Văn hóa Chă mở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 27)

7. Bố cục luận văn

1.3.3.Văn hóa Chă mở Ninh Thuận

1.3.3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng, của người Chăm ở Ninh Thuận

26

Bùi Xuân Đính trong Các tộc người Việt Nam có nhận định rằng: Trong quá trình tiếp thu với các tôn giáo và các nền văn hóa, cộng đồng người Chăm đã chia thành ba bộ phận:

- Người Chăm Hroi: bộ phận còn giữ được nhiều hình thái tín ngưỡng sơ khai, chưa chịu ảnh hưởng của các tôn giáo thế giới

- Bộ phận theo đạo Phật (Bà la môn hay Ấn Độ giáo) hay còn gọi là Chăm Kaphia (hay Chăm Chuh, Chăm Jak), chiếm khoảng hai phần ba người Chăm vùng Trung và Nam Trung bộ.

- Bộ phận theo đạo Hồi (còn gọi là Chăm Bàni). Bộ phận này về sau chia làm 2 nhóm: + Nhóm theo Hồi giáo Bàni (còn gọi là hồi giáo cũ, ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) tổ chức xã hội không khác mấy so với nhóm theo Phật giáo.

+ Nhóm theo Hồi giáo Islam (còn gọi là Hồi giáo mới, di cư vào đồng bằng Nam bộ, phát triển mạnh vào thời Mỹ - Ngụy, có xu hướng gắn với cư dân Ả Rập, nên có những đặc điểm khác biệt so với nhóm theo Phật giáo và Hồi giáo cũ về cơ cấu xã hội (gia đình phụ hệ thay thế mẫu hệ), về sinh hoạt kinh tế, văn hóa, thậm chí cả sử dụng tiếng nói và chữ viết thông thường, hình thức kiến trúc của thánh đường; các tín ngưỡng dân gian bị lu mờ dần. [23, tr.195]

Cũng với các nguyên nhân về bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, tôn giáo đã phân hóa tộc người Chăm thành ba cộng đồng theo tôn giáo với sự khác biệt về văn hóa khá rõ ràng giữa các nhóm. Tín đồ của mỗi tôn giáo xuất phát từ đức tin của mình thực hiện những quy định được thể hiện qua giáo luật dẫn đến sự khác biệt trong văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội. Sự phân hóa cộng đồng người Chăm thành ba nhóm tôn giáo đã chứng tỏ ở tộc người Chăm, vấn đề dân tộc gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, tín ngưỡng.

Sự hiện diện của các tôn giáo trong cộng đồng xã hội Chăm đã dẫn đến sự tương tác giữa văn hóa truyền thống với văn hóa phi truyền thống qua hai chiều tương tác đồng thời là: bản địa hóa và tôn giáo hóa. Quá trình bản địa hóa chiếm ưu thế ở cộng đồng người Chăm ảnh hưởng Bàlamôn và người Chăm Bàni, nhưng quá trình tôn giáo hóa lại diễn ra mạnh mẽ ở cộng đồng người Chăm theo hồi giáo Islam. “Chiều trội của quá trình giao lưu ở trong cộng đồng tôn giáo của người Chăm được quy định bởi tính ưu thế cả văn hóa bản địa hoặc văn hóa phi bản địa. Một khi thâm nhập vào xã hội Chăm, tôn giáo với tư cách là yếu tố văn hóa phi bản địa đã tác động và làm biến đổi văn hóa truyền thống Chăm theo từng cộng đồng tôn giáo. Đồng thời, tôn giáo cũng đã được bản địa hóa bằng nền văn hóa Chăm truyền thống, tiêu biểu là tín ngưỡng Chăm để trở thành các tôn giáo mang bản sắc riêng

27

Chăm” [15, tr.124].

Ngày nay, trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận có ba nhóm tôn giáo chính: Nhóm Chăm Ahier ảnh hưởng Bàlamôn giáo, nhóm Chăm Awal ảnh hưởng Hồi giáo và nhóm Chăm Islam.

