Về phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 63)

7. Bố cục luận văn

2.2.2. Về phong tục, tập quán

62

miền ngoài chạy vào đây tìm các nơi hoang vắng xa xôi để làm rẫy, khẩn hoang để tránh con mắt dòm ngó của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Từ đó số người việt tại Ninh Thuận dần dần tăng lên. Chính vì vậy, phong tục tập quán của đồng bào Kinh tại Ninh Thuận không có gì nổi bật, có khi còn đơn giản hơn cả miền ngoài.

Gia đình làm nghề gì thì có ngày tết ngày đó, cốt ý cầu mong năm mới làm ăn sẽ phát đạt, kết quả tốt đẹp. đến ngày mồng 4, hay mồng 6 thì lễ đưa ông bà gọi là lễ cúng tất. Ngày mồng 5 là ngày nguyệt kỵ nên không gia đình nào cúng kính ngày đó.

Vào rằm tháng giêng là tết Thượng Nguyên, các gia đình đều có làm lễ gia tiên, thổ địa và các cô hồn nhưng không phải gia đình nào cũng như nhau. Chỉ gia đình nào có lời hứa nguyện trước thì mới dùng hình thức cúng trước sân, nếu không thì chỉ cúng gia tiên ở trong nhà. Khi cúng ngoài sân, người ta bày biện lễ vật thành ba cấp. Trên hết là bàn thờ gia tiên, bàn thứ hai là thổ địa gồm có hương đăng, hoa quả, xôi chè, bánh trái. Còn cấp thứ ba gọi một hay hai cái mía đặt xuống đất, trong đó người ta để bánh cấp, bánh cúng, vàng bạc, giấy, bên cạnh có để một vò nước.

Ngoài ra còn có lễ Thanh minh vào tháng ba âm lịch, lễ Trung nguyên, Hạ nguyên và các tục lệ trong gia đình, nhưng cũng không có gì khác biệt so với các nơi khác.

Mùa cúng đất thường lệ vào tháng 3 âm lịch, ngày nào thì tùy vào tuổi gia chủ. Trong lễ cúng này gia chủ nhờ thầy pháp. Người ta đặt một cái bàn giữa sân, trên bàn có nải chuối, bình hoa, một con gà luộc để nguyên, xôi chè với một bộ đồ giấy có bán sẵn ngoài chợ gồm các hình vẽ cọp, hình người, ghe thuyền, v.v, một bộ tam sên (3 con tôm, 3 cái trứng, 1 miếng thịt ba rọi luộc chín), chén gạo, chén muối. Đặc biệt còn có một cái thuyền bằng bẹ chuối, một cái cung và 5 mũi tên.

Những hình thức cúng bái ở nơi tôn nghiêm như đình, miếu mạo cũng có nhiều nghi thức nhưng thường đơn giản và ít những tục lệ rườm rà như các tỉnh miền ngoài.

Tại Ninh Thuận không có văn chỉ thờ khổng Tử và Thất thập Nhị hiền, không có đàn xã tắc, miếu Thần nông… cho thấy các lễ nghi này bị coi nhẹ.

Đình thờ Thành Hoàng chỉ có ở một số ít làng cũ. Chùa chiền không thuộc sở hữu công cộng mà do các vị tăng đi hoằng pháp tạo nên và tín đồ phát tâm trợ giúp. Vì lẽ đó, việc tế đình hằng năm, việc làm chay thí thực vào rằm tháng bảy không phải là những việc tế lễ chung của các làng như ở các tỉnh miền ngoài, chỉ là việc riêng của làng nào có đình hoặc của chùa mà thôi.

63

chiêng trống, lễ vật thì có trầu rượu, tam sinh và hương đăng.

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 63)