1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại

17 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 568,83 KB

Nội dung

Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại Âm dương gia là học thuyết tiền đề của triết học cổ Phương Đông với thuyết âm dương, ngũ hành là cốt lõi. Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ trụ. Nó đã gắn bó với người Phương Đông từ nhiều thế kỷ qua ở các lĩnh vực: khoa học tự nhiên và xã hội, tư duy, tâm lý, tình cảm…

Trang 1

TP HCM, tháng 12/2012

Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Văn Mưa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Út Lớp : Ngày 4_K22

Số thứ tự : 80 VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Âm dương gia là học thuyết tiền đề của triết học cổ Phương Đông với thuyết âm dương, ngũ hành là cốt lõi Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ trụ Nó đã gắn bó với người Phương Đông từ nhiều thế kỷ qua ở các lĩnh vực: khoa học

tự nhiên và xã hội, tư duy, tâm lý, tình cảm… Trong đó, việc ứng dụng học thuyết âm dương gia vào xây dựng, kiến trúc đã được ứng dụng từ rất sớm ước khoảng 6, 7 ngàn năm trước đây tại làng xóm nguyên thủy – như di chỉ ở Bán pha thôn, nhà cửa, phòng ốc

có đặc điểm gần sông và quay về phía mặt trời, chung quanh có hào đào để đề phòng kẻ địch Đối với người xưa, lựa chọn nơi cư trú gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, nơi ở thông khí mà vẫn không bị tai họa do gió mưa gây nên là rất quan trọng Ngày nay, ứng dụng học thuyết âm dương, ngũ hành vào lĩnh vực xây dựng, kiến trúc cũng được rất nhiều người quan tâm, điển hình là ứng dụng khoa học phong thủy vào các công trình kiến trúc xây dựng lớn như các cung đình, đình làng

Đề tài tiểu luận này tìm hiểu về học thuyết âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến phong thủy Trung Quốc cổ đại Nội dung đề tài gồm 3 phần:

Phần I: Tìm hiểu đôi nét về triết học âm dương gia

Phần II: Ảnh hưởng của triết học âm dương gia đến phong thủy Trung Quốc cổ đại Phần III: Kết luận

Trang 2/17

Trang 3

PHẦN I ĐÔI NÉT VỀ TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA

1.1 Nguồn gốc – hoàn cảnh ra đời

Học thuyết âm dương – ngũ hành là sản phẩm tinh thần của con người Phương Đông, nó đã hình thành và tồn tại lâu dài trong lịch sử Phương Đông, nó được coi là một học thuyết đặc thù chỉ có ở Phương Đông Nền tảng làm nên tính đặc thù của học thuyết

là đặc điểm địa dư, khí hậu và phương pháp tư duy khoa học

Đặc điểm địa dư, khí hậu của Phương Đông: Địa dư có các chiều đối nghịch về cấu tạo vật chất: phía đông là biển Thái Bình Dương, phía Tây dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, phía Bắc là hàn đới, gần Bắc Cực lạnh giá quanh năm, phía Nam là xích đạo, nực cả mùa; Khí hậu gió theo mùa, mùa xuân gió đông mang lại khí hậu gió đông ẩm, mùa hạ gió nam mang lại khí hậu gió nam nóng, mùa thu gió tây mang lại khí hậu gió tây hanh khô, mùa đông gió bắc mang lại gió bắc lạnh Ngoài điểm này ra, khu vực Phương Đông chịu cảnh tràn áp suất không khí từ biển đông tới lục địa vào mùa nóng gây nên nhiều trận bão lớn, lụt to Sức mạnh tàn phá của thiên nhiên thể hiện ở thiên tai lụt bão, mưa nắng thất thường, con người tồn tại ở đây phải chịu đựng muôn vàn gian khổ

Về phương pháp tư duy: Đứng trước uy lực lớn lao của thiên nhiên, người Phương Đông phải quan sát vạn vật trong sự vận động của không gian và thời gian để tìm ra những giá trị tương ứng với điều kiện sống Dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được

sẽ giúp họ chọn thời điểm, địa điểm tốt để hành động giành lấy điều kiện sống tốt, né tránh điều kiện, thời điểm xấu, ẩn náu để bảo tồn sức sống và vật chất nuôi sống