Khi du nhập vào xã hội người Chăm, Bàlamôn giáo đã được Chăm hóa bởi một nền văn hóa bản địa cổ truyền đa dạng, phong phú và có gốc rễ từ lâu đời, trong đó có tín ngưỡng Chăm, mà kết quả là sự hình thành một đạo Bàlamôn nhưng mang bản sắc văn hóa Chăm đậm nét. Trong đó, mức độ chiếm ưu thế cả chiều bản địa hóa được quyết định bởi những nội lực văn hóa truyền thống và sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Sự tác động của tín ngưỡng Chăm đối với Bàlamôn giáo là một trong những động lực quan trọng dẫn đến sự biến đổi của Bàlamôn giáo, chuyển hóa Bàlamôn giáo thành tôn giáo Bàlamôn của người Chăm, tôn giáo bản địa, tôn giáo dân tộc và mang những dấu ấn Chăm đậm nét.

So với Bàlamôn giáo thì Hồi giáo du nhập vào Chăm muộn hơn. Một tư liệu ở vùng biển phía nam Champa, người ta tìm thấy tấm bia có niên đại 1025-1039. P. Ravaisse đã dịch nội dung 2 tấm bia này và khẳng định vào thế kỷ X – XI các thuyền buôn của các nước Ả Rập, Ba – Tư, những người theo đạo Hồi đã có mặt ở Champa và có quan hệ buôn bán với cộng đồng người Chăm ở ven biển miền Trung. Một sự kiện khá quan trọng là vào thế kỷ XIII, vua Champa là Inravarman III cưới công chúa Hồi giáo – Java là Bia Taji và tới thời điểm này ảnh hưởng Hồi giáo mới thực sự đi vào cung đình Champa. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng phải đến thế kỷ XVI – XVII, triều vua Po Rome (1627 -1651) thì ảnh hưởng Hồi giáo mới phổ biến, lan rộng vào cung đình Champa và trong dân chúng.

Theo P.Y Manguin cho rằng “vào cuối thế kỷ XVI, một số tín đồ Chăm Ahier bắt đầu tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo qua trung gian của các nhà thương thuyền Mã lai và Ả Rập thường ghé qua các bờ biển Champa, kéo theo sự ra đời của một cộng đồng Chăm Awal còn gọi là Chăm Bani (tức là Chăm theo Hồi giáo không chính thống) tại Panduranga”[15, tr. 125]. Ngoài ra, người ta còn thấy Đấng Alah xuất hiện trong văn chương Chăm không mang một ý nghĩa như là thượng đế duy nhất theo nghĩa rộng trong giáo lý của Hồi giáo mà chỉ là một Đấng siêu hình, đứng hàng đầu trong danh sách thần linh quan trọng của người Chăm ở Panduranga mà thôi. Thêm vào đó người Chăm Bàni ở đây chỉ thực hiện một số giáo điều cơ bản của hồi giáo, mà vẫn duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một quy chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn đối ngược lại với phong tục của Hồi giáo. Cuối cùng, người Chăm Awal là một cộng đồng có tín ngưỡng riêng nhưng lúc nào cũng sống liên kết

28

chặt chẽ với người Chăm Ahier, tức là Chăm Bàlamôn chấp nhận Po Auluah như đấng tạo hóa địa phương của họ.

Người Chăm Bàni là một tôn giáo được hình thành qua sự tiếp thu Islam giáo.

