Những cơ sở hình thành văn hóa vùng đất Ninh Thuận

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 54)

7. Bố cục luận văn

2.1.Những cơ sở hình thành văn hóa vùng đất Ninh Thuận

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng đất Ninh Thuận

Trong công trình khảo cứu về Ninh Thuận “Non nước Ninh Thuận”, tác giả Nguyễn Đình Tư cho rằng: “Trên đại thể, địa thế tỉnh Ninh Thuận giống như một cái chảo, ba phía Bắc, Tây, Nam và một nửa phía Đông bị núi non bao quanh liên tục chỉ còn độ một nửa phía Đông, từ Sơn Hải đến Ninh Chữ là thông ra biển, ở giữa là đồng bằng khá rộng” [61, tr.14].

Sự thành lập địa chất tại Ninh Thuận trải qua chuỗi dài thời gian, cùng chung hoàn cảnh của đất nước Việt nam, khi là lục địa, khi biến thành đại dương, xuất hiện rồi lại biến mất rồi lại xuất hiện, cho đến ngày nay đã có hàng trăm triệu năm.

Căn cứ vào hiện tại, chúng ta có thể chia Tỉnh Ninh Thuận làm 2 khu vực khác nhau về địa chất: một nửa diện tích là miền đồi núi được cấu tạo theo các thời kỳ thành lập địa chất của miền Nam Trung bộ, non một nửa còn lại là do sự bồi đắp của đất phù sa về sau.

“Cách đây 550 triệu năm, phần đất tỉnh Ninh Thuận thuộc lục địa Ca Thay là một lục địa bao gồm một phần đất nhỏ phía Đông Trung Hoa, nước Nhật Bản, một nửa xứ Đông Dương sang đến vùng Bóoc –nê –ô thuộc Nam Dương và nước Phi luật Tân ngày nay. Đó là khu vực địa chất cổ nhất Việt Nam. Trải qua quá trình kiến tạo của lớp vỏ trái đất, cho đến cách đây chùng 230 triệu năm, phần đất Ninh Thuận đã được hình thành và tồn tại cho đến ngày nay, chỉ phải chịu đựng những thay đổi về hình thể do tác động của địa động, núi lửa và xâm thực” [61, tr.16 - 17].

Sang đệ nhị nguyên đại, hai dãy núi lớn xuất hiện ở nước ta đó là dãy Trường Sơn từ B vào Quãng Ngãi, và dãy nam Sơn từ Đông Thái Lan sang, dãy này có nhiều chi chạy ra tận biển Ninh Thuận. Trong quá trình thành lập hai dãy Trường Sơn ấy, vỏ trái đất bị chuyển động mạnh đã uốn vồng lên nhiều lần, sức chuyển động quá mạnh và quá nhanh làm cho các tầng địa chất bị gãy sụp, tạo nên những dốc phay. Đó là hình thái núi non của tỉnh Ninh Thuận mà ta có thể thấy rõ ở vùng đèo Ngoạn Mục.

Cách đây 70 triệu năm miền đồng bằng Phan Rang ngày nay là chỗ nứt sụp sâu xuống biển thành một cái vũng lớn. Nước mưa trên các đỉnh núi miền Tuyên Đức, một mặt tìm lối thoát về phía Tây Nam xuống sông Đồng Nai, mặt khác từ trên dốc cao chảy về phía Đông để ra biển. Nước mưa chảy ra biển mang theo lượng phù sa và đất đá lớn tạo thành các lớp

53

trầm tich sâu dưới đấy biển, mỗi ngày càng bồi tụ nhiều hơn. Trải qua hàng chục triệu năm, mỗi mùa mưa đất phù sa lại trôi xuống một ít, trong thời gian đầu khối lượng nhiều hơn vì sườn núi dốc hơn, đỉnh núi cao hơn.

Dọc theo thềm bờ biển, chúng ta lại thấy những đụn cát cao như núi, dài hàng chục cây số. Đó là hiện tượng địa chất tạo nên bởi những con nước biển dâng trào vào bờ rồi rút ra. Vì hai đầu tỉnh có hai dãy núi ăn sâu ra biển cản bớt sức nước, nên chỉ đủ tràn vào đồng bằng một giới hạn nào đá hết đà rồi rút lui, sau khi đã để lại vô số cát trên bờ.

