ĐỀ TÀI TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

18 1.5K 4
ĐỀ TÀI TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG Từ xưa đến nay, đường lối và tư duy triết học đã đi sâu vào đời sống của người phương Đông. Trong đó, âm dương gia là một trường phái có sức ảnh hưởng đáng kể đến thế giới quan của người phương Đông, gồm tư duy, văn hóa, ẩm thực, phong thủy, kinh doanh, y học…

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đ ĐỀ TÀI: TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG GVHD : TS Bùi Văn Mưa SVTH : Trần Thị Tố Uyên MSSV : 7701221359 Lớp : Ngày 4 – K22 Nhóm : 9 STT: 82 TP.Hồ Chí Minh – Tháng 12/2012 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa LỜI MỞ ĐẦU Từ xưa đến nay, đường lối và tư duy triết học đã đi sâu vào đời sống của người phương Đông. Trong đó, âm dương gia là một trường phái có sức ảnh hưởng đáng kể đến thế giới quan của người phương Đông, gồm tư duy, văn hóa, ẩm thực, phong thủy, kinh doanh, y học… Học thuyết âm dương ngũ hành đã được đi vào nhiều công trình nghiên cứu và khai thác của các trường phái triết học và được vận dụng vào nhiều ngành khoa học. Có thể nói, âm dương và ngũ hành là một trong những học thuyết đã được vận dụng và giải thích sâu sắc nhiều vấn đề của hiện tượng tự nhiên xã hội. Vì những lý do trên, bài tiểu luận xin được lấy tên “Triết học âm dương và ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông” để đi sâu vào nghiên cứu trường phái triết học âm dương gia, thực tiễn và sự ứng dụng trong xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Để hoàn thành bài tiểu luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Bùi Văn Mưa đã tận tâm hướng dẫn em để hoàn thành bài tiểu luận môn Triết học. Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này, do sự giới hạn của kiến thức và kinh nghiệm nên việc thiếu sót sẽ không tránh khỏi. Do đó, em rất mong nhận được những lời nhận xét, chỉ dẫn của thầy để bài tiểu luận của em có thể hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt các thế hệ học viên tiếp theo của Trường đại học Kinh tế Tp.HCM. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2012. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 1 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa I.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: 1. Tìm hiểu đôi nét về Triết học âm dương gia. 2. Ảnh hưởng và sự vận dụng của triết học âm dương vào xã hội phương Đông. 3. Tìm hiểu về triết học âm dương tại Việt Nam. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Khái niệm, nguồn gốc, bản chất, lý luận thuyết âm dương và thuyết ngũ hành. * Sự ảnh hưởng và tồn tại của thuyết âm dương trong xã hội phương Đông. * Sự tồn tại thuyết âm dương ngũ hành trong xã hội Việt Nam. III. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Chương I: Tìm hiểu đôi nét về Triết học âm dương gia. Chương II: Ảnh hưởng của triết học âm dương đối với xã hội phương Đông. Chương III: Sự ảnh hưởng và vận dụng của Triết học âm dương tại Việt Nam. Chương IV: Kết luận. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 2 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG I: TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ ÂM DƯƠNG GIA 1. Nguồn gốc và quá trình ra đời Vào thời cổ đại, con người đã quan sát và nhận thấy được các mặt đối lập và sự thay đổi của các hiện tượng tự nhiên như nắng mưa, ấm lạnh, nam nữ, già trẻ…, từ đây khái niệm âm và dương cũng ra đời. Đến thời đại Tây Chu, khái niệm âm dương đã trở thành học thuyết âm dương, thể hiện chủ yếu qua kinh văn Chu Dịch. Ở thời đại này, con người cho rằng sự vận động biến hóa của các mặt đối lập như nắng mưa, ấm lạnh, nam nữ, già trẻ…tất cả là hai mặt của quá trình vận động của cái khí cấu thành thế giới, thúc đẩy sự phát triển của vạn vật. 2. Triết học âm dương gia 2.1 Lý luận âm dương • Nguyên lý âm dương “Âm” : hướng con người liên tưởng đến yếu tố như bóng tối, bên trong, nữ tính, phía dưới, bên phải, số chẵn, cái lạnh, mây, mưa, tĩnh, tiêu