1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ỨNG DỤNG VÀO PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG PHƯƠNG ĐÔNG

29 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 588,14 KB

Nội dung

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ỨNG DỤNG VÀO PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG PHƯƠNG ĐÔNG Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác như là kiến trúc, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học ứng dụng và cả y học cổ truyền dân tộc... quan tâm vận dụng.

Trang 1

Tháng 12/2012

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA

VÀ ỨNG DỤNG VÀO PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG PHƯƠNG ĐÔNG

GVHD: TS BÙI VĂN MƯA HVTH: PHAN THỊ HUỲNH Y

STT: 94; NHÓM: 9

LỚP: NGÀY 4; KHÓA: 22

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2012

Trang 2

1 Phần mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác như là kiến trúc, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học ứng dụng và cả y học cổ truyền dân tộc quan tâm vận dụng Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế

về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống

Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ" Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong

vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất

cả vũ trụ Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách

không bốc lên được thì có động đất"

Trong thời đại hiện nay, xu hướng ứng dụng phong thuỷ, âm dương trong mọi lĩnh vực liên quan đến xây dựng và kiến trúc ngày càng nhiều, từ việc xây dựng nhà cửa, lăng mộ cho đến xây dựng xưởng sản xuất và các cơ quan hành chính Việc nghiên cứu

về ứng dụng của học thuyết âm dương ngũ hành trong kiến trúc Trung Quốc sẽ giúp hiểu rõ hơn những vấn đề về âm dương ngũ hành và áp dụng của chúng trong kiến trúc Trung Quốc cổ đại

1.2 Nội dung nghiên cứu chính

- Tìm hiểu nguồn gốc ra đời của triết học Âm dương gia

- Tìm hiểu nội dung lý thuyết Âm dương, lý thuyết Ngũ hành

- Vận dụng lý thuyết Âm dương, ngũ hành vào phong thủy trong kiến trúc xây dựng ngày nay

Trang 3

2 Tìm hiểu triết học Âm dương gia

2.1 Khái niệm Âm dương

Âm dương (chữ Hán 陰陽 (阴阳) bính âm: yīn yáng) là hai khái niệm để chỉ hai

thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ

bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương

Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản than vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của 2 cái (lực lượng) đối lập nhau là âm và dương Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy Nội dung cơ bản của lý luận âm dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lý âm dương

2.2 Nguồn gốc thuyết Âm dương

Xuất phát từ Kinh dịch cổ, nguồn gốc của thuyết

Âm Dương - Ngũ hành là từ một mô hình tối cổ về

các con số gọi là hà đồ Tương truyền do trời ban cho

vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa,

cách đây khoảng 4000 năm Khi Ngài đi tuần thú

phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con

Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen

trắng

Rồi khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây Ở chính giữa là hai số 5 và 10 Ngài gọi là "Hà đồ", tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà Tuy nhiên, trong hà đồ không phải chỉ có âm dương, bởi vì chỉ riêng hai trạng thái cực âm dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, thông qua sự định vị 5 con

số đầu tiên là 5 con số sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ trụ Như vậy Ngũ hành đã được định cùng với 5 cặp số sinh thành ra chúng, có vị trí tiên thiên theo đúng

Trang 4

các phương hướng của các cặp số: 1-6: Hành thủy, phương Bắc; 2-7: Hành hỏa, phương Nam; 3-8: Hành mộc, phương Đông, 4-9: Hành kim, phương Tây; và 5-10: Hành thổ,

ở ngay Trung tâm

Do vậy, Ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo tương quan hai chiều đối xứng là âm và dương, tức sự liên hệ thuộc về khía cạnh tương sinh và tương khắc Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ hành Theo đó

cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch hay chuyển hóa của vũ trụ tự nhiên Điều này chính là lý thuyết của Kinh dịch Bây giờ ta đi sang phạm vi chính của bài là nói về khoa Phong thủy được áp dụng trong đời sống chúng ta Trong lý thuyết của Phong thủy, trên thì xem Thiên văn, dưới thì xét Địa lý Lý thuyết cơ bản từ học thuyết thái cực, Âm Dương, Ngũ hành, tinh tượng chuyển hóa Tùy theo khả năng và kiến thức của thầy Phong thủy, ông sẽ diễn dịch các hiện tượng đã hiện hữu làm sao là sự kiện tốt hay xấu, nên hay không

2.3 Nội dung thuyết âm dương

2.3.1 Thuyết âm dương

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu

âm và thiếu dương Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài) Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp

đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau Ðể biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra “thuyết âm dương”