“Vùng đồng bằng Phan Rang là một cái vịnh lớn, nằm sát chân núi thuộc hệ thống cao nguyên Lâm Viên và Di Linh. Lâu ngày, các đỉnh núi và sườn phía Đông bị xâm thực mạnh bởi nước mưa, vì sườn núi phía này dốc đứng tạo nên bởi hiện tượng phay theo hướng Bắc, Nam. Nước mưa từ trên cao đổ xuống tạo thành sông Dinh, sông Lu và các phụ lưu, mang theo phù sa lấp dần vịnh này” [61, tr.37].

Vì xung quanh có núi cao bao bọc, nên gió mùa Đông –Bắc cũng như gió mùa Tây - Nam không có tác động gì đối với khu vực lòng chảo này, nên mặt nước trong vịnh luôn luôn được yên lặng, phù sa trên nguồn tràn xuống đều đọng lại để xếp nếp thành từng lớp mà không bị sóng biển lôi cuốn ra khơi.

Qua thời gian lâu dài, đất phù sa của sông Dinh và sông Lu đã biến cái vịnh này thành một đồng bằng rộng lớn khoảng 1500 km2như ngày nay.

Vì khí hậu nơi đây đặc biệt khô nóng, ít mưa nên xưa kia việc khai khẩn trồng trọt trên đồng bằng này gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu nước. Diện tích đất canh tác được không đáng là bao nên bỏ hoang rất nhiều. Dân gian có câu:

Ngày thì nắng gió Đêm thì chó tru

Rắn nẹp nưa gây oán gây thù Gai chum lé làm hung làm dữ

Tuy nhiên con người vẫn không đầu hàng. Dân Chiêm thành đã biết xây đắp các công trình thủy lợi, ngăn nước sông, nước suối cho chảy vào các mương rạch xuyên qua các cánh đồng, tăng diện tích canh tác và một số ruộng cấy được hai mùa. Một đặc điểm của chất đất tại đồng bằng Phan Rang là độ chua trung bình từ 5,8 đến 9, nên đất ở đây rất thích hợp cho ngành sản xuất hoa màu phụ, nhất là hành tỏi.

Khí hậu khô hạn của Ninh Thuận là do nguyên nhân về vị trí địa lý. Thứ nhất, Ninh Thuận nằm gần đường xích đạo; thứ hai, Ninh Thuận có ba mặt bị núi bao quanh. Ngoài ra còn có các yếu tố khác chi phối khí hậu một vùng như: độ cao, gió, độ ẩm, mưa và ảnh hưởng của đại dương.

54

Hai ngọn gió mùa hàng năm là gió mùa Đông – Bắc và gió mùa Tây – Nam đem mưa đến cho các tỉnh trong toàn quốc thì nó chẳng có lợi ích gì cho tỉnh Ninh Thuận. Cho nên 4 tháng đầu năm hầu như không có mưa. Từ tháng 5 dương lịch trở đi, tại Ninh Thuận mới bắt đầu mưa, lượng mưa tăng dần vào tháng 9,10,11 dương lịch. Tuy rằng mùa mưa ở vào thời gian gió mùa Tây –Nam, nhưng không do ảnh hưởng của gió này mà lại do một yếu tố khác là bão ở ngoài khơi biển Đông.

Từ trước đến nay, các trận bão xảy ra ở Thái Bình Dương hoặc trên biển Đông đều di chuyển lên Quy Nhơn ra miền Bắc hoặc vào Nam mà không ghé thăm Ninh Thuận, nên dân chúng ở đây tránh được thiên tai này. “Tuy nhiên khi thổi qua biển Việt Nam, một phần gió của các trận bão này gây ra những trận mưa lớn ở Ninh Thuận và Khánh hòa. Có năm mưa xối xả, nước sông dâng cao thành lụt. Trận lụt kinh hoàng nhất trong khoảng 100 năm nay là trận lụt năm Giáp Thìn (1964), nước dâng lên tại thị xã Phan Rang trên 3 thước. Ngoài ra khí hậu khô nóng ở Ninh Thuận còn chịu hậu quả của nạn đốt rừng làm rẫy của đồng bào Thượng ở cao nguyên phía Tây. Đất đai không được cải tạo làm đất không giữ được độ ẩm, hiện tượng bốc hơi trở nên mạnh, các tỉnh lân cận, tức Ninh Thuận ở trong tình trạng khô khan” [61, tr. 56].