cực… “Dương”: hướng con người liên tưởng đến các yếu tố như ánh sáng, bên ngoài, nam tính, phía trên, bên trái, số lẻ, động, tích cực… “Âm” và “Dương” luôn tồn tại và chuyển hóa lẫn nhau ở mức độ cực lớn: dương có nguồn gốc từ âm, âm có nguồn gốc từ dương, các yếu tố này nếu đứng một mình sẽ mất đi sự nương tựa đối vói phía kia. Có thể thấy rõ mối quan hệ này trong sự tương quan của chất lượng và năng lương: “Âm” là chất lượng và “Dương” là năng lượng, nếu không có chất lượng của âm sẽ không thể có năng lượng của dương. Ngoài ra, âm và dương còn thể hiện mối quan hệ tăng giảm, kiềm chế lẫn nhau: âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy và điều này đã hình thành sự cân bằng động của thế giới khách quan. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 3 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Sự chuyển hóa của âm dương cũng là một quy luật “vật cực tất phản” trong tự nhiên. Sự vật khi đạt sự phát triển đỉnh điểm sẽ tiến đến mặt trái của nó. Quy luật này có thể thấy rõ nhất là quy luật của thời gian, đông tàn thì xuân đến, xuân tàn thì hạ đến, hạ tàn thì thu đến, thu tàn rồi lại đến đông giống như một chu kỳ khép kín mà tận cùng của nơi này trên đường tròn sẽ là sự bắt đầu của nơi khác. • Quá trình biến dịch: Thái cực -> Lưỡng nghi -> Tứ tượng -> Bát quái -> Trùng quái -> Vạn vật: Âm dương dựa vào và bổ sung cho nhau để cùng tồn tại một cách đối xứng và hài hòa: trong âm có dương, trong dương có âm. Mối tương quan này được thể hiện trong vòng tròn kép kín, chia làm nửa đen có chấm trắng và nửa trắng có chấm đen tượng trưng cho âm và dương. Âm và dương là hai lực lượng đối lập (lưỡng nghi) được hình thành thống nhất trong Thái Cực. Âm được ký hiệu là ( ) và dương được thể hiện bởi ký hiệu (-): + Khi lấy dương chồng âm, âm chồng âm, âm chồng dương, dương chồng dương sẽ tạo thành tứ tượng: thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương. + Khi lấy dương, sau đó lấy âm chồng lên tứ tượng sẽ tạo thành bát quái. Tiếp tục quá trình này sẽ tạo thành trùng quái rồi hình thành tới vạn vật. Tóm lại, học thuyết âm dương đã được khái quát thành quy luật khẳng định tính phổ biến: âm dương là hai mặt đối lập nhưng lại thống nhất và tồn tại trong các hiện tượng tự nhiên (về tính chất: dương thì cứng, nóng còn âm thì mềm, lạnh; về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên) còn âm là giáng (đi xuống)). Ngoài ra, âm dương còn đối lập nhau ở cả phương vị: khí dương lấy phía Nam làm phương vị và phía bắc làm tàng thế và ngược lại. Có thể mở rộng ra những thuộc tính trong xã hội như quân tử - tiểu nhân, hưng phấn - ức chế, vô hình – hữu hình… Do đó, tuy là sự phát triển sơ khai trong việc lý giải các mặt đối lập của hiện tượng nhưng âm dương vẫn là hai mặt không thể tách rời. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 4 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 2.2 Lý luận Ngũ hành Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bàn thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng những tên của năm loại vật chất không thể thiếu trong đời sống, cụ thể là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ: + Mộc: tượng trưng cho mùa xuân, màu xanh, gỗ, phương đông, vị chua… + Hỏa: tượng trưng cho mùa hạ, màu đỏ, lửa, phương nam, vị đắng… + Thổ: tượng trưng cho giữa hạ và thu, màu vàng, đất, trung ương, vị ngọt… + Kim: tượng trưng cho mùa thu, màu trắng, kim khí, phương tây, vị cay… + Thủy: tượng trưng cho mùa đông, màu đen, nước, phương bắc, vị mặn… Thuyết Ngũ hành nói chung diễn giải sự sinh hóa của vạn vật thông qua hai nguyên lý tương sinh và tương khắc: Tương sinh: năm hành có quan hệ xúc tiến và nương tựa lẫn nhau, cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Trong mối quan hệ này: Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy -> Mộc. Tương khắc: có tác dụng làm sự cân bằng được duy trì. Tuy nhiên, sự tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường, cái khắc nó và cái nó khắc. Trong