1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

24 3,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 719,26 KB

Nội dung

BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG Ở phương Đông, bộ phận văn hoá dân gian chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu nền văn hoádân tộc và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, nhất là ở việc bồi dưỡng tâm hồn conngười, thống nhất cộng đồng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI 2:

TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ ẢNH

HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trước hết, em xin đặc biệt gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảng viên phụ trách Bộ môn Tiến

sĩ Bùi Văn Mưa đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn thực hiện và giúp em hoàn thành bài tiểu luận

Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho em suốt thời gian học tập tại trường

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện bài tiểu luận bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp Chân thành cảm ơn mọi sự ủng hộ, giúp đỡ cho bài tiểu luận này

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012

Học viên

Phạm Thị Ngọc Uyên

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

TÓM TẮT

Ở phương Đông, bộ phận văn hoá dân gian chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu nền văn hoá dân tộc và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, nhất là ở việc bồi dưỡng tâm hồn con người, thống nhất cộng đồng Văn hoá dân gian cũng là nơi bảo lưu những giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc Nhiều giá trị văn hoá dân gian đã trở thành bộ phận của đời sống xã

hội hiện đại, trong đó có Triết lý âm dương – một thành tựu đặc sắc của tư duy Á Đông Ngay từ khi ra đời, triết lý âm dương đã được người phương Đông nhất là ở Trung Quốc

và Việt Nam, vận dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống: từ nhận thức về vũ trụ đến nhận thức về con người, từ tổ chức đời sống tập thể đến đời sống cá nhân, từ ứng xử với môi

trường tự nhiên đến ứng xử với môi trường xã hội Có thể khẳng định rằng, Triết lý âm

dương đã đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống người phương Đông

nói chung, và của người Việt nói riêng

Với ý nghĩa trên và được sự gợi ý, giúp đỡ của giáo sư hướng dẫn, em xin chọn đề

tài Triết học Âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Đông để

nghiên cứu

Người ta nói đến yếu tố âm dương với nhiều bình diện ý nghĩa Có khi nó là quan niệm trong tư duy, có khi là triết lý trong đời sống và cũng có khi là quy luật trong xã hội Dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì âm dương vẫn được coi là lối tư duy đẹp và giá trị Nó luôn gắn liền với thực tế đời sống để thông qua đó mà khẳng định mình Nhiều nhà nghiên cứu đã tốn không ít bút lực để giải mã triết lý âm dương Vậy, âm dương là gì, nó

từ đâu mà có…? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong phần nghiên cứu bên dưới Bên cạnh

đó, bài tiểu luận còn mở rộng ứng dụng của thuyết Âm Dương trong Phong Thủy Trung Quốc cổ đại và văn hóa dân gian Việt Nam

Trang 5

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tư tưởng về âm dương và tư tưởng về ngũ hành là hai luồng tư tưởng xuất hiện rất sớm

từ thời nhà Thương Đó là hai cách giải thích khác nhau về bản nguyên, về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới vũ trụ, vạn vật, con người Sang thời chiến quốc, Trân Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhau dưới tên gọi Âm dương gia

Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai cái (lực lượng) đối lập nhau là âm và dương Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy Nội dung cơ bản của lý luận âm dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lý âm dương

1.2.1 Nguyên lý Âm dương

1.2.1.1 Phạm trù Âm dương

Âm là một phạm trù đối lập với dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ …) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn …, tĩnh, tiêu cực …

Dương là phạm trù đối lập với âm, phản ánh những yếu tố, tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ …) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng cương, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ …, động, tích cực …

Âm và dương không chỉ phản ánh hai loại yếu tố (lực lượng) mà còn phản ánh hai loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau; vì vậy, trong

âm có dương, và trong dương có âm Đó cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh; trong động có tĩnh, và trong tĩnh có động …; nghĩa là trong âm và trong dương đều có tĩnh và có động; và chúng chỉ khác ở chỗ, bản tính của dương là hiếu động, còn bản tính của âm là hiếu tĩnh … Do thống nhất, giao cảm với nhau mà âm và dương có động; mà động thì sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu

Trang 6

được Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập âm và dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vạn vật; nhưng, vạn vật khi biến tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu

1.2.1.2 Nội dung nguyên lý âm dương

Âm và dương thống nhất , giao hòa lẫn nhau; trong âm có dương và trong dương có âm

Âm và dương tác động, chuyển hóa lẫn nhau; dương cực thì âm sinh, dương tiến thì âm lùi, dương thịnh thì âm suy …; và ngược lại

1.2.2 Quá trình biến dịch từ cái duy nhất thành đa dạng của vạn vật trong

vũ trụ

Thái cực → Lưỡng nghi → Tứ tượng → Bát quái → Trùng quái → Vạn vật

Thái cực là cội nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống nhất trong mình hai lực lượng đối lập âm và dương (lưỡng nghi) Lưỡng nghi giao cảm, biến hóa lẫn nhau tạo thành tứ tượng (thái dương thiếu dương, thái âm thiếu âm)… Khi chưa có chữ viết, âm được ký hiệu bằng vạch đứt ( ), và dương được ký hiệu bằng vạch liền (−) Khi lấy dương chồng lên dương, lấy âm chồng lên âm, lấy dương chồng lên âm ta lần lượt được thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm (các biểu tượng của tứ tượng) Khi lấy dương, rồi sau đó lấy âm chồng lần lượt lên Tứ tượng ta được 8 biểu tượng của bát quái (càn, ly, cấn, tốn, đoài, chấn, khôn, khảm) Mỗi quẻ (quái) có ba hào (1 vạch đứt hay liền) xuất hiện dần từ dưới lên là hào 1, hào 2, hào 3 Bát quái được xếp lại thành từng cặp đối lập

là: càn – khôn, chấn – tốn, cấn – đoài, khảm – ly

Bát quái chỉ là 8 quẻ đơn (quẻ có 3 vạch) Khi 8 quẻ đơn này chồng lên nhau ta được 64 quẻ kép (quẻ có 6 vạch) hay còn được gọi là trùng quái Nếu sự phối hợp giữa quẻ đơn trên và quẻ đơn dưới thành quẻ kép sao cho chúng tạo ra sự giao cảm lẫn nhau thì quẻ kép đó là quẻ tốt (cát), còn nếu không tạo ra sự giao cảm thì quẻ kép đó là quẻ xấu (hung) Ví dụ, quẻ thái được tạo thành bởi quẻ khôn ở trên và quẻ càn ở dưới, tức đất ở trên trời Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và khí âm phải hạ xuống thì chúng sẽ giao cảm với nhau làm thay đổi vị trí, dẫn đến sự biến hóa (phát triển); vậy quẻ

Trang 7

thái là quẻ tốt Ngược lại, quẻ bỉ được tạo thành bởi quẻ càn ở trên và quẻ khôn ở dưới, tức trời ở trên đất Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và khí âm phải hạ xuống thì chúng sẽ không giao cảm được với nhau làm, không dẫn đến sự biến hóa (phát

triển); vậy quẻ bỉ là quẻ xấu

Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại khái quát cho rằng, bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành từ năm yếu tố luôn luôn vận động (ngũ hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ Nội dung cơ bản của lý luận ngũ hành thể hiện trong quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc

Quy luật ngũ hành

Phạm trù kim, mộc, thủy, hỏa, thổ phản ánh những sự vật, hiện tượng hay thuộc tính,

quan hệ như

Mộc: gỗ, mùa xuân, phương đông, màu xanh, vị chua…

 Hỏa: lửa, mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị đắng

 Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt…

 Kim: kim khí, mùa thu, phương tây, màu trắng, vị cay…

 Thủy: nước, mùa đông, phương bắc, màu đen, vị mặn…

Nội dung quy luật ngũ hành

Ngũ hành sinh hóa và chế ước lẫn nhau theo trình tự

 Một là, tương sinh: thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ

 Hai là, tương khắc: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ

Có thể diễn đạt sự tương tác sinh – khắc trên bằng biểu tượng đường tròn ngoại tiếp hình ngôi sao năm cánh với các đỉnh lần lượt theo chiều kim đồng hồ là thổ, kim, thủy, mộc, hỏa Theo chiều kim đồng hồ trên đường tròn thể hiện quá trình tương sinh Còn theo các