Trong quá trình hình thành kinh nghiệm, thoạt đầu cư dân Phương Đông phải làm công việc tích lũy số liệu Người ta tiến hành ghi chép thời gian, địa điểm, khí hậu, loài

gì có sự biến đổi tương ứng tốt hay xấu Khi đã có số liệu được ghi chép, người ta tiến hành so sánh để nhận thức và phân loại Cơ sở đem so sánh để nhận thức là hình dáng, tính chất và biểu hiện của vạn vật mang tính đối lập nhau Các mặt đối lập đó được quy vào hai loại lớn là âm và dương Lâu dần, số liệu tích lũy càng nhiều, yêu cầu nhận thức

Trang 3/17

Trang 4

thế giới ngày càng cao, hai mặt đối lập “âm”, “dương” không đủ giải thích mọi diễn biến của vạn vật nên người ta tiến hành phân loại các mặt đối lập theo quá trình từ sinh đến diệt của sự vật, hiện tượng theo năm bước gọi là ngũ hành Khi mới ra đời, hai luồng tư tưởng âm dương và ngũ hành có hai cách giải thích khác nhau về bản nguyên,

về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới – vũ trụ, vạn vật và con người Sang thời chiến quốc, Trâu Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhau dưới tên gọi là Âm Dương Gia 11

1.2 Lý luận Âm dương

Từ xưa đến nay, khái niệm Âm Dương đã thể hiện được cách nhìn cơ bản của người Trung Quốc đối với thế giới Thế giới quan này của người Trung Quốc đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của văn hóa Trung Quốc, bao gồm y học, triết học, tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp luật, bói toán, tôn giáo, âm nhạc và Phong thủy…

Học thuyết âm dương là một dạng quan điểm về vũ trụ và phương pháp luận của người Trung Quốc cổ đại, dùng để nhận thức và nhận biết các hiện tượng tự nhiên, con người đã nhận thấy các hiện tượng đều có hai mặt đối lập và sự thay đổi của chúng, như mặt trời mọc, mặt trăng lặn, ngày đêm hoán đổi, nắng mưa, ấm lạnh, nam nữ, già trẻ… nên đã sản sinh ra hai quan niệm Âm và Dương một cách tự nhiên Người Trung Quốc

cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai lực lượng đối lập nhau là Âm và Dương Âm là phạm trù đối lập của Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, mối quan hệ,…) và khuynh hướng như: phải, số chẵn, giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới …, tĩnh, tiêu cực… Dương là phạm trù đối lập của Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, mối quan hệ,…) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng, cương, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ…, động, tích cực…

Theo quan niệm của người xưa, mối quan hệ giữa Âm Dương là quan hệ biện chứng đối lập thống nhất Sự vận động biến hóa của trời, đất, mặt trăng, mặt trời, ngày đêm, nắng mưa, ấm lạnh, nước lửa… đều là kết quả gộp hai làm một trong quá trình chuyển động của cái khí cấu thành thế giới vạn vật, tất cả mọi vật của giới tự nhiên đều 1

H c thuy t Âm D ọc thuyết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ng, Ngũ Hành – Lê Văn S u, Trang 3-5 ửu, Trang 3-5

Trang 4/17

Trang 5

tồn tại hai mặt Âm Dương, thúc đẩy sự tiến hóa của vạn vật Như vậy, nguyên lý cơ bản của lý luận này rất đơn giản: Tất cả mọi sự vật trên thế giới đều là sản phẩm của hai