mối quan hệ này: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 5 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 2.3 Sự kết hợp của âm dương và ngũ hành Học thuyết âm dương tuy có thể giải thích về quy luật chung của hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan vũ trụ và sự sinh trưởng biến hóa của vạn vật nhưng sẽ gặp phải hạn chế trong cách lý giải sự biến hóa phức tạp của vật chất. Khi đó thuyết ngũ hành sẽ được vận dụng để lý giải cho các hiện tượng này. Do đó, sự kết hợp thuyết âm dương và ngũ hành sẽ giải thích một cách hợp lý cho mọi hiện tượng trong tự nhiên và xã hội một cách tương đối hợp lý. Âm dương và ngũ hành là hai học thuyết không thể tách rời nhau trong một phạm trù: nếu như âm dương có thể vận dụng để lý giải cho sự đối lập và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người thì học thuyết ngũ hành lại nói giải thích cho mối quan hệ phức tạp của các bộ phận con người và của con người với tự nhiên. Do đó, sự kết hợp của âm dương và ngũ hành có thể lý giải tương đối hoàn chỉnh cho hiện tượng tự nhiên xã hội. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 6 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG. Âm dương và Ngũ hành là hai trào lưu tuy tách rời nhưng cũng cố gắng cùng với hệ tư tưởng duy vật biện chứng lấy tự nhiên để giải thích cho tự nhiên. Từ đó, học thuyết Âm Dương - Ngũ hành mang tính thực tế, có sự ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, xã hội, y học, ẩm thực, kiến trúc… 1. Ảnh hưởng đối với tư duy Sự ảnh hưởng của âm dương đối với văn hóa, tư duy của người phương đông đã được thể hiện cụ thể qua nghệ thuật sống. Nếu xét về nền văn minh một số nước Trung đông, theo như Phật giáo gồm có đất, nước, gió, lửa (đất gồm có cây, cỏ; nước gồm có chất mềm, chảy; gió có chất hơi , khí; lửa gồm có chất nóng) => bao gồm các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ => đầy đủ theo thuyết ngũ hành. Trong khi đó, nền văn minh phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc đã xác định thân người gồm năm yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nhưng lại thiếu yếu tố gió. Ngũ hành tuy nói năm yếu tố nhưng kỳ thực chỉ có ba chất: kim, mộc và thổ. Do đó, nếu nhìn nhận vấn đề giữa các nước Trung đông và phương đông thì sẽ nhận rõ được điểm hạn chế này. 2. Ảnh hưởng đối với văn hóa Thứ nhất, âm dương là bản chất của giới tự nhiên: Với nghề nông, con người chú trọng sự sinh sôi, nảy nở của hoa màu và con người với hai cặp đối lập Mẹ - Cha và Đất – Trời. Như vậy, Đất được đồng nhất với Mẹ, còn trời được đồng nhất với Cha. Việc hợp nhất của hai cặp “Mẹ - Cha” và “Đất – Trời”chính là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lý âm dương. Đây là yếu tố nền tảng góp phần thiết lập nên các cặp đối lập mới trong giới tự nhiên. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 7 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Về thời gian, ban đêm lạnh thuộc âm, ban ngày nóng thuộc dương. Hay là, đêm thì tối nên màu đen thuộc âm, ngày thì đỏ nên màu đỏ thuộc dương. Cái hay, cái đẹp của triết lý âm dương nằm ở quy luật thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Nó còn được phản ánh qua quy luật quan hệ: âm dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Hai quy luật này góp phần không nhỏ vào việc đánh giá, nhìn nhận và khám phá giới tự nhiên từ góc độ bản chất. Thứ hai, những biểu hiện âm dương trong xã hội xưa và nay: Về mặt tư duy, người phương Đông thường diễn đạt tư duy theo quy luật “trong âm có dương” và “trong dương có âm”. Điều này có thể thấy rõ qua lối nhận thức như “Sướng lắm khổ nhiều” hay “Trèo cao ngã đau”. Đây là cách diễn đạt kín đáo của quy luật “Âm dương chuyển hóa”. Về mặt đời sống, triết lý âm dương thể hiện khá rõ trong lối sống của người phương Đông thông qua ba nhu cầu cơ bản nhất: ăn, mặc và ở. Với nhu cầu ăn, người phương Đông nhấn mạnh tính cộng đồng và tính mực thước truyền thống. Trong đó, tính cộng đồng được phản ánh từ việc ăn