Trang 8

cạnh hình ngôi sao (cũng tiến theo chiều kim đồng hồ) thể hiện quá trình tương khắc Âm dương gia cho rằng không chỉ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên mà cả hoạt động của con người và đời sống xã hội đều tuân theo quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc

Thí dụ, (1) Trong tự nhiên, gỗ bị đốt sinh ra lửa (mộc sinh hỏa); Lửa thiêu cháy mọi vật

tạo thành tro – đất (hỏa sinh thổ); Trong lòng đất sinh ra các quặng thể rắn – kim loại (thổ sinh kim); Vật rắn bằng kim loại bị nóng chảy sang thể lỏng (kim sinh thủy); Nước là thành phần không thể thiếu được để cây cối sinh sôi nảy nở (thủy sinh mộc)… Rễ cây ăn sâu vào đất (mộc khắc thổ); Đất thấm nước, ngăn chặn dòng nước (thổ khắc thủy); Nước làm tắt lửa (thủy khắc hỏa); Lửa nóng làm chảy kim loại (hỏa khắc kim); Dụng cụ kim loại cưa chặt được gỗ (kim khắc mộc)… (2) Tháng Giêng, mùa xuân, gió thổi tan hơi lạnh, sinh vật nằm yên trong mùa đông bắt đầu trỗi dậy Đó là tháng khí trời tỏa xuống, khí đất dâng lên, trời đất hòa hợp với nhau, cây cối đâm chồi nảy lộc Vào tháng này, bậc

đế vương chỉ nên điều hòa mệnh lệnh làm vui, thi ân cho trăm họ được lấy lộc, cấm chặt cây, cấm dấy binh lật đổ… Nếu vào mùa xuân (mộc là chủ) mà thi hành lệnh mùa hạ (hỏa

là chủ), thì sẽ không hợp thời làm cho cây khô, cỏ héo, quốc gia luôn có tai họa cận kề; còn nếu thi hành lệnh mùa thu (kim là chủ) thì dân sẽ có dịch bệnh lớn; thi hành lệnh mùa

đông (thủy là chủ), thì nước ngập tràn, sương tuyết rơi nhiều…

Âm dương gia đã đứng trên quan điểm duy vật chất phác, biện chứng sơ khai của người Trung Quốc để lý giải cội nguồn và quá trình biến hóa xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và con người Dù cách giải thích sự phát triển của thế giới mang tính máy móc, nhưng chúng có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và mục đích luận trong quan điểm về tự nhiên, xã hội và con người Ngoài ra, chúng còn góp phần tạo nên

cơ sở lý luận dẫn tới những phát minh về thiên văn, lịch pháp, y học… trong lịch sử Trung Hoa cổ - trung đại Đến thời Tây Hán, lý luận âm dương – ngũ hành đã được Đổng Trọng Thư phát triển theo tinh thần Nho giáo và lợi ích chính trị của giai cấp phong kiến vừa mới giành lấy vai trò thống trị xã hội Trung Quốc Nhờ vậy mà cả Nho giáo lẫn các

Trang 9

quan niệm về âm dương – ngũ hành đã có điều kiện chính trị thuận lợi để ảnh hưởng lâu dài trong nền triết học Trung Quốc

Phần trên bài tiểu luận đã đề cập sơ lược về nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời cũng như Âm dương gia Phần tiếp theo cũng là phần trọng tâm, bài tiểu luận sẽ trình bày ứng dụng của học thuyết này trong Phong Thủy cổ đại Trung Quốc và văn hóa dân gian Việt Nam