Khí hậu Ninh Thuận khô khan và nóng nhất Việt Nam, có thể nói là nóng quanh năm

2.1.2. Về các thay đổi hành chính của Ninh Thuận

Sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long vẫn giữ tổ chức hành chánh cũ. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt chức tri phủ Bình Thuận kiêm lý huyện An Phước bỏ đạo Phan Rang. Năm thứ 6 (1825) đặt chức Tri huyện An Phước.

Năm thứ 13 (1832) nhân dịp cải tổ nền hành chánh toàn quốc, nhà vua chia đất Bình Thuận làm 2 phủ, Phía Đông Bắc lập phủ Ninh Thuận, Phía Tây Nam lập phủ Hàm Thuận và chia địa hạt cho các huyện gồm có từ địa giới tỉnh Khánh hòa đến sông Ma Bố tức sông Lu là huyện An Phước, từ sông Ma Bố đến sông Duồng trở vào là huyện Hòa Đa và huyện Tuy Định thuộc phủ Hàm Thuận, ngày nay là tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, bỏ hẳn danh trấn Thuận Thành, cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đặt chức Thuận Khánh Tuần phủ và hai ty Bố Chánh và Án Sát.

“Đến Năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14 (1833), Lê Văn Khôi nổi loạn ở thành Phiên An trong Gia định, chiếm trọn Lục tỉnh Nam phần và tiến ra đến Bình Thuận và Ninh Thuận. Có lẽ lúc bấy giờ Lê Văn Khôi đã đưa ra những luận điệu tuyên truyền hứa hẹn để

55

mua chuộc nên đa số dân Chàm ở vùng nầy đã tích cực hợp tác với chủ mới. Do đó sau khi đàn áp được phong trào Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng thẳng tay đàn áp dân, khiến cho số nào chưa bị ngọn gươm oan nghiệt kết liễu cuộc đời, bèn bỏ trốn qua Cam Bốt hay lên ẩn náu trên vùng Thượng” [61, tr.81].

Sau nhiều lần tách nhập về địa giới hành chính với hai vùng lân cận là Khánh Hòa và Bình Thuận thì “đến năm Bảo Đại thứ 17 (1942) đạo Ninh Thuận được cải thành tỉnh Ninh Thuận cho đến ngày nay” [61, tr.84].

Tháng 8/1945, Việt Minh tổng khởi nghĩa thành lập chính quyền cách mạng lâm thời, cải tổ toàn bộ nền hành chánh trong toàn quốc, đổi phủ thành huyện, đứng đầu mỗi đơn vị hành chánh từ xã trở lên có một UBND lâm thời, gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch và nhiều ủy viên. Tỉnh Ninh Thuận cũng chung một quy chế như vậy.

UBND tỉnh Ninh Thuận hoạt động chưa được mấy tháng thì sau khi dựa vào quân đội Anh, Ấn sang giải giới quân Nhật, quân đội Pháp trở lại Đông Dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 1949, Bảo Đại về nước thành lập Chính quyền, một cuộc cải tổ hành chính nữa lại được thực hiện, tỉnh Ninh Thuận thuộc về miền Trung.

Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn).

Ngày 6/4/1960 thành lập quận Du long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.

Trước 16/4/1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.

Sau 30/4/1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.

Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).

Từ 1971 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang.

Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện.

56

tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước).

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện BÁc Ái được thành lập. Ngày 1 tháng 10 năm 2005 huyện Thuận Bắc được thành lập. Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập.

Tỉnh Ninh Thuận trông giống như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía Tây Bắc và Đông Nam chiều dài các cạnh gần bằng nhau, khoảng 60 cây số. Tỉnh Ninh Thuận ở vào giữa vĩ truyến 11,18 và 12,02, giữa đông kinh tuyến 108,35 và 109,15 từ Bắc đến Nam theo đường chim bay qua Phan Rang làm tâm khoảng 70 cây số từ Đông qua Tây khoảng 60km.

Phan Rang là tỉnh lỵ, ở vào khoảng cây số 1557 trên quốc lộ số 1, cách ranh giới phía Bắc 32km, phía Nam 32,5km, phía Tây 67km, cách bờ biển 4km theo đường chim bay, cách Cam Ranh về phía Bắc 50 km theo quốc lệ số 1, Nha Trang 106km, Qui Nhơn 344km, Đà Nẵng 626km, Huế 733km, Phan Thiết về phía Nam 145 km, Sài Gòn 345km, cách Đà lạt về phía Tây 107km theo quốc lộ 11.

