (vợ Po

6Hệ thống lễ nghi này ngày nay đã mai một, chỉ còn 3 lễ được tổ chức hàng năm: Lễ cầu an, Lễ đống nọc đắp đập, Lễ mở cửa đền tháp

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Phan Quốc Anh (2001) "Vài nét về văn hóa truyền thống Chăm - Từ góc nhìn văn hóa Đông Nam Á", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 5), tr 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về văn hóa truyền thống Chăm - Từ góc nhìn văn hóa Đông Nam Á
4. Phan Quốc Anh (2002), "Lễ hoả táng của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hoả táng của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận
Tác giả: Phan Quốc Anh
Năm: 2002
5. Phan Quốc Anh (2002), "Văn hóa người Chăm Ninh Thuận trong việc nghiên cứu văn hóa miền Trung", Thông báo khoa học - Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật, (số 2), tr 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa người Chăm Ninh Thuận trong việc nghiên cứu văn hóa miền Trung
Tác giả: Phan Quốc Anh
Năm: 2002
6. Phan Quốc Anh (2003), "Nghi lễ cưới truyền thống của người Chăm Bàlamôn", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (số 6, 7), tr 228-229 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ cưới truyền thống của người Chăm Bàlamôn
Tác giả: Phan Quốc Anh
Năm: 2003
10. Phan Xuân Biên, (1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở VHTT Thuận Hải, Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Chăm ở Thuận Hải
Tác giả: Phan Xuân Biên
Năm: 1989
11. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm , Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Chăm
Tác giả: Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1991
12. Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải (1995), Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm , Nxb VHDT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm
Tác giả: Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải
Nhà XB: Nxb VHDT
Năm: 1995
13. Lê Ngọc Canh (1978), Nghệ thuật múa Chăm, Nxb VHDT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật múa Chăm
Tác giả: Lê Ngọc Canh
Nhà XB: Nxb VHDT
Năm: 1978
14. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1960
15. Thành Phú Chung (2010), Yếu tố Chăm trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam , Luận văn Thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học sư phạm T.p Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố Chăm trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam
Tác giả: Thành Phú Chung
Năm: 2010
16. Ngô Văn Doanh (1994), Tháp Chăm sự thật và huyền thoại, Nxb VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháp Chăm sự thật và huyền thoại
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 1994
17. Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa Champa, Nxb VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Champa
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 1994
18. Ngô Văn Doanh (2002), Ninh Thuận trong lịch sử Chămpa, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ninh Thuận trong lịch sử Chămpa
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Năm: 2002
19. Trần Dũng (2009), Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử, Luận văn Thạc sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học sư phạm T.p Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
Tác giả: Trần Dũng
Năm: 2009
20. Cao Xuân Dục (1972), Quốc Triều Chính Biên Toát yếu (bản tiếng Việt do Quốc Sử Quán dịch) Nxb Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc Triều Chính Biên Toát yếu (bản tiếng Việt do Quốc Sử Quán dịch)
Tác giả: Cao Xuân Dục
Nhà XB: Nxb Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam
Năm: 1972
21. Dohanide và Dorohiem (1965), Dân tộc Chàm lược sử , Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Chàm lược sử
Tác giả: Dohanide và Dorohiem
Năm: 1965
22. Tân Việt Điểu (1958) "Ảnh hưởng và di tích Chiêm Thành trong nền văn hóa Việt Nam", Văn hóa nguyệt san , 3(29), tr. 49-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng và di tích Chiêm Thành trong nền văn hóa Việt Nam
23. Bùi Xuân Đính (2000), Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tộc người ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2000
24. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt Nhất thống địa dư chí , Nxb Th uận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Việt Nhất thống địa dư chí
Tác giả: Lê Quang Định
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2005
25. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ biên tạp lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1977

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w