Trên nền tảng truyền thống dân tộc, cộng với yếu tố của Bàlamôn giáo để trở thành một tôn giáo riêng của người Chăm, mang đậm bản sắc dân tộc. Sau khi tiếp thu Hồi giáo chính thống vẫn còn duy trì một số tín ngưỡng, tập tục truyền thống của một nền văn hóa bản địa đã tồn tại lâu đời. Sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với tập tục của người Chăm Bàni có phần mạnh hơn người Chăm Bàlamôn qua sự hiện diện của tầng lớp tu sĩ Acar trong nghi lễ về hôn nhân. Hệ quả của sự tác động giữa Hồi giáo và tín ngưỡng chăm Bàni so với cộng đồng Chăm Islam đã cho người ta nhận thấy ở người chăm Bàni có một số loại hình tín ngưỡng và tập tục bản địa mang đậm nét mẫu hệ mà những tập tục này không thấy có ở cộng đồng người Islam (Hồi giáo mới hay hồi giáo chính thống).

Riêng nhánh người Chăm Islam ở Ninh Thuận hình thành vào thập niên 60 của thế kỷ XX do một số tín đồ Islam từ An Giang, Sài Gòn đến truyền đạo. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Tỉnh Ninh Thuận, tính đến nay tín đồ Islam có khoảng gần 3000 người với 18 vị tu sĩ và 4 thánh đường ở 4 thôn (Văn Lâm, Nho Lâm, An Nhơn, Phước Nhơn). Việc thực hiện 5 bổn phận căn bản của Islam được các tín đồ tuân thủ chặt chẽ bởi vì giáo chủ Mohamed khẳng định đó chính là 5 trụ cột đức tin, là nền tảng của Islam. Theo quy định, mọi sinh hoạt của tín đồ Islam đều quy về 5 loại hành vi, xác định rõ những điều kiện nên làm và những điều không nên làm. Người Chăm Islam rất quan tâm thực hiện các quy định của giáo luật Islam, cho nên các hình thức tín ngưỡng, bản địa cũng như các tập tục truyền thống bị đẩy lùi dưới tác động của tôn giáo.

Ở cộng đồng Chăm Islam, chế độ mẫu hệ đã bị thay thế bằng chế độ phụ hệ, nguyên nhân cơ bản là do những giáo luật nghiêm khắc của Hồi giáo. Tục sùng bái các nhân thần dân tộc cũng không còn, tín ngưỡng đa thần, các lễ nghi nông nghiệp cùng nhiều hình thức tín ngưỡng khác đã tự tiêu vong trước những quy định chặt chẽ của giáo luật Islam đã làm cho đời sống văn hóa của cộng đồng này khác biệt rõ rệt so với cộng đồng người Chăm Bàni ở Ninh Thuận.

Do trải qua những giai đoạn thăng trầm của thời cuộc, sống trong thôn ấp biệt lập, sự cô lập giữa họ với những người Hồi giáo chính thống ngày càng tăng, nên họ đã pha trộn những lễ nghi Hồi giáo chính thống với Bàlamôn giáo và tín ngưỡng bản địa. Mặc dù hàng năm vẫn định được ngày tháng lễ và ngày ăn chay đúng với Hồi lịch thế giới nhưng tính

29

chính thống của Hồi giáo Ả rập mất dần để phù hợp với cộng đồng người Chăm tại Ninh Thuận nói riêng và miền Trung nói chung.

Cộng đồng Chăm Bàni hầu như cách biệt với thế giới Hồi giáo, do đó các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng này rất hạn chế. Trong khi đó, quan hệ quốc tế của cộng đồng Chăm Islam khá đa dạng, phong phú và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tính quốc tế của Hồi giáo Việt Nam ngày càng có những biểu hiện phong phú, đa dạng. Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đã mở rộng quan hệ giao lưu với các tổ chức, cá nhân Hồi giáo không chỉ dừng lại các yêu cầu về sinh hoạt tôn giáo thuần túy mà còn nhằm tranh thủ nguồn tài trợ phục vụ cho các lĩnh vực tôn tạo kiến thiết thánh đường, truyền bá phát triển, các hoạt động từ thiện, giúp cho tín đồ Hồi giáo thực hiện nghĩa vụ hành hương viếng thánh địa Mecca, trao học bổng du học.