Trang 5

Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương Tất

cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm (Trích “Cây thuốc vị thuốc VN.” của Ðỗ tất Lợi)

2.3.2 Các quy luật của triết lý Âm dương

2.3.2.1 Quy luật về bản chất của các thành tố

Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và trong âm có dương, trong dương có âm Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp đối lập thường dễ dàng Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng:

xác định được đối tượng so sánh Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ (đất

Trang 6

"đen" sinh ra mầm lá "trắng", lớn lên thì chuyển thành "xanh", lâu dần chuyển thành lá "vàng" và cuối cùng thành "đỏ")

được cơ sở so sánh Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm

2.3.2.2 Quy luật về quan hệ giữa các thành tố

Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là: âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, và âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm

Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh, luôn chuyển hóa cho nhau Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành dương)

2.3.2.3 So sánh với các quy luật của lô-gíc học

Trong lô - gíc học cũng có hai quy luật tương đương với hai quy luật ở trên Đó là quy luật về bản chất của thành tố - luật đồng nhất, và quy luật về quan hệ giữa các thành

tố - luật lý do đầy đủ mà hệ quả của nó là luật nhân quả

Luật đồng nhất (bản chất A = A) chỉ đúng khi sự vật và hiện tượng đứng yên, mà điều này thì không biện chứng vì sự vật và hiện tượng luôn vận động (đổi mới), mà nếu vận động thì nó không thể đồng nhất với chính nó được nữa Trong khi đó, quy luật về bản chất của triết lý âm dương là trong âm có dương, trong dương có âm, tức là trong

Trang 7

Hai quy luật của lôgíc học là sản phẩm của lối tư duy phân tích, chú trọng đến các yếu tố biệt lập của văn hóa du mục; trong khi quy luật của triết lý âm dương là điển hình của tư duy tổng hợp, chú trọng đến các quan hệ của văn hóa nông nghiệp

2.4 Thuyết ngũ hành

2.4.1 Nguồn gốc thuyết ngũ hành

Trong giới học thuật, nguồn gốc của thuyết ngũ hành vẫn là vấn đề chưa được làm sang tỏ Có ba loại ý kiến đối lập nhau rất rõ Giới dịch học cho rằng sự ra đời của thuyết ngũ hành cùng thời với thuyết âm dương

Nhưng giới sử học lại cho rằng, người sáng tạo ra thuyết ngũ hành là Mạnh Tử Trong sách “Trung Quốc thông sự giản biên” Phạm Văn Lan có nói: “Mạnh Tử là người đầu tiên sáng tạo ra học thuyết ngũ hành Trâu Diễn sau Mạnh Tử một ít đã mở rộng học thuyết ngũ hành và ông trở thành nhà âm dương ngũ hành” Nói học thuyết ngũ hành do Mạnh Tử phát minh, thật ra không có chứng cứ gì xác đáng Về điểm này ngay Phạm Văn Lan cũng đã tự phủ nhận cách nói của mình: trong cùng chương của cuốn sách đó ông có viết “Mạnh Tử không tin ngũ hành, bác bỏ thuật chiêm bốc, dung năm sắc thanh long để định cát hung, đủ thấy rõ thời Đông Chu thuyết ngũ hành đã sớm được phổ biến, đặc biệt đến thời Trâu Diễn phát huy càng mạnh” Mạnh Tử là người nước Lỗ thời chiến quốc, còn thời Đông Chu đã có học thuyết ngũ hành rồi, rõ rang không phải là Mạnh TỬ đã phát minh ra ngũ hành Có sách sử nói rằng học thuyết âm dương ngũ hành do Đổng Trọng Thư đời Hán sáng lập, điều đó lại càng không đúng Giới triết học như Vu Bạch Tuệ, Vương Liêm cho rằng: “Ngũ hành được viết thành văn trong sách “Thượng thư của Hồng Phạm” (tương truyền đó là sách ở những năm đầu thời Tây Chu, Theo nghiên cứu hiện nay đó có thể là sách thời Chiến Quốc Xem sách “Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với khoa học truyền thống Trung Quốc.”) Qua đó có thể thấy vấn đề nguồn gốc của thuyết ngũ hành vẫn còn chưa sáng

tỏ

2.4.2 Thuyết ngũ hành

Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn Ngũ

Trang 8

hành là: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho

5 chất phối hợp nhau mà tạo nên Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được

Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi

là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật

Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng Ðem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ về hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau

Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn Trong tình trạng bình thường,

sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ: Giữa cái thắng nó và cái nó thắng Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc

nó Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển

Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc Hai hiện tượng này gắn liền với nhau Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại Cần phải có