“Khí” Âm – Dương Hai mặt này không bao giờ tồn tại riêng rẽ: dương mà không có âm thì không còn là dương, âm mà không có dương cũng không còn là âm Dương phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành âm, âm phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành dương Ví dụ, tốt quá hoá xấu, xấu quá cũng chuyển thành tốt Khi dương thịnh thì âm, mặt đối lập của nó, đóng vai trò một cái phanh kìm hãm không cho dương phát triển quá

lố, đến mức cực đoan Ngược lại cũng vậy, khi âm thịnh thì dương là cái phanh kìm hãm không cho nó phát triển quá mức Chính sự đối chọi của trạng thái tăng giảm thịnh suy này hình thành nên sự cân bằng động của thế giới khách quan Lấy sự thay đổi thời tiết của bốn mùa trong năm làm ví dụ, thì mùa đông sang hạ ngày sẽ dài thêm, nhiệt độ cũng ngày một tăng cao chứng tỏ thời kỳ này đang trong quá trình Dương tăng và Âm giảm Ngược lại, từ Hạ chí cho đến Đông chí, đêm bắt đầu dài thêm, nhiệt độ hạ xuống mỗi ngày Điều này chứng tỏ rằng, thời kỳ này đang ở trong gia đoạn Âm tăng Dương giảm Quy luật Âm Dương không chỉ thể hiện ở khía cạnh trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, luân phiên tăng giảm mà còn thể hiện ở chỗ dựa vào nhau để tồn tại và chuyển hóa lẫn nhau của chúng ở mức độ cực lớn Dương có nguồn gốc từ Âm, Âm có nguồn gốc từ Dương, một mình Âm không thể sinh, một mình Dương không thể trưởng, nếu bất kỳ một phía nào mất đi sự nương tựa với phía kia thì chẳng còn Âm Dương Chẳnng hạn, không có sáng thì không thể có tối, không có nóng thì sẽ không có lạnh, không có trên thì chẳng thể có dưới, không có phải sẽ không có trái… Không có Dương thì Âm không thể tồn tại, không có Âm thì Dương không thể biến hóa, đây chính là quy luật đối lập thống nhất nương tựa vào nhau của Âm Dương

Sự chuyển hóa của Âm Dương cũng là một quy luật “vật cực tất phản” của giới tự nhiên Bất kỳ sự vật nào khi phát triển đến cực điểm cũng sẽ tiến đến mặt trái của nó Ví

dụ, khi ban ngày tiến đến đỉnh điểm của buổi trưa thì bắt đầu xế bóng, cuối cùng sẽ bị bóng đêm nuốt chửng, còn ban đêm khi đạt đến giới hạn cao nhất của nửa đêm, cũng không thể ngăn cản được, mà phải bắt đầu chuyển hóa, cuối cùng bị ban ngày thay thế

Trang 5/17

Trang 6

Quy luật của một năm cũng như quy luật của một ngày, Đông tàn Xuân đến, Hạ đi Thu

về, chu kỳ tuần hoàn như một vòng khép kín

Sự sống của giới tự nhiên nằm ở sự kết hợp Âm và Dương Âm Dương là nguồn gốc của sự sống, là “đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của biến hóa, nguồn gốc của sinh diệt, nơi trú ngụ của thần minh” Âm Dương kết hợp tạo thành thái cực Nó

là hạt giống của sự sống, là cội nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống nhất trong mình hai lực lượng đối lập Âm và Dương Thái Cực mang ý nghĩa tuyệt đối, chỉ

vũ trụ vào thủa sơ khai, vạn vật chưa phân cực Thái Cực sinh lưỡng nghi Lương nghi mang tính tương đối, xoay xoắn trong Thái Cực, biến hóa trong thái cực Lưỡng nghi giao cảm biến hóa lẫn nhau tạo thành tứ tượng gồm: thái dương (tượng hình bởi hai vạch liền), thiếu dương (tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên), thiếu âm (tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên), thái âm (tượng hình bởi hai vạch đứt) Khi chưa có chữ viết, âm được ký hiệu bằng vạch đứt (- -) và Dương được ký hiệu bằng vạch liền () Khi lấy dương chồng lên dương, lấy Âm chồng lên Dương, Âm chồng lên Âm, lấy Dương chồng lên Âm ta lần lượt được thái dương, thiếu dương, thái

âm, thiếu âm Khi lấy dương rồi sau đó lấy âm chồng lần lượt lên tứ tượng ta được 8 biểu tượng của bát quái (càn, ly, cấn, tốn, đoài, chấn, khôn, khảm) Mỗi quẻ (quái) có ba hào (1 vạch đứt hay liền) xuất hiện dần từ dưới lên là hào 1, hào 2, hào 3 Bát quái được xếp lạo thành từng cặp đối lập là: càn – khôn, chấn – tốn, cấn – đoài, khảm – ly

