Giao lưu trong phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 71)

7. Bố cục luận văn

2.3.2.Giao lưu trong phong tục, tập quán

TRONG HÔN NHÂN:

70

Trong lịch sử, những cuộc hôn nhân Chăm – Việt đã diễn ra. Tiếp nối lịch sử, hôn nhân Chăm – Việt còn phổ biến ở nhiều nơi có người Chăm sinh sống. Phổ biến nhất có thể nhắc đến Phan Rí (Bắc Bình – Bình Thuận), kết quả của hôn nhân hợp chủng này là những thế hệ Chăm-Việt gọi là Kinh Cựu. Riêng ở vùng Chăm Ninh Thuận, hiện tượng hôn nhân ngoại tộc chưa phổ biến như ở vùng Phan Rí, vì ở đây, vẫn còn giữ luật tục Adat rất nghiêm khắc. Luật tục Chăm cấm hôn nhân ngoại tộc, chẳng những cấm người Chăm Ahier kết hôn với Chăm Awal mà cấm hẳn người Chăm kết hôn với người Việt.

“Tuy nhiên, cho đến nay đã có tới 50 trường hợp hôn nhận Chăm – Việt. Cho đến trước năm 1975, những cuộc hôn nhân Chăm – Việt chỉ xảy ra đối với đàn ông Chăm lấy vợ là người Việt. Những người đàn ông này chủ yếu là trí thức Chăm, có điều kiện đi học, đi làm công sở với người Việt sau đó lấy vợ là người Việt"11F

12

[64, tr. 108].Riêng trường hợp con gái Chăm lấy chồng người Việt đã xuất hiện rải rác ở một số làng kể từ sau năm 1975. Cụ thể là tại các làng Văn Lâm, Thành Tín, Bầu Trúc, Mỹ Nghiệp, Hiếu Lễ….. Trong đó đáng chú ý là trường hợp ở làng Thành Tín có con gái của tu sĩ Po Acar (tu sĩ Chăm Bàni), làng Bầu Trúc có con gái của tu sĩ Basaih (tu sĩ Chăm Ahier) cũng lấy người Việt.

Những cuộc hôn nhân Chăm – Việt trên là hôn nhân không cùng sắc tộc, khác tôn giáo, khác văn hóa. Đàn ông Chăm lấy vợ Việt sẽ phải đảm nhiệm vai trò làm chủ gia đình theo phong tục của người Việt, còn phụ nữ Chăm khi lấy chồng người Việt sẽ phải từ bỏ vai trò làm chủ gia đình của chế độ mẫu hệ để làm tròn vai trò làm dâu trong các gia đình người Việt với những tập tục, cách sinh hoạt gia đình, nghi lễ, hôn nhân, tang, tế khác hẳn với phong tục Chăm. Sản phẩm của những cuộc hôn nhân này sẽ tiếp thu nền văn hóa Chăm hay văn hóa Việt? Sẽ là người Chăm hay người Việt? Thiết nghĩ rằng, là người Chăm hay người Việt thì những thế hệ được sinh ra trong trường hợp này vẫn là công dân Việt Nam, là người Việt Nam. Có khác chăng là mang trong mình hai dòng màu Việt–Chăm. Những trường hợp như vậy không phải là dị biệt trong xã hội ngày nay – một xã hội ngày càng gần nhau hơn.

TRONG GIAO TIẾP:

Dân tộc Chăm là dân tộc có tiếng nói và chữ viết khá sớm. Ngôn ngữ Champa cho đến

12 Cũng theo tác giả này, cụ thể là những cá nhân và gia đình trí thức Chăm sau đây có người thân là anh em hoặc con cháu mình có vợ hoặc chồng là người Việt: Quảng Đại G, Quảng Đại H, Quảng Văn I, Nguyễn Văn K, Phú L, Thành M, Thành Văn N, Chế S, Từ Công T, Sử Thị U, Mả Đình V, Lâm Quang Y và nhiều người khác nữa.

71

ngày nay vẫn đủ sức diễn đạt và viết nên một nền văn chương Chăm nổi tiếng. Thế nhưng, ngày nay, thế hệ trẻ người Chăm đa số đều không còn sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết Chăm. Người Chăm ở Ninh Thuận, khi giao tiếp với nhau thường dùng tiếng Chăm, còn giao tiếp với người Việt thì lại dùng tiếng Việt. Những thanh niên được đi học từ nhỏ trong các trường, sống lẫn lộn với các bạn người Việt thì giọng nói không có gì sai biệt. Nếu không nhờ nhân dạng chắc sẽ khó nhận ra đó là thanh niên Chăm. Còn các cụ già, các phụ nữ thì giọng nói hơi đớt và cứng. Tiếng Việt gần như đã trở thành thứ ngôn ngữ chính trong giao tiếp của người Chăm. “Không riêng gì các bạn trẻ mà ngay cả các cụ ông, cụ bà đều nói pha tiếng Việt đến hơn 60%. Để minh họa cho nhận định này, chúng ta có thể theo dõi một cuộc đàm thoại của hai người đàn ông:

Ông A: Hâ nao tao main an (Mày đi đâu về vậy?) Ông B: Kau nao nhậu mai ( Tao đi nhậu về)

Ông A: Nhậu dom bloh buk yau nan ( Nhậu bao nhiêu mà say vậy?)