Trang 9

sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau Quy luật chế hoá ngũ hành là: Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc khắc thổ Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không

đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường Chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là kim tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên

2.5 Ứng dụng Âm dương, ngũ hành vào phong thủy Trung Quốc cổ đại 2.5.1 Tìm hiểu về phong thủy

Về cơ bản Phong Thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn Phong Thủy còn chứa dựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian Qua nhiều thế kỷ, những

lý lẽ diễn dịch này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến ngày nay

Phong thủy: là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ

mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự tắc thông của nhân

sự Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp Sách Táng thư viết:

Trang 10

"Mai táng phải chọn nơi có sinh khí Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng Do vậy mà có tên là "phong thủy" Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quí, phúc thọ bình yên, tức

là thuật Phong thủy Giống như mọi ngành khoa học kỹ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lý số, thuyết âm dương, ngũ hành

Ở Trung Quốc, khoa Phong Thủy chi phối toàn bộ cuộc sống nhân sinh Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong Thủy, chúng ta có thể chọn ra các mô hình

về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của dân tộc đó Ngày nay về mặt thực hành, Phong Thủy cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực Những yếu tố bất thường trong đời sống hiện đại đang ngày càng gia tăng sức huỷ hoại và vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đén các cách sống khác, mong rằng có thể lấy lại thế quân bình cho đời sống cá nhân và những người thân của họ Các kiến thức Phong Thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của Phong Thủy là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta Hiểu biết về Phong Thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Thuật phong thủy không những giúp

ta biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn mầu sắc

và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thủy vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho chúng

ta, cho dù chúng ta chỉ mới hiểu biết sơ qua về chúng Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì cũng đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn

Trang 11

2.5.2 Ngũ hành với cách lựa chọn ngành nghề và phương vị

Thuộc mộc: hợp với phương Đông Có thể làm nghề mộc, nghề giấy, nghề trồng cây, trồng hoa, chăm sóc cây non hay các vật phẩm tế lễ, hương liệu hoặc các nghề kinh doanh về các mặt hàng đó

Thuộc hỏa: hợp với phương Nam Có thể làm các nghề chiếu sáng, quang học, nhiệt độ cao, các dung dịch nóng, các chất dễ cháy, các loại dầu, rượu, thực phẩm, thức

ăn nóng, nghề cắt tóc hay các đồ hóa trang

Thuộc thổ: hợp với vùng giữa hay ở ngay vùng đó Có thể làm các nghề về thổ sản, đất đai, ở nông thôn chăn nuôi các loại gia cầm, làm về vải vóc, trang phục, thuê dệt, về đá, về than, về vùng núi, về xi măng, kiến trúc, mua bán nhà cửa

Thuộc thủy: hợp với phương Bắc Có thể theo các nghề hàng hải, buôn bán những dung dịch không cháy, nước đá, các loại cá, thủy sản, thủy lợi, đồ ướp lạnh Người này thường hay phiêu bạt bôn ba, lưu động hay thay đổi

Thuộc kim: hợp với phương Tây Có thể theo đuổi các nghề liên quan đến vật liệu kim loại, tinh cách cứng rắn, biết võ thuật, làm quan thanh liêm, làm các nghề về khai thác mỏ, quặng kim loại

2.5.3 Màu sắc trong phong thủy

Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc Đã có từ rất lâu đời

và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ Hành trong phong thủy Màu sắc trong phong thủy chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hòa lý tưởng Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố: Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng Màu Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; màu Mộc có màu xanh, màu lục; màu Thủy gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; màu Hỏa có màu đỏ, màu tím; màu Thổ gồm màu nâu, vàng, cam Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý

Trang 12

Ngũ Hành trong phong thủy là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ giúp bạn hiểu và hình dung thêm về màu sắc trong Ngũ Hành của thuật phong thủy được áp dụng trong kiến trúc

Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng

là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây

là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim) Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng

kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa khắc Kim)

Cũng tương tự như vậy, gia chủ mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thủy) Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (HoàngThổ khắc Thủy)

Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc) Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng

và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc)

Gia chủ mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh Mộc sinh Hỏa) Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hỏa)

Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa sinh Thổ) Màu xanh là màu sắc kiêng

kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh Mộc khắc Thổ)

Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có được đúng màu sắc hợp với Ngũ Hành của mình

2.5.4 Ứng dụng ngũ hành trong trang trí nội thất

Theo lý “Thiên, địa, vạn vật nhất thể cuộc sống con người tương thông với sự sống vạn vật: trời, đất với người là một thể “đồng nhất khí” Khí kết tụ thành hình, thể hiện