Khác với cộng đồng Islam có nhiều mối quan hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng nhiều của Hồi giáo khu vực Đông Nam Á, nhất là Malaysia, Indonesia, Campuchia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các mối quan hệ quốc tế của Hồi giáo Việt Nam không ngừng được mở rộng, trong đó có khu vực Trung đông - nơi được coi là cái nôi của Hồi giáo.

b. Về tín ngưỡng

CHẾ ĐỘ MẪU HỆ:

Việc duy trì một xã hội theo chế độ mẫu hệ suốt hàng ngàn năm qua có thể được lý giải theo bốn nguyên nhân mà tác giả Nguyễn Khắc Ngữ đề cập trong tác phẩm Mẫu hệ Chàm: lịch sử, chính trị, kinh tế và tình cảm.

Chế độ mẫu hệ tác động to lớn đến đời sống và vai trò của người đàn bà, người đàn ông trong gia đình. Phụ nữ Chăm đảm nhiệm công việc quán xuyến cả về kinh tế và thực hành các nghi lễ, phong tục tập quán của gia đình, dóng tộc. người đán ông Chăm chỉ lo lao động sản xuất và những công việc ngoài xã hội.

Đàn ông Chăm khi chưa lấy vợ phải làm ăn chung với cha mẹ. Nhưng khi đi lấy vợ lại không được chia tài sản do công sức mình đóng góp mà người con gái sẽ hưởng phần này. Khi đi lấy vợ, người đàn ông sẽ ra đi với hai bàn tay trắng, đến nhà vợ làm rể suốt đời. Nếu phải ly dị, người đàn ông cũng phài rời nhà vợ với hai bàn tay trắng. Khi chết chín mảnh xương trán của người chồng lại được trả về nghĩa địa dòng họ của mẹ mình.

Người Chăm coi dòng họ mẹ là họ nội và duy trì ngoại hôn dòng họ. Ngày nay con cái sinh ra lấy họ mẹ hay họ cha không quan trọng, vì họ mà người Chăm đang sử dụng hiện

30

nay không có ý nghĩa về tộc họ.

Nếu những người cùng nhập chung một nghĩa địa kut, ghur của huyết thống tính theo dòng họ mẹ thì dù xa đến bao nhiêu đời cũng không được kết hôn với nhau. Ai vi phạm bị coi là loạn luân.

Luật tục Chăm quy định rất cụ thể về hôn nhân và gia đình như cấm kết hôn với chị em song song, tức là con của chị em gái của mẹ hay anh em trai của cha sinh ra, người Chăm gọi là Talei likei talei kamei, tương tự như “con dì hay con chú bác” của người Việt. Luật tục cũng cấm hôn nhân chị em họ chéo, tức là anh em trai cùng tộc họ với mẹ hay chị em gái cùng họ với cha, gọi là mik wa kamwơn(con cô cậu), cấm người chồng không được kết hôn với con riêng của vợ mình và ngược lại, quả phụ không được lấy con riêng của chồng mình.

TÍN NGƯỠNG NÔNG NGHIỆP:

Người Chăm là một cư dân nông nghiệp phát triển khá sớm mà hiện nay còn để lại nhiều dấu vết của các công trình thủy lợi tưới tiêu trên cánh đồng miền trung như đập Do Linh (Quảng Trị), đập Nha Trinh ( Ninh Thuận)… Họ còn là người khởi đầu một cuộc cách mạng xanh ở một số vùng ở Châu Á. Vì Champa chính là nơi xuất hiện giống lúa ngắn ngày (100 ngày) rất sớm, rồi du nhập vào miền Bắc Việt Nam gọi là lúa Chiêm, đến thế kỷ XIII được truyền qua Trung Hoa, tạo nên sự đột biến nông nghiệp ở vùng Hoa Nam – Trung Quốc và cuối cùng du nhập sang Kenlanta – Mã Lai.