Bát quái chỉ là 8 quẻ đơn (quẻ có 3 vạch) Khi 8 quẻ đơn này chồng lên nhau ta được 64 quẻ kép (quẻ có 6 vạch) hay còn được gọi là trùng quái Nếu có sự phối hợp giữa quẻ đơn trên và quẻ đơn dưới thành quẻ kép sao cho chúng tạo ra sự giao cảm lẫn nhau thì quẻ kép đó là quẻ tốt (cát), còn nếu không tạo ra sự giao cảm thì quẻ kép đó là quẻ xấu (hung) Ví dụ, quẻ thái được tạo thành bởi quẻ khôn ở trên và quẻ càn ở dưới, tức đất ở trên trời Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và khí âm phải hạ xuống thì chúng sẽ giao cảm với nhau làm thay đổi vị trí, dẫn đến sự biến hóa (phát triển); vậy quẻ thái là quẻ tốt Ngược lại, quẻ bỉ được tạo thành bởi quẻ càn ở trên và quẻ khôn ở dưới, tức trời ở trên đất Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và

Trang 6/17

Trang 7

khí âm phải hạ xuống thì chúng sẽ khơng giao cảm được với nhau, khơng dẫn đến sự biến hĩa (phát triển), vậy quẻ bỉ là quẻ xấu.2

Quá trình biến dịch theo thuyết âm dương được thể hiện:

1.3 Lý luận Ngũ hành

Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại khái quát cho rằng, bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nĩ được tạo thành từ năm yếu tố luơn vận động (ngũ hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ Nội dung cơ bản của quy luật ngũ hành thể hiện trong quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc

Phạm trù kim, mộc, thủy, hỏa, thổ phản ánh những sự vật hiện tượng, thuộc tính hay quan hệ như:

Mộc: gỗ, mùa xuân, phương đơng, màu xanh, vị chua…

Hỏa: lửa, mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị đắng…

Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngot…

2 Tri t h c ph n I, đ i c ết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ọc thuyết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ng v l ch s tri t h c, khoa lý lu n chính tr ĐHKT HCM, trang 49 ề lịch sử triết học, khoa lý luận chính trị ĐHKT HCM, trang 49 ịch sử triết học, khoa lý luận chính trị ĐHKT HCM, trang 49 ửu, Trang 3-5 ết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ọc thuyết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ận chính trị ĐHKT HCM, trang 49 ịch sử triết học, khoa lý luận chính trị ĐHKT HCM, trang 49

Trang 7/17

Thái cực  Lưỡng nghi  Tứ tượng  Bát quái 

Trùng quái  Vạn vật

Trang 8

Thủy: nước, mùa đông, phương bắc, màu đen, vị mặn…

Theo quan điểm của Âm Dương gia, ngũ hành tương sinh và tương khắc với nhau Tương sinh được tính thuận theo một hành là thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ và tương khắc được tính cách một hành là thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ Ngũ hành tương sinh

và tương khắc được thể hiện trong hình sau:

Theo hình biểu diễn trên thì quá trình tương sinh thể hiện các hành thuận theo chiều kim đồng hồ và quá trình tương khắc theo các cạnh của hình ngôi sao năm cánh

Mối liên hệ giữa ngũ hành và bát quái hoành đồ:

Âm dương gia cho rằng không chỉ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên mà cả các hoạt động của con người và đời sống xã hội đều tuân theo quy luật ngũ hành tương sinh

và tương khắc Thí dụ, trong tự nhiên gỗ bị đốt cháy sinh ra lửa (mộc sinh hỏa), lửa

Trang 8/17

Trang 9

thiêu cháy mọi vật tạo thành tro (hỏa sinh thổ); trong lòng đất sinh ra các quặng thể rắn – kim loại (thổ sinh kim); vật nóng bằng kim loại bị nóng chảy sang thể lỏng (kim sinh thủy)… Nước là thành phần không thể thiếu để cây cối sinh sôi nảy nở (thủy sinh mộc)

