Về tôn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 61)

7. Bố cục luận văn

2.2.1.Về tôn giáo, tín ngưỡng

Giống như các làng xã ngoài Bắc, các làng xã vùng duyên hải Trung và Nam Trung bộ có tục thờ thành hoàng làng –vị thần che chở và bảo vệ vận mệnh của cả làng; ngoài ra còn thờ thổ địa – vị thần che chở cho vận mệnh dân cư từng xóm. Thành hoàng được thờ ở đây thường là Nguyễn Phục, Bạch Mã Thái Giám, các võ tướng, công thần của nhà Nguyễn.

Người Việt vùng đất này cũng có tục tôn vinh những người có công khai lập và mở mang làng, xóm thông qua tục thờ Tiền hiền và Hậu hiền ở đình (nếu là người lập làng hoặc ở miếu xóm - người lập ra xóm), thể hiện tư tưởng “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn công lao những người đi trước.

Tục thờ mẫu của người Việt ở ngoài Bắc khi vào đến vùng ven biển Trung và Nam Trung bộ đã tiếp thu yếu tố mẫu của người Chăm. Nếu mẫu của người Chăm là Pô Nagar – Mẹ Xứ Sở thì người Việt có Thiên Ya na Thánh mẫu.

Các cộng đồng ngư dân Việt ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ tiếp thu nhiều yếu tố của văn hóa Chăm, tiêu biểu là tục thờ cá voi (Nam Hải đại vương hay Cá Ông) là một việc rất hệ trọng. Cá Ông được tôn là vị thần, phù hộ và che chở cho ngư dân, giống như thờ Thành hoàng ở đình, miếu của cư dân nông nghiệp. Cá Ông được người Việt giải thích theo ba thuyết:

- Một học trò bị thầy đồ phạt, khi chết hóa thành cá voi sống ở ngoài biển, cứu giúp người nạn

- Một con phượng hoàng đẻ ra hai trứng, một rơi xuống biển đông thành ông Nam Hải – tức cá voi, một rơi trên đất biến thành Quan Thánh chuyên ẩn nấp trong các quả chuông

60

và quăng xuống biển, biến thành đàn cá voi cứu giúp người bị nan.

Mỗi vạn (làng ngư) có một lăng thờ cá voi, về sau cư dân đông nên một hai xóm có thể xây dựng một lăng phụ khác. Hàng năm, vào tháng Hai (ngày 15,16), ngư dân tổ chức lễ tế Nam Hải, kết hợp với lễ cầu ngư (cầu cho ngư dân ra khơi được yên ổn, tốt lành, thu được nhiều cá trong năm). Mở đầu là lễ chèo thuyền ra cửa biển hoặc một vùng biển trước lăng để nghinh ông sanh (ông bà Nam Hải còn sống) về dự lễ, sau đó làm lễ ở lăng. Sau lễ thường có cuộc đua thuyền giữa các xóm.

Trong việc thờ cá voi của ngư dân, một việc rất hệ trọng là khi gặp cá voi bị nạn phải tổ chức cứu vớt lên bờ để chữa. Nếu cá chết (ông lụy) phải đưa cá lên bờ làm ma, chôn cất cá voi chu đáo tại nơi đất đẹp. Ba năm sau, khi thịt cá voi rữa hết, người ta bốc mộ cá voi, lấy xương rửa sạch cho vào chum hoặc hũ chuyển về lăng. Người đầu tiên phát hiện ra cá voi chết được dân làng gọi là trưởng tử (con cả của Nam Hải) phải chit khăn dó, chịu tang trong ba năm, như thể chịu tang bố mẹ. Vào ngày giỗ cá voi, người trưởng tử đứng phụ tế với chủ tế (trưởng vạn).

Tại ấp Sơn Hải xã Dinh Hải, quận An Phước có đền Ngọc Lân thờ Cá Voi mà dân chúng thường gọi là Dinh Ông .

Tục truyền rằng ngày mồng hai tháng năm, Nhâm Ngọ, có một người ra biển trông thấy một đoạn xương sống cá voi và một cái thùng vuông bằng gỗ thông trôi dạt vào bãi. Là dân chài lưới vốn sẵn lòng sung kính đối với cá voi, dân chúng bắt tay nhau khiêng khúc xương định bỏ vào thùng gỗ để chôn cất chỗ cao ráo, nhưng không tài nào khiêng nổi. Giữa lúc mọi người đang hết sức kinh ngạc thì tự nhiên trong bọn có người quát to một tiếng và bảo rằng: “Không nên vội vàng, thần ta định ở đậu tại đây, không được đem tang ở chỗ khác”.