Ông B: Kau nhậu ba trăm ngàn luôn (tao nhậu ba trăm ngàn luôn)” [64, tr. 541].

Trong đoạn đối thoại này, ông B đã sử dụng nhiều từ tiếng Việt để thay thế cho tiếng Chăm. Thay vì nói Kau manyum alak abih klau rituh rabau thì ông B lại nói tao nhậu ba trăm ngàn luôn.

Vấn đề người Chăm nói lai tiếng Việt phải chăng là hệ quả tất yếu của quá trình cộng cư, sinh sống lâu đời với người Việt? Hiện nay, tại các cơ sở làm việc của người Chăm hay trên các phương tiện truyền thông dành cho người Chăm đều sử dụng nửa Việt, nửa Chăm. Có nhiều từ tiếng Chăm không có, đành phải sử dụng tiếng Việt (ví dụ như: tên cơ quan, tên Đảng, tên riêng,… ), nhưng cũng có hiện tượng tiếng Chăm có từ đó nhưng người Chăm lại thích biểu đạt bằng tiếng Việt hơn. Tiếng Việt không chỉ hiện diện trong giao tiếp ngoài xã hội mà còn len lỏi vào các gia đình Chăm. Trong một số gia đình Chăm, họ không sử dụng các danh xưng và ngôi thứ theo phong tục Chăm mà lại sử dụng ngôi thứ theo tiếng Việt để gọi nhau như ba, má, ai hai (anh hai), ai ba (anh ba)….

Một hiện tượng đặc biệt là trong rạp cưới của người Chăm hiện nay cũng sử dụng những bảng trang trí bằng tiếng Việt – Hán đã trở thành phổ biến như “Tân Hôn – Vu Quy – Trăm Năm Hạnh Phúc – Song Hỷ”

Trong một đất nước bao gồm nhiều tộc người, địa bàn sinh sống xen kẽ nhau thì ngôn ngữ của tộc người chủ thể được dùng làm phương tiện giao tiếp giữa các tộc người. Hơn nữa, "tiếng Việt là tiếng Quốc ngữ, là ngôn ngữ chính thức của nhà nước, là công cụ xây

72

dựng ý thức dân tộc Việt Nam thống nhất" [8, tr. 360]. Do đó, rất dễ hiểu lý do vì sao người Chăm ngày nay lại giao tiếp bằng tiếng Việt. Tuy vậy, tiếng mẹ đẻ của các tộc người còn giữ một vị trí quan trọng, là công cụ xây dựng ý thức riêng của từng tộc người, từng nhóm địa phương. Ngôn ngữ còn là văn hóa còn, ngôn ngữ mất là văn hóa mất. Bảo vệ tiếng mẹ đẻ chính là bảo vệ sự tồn tại của dân tộc. Đây cũng là điều chúng ta cần lưu tâm khi bảo tồn văn hóa Chăm nói riêng và các tộc người ở Việt Nam nói chung.

TRONG TRANG PHỤC:

Trang phục là biểu hiện rõ nhất sắc thái của tộc người. Trang phục thường ngày thường có sự biến đổi theo thời gian, còn trang phục truyền thống ít bị thay đổi. Trang phục truyền thống của người Chăm và người Việt đều có nét đặc biệt riêng khó lầm lẫn với dân tộc khác. Tuy nhiên, dưới sự tác động của thời gian và điều kiện lịch sử, trang phục của người Việt lẫn người Chăm đều có sự biến đổi ít nhiều. Nếu như trang phục thường ngày của người Việt đã có sự thay đổi ngày càng hiện đại, hợp thời trang, hòa nhập với thế giới bên ngoài hơn thì song song với quá trình ấy, trang phục sinh hoạt của người Chăm cũng có nhiều biến đổi do ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa với người Việt. Nói khách quan hơn, cả hai cộng đồng Việt – Chăm đều cùng chịu sự tác động của thời trang thế giới, đặc biệt là thời trang Hàn Quốc trong cách ăn vận ngày nay.