2 Thuyết Âm dương trong Phong Thủy Trung Quốc cổ đại

Phong thuỷ là môn khoa học có nhiệm vụ tìm kiếm để tạo ra một nơi cho việc sinh sống được quân bình, hài hoà, người ngụ cư được sức khoẻ dồi dào Ý nghĩa của sự cân bằng không thuần ở sự đối xứng bên ngoài Nó sắp xếp nhà cửa và con người với các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo để có được sự hài hoà và yên lành trong môi trường chung quanh

Khí, nguồn năng lượng trong phong thủy

Khí được dịch là hơi thở hay năng lượng là ý niệm quan trọng nhất trong thuật phong thuỷ Khí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến đời sống loài người Khí là năng lượng hay lực tạo nên núi, điều hướng sông suối, màu sắc, hình dạng cây cỏ Năng lượng này người

ta gọi là “long điểm” Trong thuật Phong thuỷ, các chuyên gia thăm dò mạch tốt hay

“dưỡng” khí và rồi khơi hướng, thanh lọc khí để bồi dưỡng sự sống và người ngụ cư Từ

xa xưa, người Hoa cho rằng khí ảnh hưởng đến vận mạng và các liên hệ xã hội của một người Dù sao cũng có giới hạn của nó Tuy nhiên, dưỡng khí làm vận may khá hơn; khác với người có sẵn dịp may mà không luyện khí Làm thế nào để cân bằng khí vận hành trong môi trường giúp tăng và hài hoà với năng lượng chúng ta Khí của người và cả ngôi nhà giống nhau, cả hai phải vận chuyển điều hoà Khí của một ngôi nhà ảnh hưởng đến bầu không khí và người ở nơi ấy Có một vài nơi chúng ta cảm thấy thích thú dễ chịu, có nơi ta cảm thấy bứt rứt khó chịu: Có chỗ thì sinh động sáng sủa, có chỗ lại lạnh lẽo, âm u, nặng nề Điều hoà và tăng vận khí là mục đích căn bản của phong thủy Vượng khí vào nhà làm vượng khí cho người ngụ cư Ý niệm về khí là điều cốt tủy trong việc đánh giá nhà cửa, văn phòng, đất đai cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài

Trang 10

2.2 Mối liên hệ giữa Âm dương và Phong thủy trong xã hội Trung Quốc cổ đại

Cùng với Âm- Dương, ngũ hành là một phương thức bổ sung để phân tích và hòa điệu khí của người và ngôi nhà Khí chia thành 5 nguyên tố sau: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ Những hành này là tính chất tinh tuý của mọi sự, mọi vật Các hành này cùng kết hợp với các màu sắc, mùa màng, phương hướng, tinh tú, các phủ tạng trong người v.v…Phong thủy dùng chu kỳ của các màu sắc để điều chỉnh khí Trong chu kỳ sáng tạo (tương sinh), Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa Trong chu kỳ hủy diệt (tương khắc), Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc

Nghiên cứu của nhóm Dương Văn Hoành, Âm Dương là tổ tiên của Phong thủy, nói về Long mạch trong Phong Thủy thì phải nhắc đến âm dương Một Âm một Dương, đan xen nhau mà thành, như vậy mới không khô khan, cứng nhắc, thể hiện được sinh khí, cảnh sắc tươi đẹp Trong học thuyết Phong Thủy, núi có thế cao vút là Âm, thẳng tắp là Dương, đi xuống là âm, đi lên là Dương, nhọn là Âm, lõm là Dương; tĩnh là Âm, động là Dương; núi là Âm, nước là Dương Trong giới tự nhiên, tồn tại các sự vật đối lập nhau, dùng Âm Dương để phản ánh những sự vật này là phù hợp với thực tế khách quan của giới tự nhiên Ngoài ra, Dương đại diện cho sự sống, Âm đại diện cho cái chết, thích Dương ghét Âm, vì vậy chỗ ở phải là Dương, thủy khẩu (nguồn nước) cũng phải là Dương, tất cả Long mạch, huyệt, nước, đều phải là Dương Lão Tử là người đầu tiên nêu

ra quan niệm chọn lựa môi trường “phụ Âm bão Dương” tựa Âm ôm Dương, nói rằng

“vạn vật đều tựa Âm ôm Dương” Cái gọi là “phụ Âm bão Dương” có hai tầng nghĩa sau:

