Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
89,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Phật giáo là một trong số những tôn giáo lớn nhất thế giới. Nó được bắt nguồn từ Ấn Độ và sau đó là lưu truyền sang rất nhiều các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Phật giáo chứa một triết lí nhân sinh cao cả với ước muốn là cứu con người khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát, không phải bằng sự ban bố nhân đức mà ở chỗ con người có hạnh phúc hay không là chính ở cuộc sống đức độ của con người, có như vậy con người mới có thể đạt đến cái “Chân- Thiện- Mỹ”. Phật giáo từ khi du nhập vào Việt nam đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống nhân dân. Để làm rõ vấn đề này, chúng em xin lựa chọn đề cho bài tập nhóm lần 1:” Sự truyền bá Phật giáo ra bên ngoài Ấn Độ và sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam”. NỘI DUNG I) Vài nét cơ bản về Phật giáo 1) Sự ra đời và phát triển của Phật giáo Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni (nghĩa là ông thánh hay nhà hiền triết của tộc người Thích Ca). Đây là tên gọi khi thành đạo. Tên thật của Thích Ca Mâu Ni là Sitddharta Gautama (Tất đạt đa) nghĩa là “người thực hiện được mục đích”, họ là Gautama (Cù Đàm). Ngay từ khi ra đời, Phật giáo đã thu hút được đông đảo tín đồ đi theo. Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ sang Trung Quốc và Trung Á. Những thế kỉ tiếp sau đó, đạo Phật suy đàn ở Ấn Đọ nhưng lại được phát triển ở phần lớn châu Á và đã trở thành quốc giáo của một số nước như Xri Lanca, Thái Lan, Lào, Campuchia. 2) Học thuyết Phật giáo Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được tóm tắt trong câu nói của Phật Thích ca: “Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về nỗi khổ đau và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ”. “Cũng như nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt”. Cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy được thể hiện trong thuyết “tứ thánh đế” hoặc còn gọi là “tứ diệu đế”, nghĩa là 4 chân lí thánh. Đó là: khổ đế, tập đế, diệt đế, đại đế. Về giới luật, tín đò Phật chủ yếu phải khiêng 5 thứ: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uốn rượu. Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết duyên khởi. Mọi vật đều do nhân duyên hào hợp mà thành. Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương “vô tạo giả” tức là không có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ. Bên cạnh thuyết “vô tạo giả”, đạo Phật còn nếu ra các thuyết “vô ngã”, “vô thường”. Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp. Mọi người, dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những thành viên bình đẳng của một Tăng đoàn. II) Sự truyền bá đạo Phật ra bên ngoài Ấn Độ 1) Sự truyền bá đạo Phật ra các nước khác. Phật giáo ở Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài theo hai hướng đó là đại thừa và tiểu thừa. Khi đức Phật còn ở đời, tùy trình độ mọi người mà Ngài thuyết pháp có cạn sâu cao thấp. Đôi khi thính chúng tuy cùng nghe một giáo lý nhưng sự lĩnh hội của mỗi người có thấp có cao, rộng hẹp không đồng từ đó mà sau này sinh ra sự phân biệ tgiữa Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana). Phật giáo từ Ấn Độ, truyền sang phương Bắc, dùng kinh điển chữ Phạn, còn gọi là Bắc Tông hay Đại Thừa, trước tiên truyền vào Tây Tạng vào khoảng giữa thế ký III, rồi từ đó truyền sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, thuở ban sơ có nhiều vị sư Ấn Độ theo lái buôn, họ đi đường biển sang truyền đạo trực tiếp ở Việt Nam trước công nguyên.Giáo phái Tiểu Thừa được truyền bá rất sớm sang đảo Sri Lanka (Tích Lan), rồi truyền qua các nước Myamar (Miến Điện), Thái Lan, Lào.Dù là Tiểu Thừa (cỗ xe nhỏ) hay Đại Thừa (cỗ xe lớn), tuy quan niệm có khác nhau nhưng hai tông phái này vẫn không xa rời những giáo lý căn bản của Phật Thích Ca Mâu Ni về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo… và luôn luôn lấy Trí Tuệ-Từ Bi làm đầu. Ngày nay, Phật giáo đồ không còn quan niệm Đại Thừa hay Tiểu Thừa nữa, mà chỉ gọi là Bắc Tông (hay Phật Giáo Phát Triển) và Nam Tông (hay Phật Giáo nguyên thủy). Đạo Phật là một đạo bất biến, nhưng cũng là một đạo tuỳ duyên. Khi được truyền bá đến bất cứ nước nào, mặc dù phát nguyên từ Ấn Độ, đạo Phật cũng đều dễ dàng hoà nhập và