Giao lưu trong đời sống kinh tế

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 77)

7. Bố cục luận văn

2.3.3. Giao lưu trong đời sống kinh tế

Ninh Thuận vốn là vùng đất khô hạn, canh tác nông nghiệp rất khó khăn. Có rất ít giống cây trồng có thể chịu được khí hậu đặc biệt khô hạn của mảnh đất này. Cư dân người Chăm sinh sống lâu đời ở đây đã có công rất lớn trong việc khai hoang, cải tạo đất đai, xây dựng hệ thống thủy lợi. Cư dân người Việt đến đây sinh sống cũng bớt đi nhiều khó khăn. Người Việt đã học hỏi được rất nhiều về kỹ thuật canh tác của người Chăm. Đồng thời người Chăm cũng tiếp thu được nhiều nét mới lạ trong đời sống kinh tế của người Việt. Sự giao lưu của hai tộc người còn thể hiện trong việc 2 cộng đồng cư dân cùng đang thừa hưởng hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới tiêu cho toàn tỉnh mà các bậc tiền bối người Chăm đã có công kiến tạo, các thế hệ người Chăm và người Việt giữ gìn và phát triển.

Sự tiếp thu của người Việt

Bằng dụng cụ tinh xảo của mình, kĩ thuật làm đất (ruộng hay rẫy) của người Chăm đã đạt mức độ rất cao. Một số cụ nông dân Chăm cho rằng lưỡi cày và bắp cày của người Việt là tiếp nhận của Chăm.

Kĩ thuật xây đập và dẫn thủy nhập điền của người Việt phần nào chịu ảnh hưởng của Chăm.

Có nhiều cụ già cho rằng có lẽ xe bò đang được người Chăm và Kinh sử dụng hiện nay bắt nguồn từ chiếc xe trâu của người Chăm.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, từ rất sớm – thế kỉ thứ IX – người Chăm đã biết lai giống lúa (loại lúa ngắn ngày – 3 tháng – và chịu hạn tốt như: Bà rên, Cây ối, lúa Chiêm, Ba

76

trăng). Vì vậy Lúa Chiêm và lúa Ba Trăng (nghĩa là lúa ba tháng) mà miền Bắc đang làm là có xuất xứ từ dân tộc Chăm. Còn lúa Bà Rên, Cây Ối là loại lúa chịu hạn tốt cũng đang được một số người miền núi sử dụng.

Sự tiếp thu của người Chăm

Người Chăm đã chịu ảnh hưởng từ người Việt trong việc buôn bán. Trước đây người Chăm Ninh Thuận sống rất khép kín, ít làm ăn buôn bán mà chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và chăn nuôi. Họ thường bán các sản phẩm của mình cho những thương lái người Việt tại nhà của mình hoặc đem ra chợ làng để trao đổi, buôn bán trong làng. Với bản chất thật thà, người Chăm rất ghét buôn gian, bán lận. Họ thường làm ăn với những người biết giữ chữ tín, nếu gặp phải thương lái xảo quyệt, họ sẽ không buôn bán lần thứ hai với những người này. Điều này đã thay đổi theo thời gian. Người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay buôn bán rất sành sỏi. Họ thường chở sản phẩm đến các chợ người Việt để trực tiếp bán hàng mà không qua trung gian. Các sản phẩm mà người Chăm bán thường là: Đồ dùng bằng gốm (lò, nồi, lu, khuôn đổ bánh căn, bánh xèo), nông sản (chuối, mít, xoài…..)

Bây giờ đã có một số gia đình Chăm tập trồng rau muống và một số rau khác (cà, dưa leo, quế cũng do ảnh hưởng phần nào của nông dân Kinh). Riêng các loại rau leo như: mồng tơi, bầu bí, mướp… người Chăm từ lâu rất thích trồng theo mùa mưa tại ruộng rẫy hay trong khuôn viên nhà ở.

Trước kia, người Chăm chỉ biết dùng “xe trâu” làm phương tiện chuyên chở, chỉ từ thập niên 50 trở đi, người Chăm mới chuyển sang dùng “xe bò” do sự tiện lợi của nó.