Từ xa xưa nông nghiệp truyền thống của người Chăm luôn gắn liền với nghi lễ như: Lễ dựng chòi cày (padang paday tuan), lễ cúng ruộng lúa mới gieo (iew Pô bhum), lễ cúng lúa làm đồng ( paday tok tian) và lễ mừng lúa thu hoạch. Bốn loại lễ này có đặc điểm chung như nhau về thầy cúng lễ, lễ vật dâng cúng, hệ thống thần linh… Các lễ này do ông Cai mương (hamua ia) hoặc ông Từ (canabei)hoặc ông Kadhar(thầy kéo đàn rabap) thực hiện. Ngày cúng lễ là ngày thứ tư hoặc thứ bảy trong tuần. Lễ vật gồm 1 con dê hoặc 1 cặp gà, 5 mâm cơm, rượu, trứng, trầu cau.. Các vị thần linh được cầu cúng trong lễ này là các vị thần như: thần trời (Po Langik), thần cha (Po Yang amâ), thần mẹ xứ sở (Po Nagar), thần đất (Po

Bhum), thần núi (Po cơk), thần song (Po Patao iai), thần thủy lợi như Po Klaong Garai, Po

Rome và các vị khẩn hoang tiền hiền. Mục đích lễ này, họ cầu mong cho mưa thuận gió hòa, công việc cày cấy được suôn sẻ, mùa màng tốt tươi, dân làng sức khỏe, no ấm.

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

31

cặp đó lại với nhau chính là sự khái quát hóa đầu tiên, là tiền đề để hình thành cấu trúc lưỡng hợp, tín ngưỡng phồn thực trong tín ngưỡng Chăm. Tín ngưỡng phồn thực này thể hiện rõ nét và thường trực trong cuộc sống và trong nghi lễ cúng tế của họ. Tín ngưỡng này rõ nét nhất trong tục thờ thần mẹ Po Ina Nagar ở palei Bỉnh Nghĩa: 1 tượng đá trơn tượng trưng cho thánh mẫu Po Ina Nagar và 12 phiến đá nhỏ tượng trưng cho 12 người con của bà. Trong nhà có nhà cái (sang yo) – nhà đực (sang mayau); trong tục cúng tế có thần núi (po

yang cok) – thần biển (po yang tathik) luôn có chén lửa – chén nước; màu sắc bao gồm màu

nóng – màu lạnh (yuer –klam). Biểu hiện đặc sắc nhất là hát đối đáp bên bên nam nữ (adaoh

pasa), múa nõ nường (yang sri)trong tục cúng đầu năm ở palei Bỉnh Nghĩa.

Tín ngưỡng phồn thực bản địa của người Chăm còn phát triển thêm sau khi đạo Bàlamôn và Hồi giáo du nhập vào cộng đồng Chăm. Đó là các bệ thờ linga – yoni trong đền tháp Chăm. Linga biểu hiện bằng khối tròn tượng trưng cho dương vật (đực) và yoni biểu hiện bằng khối vuông tượng trưng cho âm vật (cái). Trong kiến trúc đền tháp còn có tháp lửa (sang yang apui)để thờ thần lửa và tháp cổng vừa là lối ra vào, vừa là nơi “rước nước” tắm thần. “Tu sĩ Chăm Bàlamôn bản thân tượng trưng cho đực nhưng lại mặc áo dài trắng, búi tóc, đeo túi hình âm vật tượng trưng cho cái; ngược lại tu sĩ Chăm Hồi giáo Bàni bản thân tượng trưng cho cái nhưng đầu không để tóc, trước cổ áo có đeo túi hình dương vật tượng trưng cho đực. Mặc dù bị phân chia như vậy nhưng giữa tu sĩ Chăm Ahier và tu sĩ Chăm Awal không tách rời nhau, tuy hai nhưng lại là một, chuyển hóa hội nhập lẫn nhau”[41, tr. 210].

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN

Khái niệm tổ tiên (muk kei) của người Chăm Jat là những linh hồn của người chết có

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 27)