Trước năm 1975, phụ nữ Chăm mặc áo dài truyền thống Chăm, các nữ sinh Chăm đều mặc loại trang phục truyền thống này khi đến trường. Nếu phụ nữ mặc quần hai ống sẽ bị cộng đồng Chăm lên án gay gắt. Sau năm 1975, đặc biệt là trong thế kỷ 21, trang phục phụ nữ Chăm đã biến đổi. Hiện tượng thanh nữ Chăm mặc quần tây, áo sơ mi, mặc quần jean, áo thun đã trở thành phổ biến ở nông thôn Chăm. Ở trường học, một số nữ sinh Chăm đã bắt đầu bỏ áo dài truyền thống để mặc áo dài người Việt đến trường.

Đặc biệt, trong đám cưới Chăm hiện nay, cô dâu chú rể không mặc trang phục truyền thống Chăm như trước năm 1975 nữa, họ thường thuê những bộ âu phục và áo cưới từ các cửa hàng áo cưới của người Việt.

TRONG TẬP TỤC ĐI BIỂN

Người Chăm có nhiều lễ thức và kiêng kỵ liên quan đến nghề đi biển, đến con thuyền như lễ cúng thuyền (khi khởi công, khi hạ thủy), khi ăn cá không lật ngược con cá, kiêng phụ nữ lạ bước lên thuyền…..Các tập tục này hoàn toàn giống với người Việt ở Ninh Thuận. Trong các gia đình làm nghề chài lưới ở Ninh Thuận, thì con gái, hoặc đàn bà trong gia đình không được phép lên thuyền, tham gia đánh bắt cá. Trong nghề biển thì phụ nữ chỉ chăm lo

73

những công việc như: thức ăn, gạo, nước sạch cho bạn thuyền; giặt, vá lưới, bán cá. Theo dân chài quan niệm, phụ nữ thường không sạch sẽ, không may mắn (đặc biệt là trong thời gian hành kinh), khi bước lên thuyền sẽ ám vận xui, đem lại điều không tốt cho cả con thuyền.

TRONG VIỆC SANH, ĐẺ

Ngày nay, phụ nữ Chăm thường đến các nhà bảo sanh hoặc trung tâm y tế để sanh con. Nhưng trước kia, các sản phụ người Chăm thường sanh ở nhà. Họ thường nhờ bà mụ đỡ đẻ và săn sóc theo phương pháp cổ truyền trong một cái chòi riêng gọi là trại sanh. Sản phụ nằm tại đây một tuần lễ, xông hơ bằng lửa ngọn nên gọi là nằm lửa lớn. Thời gian này, việc kiêng cữ rất được chú ý vì sợ sản phụ lây các chứng bệnh người khác mang tới, vì máu còn non. Để người ngoài biết trong nhà mới có người sinh, gia chủ treo nơi cột cổng hai nhánh xương rồng hay hai lọ sơn vôi trắng. Qua một tuần, bà mụ làm lễ vái tổ và cho dời sản phụ vào nằm trong nhà, xông hơ bằng lửa than và từ đó đến hết kiêng cữ thì bà con lối xóm tới thăm sản phụ và mừng đứa bé. Bé đầy tháng, có làm lễ cúng như đồng bào Kinh. Tập tục “xông” và “kiêng cữ” này không chỉ lưu truyền trong gia đình người Chăm mà còn phổ biến rộng rãi trong gia đình người Việt ở Ninh Thuận. Tuy nhiên cũng có vài điểm khác biệt.

Sau khi trở về từ nhà bảo sanh hoặc bệnh viện, phụ nữ người Việt không nằm ở trại sanh mà thường được chăm sóc trong gia đình. Họ thường ở nhà mẹ ruột; nằm ở phòng riêng; kiêng nơi gió thổi; tránh người qua lại; phía dưới giường có đặt bếp than nhỏ để hơ và giữ ấm cơ thể. Để báo cho hàng xóm biết, người Việt cũng dùng cây xương rồng treo ở góc cổng. Theo tục lệ, trong tháng đầu nằm cữ ở nhà mẹ đẻ, thai phụ sẽ không gặp người ngoài, tránh đi ra ngoài gió, tránh tiếp xúc với nước lạnh.

TRONG NHÀ Ở:

Theo phong tục của người Chăm, việc xây nhà phải được tiến hành qua các bước rất kỹ lưỡng như: chọn đất, cúng đất, chọn nguyên vật liệu (gỗ), chọn thợ… và có nhiều điều kiêng kị. Về thợ làm nhà, họ thường chọn những thợ người Chăm. Đối với các kết cấu kèo, cột phức tạp, họ nhờ thợ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi vào làm. Nhưng hiện nay, để tiện lợi và tiết kiệm hơn, một số gia đình người Chăm thuê thợ người Việt ở làng bên cạnh như người Chăm làng Phú Nhuận thuê thợ người Việt ở các làng Công Thành, Chòm Đức, Hiệp Hòa. Thợ người Việt thường làm những việc phức tạp như kết cấu vì cột, vì kèo, cửa ra vào, chạm trổ hoa văn.