tổng hợp, ăn chung; còn tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm dương. Ngoài ra, tính cộng đồng và tính mực thước còn thể hiện sâu sắc và tinh tế trong bữa ăn: nồi cơm được đặt ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm tượng trưng cho cơm gạo là tinh hoa của đất trời và nước mắm và sự tinh chiết của nước. 3. Ảnh hưởng đối với ẩm thực Màu sắc văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng được hình thành và củng cố trong suốt tiến trình phát triển lịch sử. Nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thuyết âm dương ngũ hành. Ăn uống với người Việt là văn hóa, là nghệ thuật ẩm thực, cũng chịu chi phối bởi học thuyết đó. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 8 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Theo thuyết âm dương: các thức ăn âm tính có tính trầm, giáng, lạnh, mát, mặn, chua, đắng, dùng để trị dương tính và các thức ăn dương tính có tính phù, thăng, nóng, ấm, nhạt, cay, ngọt, phát tán, dùng để trị âm tính. Theo thuyết ngũ hành: các thức ăn thuộc nhóm mộc có màu xanh, vị chua, tác dụng lên can của ngủ tạng, lên đởm của lục phủ; các thức ăn thuộc nhóm hỏa có màu đỏ, vị đắng, tác dụng lên tâm của ngũ tạng, lên tiểu trường của lục phủ; các thức ăn thuộc nhóm thổ có màu vàng, vị ngọt, tác dụng lên tì của ngũ tạng, lên vị của lục phủ; các thức ăn thuộc nhóm kim có màu trắng, vị cay, tác dụng lên phế của ngũ tạng, lên đại trường của lục phủ và các thức ăn thuộc nhóm thủy có màu đen, vị mặn, tác dụng lên thận của ngũ tạng, lên bàng quang của lục phủ. Từ các cách diễn giải trên, con người đã điều hòa văn hóa ẩm thực theo hai hướng: điều hòa bằng chế biến và điều hòa khi ăn uống. Trong chế biến món ăn, cần phối hợp nguyên liệu nóng và mát như phối hợp cá (được coi là mang tính dương) và thịt (dương hơn) xảo với rau, củ , quả (âm hơn). Khi chế biến có thể tận dụng mọi phần ăn được của một nguyên liệu để điều hoà âm dương. Rau thì ăn cả thân rễ hoa (ví dụ như hạt sen ở trên mặt nước thì dương so với củ sen mọc sâu trong đất thuộc âm ). 4. Ảnh hưởng đối với phong thủy Âm dương từ khi đi sâu vào đời sống của người phương đông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ , đặc biệt là lý luận phong thủy, thể hiện rõ ràng nhất là sự điều hòa giữa môi trường sinh thái và sự tồn tại của con người, thông qua việc điều hành mối quan hệ giữa trời, đất và con người, chọn một môi trường sinh thái thích hợp để sinh tồn và phát triển. Trước hết, có thể thấy rõ nét nhất ở kiến trúc từ thời cổ đại Trung Quốc, lý luận này đã chú trọng mối quan hệ của môi trường và vật thể kiến trúc, mong muốn đạt được sự hài hòa giữa vật thể kiến trúc và môi trường sống. Do đó, chúng ta có thể khẳng định lần nữa lý luận kiến trúc cổ đại đã không thể tách rời phong thủy cùng với các yếu tố của thuyết âm dương. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 9 [...]... VỀ ÂM DƯƠNG GIA 3 1 Nguồn gốc và quá trình ra đời .3 2 Triết học âm dương gia 3 2.1 Lý luận âm dương 3 2.2 Lý luận Ngũ hành 5 2.3 Sự kết hợp của âm dương và ngũ hành 6 CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ VẬN DỤNG 7 CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG 7 1 Ảnh hưởng đối với tư duy 7 2 Ảnh hưởng đối với văn hóa 7 3 Ảnh hưởng. .. trong đời sống của người phương Đông Từ đó, có thể thấy được cách lý giải mọi hiện tượng tự nhiên xã hội một cách khoa học, và khám phá được sự vận dụng của triết học âm dương vào xã hội phương Đông Để có thể vận dụng một cách khoa học âm dương vào nhiều lĩnh vực hơn trong đời sống xã hội của người phương Đông, chúng ta cần tìm hiểu nhiều hơn, học hỏi kinh nghiệm và phát huy sự sáng tạo để có thể vận... KẾT LUẬN Triết học âm dương cùng với ngũ hành là hai thuyết không thể tách rời nhau trong một phạm trù, mà kết hợp nhau để lý giải cho mọi hiện tượng tự nhiên xã hội một cách hợp lý Theo thời gian, triết học âm dương ngũ hành cũng đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với xã hội phương Đông nói chung