ở năm dạng thức: Mộc khí vươn cao như thân cây, vượng vào mùa xuân Hỏa bốc lên như ngọn núi lửa, vượng ở mùa Hạ Thổ khí an hòa phẳng lặng như cả 4 mùa Kim tuy

Trang 13

cứng rắn bề ngoài nhưng thực chất lại dễ uốn cong hơn Mộc Thủy khí uốn lượn như hình sóng biển, sông ngòi, suối nước

Một số hình dạng ngũ hành trong cuộc sống

Thủy – Dãy nhà nhấp nhô zích zắc, là dạng thủy, kể cả những dáng cong, uốn lượn như sóng Những khu quần cư, xây cất tùy tiện không qui hoạch, thường thuộc về dạng Thủy

Mộc – Khu kiến trúc hình hộp, chữ nhật đứng như dãy nhà chọc trời, những

“Skyscaper” vươn cao như những thân cây nhân tạo chót vót… là dạng Mộc

Hỏa – Nóc nhọn như tháp giáo đường, hình tam giác như Kim tự tháp Ai Cập và

những mái nhà ngói đỏ ở Việt Nam bây giờ đều thuộc hình Hỏa

Thổ – Nhà bê tông mái phẳng hoặc những dãy nhà gạch mái hơi dốc nối đuôi nhau

sẽ góp phần làm năng lượng trong môi trường luân chuyển chậm lại, ổn định và chuyển thành năng lượng thân thiện Để vận dụng phong thủy trong đời sống được hiệu quả, bạn nên luyện tập “con mắt” phong thủy, bằng cách quan sát những nét vẽ trên, phân biệt hai mẫu hình dạng đó và tìm hiểu điều gì mang lại sự tốt đẹp, may mắn và điều gì gây nên vận rủi, bất hạnh

Thông thường, vật thể có hình dạng thẳng, góc cạnh thường gây ra những điều không tốt Trong khi đó, vật thể hình tròn, hình dạng uốn lượn mềm mại có thể đem lại vận may Đây là hai qui luật thuộc trường phái phong thủy hình thể Bạn có thể dùng cây cối, bình phong, màn và các vật dụng có hình thể mềm mại để làm năng lượng vô hình luân chuyển chậm lại Đối với những vật dụng có hình thể góc cạnh và mang tính

đe dọa, bạn hãy hóa giải chúng bằng cách trồng cây, dùng chậu cây, màn, rèm che

Trang 14

khuất Nếu không, bạn có thể dùng đèn chiếu sáng để chống lại những năng lượng nguy hiểm này

Những qui luật vàng

+ Trên bàn làm việc, trước mặt bạn không nên để bất cứ đồ vật nào, tủ hồ sơ, sách

vở, giấy tờ Bạn phải bảo đảm vùng không gian trước mắt được thông thoáng, sáng sủa

+ Chồng hồ sơ phía bên trái cao hơn bên phải

+ Đặt điện thoại ở góc phù hợp với một trong những hướng tốt của bạn

Ngoài ra, khi lựa chọn giải pháp phong thủy bạn nên dựa vào qui luật ngũ hành tương sinh và tương khắc Ví dụ, ở góc hỏa, nếu thiếu hụt năng lượng hỏa, bạn có thể dùng mộc, vì mộc sinh hỏa

Ngược lại, nếu thừa năng lượng hỏa do có quá nhiều đèn và màu đỏ, thì bạn hãy dùng thủy (thủy khắc hỏa), bằng cách dùng tấm thảm màu xanh dương để giảm bớt hỏa

Nếu thành thạo việc thực hành phong thủy theo cách này, tức bạn đang đi vào phần trọng yếu của phong thủy, đồng thời bạn sẽ nhận thấy giải quyết mọi vấn đề theo phong thủy không quá khó Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ tự mình vận dụng tốt phong thủy trong mọi lĩnh vực của đời sống

Cách bày trí bàn làm việc:

Hoa: Đặt một bình hoa tươi ở cạnh phía đông của bàn làm việc Không nên để hoa

làm tràn ngập hoặc che khuất tầm nhìn của bạn, đồng thời thay hoa khác khi hoa trong bình bắt đầu héo Hoa tạo ra năng lượng dương rất tốt, khuyến khích bạn hăng say làm việc

Cây: Đặt một cây nhỏ tươi tốt ở góc đông nam của bàn làm việc Điều này sẽ thu hút tài lộc và sự thăng tiến cho bạn

Pha lê: Đặt một miếng pha lê tròn ở góc tây nam của bàn làm việc để tạo sự hòa đồng với các đồng nghiệp

Ngày đăng: 18/11/2014, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w