1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM

17 570 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 136 KB

Nội dung

Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành...6 CHƯƠNG II - ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM...7 1... Lý do lựa chọn đề tài: Ngay từ khi ra đời, triết h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-o0o -Tiểu luận:

Đề tài :

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VĂN HÓA

VIỆT NAM

Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Nguyễn Chiến Thắng

Số thứ tự: 91 Nhóm: 3 Lớp: Cao học Khóa 23 - Đêm 1

TPHCM, tháng 12 năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA 1

1 Tư tưởng âm dương 1

1.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng âm dương 1

1.2 Nội dung tư tưởng âm dương 2

2 Tư tưởng về Ngũ Hành 3

2.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Ngũ hành 3

2.2 Nội dung chính của thuyết ngũ hành 4

2.2.1 Sơ lược về Ngũ hành 4

3 Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành 6

CHƯƠNG II - ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM 7

1 Về tín ngưỡng 7

2 Về phong tục 9

3 Về ẩm thực 10

4 Về trang phục 11

5 Về kiến trúc 12

KẾT LUẬN 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài:

Ngay từ khi ra đời, triết học Âm dương gia đã được người phương Đông nhất là

ở Trung Quốc và Việt Nam, vận dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống: từ nhận thức

về vũ trụ đến nhận thức về con người, từ tổ chức đời sống tập thể đến đời sống cá nhân, từ ứng xử với môi trường tự nhiên đến ứng xử với môi trường xã hội Từ xưa đến nay, hai thái cực âm dương đã trở thành cái hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống Việt Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của tư tưởng âm dương vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại Điều đó minh chứng sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này cả trên chiều rộng và chiều sâu của một nền văn hóa Ngày nay, triết lý âm dương vẫn được nhiều người tìm hiểu, ứng dụng Người ta không chỉ vận dụng triết lý âm dương vào trong các lĩnh vực của đời sống theo phong tục, mà còn từng bước lý giải và vận dụng nó dựa trên cơ sở khoa học Vì vậy, nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói chung, triết lý âm dương nói riêng, vừa là sự

“trở về cội nguồn”, vừa là cơ sở để hiểu sâu sắc hiện tại, để góp phần xây dựng nền

văn hoá nước ta hiện nay Để phân tích rõ vấn đề trên em xin chọn đề tài “Triết học

Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa Việt Nam”.

2 Kết cấu đề tài:

Chương 1: Khái quát sự ra đời của Triết học Âm dương gia

Chương 2: Ảnh hưởng của triết học Âm dương gia với văn hóa Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA

Triết học âm dương gia không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu

lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng

Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này Triết học âm dương gia bao gồm hai hệ tư tưởng lớn là: âm dương và ngũ hành

1 Tư tưởng âm dương

1.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng âm dương

Theo nghiên cứu, học thuyết âm dương xuất hiện đầu tiên trong "Kinh Dịch" Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long

mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt ( ) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm

Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách

"Quốc ngữ" Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược

Sau này, các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam" ("Phương Nam"

ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam) Trong quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của

nó tác động trở lại cư dân phương nam

Trang 5

1.2 Nội dung tư tưởng âm dương

Nội dung cơ bản của lí luận âm dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lí âm dương bao gồm:

- Âm là phạm trù đối lập với dương bao gồm các yếu tố như: mẹ, số chẵn, hình vuông, tĩnh, chậm, hướng nội, ổn định, mùa đông, phương bắc, lạnh…

- Dương là phạm trù đối lập với âm bao gồm các yếu tố như: cha, số lẻ, hình tròn, động, hướng ngoại, phát triển, mùa hạ, phương nam, nóng…

Triết lý âm dương gồm hai quy luật cơ bản:

- Quy luật về thành tố (tính phân chia vô cùng): Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm, không ngừng phân chia một thành hai, cho đến vô cùng Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa, trong cái mưa tiềm

ẩn cái nắng, trong lòng đất âm chứa cái dương nóng Quy luật này cho thấy rằng một vật âm hay dương chỉ là tương đối trong sự so sánh với một vật khác

- Quy luật về quan hệ (tính tương hỗ chuyển hóa): Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt",

âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau Chẳng hạn: ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh… luôn đổi chỗ cho nhau Ở xứ nóng (dương) phát triển nghề trồng trọt, ở xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi, cây từ đất (âm) mọc lên lá xanh chuyển sang vàng rồi hóa đỏ (dương) sau đó lại quay về với mặt đất thành đen

Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng

và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của

sự vật Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại

Trang 6

Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản"

Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi

là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương" Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi Đó chính là quá trình vận động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương

Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi

sự biến hóa của vũ trụ Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng

Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan

2 Tư tưởng về Ngũ Hành

Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong

vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị

2.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Ngũ hành

Cũng như Âm dương, chưa có một tài liệu nào ghi chép rõ nguồn gốc hình thành

ra đời của “Ngũ hành” Qua nghiên cứu, con người chỉ ghi nhận lại thuyết “Ngũ hành” được nhắc đến ở đâu và nội dung như thế nào

Trang 7

Đầu tiên, học thuyết này được đề cập đầu tiên trong tác phẩm “Kinh thư” ở chương “Hồng phạm” Trong tác phẩm đề cập, ngũ hành về mặt tự nhiên gồm năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), về mặt thiên thời có ngữ “ kỷ” (một

là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số)

Sau đó, thuyết “Ngũ hành” được làm rõ hơn trong sách “Thập nhị xuân thu”, tác phẩm làm rõ nét hơn về mối quan hệ của ngũ hành với giới tự nhiên

Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải

nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành

Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh" Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc

2.2 Nội dung chính của thuyết ngũ hành

2.2.1 Sơ lược về Ngũ hành

Ngũ hành được xây dựng dựa trên mô hình 5 yếu tố về cấu trúc vũ trụ Các hành được sắp xếp theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ Trong đó:

 Mộc: gỗ, có tính chất động, khởi đầu (sinh), mùa xuân, phương đông, màu xanh, vị chua…

 Hỏa: lửa, có tính chất nhiệt, phát triển (trưởng), mùa hạ, phương nam, màu

đỏ, vị đắng…

 Thổ: đất, có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (hóa), giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt…

Trang 8

 Kim: kim khí, có tính chất thu lại (thu), mùa thu, phương tây, màu trắng, vị cay…

 Thủy: nước, có tính chất tàng chứa (tàng), mùa đông, phương bắc, mà đen, vị mặn …

2.2.2 Nội dung thuyết Ngũ hành

Quy luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau, xúc tiến, nương tựa lẫn nhau để sinh trưởng, giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển Đó gọi là ngũ hành tương sinh Người ta quy ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc Sự tương sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh)

Quy luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành Quan

hệ Tương khắc được thể hiện như sau: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ

Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường Còn nếu giữa ngũ hành với nhau

mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối

mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ"

3 Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của

sự sinh trưởng, biến hóa Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức

Trang 9

tạp của vật chất Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý

CHƯƠNG II - ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VỚI VĂN

HÓA VIỆT NAM

Không gian văn hoá Việt Nam vốn được định hình trên nền của không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á, như một hình tròn bao quát toàn bộ Đông Nam Á lục địa

và Đông Nam Á hải đảo Với vị trí địa lí giao điểm của các luồng văn hóa, quá trình

Trang 10

phát triển lịch sử - xã hội củaViệt Nam đã bị chi phối mạnh mẽ bởi các quan hệ giao lưu văn hóa rộng rãi với Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Tây Trong

đó, quan hệ với văn hóa Trung Hoa để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả

Từ xưa đến nay, hai thái cực âm dương và thuyết ngũ hành đã trở thành cái hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống Việt Nó được biểu hiện cụ thể, chân phương từ nhiều góc độ trong đời sống

1 Về tín ngưỡng

Với tín ngưỡng phồn thực (phồn nghĩa là nhiều, thực là nảy nở), người Việt tái khẳng định sự tồn tại của triết lý âm dương Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực biểu hiện ở hai dạng: thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối

- Thờ sinh thực khí (sinh: đẻ, thực: nảy nở, khí: công cụ) phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội

ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may

- Thờ hành vi giao phối là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á Các di sản văn hóa như Trống đồng có khắc hình nam nữ đang giao phối trên mặt, hay như chùa Một Cột (âm) cũng được đặt trên một cột tròn (dương), cột tròn lại đặt trong cái hồ vuông (âm), cái mõ bằng gỗ (mộc) đặt ở bên trái (phương Đông) là dương, cái chuông bằng đồng (kim) ở bên phải (phương Tây) là âm, tiếng mõ và chuông tạo

âm dương hòa hợp Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và

nữ, cứ mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai vật đó lại với nhau Phong tục "giã

Trang 11

cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ

Với tín ngưỡng sung bái tự nhiên, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, ông cha

ta coi trọng tín ngưỡng đa thần, lấy chất âm tính làm căn bản, dẫn đến lối sống tình cảm, trọng nữ; theo đó mà các nữ thần chiếm ưu thế (tục thờ Mẫu) Hay như truyền thuyết, tổ tiên người Việt là giống “Rồng Tiên” Tiên - Rồng là một cặp đôi chỉ có trong lối tư duy theo triết lý âm dương Đó cũng là hai loài biểu trưng cho phương Nam và phương Đông trong ngũ hành

Với tín ngưỡng sùng bái con người, người Việt đặc biệt coi trọng mối liên hệ giữa âm và dương Theo người xưa, chết là từ động thành tĩnh nên với triết lý âm dương thì hồn đi từ cõi dương (trần gian) sang cõi âm (âm phủ) Với niềm tin chết là

về với tổ tiên (“Sống gửi thác về”), người Việt rất coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tục xưa tin rằng dương sao âm vậy và cũng có một cuộc sống ở cõi âm như cuộc sống người trần trên dương thế Tức là, người chết cũng ăn uống và tiêu pha như người sống Do vậy, ông cha ta vốn coi trọng lễ đốt mã trong ngày cúng giỗ, người sống sắm sửa quần áo, giường màn, bát đĩa, xe cộ, thuyền bè cho người chết; thậm chí là hình nhân để hóa người hầu hạ kẻ đã khuất Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn - khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất - theo họ như thế tổ tiên mới nhận được Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước - Lửa (âm dương) và Trời - Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc

2 Về phong tục

Từ xa xưa, triết lý âm dương, ngũ hành đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người Việt Nam Theo truyền thuyết, hai món bánh chưng bánh dày do Hoàng

tử Tiết Liêu (Lang Liêu), con trai thứ mười tám của vua Hùng đời thứ sáu làm ra, và lưu truyền đến hôm nay, trở thành một món ăn không thể thiếu trong các ngày Lễ Tết Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời Bánh chưng hình vuông, tượng trưng

Ngày đăng: 13/04/2015, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w