Người Chăm và người Việt cùng thừa hưởng nguồn nước, hệ thống thủy lợi mà các vua Chăm đã xây dựng

Hiện nay Ninh Thuận còn tồn tại các công trình thủy lợi và nhân dân Champa đã xây dựng nên. Các công trình này không chỉ phục vụ đời sống của người Chăm từ xưa đến nay, mà còn cung cấp lượng nước tưới tiêu lớn cho các cư dân nông nghiệp người Việt. Tiêu biểu như các đập và hồ chứa nước: Para, Marên, Lâm Cấm, Nha Trinh, Ô Kăm.

Truyền thống làm hồ chứa nước và xây dựng đập kênh mương dẫn nước tưới tiêu của cư dân Champa còn lưu truyền trong các bài Thánh ca, ca ngợi những bậc tiền bối đã có công phát động, triển khai các công trình thủy lợi

Bài ca, ca ngợi ngài Yang –in chặn thung lũng làm hồ chứa nước:

Núi đồi điệp điệp trùng trùng

77

Núi đồi bao bọc chung quanh

Ngài làm hồ nước cho dân được nhờ Đắp đập ngài lại đắp kè

Đưa nước về đồng cho dân cấy cày

Bài hát ca ngợi Po Klaong Garai và Po Rôme

Đắp đập dọc theo dòng sông Tài phép Pô Klaong và Pô Ramê Đắp đập bằng đá thiên nhiên Tài phép Pô Klaong và Pô Ramê Đắp đập khai mương đắp kè Đưa nước ngược về đặp Marên Đắp đập cho nước dâng lên

Đưa nước về nương rẫy mở mang cánh đồng Đắp đập cho nước đầy sông

Cho dân cày cấy cánh đồng xanh tươi [38, tr. 1]

Các công trình thủy lợi còn tồn tại ở Ninh Thuận là các đập, hồ, khai mương, dẫn nước tưới tiêu bằng những phương pháp đóng cọc cài chà và đắp bằng đá thiên nhiên để ngăn sông suối lấy nước canh tác

Đập Tapa Kăm: còn được gọi là đặp Ô Kăm chặn bởi hai khe suối nước nhỏ là Suối Mo và suối Sara thuộc địa phận bản làng Nha Hố - BẮc Ái- Ninh Thuận. Đây là đập ở đầu nguồn, bể dài của đập 35m, rộng 3,5m có hai dòng mương. Một dòng mương tưới cho vùng đất canh tác Tân Mỹ. Một dòng mương cho vùng đất bán sơn nguyên xã Phước Trung và xã Phước Sơn.

Đập Para – cư dân người Việt gọi là đập Anh Dũng, cung cấp nước cho 25 ha diện tích lúa nước các làng Là A, Phước Hà thuộc huyện Ninh Phước, Ninh Thuận.

Công trình thủy lợi Pô Klaong Garai:

Đập Lâm Cấm (Đô Vinh – Phan Rang) đập được xây dựng bởi lợi thế đá thiên nhiên chắn ngang hệ thống mương, cung cấp nước canh tác cho hai thôn: Thành Ý và Công Thành.

Đập Nha Trinh – đập ông Pasa và bà Chaklin – tên ông bà nội nuôi mẹ ngài Po Klong Garai và để cho đồng bào Chăm thờ tự. Đập thuộc địa phận thôn Phước An – Ninh Phước:

78

Sau ngày giải phóng đập được tu bổ lại nhiều lần, dài 385m, rộng 19m, cao 5m, lòng kênh bắc khoảng 6 -8m, có chỗ hẹp 3-4m, bề sâu 1,5 -2m chảy dài khoảng 50km, dẫn nước tưới tiêu cho các thôn: Lương Tri, Tháp Chàm, Thành Ý, công Thành, An Nhơn, Phước Nhơn, Ba Tháp, Gò Đền, Hộ Diêm, Phan Rang, Dư Khánh và Bỉnh Nghĩa. Kênh Nam được thi công năm 1965, lòng kênh khoảng 8m, sâu 1,5 -1,8m chạy dài trên 40 km, dẫn nước tưới tiêu cho các xã Phước Sơn, Phước Hãi, Hữu Đức, Phước Sân và An Hải thuộc huyện Ninnh Phước cung cấp nước canh tác khoảng 15.000 ha.