Dân chúng biết đó là vị thần phụ đồng phán bảo nên không dám khiêng đi đâu nữa, bèn tang ngay tại chỗ, lập đền thờ, đắp tượng bằng đất, sơn quét màu sắc, còn cái thùng gỗ được sơn sơn đỏ để thờ sau pho tượng. Vị thần được suy tôn là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân tôn thần” [61, tr.86].

Ngoài ra dọc theo bờ biển từ Vĩnh Hy vào đến Cà Ná, rải rác có các lăng Ông khác và một số lăng thở thờ cá voi, con cái được gọi là lăng Cô. Vào các ngày vía, ngư dân tổ chức tế lễ linh đình, có rước phường hát bội về hát ba ngày đêm. Các nơi sau đây có các lăng Ông ở khắp cả tỉnh Ninh Thuận như: Vĩnh Hy, Thái An, Tri Thủy, Khánh Hội, Dư Khánh, Hải Chử, Sơn Hải, Cà Ná và lăng Cô thì ở Ninh Chữ, Sơn Hải và Cà Ná. Một hình thức lễ bái

61

mà một số ít còn duy trì tại Ninh Thuận là lễ Múa bóng, tục gọi lại Dâng Bống Hội Lễ. Nguyên Múa bóng là một cổ tục của Chiêm Thành do các bà Bóng phụ trách. Trong xã hội người Chàm, Bà Bóng là người được tôn quý nhất. Họ vừa đại diện cho chế độ mẫu hệ của người Chàm, vùa đảm trách các sinh hoạt tín ngưỡng của người dân. Muốn làm bà Bóng phải có dòng, chứ không phải ai muốn làm cũng được.

Bà Bóng có nhiều chức từ thấp lên cao do công phu tu tập của mình, mỗi lần được lên chức, gia đình và môn họ phải tổ chức cuộc lễ trọng thể, tự đài thọ mọi phí tổn, các lễ phong chức bà Bóng có:

Lễ Chà Và 2 múa thứ nhất tổ chức đơn sơ, vì đây như là lễ mới nhận chức

Lễ Chà Và múa thứ hai tổ chức lớn hơn, phải qua hai đêm và trải nhiều nghi thức phúc tạp

Lễ Chà Và múa thứ ba cũng tổ chức lớn hẳn lễ thứ 2, trong lễ này có ăn mừng, bà con dân tặng lễ vật.

Bà Bóng phải kiêng cữ thịt heo và thịt con nhông.

Múa Bóng là vũ điệu của các bà Bóng dân lễ tại các đền tháp trong những ngày lễ lớn. Có nhiều điệu múa khác nhau và người múa phải luyện tập hết sức công phu.

Khi người Việt di cư vào Ninh Thuận sống chung với người Chăm, phụ nữ Việt, nhất là những bà lên đồng, lên bóng học theo điệu múa bóng và áp dụng trong việc tế lễ thần linh, biến thành một tục lệ hoàn toàn Việt Nam. “Trong một vài thôn xóm, có một số các bà chuyên môn về múa bóng và được dân chúng mời đến làm lễ như những thầy pháp”[61, tr.88].

Về phương diện tôn giáo, đa số dân chúng đều theo Phật giáo. Tôn giáo thứ hai cũng quan trọng là Thiên chúa giáo. Những năm gần đây một vài cơ sở của Tin lành giáo, Cao đài giáo được thiết lập, nhưng số tín đồ còn ít. Đại đa số dân chúng không theo tôn giáo nào, vẫn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên. Gia đình nào cũng có một bàn thờ gia tiên, ngày rằm, các dịp lễ tết, các ngày giỗ kỵ, con cháu đều cúng bái theo tập tục cổ truyền. Mặc dù là một tỉnh nhỏ, số dân không nhiều nhưng Ninh Thuận lại là nơi hội đủ các tôn giáo lớn trên thế giới mà ít có địa phương nào ở Việt Nam có được là Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo, Hồi giáo, Bàlamôn giáo. “Trong đó, Bàlamôn giáo trong người Chăm chiếm tỷ lệ gần 60% số người Chăm và là tôn giáo cổ xưa nhất, du nhập sớm nhất vào Đông Dương” [7, tr. 15].

Một phần của tài liệu giao lưu văn hóa việt chăm ở ninh thuận từ 1832 đến 2012 (Trang 61)