74

Người Chăm có nhiều kiêng kị khi làm nhà nên dù thuê thợ, họ vẫn mời một thợ người Chăm để bảo đảm ngôi nhà được xây dựng theo đúng phong tục, không phạm vào những điều kiêng và đặc biệt là để tránh sự yếm bùa.

Hầu hết các ngôi nhà mới xây ở các làng Chăm Ninh Thuận đều na ná nhau về kiểu cách, trang trí bên ngoài. Ngoài việc chạm trổ những hình tượng con rồng, con vích, hình cánh quạt, các loại bùa chú thì ngôi nhà Chăm hiện nay còn có kiểu trang trí chữ phúc, lộc, thọ, tượng dơi ngậm tiền.

Giữa thế kỉ XX, người Chăm vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn thấp, tường đất, mái tranh. Trong thời gian này, tỉnh Ninh Thuận lại có nạn dịch chuột chết, chúng thường ẩn nấp dưới gầm nhà gây ra hôi thối, dịch bệnh. Trước tình hình đó, nhiều gia đình đã tháo bỏ sàn nhà, làm nền đất. Sau này, rừng bị thu hẹp, nguyên liệu dùng làm sàn nhà ngày càng khan hiếm, có sự xuất hiện một số nguyên vật liệu mới như xi măng, các loại gạch… quá trình giao lưu văn hóa với người Việt được tăng cường làm thay đổi thị hiếu của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ đã đẩy nhanh quá trình “trệt hóa” trong các ngôi nhà ở truyền thống của người Chăm. Về quá trình này thể hiện dưới các dạng sau:

- Đối với nhà sàn cũ thì bỏ dỡ sàn, đắp đất tôn cao nền rồi láng xi măng hoặc lát các loại gạch.

- Những nhà mới xây dựng từ cuối những năm 1960 của thế kỷ trước đến nay luôn làm nền trệt, không còn lát sàn như trước. [42, tr. 190]

Trải qua quá trình cộng cư lâu dài với người Việt, ngôi nhà truyền thống của người Chăm đã có nhiều biến đổi theo thời gian. Phong tục truyền thống lâu đời đã dần mờ nhạt trước nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Như đã trình bày ở phần Nhà ở của người Chăm Ninh

Thuận, sự giao lưu văn hóa Việt Chăm thể hiện khá rõ trong sự biến đổi của ngôi nhà Chăm

như:

Thứ nhất, về số lượng nhà: từ ngôi nhà lớn với 5 nhà nhỏ, giảm dần xuống 3,2 nhà hoặc 1 nhà cao tầng, nhà mái bằng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt kể cả bếp núc nấu nướng, tắm rửa, vệ sinh.

Thứ hai, về vị trí cổng ngõ: về cơ bản vẫn giống như trước đây nhưng ở một số làng có vị trí gần mặt đường thuận lợi cho buôn bán nhiều gia đình còn mở thêm một cổng thông ra mặt đường cái để tiện đi lại và buôn bán

Thứ ba về khuôn viên ngôi nhà: nhiều gia đình người Chăm bắt đầu trồng thêm cây ăn trái, xây dựng hệ sinh thái vườn –ao –chuồng. Sân nhà từ chỗ đất cát thì giờ đã tráng xi

75

măng, lát gạch đỏ, trồng nhiều cây cảnh, nuôi chim bồ câu.

Làng Chăm truyền thống ít trồng cây, nhất là các cây cổ thụ lâu năm. Vì theo quan niệm của người Chăm, những cây to có cành lá xum xuê là nơi trú ngụ của ma, quỷ. Những năm gần đây, trình độ dân trí của người dân được nâng cao, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, đặc biệt với người Việt ngày càng mạnh mẽ, các làng Chăm hiện giờ đã có nhiều cây cối hơn. Những giống cây trồng phổ biến hiện nay ở các làng Chăm và làng Việt Ninh Thuận là: cây nem, cây dừa, cây me…..

Thứ tư là hướng đặt cửa cái của ngôi nhà: Theo đúng phong tục thì cửa ra vào luôn hướng về phía Tây (hay Nam), không bao giờ được quay mặt về hướng Đông (trừ Sang tong là nhà khách của gia đình quyền quí). Nhưng hầu hết các nhà Chăm hiện nay đều xây theo phong cách hiện đại, quay mặt về hướng Đông.

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 71)