Diện tích toàn tỉnh năm 1996 là 3.384.800km2, chia ra như sau: Quận Thanh Hải: 325,98

Quận bửu Sơn: 1.350,60 Quận An Phước: 1099,42 Quận Du Long: 600,80

Cho đến năm 2012, Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố và 6 huyện), 65 đơn vị hành chính cấp xã (47 xã, 15 phường, 3 thị trấn).

Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11018’B - 11010’B và 108039’Đ - 109014’Đ.

Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa.

Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận.

Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng.

Phía Đông có bờ biển dài 105 km. Tổng diện tích: 336.308,24 ha7F

8

.

57

2.1.3. Đặc điểm cư dân Ninh Thuận

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2002, dân số tỉnh Ninh Thuận có 554.359 người cư trú ở 5 huyện, thị xã với 44 xã, 11 phường, 3 thị trấn và 265 thôn. Trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếm 73 %, dân số các dân tộc thiểu số có 122.011 người (chiếm 21,99%) dân số toàn tỉnh. Ninh Thuận tuy là một tỉnh nhỏ nhưng có tới 27 dân tộc anh em sống xen kẽ trên địa bàn từ vùng miền núi đến miền duyên hải. Trong đó có hai dân tộc thiểu số có số dân đông nhất là dân tộc Chăm (62.643 người, chiếm 11,29%), dân tộc Raglai (52323 người, chiếm 9,43%) dân số của toàn tỉnh.

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2003, dân số tỉnh Ninh Thuận có 503.000. Trong đó số lượng người Việt là 393.000 chiếm 78,3%, có 26 dân tộc ít người với tổng số 111.850 người. Dân tộc Chăm 61.359 chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh, dân tộc Raglai có 47.596 chiếm 9,4%. Còn lại 24 dân tộc thiểu số khác với số lượng không nhiều như: Hoa, Churu, Tày, Cơ ho, Nùng….

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Ninh Thuận là 564.993 người. Mật độ dân số: 168 người/km2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 27 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, đông nhất là người Kinh (Việt - 76,65%), người Chăm (11,93% dân số toàn tỉnh, 41,60% số người Chăm của cả nước) và người Raglai (10,44% dân số toàn tỉnh, chiếm 48,19 số người Raglai củacả nước).

Ninh Thuận – một vùng đất với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất nước, thiên nhiên ưu đãi cho những bãi cát trắng, những bờ biển dài và đẹp, cộng với sự đa dạng về tộc người đã làm cho nơi đây có những nét văn hóa đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Khi nhắc đến Ninh Thuận và văn hóa Ninh Thuận, người ta không thể không nhắc đến người Chăm và văn hóa Chăm. Có thể khẳng định rằng: người Chăm và văn hóa Chăm là nét tiêu biểu của văn hóa Ninh Thuận. Sự đặc sắc và tính bản địa của văn hóa Chăm Ninh Thuận; những đền tháp Chăm còn tồn tại theo thời gian ở Ninh Thuận; những điệu múa mê hoặc, bài ca Chăm đã là “đặc sản” của Ninh Thuận, là niềm tự hào của vùng đất cực nam Trung bộ này.

Bên cạnh nét độc đáo của văn hóa Chăm, thì văn hóa Ninh Thuận còn mang dấu ấn của các dân tộc ít người khác. Trong đó, không thể không nhắc đến văn hóa Raglay. Nếu lấy quốc lộ 27 chạy theo trục Đông-Tây thì tộc người Raglai Ninh Thuận có hai mảng sắc thái văn hóa: Văn hóa Raglai Bắc và văn hóa Raglai Nam.

58

Người Raglai Nam, gồm các palei của các xã Ma Nới, Phước Hà. Đặc điểm đời sống văn hóa của người Raglai ở đây gần gũi với đời sống văn hóa của người Chăm. Đây là địa bàn cư trú mà tộc người Raglai “được xem là con út” nên được các vua - thần Chăm xứ Panduranga xưa gởi gắm bảo vật. Hẳn chúng ta còn biết những địa phương người Raglai đã và đang lưu giữ bảo vật như ở thôn Giá (Njak) xã Phước Hà, huyện Thuận Nam lưu giữ bảo vật của Pô Inâ Nâgar - Hữu Đức; thôn Tân Điền, xã Phan Diền, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 54)