Về các thay đổi hành chính của Ninh Thuận

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 56)

7. Bố cục luận văn

2.1.2. Về các thay đổi hành chính của Ninh Thuận

Sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long vẫn giữ tổ chức hành chánh cũ. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt chức tri phủ Bình Thuận kiêm lý huyện An Phước bỏ đạo Phan Rang. Năm thứ 6 (1825) đặt chức Tri huyện An Phước.

Năm thứ 13 (1832) nhân dịp cải tổ nền hành chánh toàn quốc, nhà vua chia đất Bình Thuận làm 2 phủ, Phía Đông Bắc lập phủ Ninh Thuận, Phía Tây Nam lập phủ Hàm Thuận và chia địa hạt cho các huyện gồm có từ địa giới tỉnh Khánh hòa đến sông Ma Bố tức sông Lu là huyện An Phước, từ sông Ma Bố đến sông Duồng trở vào là huyện Hòa Đa và huyện Tuy Định thuộc phủ Hàm Thuận, ngày nay là tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, bỏ hẳn danh trấn Thuận Thành, cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đặt chức Thuận Khánh Tuần phủ và hai ty Bố Chánh và Án Sát.

“Đến Năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14 (1833), Lê Văn Khôi nổi loạn ở thành Phiên An trong Gia định, chiếm trọn Lục tỉnh Nam phần và tiến ra đến Bình Thuận và Ninh Thuận. Có lẽ lúc bấy giờ Lê Văn Khôi đã đưa ra những luận điệu tuyên truyền hứa hẹn để

55

mua chuộc nên đa số dân Chàm ở vùng nầy đã tích cực hợp tác với chủ mới. Do đó sau khi đàn áp được phong trào Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng thẳng tay đàn áp dân, khiến cho số nào chưa bị ngọn gươm oan nghiệt kết liễu cuộc đời, bèn bỏ trốn qua Cam Bốt hay lên ẩn náu trên vùng Thượng” [61, tr.81].

Sau nhiều lần tách nhập về địa giới hành chính với hai vùng lân cận là Khánh Hòa và Bình Thuận thì “đến năm Bảo Đại thứ 17 (1942) đạo Ninh Thuận được cải thành tỉnh Ninh Thuận cho đến ngày nay” [61, tr.84].

Tháng 8/1945, Việt Minh tổng khởi nghĩa thành lập chính quyền cách mạng lâm thời, cải tổ toàn bộ nền hành chánh trong toàn quốc, đổi phủ thành huyện, đứng đầu mỗi đơn vị hành chánh từ xã trở lên có một UBND lâm thời, gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch và nhiều ủy viên. Tỉnh Ninh Thuận cũng chung một quy chế như vậy.

UBND tỉnh Ninh Thuận hoạt động chưa được mấy tháng thì sau khi dựa vào quân đội Anh, Ấn sang giải giới quân Nhật, quân đội Pháp trở lại Đông Dương.

Đến năm 1949, Bảo Đại về nước thành lập Chính quyền, một cuộc cải tổ hành chính nữa lại được thực hiện, tỉnh Ninh Thuận thuộc về miền Trung.

Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn).

Ngày 6/4/1960 thành lập quận Du long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.

Trước 16/4/1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.

Sau 30/4/1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.

Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).

Từ 1971 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang.

Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện.

56

tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước).

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện BÁc Ái được thành lập. Ngày 1 tháng 10 năm 2005 huyện Thuận Bắc được thành lập. Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập.

Tỉnh Ninh Thuận trông giống như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía Tây Bắc và Đông Nam chiều dài các cạnh gần bằng nhau, khoảng 60 cây số. Tỉnh Ninh Thuận ở vào giữa vĩ truyến 11,18 và 12,02, giữa đông kinh tuyến 108,35 và 109,15 từ Bắc đến Nam theo đường chim bay qua Phan Rang làm tâm khoảng 70 cây số từ Đông qua Tây khoảng 60km.

Phan Rang là tỉnh lỵ, ở vào khoảng cây số 1557 trên quốc lộ số 1, cách ranh giới phía Bắc 32km, phía Nam 32,5km, phía Tây 67km, cách bờ biển 4km theo đường chim bay, cách Cam Ranh về phía Bắc 50 km theo quốc lệ số 1, Nha Trang 106km, Qui Nhơn 344km, Đà Nẵng 626km, Huế 733km, Phan Thiết về phía Nam 145 km, Sài Gòn 345km, cách Đà lạt về phía Tây 107km theo quốc lộ 11.

Diện tích toàn tỉnh năm 1996 là 3.384.800km2, chia ra như sau: Quận Thanh Hải: 325,98

Quận bửu Sơn: 1.350,60 Quận An Phước: 1099,42 Quận Du Long: 600,80

Cho đến năm 2012, Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố và 6 huyện), 65 đơn vị hành chính cấp xã (47 xã, 15 phường, 3 thị trấn).

Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11018’B - 11010’B và 108039’Đ - 109014’Đ.

Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa.

Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận.

Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng.

Phía Đông có bờ biển dài 105 km. Tổng diện tích: 336.308,24 ha7F

8

.

57

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)