Đập Nha Húi - Phước Trung: cung cấp nước tưới cho 1.000 ha đất canh tác thuộc các thôn Lương Tri, Lương Cang và xã Nhơn Sơn huyện Ninh Sơn.

Công trình thủy lợi Pô Rôme:

Bao gồm: Đập Cà tiêu, Đập Chà Vin, Đập Marên, Đập Cây Da, Đập Đá, Đập Ma Giăng, Đập Nha Mương, Đập Ta nôn. Hệ thống các đập này cung cấp nước tưới tiêu cho toàn bộ các huyện Phước Nam, Ninh Sơn, Ninh Phước. Trong đó, đập Marên là đập lớn nhất, cung cấp nước cho 10.000 ha đất canh tác ở các thôn Hậu Sanh, Văn Lâm, La Chữ, xã Phước Hữu thuộc huyện Phước Nam và Ninh PHước

TIỂU KẾT

Nhận diện quá trình giao lưu văn hóa Việt –Chăm ở Ninh Thuận, ngoài những nét chung của giao thoa văn hóa Việt – Chăm, có thể nhìn nhận một số điểm khác biệt:

Qúa trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trước 1975 diễn ra theo hướng Chăm hóa nhiều hơn là Việt hóa. Bởi lẽ, Ninh Thuận là mảnh đất mà người Chăm đã sinh sống lâu đời. Nơi đây bảo tồn và gìn giữ gần như nguyên vẹn nền văn hóa cổ truyền của người Chăm và vương quốc Champa. Người Việt di cư vào đây sinh sống phải đối mặt với nhiều khó khăn trên mảnh đất khô cằn, sỏi đá. Họ tự nhiên phải học cách sống và thích nghi mà cư dân bản địa đã hình thành sẵn. Do đó, sự giao lưu văn hóa lúc này diễn ra một chiều.

Từ sau năm 1975, đất nước trải qua nhiều biến cố của lịch sử, người Chăm và người Việt đã cộng cư trong một thời gian dài, cùng nhau tranh đấu bảo vệ Tổ Quốc, họ hiểu nhau hơn, gần nhau hơn. Lúc này, sự giao lưu văn hóa giữa hai tộc người diễn ra theo hai chiều. Có những nét văn hóa Chăm đã tác động mạnh lên cư dân người Việt nơi đây, và ngược lại, những nét văn hóa hiện đại, văn minh của người Việt ảnh hưởng đến đời sống, phong tục tập quán cũng như cách nhìn nhận, suy nghĩ của người Chăm. Với xu hướng ngày càng rộng mở trong giao tiếp của thời đại, người Chăm và người Việt càng xích lại gần nhau, sự giao lưu

79

80

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – CHĂM Ở NINH THUẬN TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, của văn hóa, gắn bó với tiến hóa xã hội và cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa. Giao lưu và tiếp biến văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi văn hóa, vừa là chính bản thân của sự trao đổi ấy, do đó sự giao lưu tiếp biến văn hóa có một tầm quan trọng trong lịch sử nhân lọai.

Giao lưu văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa và mọi xã hội từ xưa đến nay. Xét về thực chất, giao lưu văn hóa chính là sự tác động qua lại biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quá trình phát triển. Trong đó, các yếu tố nội sinh, mà trung tâm là con người giữ vai trò chủ thể có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ của chúng với các yếu tố ngoại sinh.

Lịch sử các nền văn minh của nhân loại cho thấy: không có một nền văn hóa nào dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu lại có thể liên tục phát triển trong một địa bàn khép kín, biệt lập, tách rời sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Vì vậy, giao lưu văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển của một nền văn hóa. Một nền văn hóa không thể tồn tại một cách “tự cấp, tự túc” được mà trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước không thể tránh khỏi những cuộc giao lưu tiếp xúc ở mức độ nhiều hay ít.

Văn hóa Việt cũng không thể tránh khỏi quy luật tự nhiên ấy. Với những đặc điểm của lịch sử Việt Nam, việc giao lưu – tiếp xúc – giao thoa văn hóa giữa các tộc người đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)