… Rễ cây ăn sâu vào đất (mộc khắc thổ), đất thấm nước, ngăn chặn dòng nước (thổ khắc thủy), nước làm tắt lửa (thủy khắc hỏa), lửa nóng làm chảy nóng kim loại (hỏa khắc kim), dụng cụ kim loại cưa chặt được gỗ (kim khắc mộc)…

Tóm lại, với lý luận âm dương và ngũ hành, Âm Dương Gia đã đứng trên quan điểm duy vật chất phác, biện chứng sơ khai của người Trung Quốc để lý giải cội nguồn

và quá trình biến hóa xảy ra trong tự nhiên và đời sống con người Dù cách giải thích sự phát triển của thế giới mang tính máy móc nhưng chúng có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, mục đích luận trong quan niệm về tự nhiên, về xã hội và con người Ngoài ra chúng còn góp phần tạo nên cơ sở lý luận dẫn tới những phát minh về thiên văn, lịch pháp, y học,… trong lịch sử Trung Quốc cổ đại Trong đó, với lĩnh vực kiến trúc, xây dựng triết học Âm Dương Gia có ảnh hưởng sâu sắc, thể hiện bởi sự phát triển của khoa học phong thủy trong xây dựng kiến trúc Phần II thể hiện rõ những ảnh hưởng của triết học Âm Dương Gia đối với phong thủy Trung Quốc thời cổ đại.3

3 Tri t h c ph n I, đ i c ết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ọc thuyết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ng v l ch s tri t h c, khoa lý lu n chính tr ĐHKT HCM, trang 50-52 ề lịch sử triết học, khoa lý luận chính trị ĐHKT HCM, trang 49 ịch sử triết học, khoa lý luận chính trị ĐHKT HCM, trang 49 ửu, Trang 3-5 ết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ọc thuyết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5 ận chính trị ĐHKT HCM, trang 49 ịch sử triết học, khoa lý luận chính trị ĐHKT HCM, trang 49

Trang 9/17

Trang 10

PHẦN II ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA ĐỐI VỚI PHONG THỦY TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Do quan niệm truyền thống của người Phương Đông là “ nhà ở là cái gốc của con người, con người xem nhà như mái ấm Nếu nhà ở yên ổn thì gia tộc hưng thịnh, nếu không yên ổn thì gia tộc suy vi” cho nên từ xưa đến nay người Phương Đông nói chung, người Trung Quốc cổ đại nói riêng rất coi trọng Phong thủy về nhà ở Điều này thể hiện

rõ trong việc chọn địa hình, hướng nhà, ngày giờ, kiến trúc, nội thất ngôi nhà trong xây dựng nhà cửa

đại.

Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại, nhà ở nên tựa núi kề sông (tựa âm

ôm dương) Tựa núi có thể thu được nguồn tài nguyên sống dồi dào, phòng chống lũ lụt,

kề sông thuận lợi cho việc tưới tiêu, giặt giũ, ăn uống, sinh hoạt Nếu núi có đá ghồ ghề, xấu xí, núi trọc nghiêng vẹo (do núi sạt lở gây ra) hoặc đỉnh núi khuất lấp, … thì không phải là nơi ở lý tưởng Nếu đường nét đỉnh núi không gồ ghề, xấu xí đáng sợ thì là núi tốt Dòng nước phải đi về hướng hợp với Long (Sơn mạch) để trung hòa hai khí Âm Dương Tốc độ dòng chảy phải chậm rãi, quanh co uốn lượn, tuyệt đối không được thẳng tắp như sợi dây Hướng của núi và hướng của sông phải hợp nhau Ví dụ: hướng sơn là Khôn, Ất (thủy) kỵ với hướng thủy là canh (thổ), tý, mẹo; hướng sơn là đoài, đinh

kỵ với bính, ngọ…

Thế đất: do quan niệm con người sống nhờ dương khí Bởi vì bầu trời có ánh sáng

mang tính Dương, do đó vùng đất có núi cao chót vót bao quanh, chỉ lộ ra một khoảng trời nhỏ bé sẽ không thích hợp cho con người cư trú

Trang 10/17

Ngày đăng: 18/11/2014, 19:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w