“ Một là lưng phải tựa vào núi cao, mặt hướng về sông nước, hoàn toàn thống nhất với điều kiện xây dựng kinh đô được đề cập trong Quản Tử Hai là xoay lưng về phía Bắc hướng mặt ra phía Nam, tức là lưng Bắc mặt Nam, đón nhận nguồn ánh sáng mặt trời dồi dào Về sau, “phụ Âm bão Dương” đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của Phong Thủy Các nhà Phong Thủy chủ trương, Âm long phải có Dương thủy hội tụ, Dương long phải

có Âm thủy giao hòa Dương long ở bên phải thì Âm thủy ở bên trái, Âm long ở bên phải

Trang 11

thì Dương thủy ở bên trái, hai bên châu tuần vào trước mặt Âm Dương tương tác hài hòa

làm cho vạn vật biến hóa sinh sôi (Bình Sa Ngọc Xích Kinh) Núi và nước tuy là hai,

nhưng biểu thị một Âm một Dương, nên không thể tách rời nahu được Núi không có nước sẽ không biến đổi, nước không có núi không thể tập hợp lại Một động một tĩnh,

một Âm một Dương Núi cai quản con người, nước cai quản tài lộc (Thanh Nang Tự)

Theo nghiên cứu của Sử Châm, Phong Thủy cũng được gọi là Âm Dương, sau thời đại

nhà Nguyên tên gọi này lại càng phổ biến hơn Theo Nguyên Sử - Tuyển Cử Chí ghi chép,

năm thừ 28 niên hiệu Chí Nguyên Nguyên Thế Tổ, dựa theo thông lệ của Nho học, y học, tất cả các lộ đều bố trí Âm Dương học, lập Giáo thụ ở các lộ, phủ, châu, tất cả các lộ đều

bố trí Âm Dương học, lập Giáo thụ ở các lộ, châu, phủ, tất cả những thầy Âm Dương đều

bị quản lý, trong đó cũng bao gồm các thầy Phong Thủy Cho đến đời nhà Minh vẫn còn

thông lệ đó, trong Minh Sử - Chức Quan Chí ghi chép, năm thứ 17 Hồng Vũ đời Minh

Thái Tổ lập ra các chức quan về Âm Dương học, ở mỗi châu, phủ, huyện, đặt một người, phàm là bậc am tường thiên văn, đoán thời tiết, bói sao, xem chỗ ở, chọn ngày tốt đều tập trung vào quản lý Nhà Thanh kế thừa chế độ nhà Minh, vẫn tổ chức như thế Một cách tự nhiên, các nhà Phong Thủy hoàn toàn giống với những nhà thiên văn, xem thời tiết, xem sao, và thường được gọi là “ Âm Dương tiên sinh”

Song, ngoài những điều này, Phong Thủy và Âm Dương còn có mối tương quan chặt chẽ, nhưng không hoàn toàn giống nhau, một là có nguồn gốc trong các ghi chép nòi về việc chọn chỗ ở, hai chữ “Âm Dương” đã xuất hiện như thế, phái lý khí, đều tiếp nhận một lượng lớn khái niệm Âm Dương mang ý nghĩa Triết học để bàn luận về cách thức xem xét, đo đạc Phong Thủy của mình

Hai chữ Âm Dương xuất hiện trong sách vở, được tìm thấy sớm nhất trong chương Công

Lưu của Kinh Thi, nói rằng vào cuối thời nhà Hạ, Công Lưu dẫn dân tộc Chu di chuyển

từ đất Đài đến đất Mân, đo đạc xem xét điều kiện địa thế núi sông và thủy thổ, kế tiếp lá quy hoạch xây dựng nhà ở, để những cư dân cổ dân tộc Chu có được nơi an cư lạc nghiệp Bộ sự thi đẹp đẽ này đã miêu tả một cách rõ ràng chi tiết mọi hoạt động cư trú của Công Lưu – thủ lĩnh bộ lạc – người đã rất cần mẫn xem xét thăm dò, quy hoạch nơi

Trang 12

cư trú của bộ lạc, như “đi quan sát vùng đất này”, “lên đỉnh núi quan sát, quay trở xuống đồng bằng”, “tơi chỗ có hàng trăm con suối, quan sát vùng đồng bằng rộng lớn, đi lên ngọn núi cao phía Nam, quan sát vùng đồng bằng rộng lớn, đi lên ngọn núi cao phía Nam, quan sát chỗ đất kinh”, “quan sát khe suối”, “đo đạc vùng đồng bằng trũng”, “tính toán bóng nắng buổi chiều” … trong đó có câu “lên núi đo bóng nắng, quan sát Âm Dương” chẳng những được các nhà Phong Thủy qua các thời đại chú trọng, dẫn ra làm điển lệ, mà còn được coi trọng trong các nghiên cứu lịch sử thiên văn học, lịch sử đại lý học, lịch sử kiến trúc và lịch sử Triết học cổ đại … của Trung Quốc Phong Thủy được gọi là Âm Dương cũng xuất phát từ chỗ này Câu này là chi chép sớm nhất vừa về phương pháp sử dụng cây (tức khuê biểu) để đo bóng nắng, xác định phương hướng và thời tiết của người cổ đại, vừa đề cập tới tầm quan trọng của Triết học Âm Dương cổ đại Nghĩa gốc của câu thơ này là: Công Lưu lên vùng đồi núi đặt dụng cụ đo bóng nắng để xác định phương hướng, tính toán thời gian, đồng thời khảo sát về núi sông, Âm Dương, phương hướng và thời tiết Đặt dụng cụ đo bóng nắng để xác định phương hướng chính là

cách thức “tính toán theo mặt trời” trong bài thơ Định Chi Phương Trung vào đời sau, các phương pháp “suy đoán ngày và đêm”, “phương pháp định chuẩn” trong Khảo Công

Ký, Hoài Nam Tử - Thiên Văn Huấn, Chu Bễ Toán Kinh cho đến Doanh Tạo Pháp Thứ (*)

của đời Tống sau này Nghề phân biệt phương hướng, xác định vị trí này đã được các nhà Phong Thủy truyền thụ và kế thừa qua nhiều thời đại, phát triển thành phương pháp “đảo trượng” (một dạng Phong Thủy lựa chọn nơi đặt huyệt mộ, đòi hỏi nơi được lựa chọn phải phù hợp với các yếu tố như chòm sao, địa thế, tình lý, điều kiện tự nhiên …) trong thuật Phong Thủy, phương pháp này cũng trực tiếp dẫn đến phát minh vĩ đại về la bàn và phát hiện về góc lệch của nam châm Những nguyên tắc về núi sông, Âm Dương, phương hướng cũng đã được các nhà Phong Thủy đời sau không ngừng nghiên cứu, xây dựng thành lý luận rất phong phú trong hoạt động nghề nghiệp của mình Từ Âm Dương ở đây

không còn mang màu sắc của Huyền học nữa, mà giống như trong Thuyết Văn Giải Tự

của Hứa Thận đời Đông Hán có nói: “Âm là tối tăm, là phía Nam của sông, là phía Bắc của núi”; “Dương là cao sáng” Đoàn Ngọc Tài chu thích là; “Âm là bóng cây, là khí ẩn

Ngày đăng: 18/11/2014, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w