và đối với Việt Nam nói riêng Bài tiểu luận đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu triết học âm dương và ảnh hưởng của... thuốc mang đặc tính âm để giảm bớt dương và ngược lại Âm dương và điều trị: trong nền y học phương đông, âm dương đã được kết hợp và vận dụng thông qua các phương pháp chữa bệnh như châm cứu, uống thuốc, nội công…Theo y học phương đông, mà phát triển nhất là ở Trung Quốc, nguyên tắc điều trị bệnh chung là tập trung vào sự cân bằng âm dương Tóm lại, có thể thấy rằng thuyết âm dương và mối quan hệ với... 7 3 Ảnh hưởng đối với ẩm thực 8 4 Ảnh hưởng đối với phong thủy 9 5 Ảnh hưởng đối với kinh doanh 11 6 Ảnh hưởng đối với Y học 11 Âm dương – ngũ hành từ lâu đã được phát triển và vận dụng vào nền y học phương đông, được thể hiện cụ thể qua một số quan điểm: 11 CHƯƠNG III: SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ VẬN DỤNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG TẠI VIỆT NAM 13 1 Về ẩm thực... Thiên thắng (dương thắng => chứng nhiệt, âm thắng => chứng hàn) và Thiên suy (dương hư => lão suy, âm hư => ức chế giảm) Âm dương và dược liệu: nền y học phương đông từ lâu đã vận dụng nguyên lý âm dương một cách khoa học và hiệu quả Việc ứng dụng âm dương cần có sự kết hợp hài hòa và cân xứng dựa trên sự phân loại theo nhiều yếu tố: tác dụng trọng lượng, tính chất Do đó, nếu bệnh có tính chất dương thì... ăn và phòng làm việc đều nên sáng sủa trong khi phòng ngủ không nên đem quá nhiều dương khí vào như trang trí hoa và gam màu nóng 5 Ảnh hưởng đối với kinh doanh Thuyết âm dương không những ảnh hưởng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, y học, kiến trúc…mà còn ảnh hưởng khá sâu sắc đối với kinh doanh Có thể nói rằng sự kết hợp âm dương đã đạt được sự tương đối hài hòa trong lĩnh vực kinh doanh của người phương. .. là cân bằng âm dương: lấy khăn đắp vào trán (thêm âm vào dương để đẩy dương ra) và ngâm chân vào nước nóng (thêm dương vào để đẩy âm ra) Bên trái là dương, bên phải là âm: sự ảnh hưởng âm dương đối với bên trái, bên phải chưa có công trình cụ thể công bố Tuy nhiên, nếu quan sát chúng ta có thể thấy khi khởi động tự nhiên, chân trái sẽ đi trước so với chân phải Nếu nhìn dưới góc độ khoa học, khi chuyển... lòng tin của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong tương lai Nhiều doanh nghiệp đã chú tâm vào hoạt động quảng cáo là phần dương mà quên đi phần âm là lòng tin ở khách hàng nên phải trả cái giá rất đắt cho sự quay lưng của người tiêu dùng và xã hội 6 Ảnh hưởng đối với Y học Âm dương – ngũ hành từ lâu đã được phát triển và vận dụng vào nền y học phương đông, được thể hiện cụ thể... nội dung của y học Âm dương ngũ hành đã được đào sâu nghiên cứu và vận dụng một cách tương đối khoa học và hiệu quả vào nền y học phương đông SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 12 GVHD: TS Bùi Văn Mưa CHƯƠNG III: SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ VẬN DỤNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG TẠI VIỆT NAM 1 Về ẩm thực Với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, người Việt Nam có nền ẩm thực vô cùng phong phú thể hiện ở sự đa dạng trong . tháng 12 năm 20 12. SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K 22 Page 1 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa I.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: 1. Tìm hiểu đôi nét về Triết học âm dương gia. 2. . SAU ĐẠI HỌC Đ ĐỀ TÀI: TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG GVHD : TS Bùi Văn Mưa SVTH : Trần Thị Tố Uyên MSSV : 770 122 1359 Lớp : Ngày 4 – K 22 Nhóm : 9 STT: 82 TP.Hồ Chí. http://monngonvietnam.vn/kham-pha/kien-thuc-am-thuc/am-duong- trong-am-thuc SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K 22 Page 16 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ ÂM DƯƠNG GIA 3 1. Nguồn gốc và quá trình ra đời 3 2. Triết học âm dương gia 3 2. 1 Lý luận âm dương 3 2. 2 Lý

Ngày đăng: 18/11/2014, 19:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan