ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRONG PHONG THỦY – KIẾN TRÚC Học thuyết Âm Dương là một dạng quan điểm về vũ trụ và phương pháp luận của người Trung Quốc cổ đại dùng để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, thể hiện cách nhìn cơ bản của con người Á Đông đối với thế giới. Từ xưa đến nay, người phương Đông coi Âm Dương là bản chất của giới tự nhiên.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
TRONG PHONG THỦY – KIẾN TRÚC
Giảng viên phụ trách : TS Bùi Văn Mưa Học viên thực hiện : Phạm Trần Anh Vũ
TP.HCM, tháng 12/2012
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Học thuyết Âm Dương là một dạng quan điểm về vũ trụ và phương pháp luận của người Trung Quốc cổ đại dùng để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, thể hiện cách nhìn cơ bản của con người Á Đông đối với thế giới Từ xưa đến nay, người phương Đông coi Âm Dương
là bản chất của giới tự nhiên Thuyết Âm Dương vẫn luôn gắn bó mật thiết với văn hóa phương Đông Thế giới quan này đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của văn hóa Trung Quốc nói riêng và rộng hơn nữa là văn hóa phương Đông Hai thái cực Âm Dương đã trở thành cái hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống con người phương Đông Theo thời gian những biểu hiện sinh động của tư tưởng Âm Dương đã khắc sâu trong nếp nghĩ của chúng ta Nó góp phần tôn vinh vẻ đẹp truyền thống mà vẫn dung hòa với vẻ đẹp hiện đại, được biểu hiện cụ thể chân phương từ những ảnh hưởng của nó qua nhiều góc độ trong cuộc sống như: Y học, Triết học,
tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp luật, bói toán, tôn giáo, phong thủy, kiến trúc, nghệ thuật … Điều này chứng tỏ rằng sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này cả theo chiều rộng và chiều sâu Dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì đây vẫn là lối tư duy đẹp và có nhiều giá trị
Ba nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu “Ăn”, nhu cầu “Mặc” và như cầu “Ở” Trong ba nhu cầu này, nhu cầu “Ở” chính là chủ đề mà triết lý Âm Dương đề cập đến nhiều nhất và cũng là chủ đề mà người phương Đông chúng ta hết sức quan tâm Cả đời con người
có hơn phân nửa thời gian là sống trong nhà Theo như Hoàng Đế Trạch Kinh thì “Nhà ở chính là cái nút của Âm Dương, chuẩn mực của nhân luân” Do quan niệm truyền thống “Nhà
ở chính là cái gốc của con người Nếu nhà ở yên ổn thì gia tộc hung thịnh, nếu không yên ổn thì gia tộc suy vi” cho nên từ xưa đến nay, người phương Đông chúng ta hết sức quan tâm đến
vấn để Phong Thủy nhà ở Từ Kinh Đô của đất nước cho đến các Châu, Quận, Huyện ấp, thôn phường, nhà dân, ở đâu mọi người cũng xem trọng việc chọn vị trí, phương hướng nhà, cho đến kiến trúc bên trong cũng như bên ngoài của ngôi nhà…Vì lẽ đó, mục tiêu chủ yếu của bài viết này xin được bàn về Triết lý Âm Dương và những ảnh hưởng của triết lý Âm Dương nhìn
từ góc độ Phong Thủy – Kiến Trúc Bài viết sẽ phân tích việc làm thế nào để chọn lựa một vùng đất tốt để sinh sống hòa hợp với môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn xung quanh Sau đó chúng ta sẽ xem xét một số ảnh hưởng của triết lý Âm Dương thông qua một số công trình kiến trúc nổi bật ở Việt Nam Do những giới hạn về thời gian và tầm kiến thức có hạn nên chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy góp ý cho bài viết Cuối cùng xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đến TS Bùi Văn Mưa, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua
Trang 3I Một số kiến thức chung về triết lý Âm Dương:
I.1 Hoàn cảnh ra đời:
Tư tưởng về Âm Dương và tư tưởng về Ngũ Hành là hai luồng tư tưởng xuất hiện từ rất sớm Đó là hai cách giải thích khác nhau về bản nguyên, về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới vũ trụ, vạn vật và con người Vào thời cổ đại, trong một thời gian dài quan sát các hiện tượng tự nhiên, con người đã nhận thấy các hiện tượng đều có 2 mặt đối lập và sự thay đổi của chúng như mặt trời mọc – mặt trăng lặn, ngày đêm hoán đổi, nắng mưa, ấm lạnh, nam nữ, già trẻ
…nên đã sản sinh ra hai quan niệm Âm – Dương một cách rất tự nhiên Đến thời đại Tây Chu, quan niệm Âm Dương phát triển thành học thuyết Âm Dương biểu hiện tập trung của nó chính là Chu Dịch
Thuyết Âm Dương gia đạt tới đỉnh cao vào cuối thời Chiến quốc khi Trâu Diễn (khoảng
350-270 TCN.) đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhau dưới tên gọi Âm Dương Gia Chính vì thế mà người đời sau này xem ông như là đại diện nổi bật nhất của triết lý Âm Dương Trâu Diễn
là người nước Tề, chuyên nghiên cứu trời và đất, rất giỏi biện luận nên có biệt hiệu là Ðàm Thiên Diễn Trâu Diễn từng giảng học tại cung Tắc Hạ, một trung tâm học thuật của nước Tề có mục đích chuẩn bị điển chương cho việc trị thiên hạ Là người duy nghiệm chủ nghĩa, Trâu Diễn chủ trương “Tiên nghiệm hậu suy: trước thực nghiệm rồi sau sẽ suy luận ra” Kế thừa và phát huy thuyết Ngũ Hành, ông đưa ra quan điểm Ngũ Hành tương sinh tương khắc, nhằm tìm hiểu mối quan hệ đa dạng của các hành chất tự nhiên trong khi chúng tương tác nhau theo từng cặp này và tương khắc nhau theo từng cặp khác Ông còn cho rằng lịch sử liên tục khai triển và biến đổi, không chuyển động theo ý chí chủ quan của con người Tiếc rằng hai tác phẩm “Trâu Tử” và
„Trâu Tử chung thuỷ” đã mất; hậu thế chỉ còn tìm thấy một số dấu vết về cuộc đời và tư tưởng của ông trong sách Sử ký và Lã thị Xuân Thu
Từ Tần, Hán đến những thế hệ sau này, khái niệm Âm Dương được mở rộng về ý nghĩa, khi những đại biểu của Âm Dương gia cổ vũ cho quan điểm của Trâu Diễn rằng lịch sử thay đổi là do
“chuyển đổi của Ngũ Ðức” theo chu kỳ hết thịnh lại suy của mỗi hành chất Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ Đến thời Tây Hán, lý luận Âm Dương Ngũ Hành đã được Đổng Trọng Thư phát triển theo tinh thần Nho giáo và lợi ích chính trị của giai cấp phong kiến vừa mới giành lấy vai trò thống trị
xã hội Trung Quốc Nhờ vậy, mà cả Nho giáo lẫn các quan niệm về Âm Dương – Ngũ Hành đã có điều kiện chính trị thuận lợi để ảnh hưởng lâu dài trong nền triết học Trung Quốc Và cũng do hòa hợp được với triết lý của cả Nho gia và Đạo gia nên thuyết Âm Dương đã có điều kiện tồn tại và phát triển đến ngày nay
I.2 Nguyên lý Âm Dương:
I.2.1 Khái niệm:
Âm Dương (trong chữ Hán là 陰陽 (阴阳) phát âm là: yīn yáng) là hai khái niệm để chỉ hai
thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho
Trang 4rằng, bản thân vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai thái cực (lực lượng) đối lập nhau là Âm - Dương Mọi tai họa trong vũ trụ xảy ra sở dĩ là do sự không điều hòa được hai lực lượng đó.Âm là một phạm trù thể hiện những gì thuộc giống cái, đất, mẹ, vợ, sự mềm mại, thuận, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn, tĩnh, tiêu cực, thụ động…Đối lập nó là phạm trù Dương thể hiện những gì thuộc giống đực, trời, cha, chồng, sự cứng rắn, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ, động, tích cực, chủ động
Theo quan niệm của Âm Dương gia, toàn thể vũ trụ sinh ra từ sự kết hợp nguyên tố đực và nguyên tố cái – Dương và Âm – được tượng trưng trong kinh Dịch bằng quẻ Càn thuần Dương và quẻ Khôn thuần Âm; hai quẻ ấy là nguồn gốc của các quẻ khác Mỗi quẻ tương ứng với một năng lượng tự nhiên nhất định
Từ việc khái niệm Âm Dương được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên, người xưa tiến thêm một bước là trừu tượng hóa Âm Dương để chỉ những cặp đối lập trừu tượng hơn ví dụ như "nóng-lạnh", rồi cặp " nóng-lạnh" lại là cơ sở để suy tiếp như về phương hướng: "phương Nam" nóng nên thuộc Dương, "phương Bắc" lạnh nên thuộc Âm; về thời tiết: "mùa hè" nóng nên thuộc Dương, "mùa đông" lạnh nên thuộc Âm; về thời gian: "ban ngày" nóng nên thuộc Dương,
"ban đêm" lạnh nên thuộc Âm Nếu tiếp tục suy diễn nữa thì: ngày thì sáng nên "sáng" thuộc Dương, đêm thì tối nên "tối" thuộc Âm; ngày sáng thì nắng "đỏ" nên "màu đỏ" thuộc Dương, tối
có màu đen nên "màu đen" thuộc Âm Từ cặp "cha-mẹ" (nam-nữ, đực-cái) có thể suy ra rằng: Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai), nên về loại số, thì số "chẵn" thuộc Âm; Điều này giải thích tại sao quẻ Dương là một vạch dài (), còn quẻ Âm là hai vạch ngắn ( ) Về
hình khối thì khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, số 4 là số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc Âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3 (số ), số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc Dương Về sau, họ lại dùng các con số ấy
để thiết lập mối liên hệ giữa các năng lượng Âm và Dương với Ngũ Hành Ngày nay, có người cho rằng mã binary kết hợp các 0 và các 1 để biểu hiện chuỗi mẫu tự, dùng trong máy điện toán, được người sáng chế ra nó lấy cảm hứng từ các vạch Âm Dương Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý Âm Dương Triết lý Âm Dương không chỉ là triết lý về các cặp đối lập Điều quan trọng của triết lý Âm Dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm
Âm Dương Đó chính là điều khác biệt giữa triết lý Âm Dương với các triết lý khác
I.2.2 Hai quy luật của triết lý Âm Dương:
Tất cả các đặc điểm của lý luận Âm Dương tuân theo 2 quy luật cơ bản: quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật về mối quan hệ chuyển hóa giữa các thành tố
a Quy luật về bản chất của các thành tố:
Âm Dương thống nhất giao hoà lẫn nhau, không có gì hoàn toàn Âm hoặc hoàn toàn Dương,
và trong Âm có Dương, trong Dương có Âm Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là Âm hay Dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác Chính vì thế mà việc xác định tính
Trang 5Âm Dương của các cặp đối lập thường dễ dàng Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính Âm Dương của một đối tượng:
Muốn xác định được tính chất Âm Dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là Dương
Muốn xác định được tính chất Âm Dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở
so sánh Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là Dương; nhưng về độ linh động thì nước là Dương, đất là âm
b Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của tiết lý Âm Dương là:
Âm Dương gắn bó mật thiết với nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau, và Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành Dương, Dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành Âm; Dương tiến thì Âm lùi, Dương thịnh thì Âm suy… và ngược lại Quá trình biến dịch từ cái duy nhất thành đa dạng của vạn vật trong vũ trụ được khái quát hóa: Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi giao cảm, biến hoá lẫn nhau tạo thành Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh 64 Trùng Quái, đến cuối cùng Trùng Quái sinh ra vạn vật
Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng
Âm Dương nói lên bản chất và sự chuyển hóa của Âm và Dương Thái cực là cội nguồn của mọi sự biến hoá trong vũ trụ, nó thống nhất trong mình hai lực lượng đối lập Âm và Dương Thái cực nói lên Âm và Dương thống nhất: trong Âm có Dương, trong Dương có
Âm, trong thái Dương có thiếu Âm, trong thái Âm có thiếu Dương
Đó cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh, trong động có tĩnh và trong tĩnh có động; nghĩa là trong Âm và trong Dương đều có động và có tĩnh, chúng chỉ khác nhau ở chỗ là bản tính của Dương là hiếu động, còn bản tính của
Âm là hiếu tĩnh… Do thống nhất, giao cảm với nhau mà Âm và Dương có động; mà động sinh ra biến, biến tới cùng thì hoá để được thông, có thông thì mới tồn tại vĩnh cửu được Như vậy sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập Âm và Dương tạo ra sự sinh thành biến hoá của vạn vật; nhưng vận vật khi biến tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu, cứ như vậy vạn vật thay đổi, biến hóa không ngừng vô thủy (không có bắt đầu) và vô chung (không có kết thúc)
I.3 Nguyên lý Ngũ Hành:
Học thuyết Ngũ Hành là một tư tưởng về quan hệ tương sinh tương khắc trong thế giới vạn vật của Trung Quốc cổ đại, là lý luận mang tính hệ thống và phổ biến của mối quan hệ thế giới
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cho cổ đại khái quát cho rằng, bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành từ năm yếu tố luôn vận động là Ngũ Hành gồm: Kim, Mộc, Thủy,
Trang 6Hỏa, Thổ Ngũ là chỉ 5 loại vật chất tự nhiên, Hành là sự vận động không ngừng nghỉ, Ngũ Hành
là sự vận động biến đổi và mối quan hệ của 5 loại vật chất này.Nội dung cơ bản của lý luận Ngũ
Hành thể hiện trong quy luật Ngũ Hành tương sinh - tương khắc Các phạm trù Kim, Mộc, Thủy,
Hỏa, Thổ phản ánh những sự vật, hiện tượng hay thuộc tính, quan hệ như:
Mộc: gỗ, mùa xuân, phương Đông, màu xanh, vị chua …
Hỏa: lửa, mùa hạ, phương Nam, màu đỏ, vị đắng
Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt …
Kim: kim khí, mùa thu, phương Tây, màu trắng, vị cay …
Thủy: nước, mùa đông, phương Bắc, màu đen, vị mặn …
Quan hệ của Ngũ Hành với phương vị, bốn mùa, màu sắc và bốn con vật thần
Quy luật Ngũ Hành sinh khắc để nói rõ mối quan hệ sinh sôi nảy nở và ràng buộc lẫn nhau giữa các sự vật Ngũ Hành sinh hóa và chế ước lẫn nhau theo trình tự: một là tương sinh: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ Hai là tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ Có thể diễn đạt sự tương tác sinh-khắc trên bằng biểu tượng đường tròn ngoại tiếp hình ngôi sao năm cánh với các định lần lượt theo chiều kim đồng hồ là Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa Theo chiều kim đồng hồ trên đường tròn thể hiện quá trình tương sinh Còn theo các cạnh hình ngôi sao cũng theo chiều kim đồng hồ
Chính giữa Vàng Hậu Thổ
Phải Bạch Hổ - Kim Phía Tây – Mùa Thu – Trắng
Trái Thanh Long – Mộc
Phía Đông – Mùa Xuân – Xanh
Trước Chu Tước – Hỏa Phía Nam – Mùa Hạ – Đỏ
Sau Huyền Vũ – Thủy Phía Bắc – Mùa Đông – Đen
Trang 7thể hiện quá trình tương khắc Âm Dương gia cho rằng không chỉ có các hiện tượng xảy ra trong
tự nhiên mà cả hoạt động của con người và đời sống xã hội đều tuân theo quy luật Ngũ Hành tương sinh – tương khắc Thí dụ, (1) Trong tự nhiên, gỗ bị đốt cháy sinh ra lửa ( Mộc sinh Hỏa ), lửa thiêu cháy mọi vật tạo thành tro – đất ( Hỏa sinh Thổ ); Trong lòng đất sinh ra các quặng thể rắn – Kim loại ( Thổ sinh Kim ); Vật rắn bằng kim loại nóng cháy sang thể lỏng ( Kim sinh Thủy ); Nước là thành phần không thể thiếu được để cây cối sinh sôi nảy nở ( Thủy sinh Mộc ) … Rễ cây ăn sâu vào đất ( Mộc khắc Thổ ); Đất thấm nước, ngăn chặn dòng nước ( Thổ khắc Thủy ); Nước làm tắt lửa ( Thủy khắc Hỏa ); lửa nóng làm chảy kim loại (Hỏa khắc Kim ); Dụng cụ kim loại cưa chặt được gỗ ( Kim khắc Mộc ) … (2) Tháng giêng, mùa xuân gió thổi tan hơi lạnh, sinh vật nằm yên trong mùa đông bắt đầu trỗi dậy Đó là tháng khí trời tỏa xuống, khí đất dâng lên, trời đất hòa hợp với nhau, cây cối đâm chồi nảy lộc Vào tháng này, bậc đế vương chỉ nên điều hòa mệnh lệnh làm vui, thi ân cho trăm họ được lấy lộc, cắm chặt cây, cấm dấy binh lật đổ … Nếu vào mùa xuân ( Mộc là chủ ) mà thi hành lệnh mùa hạ (Hỏa là chủ), thì sẽ không hợp thời làm cho cây khô, cỏ héo, quốc gia luôn có tai họa cận kề; còn nếu thi hành lênh mùa thu ( Kim làm chủ) thì danh sẽ có dịch bệnh lớn; thi hành lệnh mùa đông ( Thủy là chủ ), thì nước ngập tràn, sương tuyết rơi nhiều …
II Những ảnh hưởng của triết học Âm Dương đến phong Thủy – kiến trúc:
II.1 Ảnh hưởng của Âm Dương đến Phong Thủy nhà ở:
II.1.1 Lựa chọn địa điểm có lợi:
Chỗ ở của con người nên xem đất và núi song là chủ yếu, xem khí thế Long mạch là lớn nhất, có liên hệ nhiều nhất đến họa phúc của con người.Nếu bên ngoài không tốt thì dù bên trong
có đúng quy cách rốt cuộc cũng không tốt lành hoàn hảo Nhà ở tốt cần phải có Tứ Thần Sa ( Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước) và Thủy đạo xung quanh Những ngôi nhà bên trái
có dòng nước là Thanh Long, phải có đường dài là bạch Hổ, trước có ao hồ là Chu Tước, sau có
gò đồi là Huyền Vũ là chỗ đất quý nhất
Trang 8Trong Hậu Hán Thư có nói:” phải cư ngụ nơi có ruộng tốt, nhà rộng, lung tựa núi, mặt hướng song, kênh đầm bao bọc, cây cối mọc quanh, sân vườn phía trước, vườn cây ăn quả sau nhà” chính là yêu cầu cơ bản của Phong Thủy về nhà ở Triều Sơn phải có đường nét hài hòa, đỉnh núi không gồ ghề, xấu xí thì là núi tốt Ngoại thủy phải đi về hướng hợp với Long (Sơn mạch) để trung hòa hai khí Âm Dương
II.1.2 Lựa chọn phương hướng:
Do nằm ở Bắc bán cầu nên người Trung Quốc chọn hướng nhà hướng Nam là tốt nhất, tùy theo kinh độ, vĩ độ mà có thể chọn hướng Đông Nam hay Tây Nam là hướng tốt nhất Nhà ở tựa lưng hướng Bắc, quay mặt hướng Nam, mùa hè có thể tránh bức xạ mặt trời, mùa đông có thể sưởi ấm đầy đủ, diệt khuẩn Nhà ở mà kênh rạch chảy về hướng Đông Nam là hay nhất Hướng Đông có đường lớn là nghèo túng, hướng Bắc có đường lớn thì hung hiểm, hướng Nam có đường lớn thì giảu sang Trong Phong Thủy nhà ở, phương hướng nhà có thể xem là quan trọng hơn bất
kì yếu tố nào vì xét trong môi trường xung quanh, cơ hội chọn đất rất có hạn do đa số nhà đều xâ trong khu dân cư sinh sống
II.1.3 Kết Cấu:
Hoàng Đế Trạch Kinh có nói:” Nhà ở là then chốt của Âm Dương, khuôn mẫu của luân
thường đạo lý” Có thể thấy hình dáng, cấu tạo, kết cấu và bố cục bên trong nhà đều có quan hệ lớn với môi trường xung quanh Mục tiêu theo đuổi trong kiến trúc Trung Quốc là sự điều hòa và hài hòa Âm Dương Hài hòa mang đến tốt lành, còn nếu không sẽ mai đến tai họa Sự hài hòa trong bố cục và kết cấu ngôi nhà là quan trọng
Theo như Ngô Hưng Chí-Đàm Chí ghi chép thì:Nhà ở phải có ”đại sảnh ở giữa, Tiều Môn
phía trước, Biện Thương phía sau, Thanh Phong, Hội Cảnh, Têu Thự uốn lượn bên trái là hình tượng Thanh Long, lầu Minh Nguyệt ở phía góc Tây Nam là Bạch Hổ, rất hợp với thuyết Âm Dương gia”
Đời nhà Thanh, người Trung Quốc xây nhà tứ hợp, cổng mở góc trái chính diện trước sân là Thanh Long Môn Nhà Phong Thủy cho rằng nhà Khảm cửa Tốn này là tốt lành nhất Vùng đất Trung Quốc có bốn mùa Xuân , Hạ, Thu, Đông rõ rệt nên nhà tứ hợp là hoàn mỹ nhất Kiến trúc này có quy mô đồ sộ, bố cục ngay ngắn, xây theo hướng Nam Bắc Đường trục giữa rõ rang, tiền đường và hậu thất đều nằm ở giữa Tổng thể thì trước sau, trái phải đối xứng ngay ngắn Kết cấu gồm nhà chính, nhà bên và nhà dưới Tuy có thể có nhiều biến đổi nhưng tổng thể thì bố cục đối xứng, cân bằng, hài hòa của nhà tứ hợp là không thay đổi
Trang 9Bốn Phương Đông, Tây, Nam, Bắc là Tứ Tượng phối hợp với Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ Bốn phương vị cộng thêm trung tâm của chúng tạo nên năm phương vị là biểu hiện của Ngũ Hành Kiến trúc cung điện hay nhà ở đều Ngũ tinh tọa để bố trí Đây chính là bố cục truyền thống Trung Quốc, thể hiện tư tưởng Âm Dương Ngũ Hành của người Trung Quốc cổ đại
II.2 Ảnh hưởng của Âm Dương trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam: II.2.1 Chùa Một Cột:
Chùa Một Cột hay còn gọi là Hoa Liên Đài hay Diên Hựu Tự là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của Việt Nam Nó nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội Chùa Được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Thiên Cảm Thánh Võ thứ nhất Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen Truyền thuyết cho rằng chùa được xây theo giấc mơ của Lý Thái Tông và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ Tương truyền Lý Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con trai, một đêm thấy Phật Quan
Âm ngồi trên tòa sen tay bế đứa con trai trao cho vua Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai, nhà vua cho lập ngôi chùa này với tên Diên Hựu
Chùa gồm đài hoa sen hình vuông (Âm), mỗi cạnh dài 3m (Dương – số lẻ), mái cong, dựng trên cột (Dương) cao 4m (Âm – số chẵn), đường kính 1,2m, hai khúc cột đá chồng lên thành một khối Hình ảnh về chùa Một Cột (Âm) được đặt trên một cột tròn (Dương), cột tròn lại đặt trong cái hồ vuông (Âm)… đều liên quan đến tín ngưỡng phồn thực
Chùa là một di tích lịch sử biểu tượng của kinh đô Thăng Long xưa, có giá trị lịch sử lâu đời
và giá trị văn hóa tâm linh Chùa vinh dự nhận kỷ lục “ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” do tổ chức kỷ lục châu Á trao tặng
Trang 10II.2.2 Kinh Thành Huế:
Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát năm 1803 (triều vua Gia Long) đến khi hoàn chỉnh vào năm 1832 (triều vua Minh Mạng)
Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch Kinh Thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết Âm Dương Ngũ Hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vauban (tên một kiến trúc sư người Pháp cuối thế kỷ XVII)
Với mục đích phòng thủ là chính, mặt bằng của thành có dạng hình vuông hơi khum ở phía trước theo địa hình dải đất dọc bờ sông Hương, mỗi mặt có các cổng thành, trên có vọng lâu dùng
để quan sát Các mặt thành lại được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn Thêm vào đó, hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài được đào gần 10 km chiều dài Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương)
Dưới con mắt của các nhà địa lý phong Thủy, Kinh Thành Huế nằm trên vùng „Vương đảo”, trong phạm vi được tạo ra bởi dòng chảy của sông Hương phía trước mặt và hai chi lưu gồm sông Bạch Yến, Kim Long chảy vòng mặt sau cùng hợp lại ở hạ lưu Sông Hương đóng vai trò minh đường, cùng hai hòn đảo nhỏ Cồn Hến và cồn Dã Viên có vị thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) chầu về trước Kinh Thành Bên kia sông, không xa lắm là ngọn Bằng Sơn được đổi tên thành Ngự Bình, che chắn mặt trước Kinh Thành như một bức bình phong thiên nhiên, giữ chức năng tiền án Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ)
Dựa trên các nguyên tắc của thuật Phong Thủy, các vua nhà Nguyễn đã kết hợp các yếu tố có sẵn trong địa hình tự nhiên như sông, núi, đảo cùng sự can thiệp đúng chỗ của bàn tay con người khi lấp một số đoạn của sông Bạch Yến, Kim Long, đồng thời đào một loạt hệ thống sông, hào ở trong và ngoài Kinh Thành để phục vụ cho ý tưởng của mình Tất cả những cố gắng trên không nằm ngoài ý nguyện định đô lâu dài của vương triều Nguyễn Thật khó nhận ra sự sắp xếp gò ép trong một tổng thể hài hòa kiến trúc- thiên nhiên như thế Không gây ấn tượng trấn áp tinh thần, cũng không có vẻ hoang sơ dã thảo, Kinh Thành Huế khiến cho người ta cảm nhận được đúng mức không khí tôn nghiêm nhưng không mất đi cảm giác êm đềm thư thái giữa thiên nhiên gần gũi Bên cạnh đó, phong cách kiến trúc và cách bố phòng khiến Kinh Thành Huế thực sự như một