lan toả để chung sống với dân tộc đó. Điểm nổi bật của đạo Phật là trong suốt 49 năm hoằng pháp độ sanh, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi qua nhiều xứ sở trên đất Ấn Độ để hàng phục rất nhiều ngoại đạo, tà giáo chỉ bằng Lẽ Phải và lòng Từ Bi. Rồi sau khi Ngài nhập diệt, các đệ tử và hậu duệ của Ngài đã truyền bá chánh pháp trong suốt gần 3.000 năm qua nhiều quốc gia mà không để xảy ra một cuộc chiến tranh tôn giáo nào. Với số Phật tử hiện nay trên khắp thế giới vào khoảng trên 500 triệu người, đạo Phật đã góp phần rất đắc lực trong công cuộc xây dựng nền văn hoá, cũng như kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật của nhiều quốc gia. Có một điều thấy như nghịch lý, tuy đạo Phật suy tàn ở ngay đất nước Ấn Độ- nơi phát sinh ra đạo Phật- nhưng lại được phát triển phần lớn ở Châu Á và đã trở thành quốc giáo, trở thành nền đạo lý của dân tộc ở một số nước như: Tây Tạng, Sri Lanka, Myamar, Lào, Thái Lan, Cam Bốt… 2) Sự truyền bá đạo Phật sang Việt Nam Phật Giáo du nhập vào nước ta từ thế kỉ thứ II sau công nguyên, lúc bấy giờ trung tâm Phật Giáo ở Luy Lâu ( vùng Dâu-Thuận Thành- Hà Bắc) đã khá thịnh đạt. Các vị sư đầu tiên là người Ấn Độ, nhưng về sau lại thấy xuất hiện tên hiệu vị sư Trung Á và Trung Hoa. Có thể nói rằng, ngay từ thời rất xưa Việt nam đã đựơc cao tăng Ấn Độ đến để truyền Giáo trực tiếp. Trải qua các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần… Phật Giáo được thịnh hành nhất ở Việt Nam chính là đời nhà Lý, vì trong 215 năm trời, trải qua 8 đời truyền kế, vua nào cũng sùng tín đạo Phật, lại được rất nhiều vị danh Tăng ra đời tận tâm vì Phật sự, cho nên ảnh hưởng của đạo Phật trong nhân gian được lan rộng và lợi lạc rất nhiều. III) Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam. 1) Về chính trị, xã hội Trong các thời Đinh, Lê, Lý, Trần, các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh điều được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn trong những việc quan trọng của quốc gia. Ta thấy có nhiều lý do khiến các thiền sư Việt Nam tham gia vào chính sự, thứ nhất: họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi nên thấu hiểu được nổi đau khổ của một dân tộc bị nhiều cuộc đô hộ của ngoại bang. Thứ hai: các thiền sư không có ý tranh ngôi vị ngoài đời nên được các vua tin tưởng và thứ ba: các thiền sư không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp vua mà thôi) như các nho gia nên họ có thể cộng tác với bất cứ vị vua mào đem lại hạnh phúc cho dân chúng. Thời vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho thiền sư Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống, thời Tiền Lê có ngài Vạn Hạnh, ngài Đỗ Pháp Thuận, ngài Khuông Việt cũng tham gia triều chính. Trong đó đặc biệt thiền sư Vạn Hạnh đã có công xây dựng triều đại nhà Lý khi đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt chế độ tàn bạo của Lê Long Đỉnh, ông vua Ngọa Triều còn có biệt danh kẻ róc mía trên đầu sư. Thời nhà Trần có các thiền sư Đa Bảo, thiền sư Viên Thông điều được các vua tin dùng trong bàn bạc quốc sự như những cố vấn triều đình. 2) Về ngôn ngữ Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người dùng đến kể cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này được phát xuất từ Phật Giáo, chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng thương xót, người ta bảo "tội nghiệp quá". Mọi người điều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất căn bản của Phật :"thuyết nhân quả báo ứng" thuyết này cũng đi sâu vào nhận thức dân gian với những cách như "ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão". Còn nghiều từ ngữ khác như từ bi, hỷ xã, giác ngộ, sám hối đã được người dân Việt Nam quen dùng như tiếng mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng. 3) Ảnh hưởng phật giáo qua các tác phẩm văn học Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của phật giáo. Cái ảnh hưởng đó có ngay từ khi phật giáo du nhập vào nước Việt, sự ảnh hưởng của phật giáo trong thơ văn từ khi người Việt Nam đã viết chữ Nôm, chữ Việt thành thạo nghĩa là bắt đầu thừ thế kỷ thứ 18 trở về sau. Tác phẩm chữ nôm nổi tiếng trong thế kỷ thứ mười tám là Cung Oán Ngâm Khúc của nhà thơ Việt Nam Nguyễn Gia thiều (1741-1798), tác phẩm viết bằng thơ nôm. Thể song thất lục bát, dài 356 câu, là khúc ngâm của người cung nữ bị vua ruồng bỏ, oán than về thân phận mình. Nội dung tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của phật giáo, nhất là triết lý ba pháp ấn Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Qua thế kỷ thứ mười chín, với thi hào Nguyễn Du (2765-1820) ta có được một án văn bất hủ là Truyện Kiều, là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát dựa theo tác phẩm Kim Vân Truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), gồm 3254 câu thơ. Đây là một truyện thơ chịu nhiều ảnh hưởng của Phật Giáo, trong đó ta thấy nổi bật nhất là thuyết về Khổ Đế, một phần quan trọng của giáo lý Tứ Diệu Đế, kế đó là tinh thần về hiếu đạo và thuyết về nhân quả và nghiệp báo. 4) Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá rõ nét.Theo đúng truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau. Bên cạnh việc đi chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một , người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ vu lang). Ngoài ra Phật giáo còn ảnh hưởng đến các tập tục khác như: tục ma chay, cưới hỏi, tục đốt vàng mã, tục coi ngày giờ, tục cúng sao hạn, tục xin xăm, bói quẻ,…Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều tác động của trào lưu văn hóa khác nhau. Nhất là từ Trung Quốc. Trong đó Phật giáo đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. 5) Về kiến trúc Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Phật giáo để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng cảnh cho nước Việt, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như ở miền Bắc có chùa Một Cột, chùa Tây phương, chùa Hương, ở miền Trung có chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, chùa Báo Quốc, và ở miền Nam có các chùa Giác Lâm, chùa Vĩnh Tràng [...]... ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này Tiêu biểu ta thấy có các tác phẩm như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (28) Chùa Hạ (Vĩnh Phú, Bắc Việt, cao 3,2m), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây, Bắc Việt) ,... tượng Đức Phật Thích Ca ngồi kiết già cao 11m tại Vũng Tàu, Khánh Thành ngày 10/3/963 ; tượng "Kim thân Phật tổ" cao 24m ở chùa Long Sơn, TP Nha Trang được thực hiện vào năm 1964 KẾT BÀI Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên Tây lịch, rồi tồn tại, phát triển và chan hòa với dân tộc này cho đến tận hôm nay Nếu thời gian là thước đo của chân lý thì với bề dày lịch sử đó, Đạo Phật đã khẳng... bề dày lịch sử đó, Đạo Phật đã khẳng định chân giá trị của nó trên mãnh đất Việt Nam Trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa chính trị đặt biệt là xét trên khía cạnh hệ thống tư tưởng, thì Đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình thành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam PHỤ LỤC 1) 2) 3) 4) 5) 6) 7) 8) Giáo trình lịch sử văn minh thế giới http://gdptvnac.net/tai-lieu/thieu-nien/trung-thien-09.html... Tây, Bắc Việt) , Bộ tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam Đà Nẵng), Bộ tượng Thập Bát ở chùa Tràng (Mỹ Tho), tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian (Hà Tây) Tượng Phật Thích Ca, cao 1,07m bằng đồng là hiện vật Bảo tàng lịch sử TPHCM là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo của Việt Nam còn có những công trình điêu khắc quy mô và mang tính lịch sử như tượng "Phật Nhập Niết Bàn" dài 49m... http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_%C4%91%E1%BB %81:Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o http://doan.edu.vn/do-an/triet-hoc-phat-giao-an-do-va-ah-huong-cuano-den-van-hoa-xa-hoi-viet -nam- 1676/ http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/triet-hoc-phat-giao-an-do-va-anh-huongcua-no-den-van-hoa-xa-hoi-viet -nam- .547304.html http://quangduc.com/lichsu/06pgvn2.html http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-sach-dao-phat-ngay-nay/5674Chuong-10-Lich-su-sau-nay-va-su-truyen-ba-Phat-giao.html . có nhiều lý do khiến các thiền sư Việt Nam tham gia vào chính sự, thứ nhất: họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi nên thấu hi u được nổi đau khổ của một dân tộc bị nhiều. thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người dùng đến kể cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết. giáo qua các tác phẩm văn học Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của phật