1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu một số si tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện quỳnh lưu, tình nghệ an

148 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của

Trang 1

PHẠM THỊ NGÂN

TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU

Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Trang 2

PHẠM THỊ NGÂN

TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU

Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS DƯƠNG THỊ THANH HẢI

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

Trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Tìm hiểu

một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An"

tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, gia đình, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đối với: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, Hội đồng khoa học của trường Đại học Vinh; Ban giám hiệu, tập thể phòng tổ chức cán bộ trường; các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn; đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với cô giáo - Tiến sĩ Dương Thị Thanh Hải đã giành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả Phạm Thị Ngân

Trang 4

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6

5 Đóng góp của đề tài 6

6 Bố cục của đề tài 7

B NỘI DUNG 8

Chương 1 KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ HUYỆN QUỲNH LƯU 8

1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử - văn hoá của huyện Quỳnh Lưu 8

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 8

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 14

1.1.3 Truyền thống lịch sử - văn hoá 21

1.2 Tổng quan về các di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu 24

1.2.1 Di tích khảo cổ học 25

1.2.2 Di tích lịch sử - văn hoá 26

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2 DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU 32

2.1 Đền Cờn 32

2.1.1 Địa điểm 32

2.1.2 Nguồn gốc lịch sử 33

2.1.3 Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 36

2.1.4 Các hiện vật trong di tích 41

Trang 5

2.2.1 Địa điểm 44

2.2.2 Nhân vật thờ tự 45

2.2.3 Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 48

2.2.4 Các hiện vật trong di tích 54

2.2.5 Một số nhận xét 56

2.3 Đền Bình An, Chùa Bảo Minh 57

2.3.1 Địa điểm 57

2.3.2 Nhân vật thờ tự 57

2.3.3 Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 61

2.3.4 Các hiện vật trong di tích 67

2.3.5 Một số nhận xét 67

2.4 Đình làng ở Quỳnh Lưu 68

2.4.1 Đình làng Quỳnh Đôi 69

2.4.2 Đình Tám Mái 73

2.4.3 Một số nhận xét 76

2.5 Nhà thờ họ Hồ 77

2.5.1 Địa điểm 77

2.5.2 Khái quát về dòng họ Hồ (Quỳnhn Đôi ) 78

2.5.3 Các nhân vật được thờ tự 78

2.5.4 Khảo tả di tích 84

2.5.5 Các hiện vật trong di tích 89

2.5.6 Một số nhận xét 89

2.6 Nhà thờ - Bia và Mộ Hồ Phi Tích 90

2.6.1 Địa điểm 90

2.6.2 Nhân vật thờ tự 91

2.6.3 Khảo tả di tích 94

Trang 6

Tiểu kết chương 2 103

Chương 3 GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI TÍCH 105

3.1 Giá trị lịch sử, văn hoá 105

3.1.1 Giá trị lịch sử 105

3.1.2 Giá trị văn hoá 109

3.2 Các giá trị khác 112

3.2.1 Giá trị kiến trúc - điêu khắc 112

3.2.2 Giá trị giáo dục 114

3.2.3 Giá trị kinh tế - du lịch 116

3.3 Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích trong công tác bảo tồn, trùng tu di tích 117

3.3.1 Thực trạng công tác bảo tồn, trùng tu di tích 117

3.3.2 Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích 119

Tiểu kết chương 3 122

C KẾT LUẬN 124

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

E PHỤ LỤC 131

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, di tích lịch sử - văn hoá được coi như là nguồn sử liệu vật chất và tinh thần nhằm lưu giữ, kết nối giữa quá khứ và hiện tại Các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu như đình, đền, chùa

là một bộ phận của văn hoá vật chất do nhân dân lao động sáng tạo ra Và gắn liền với nó là những sự tích, truyền thuyết, tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến sự hình thành và tồn tại của các di tích trong tiến trình lịch sử Chính vì thế, di tích lịch sử - văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc phục dựng lại quá khứ Như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hoá giúp chúng ta có được cái nhìn sâu hơn những gì thuộc về quá khứ của dân tộc và của từng địa phương Nghệ An xưa và nay vẫn được coi là mảnh đất trọng yếu, có vị trí chiến lược liên quan đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc Trong các thời kì phong kiến nơi đây trở thành điểm nóng tranh giành của các thế lực Đứng vững chân ở Nghệ An thì có thể làm nên những công trạng lớn bởi Nghệ An có địa thế rộng rãi chính là đất xung yếu giữa Nam và Bắc Trong các cuộc chiến tranh Pháp, Mỹ gây

ra sau này, Nghệ An cũng trở thành một trong những mảnh đất nóng trong bom đạn Do lịch sử xứ Nghệ đầy biến động như vậy nên mảnh đất này đã xuất hiện bao bậc anh hùng hào kiệt có công trạng với lịch sử dân tộc Để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng nhân dân địa phương đã lập đền, miếu thờ như một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có gần 1000 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh, điều này đã phản ánh lịch sử hào hùng và mảnh đất địa linh nhân kiệt của xứ Nghệ Nghiên cứu hệ thống các di tích lịch sử trên địa bàn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về lịch sử của tỉnh nhà qua các thời kì lịch sử, thấy rõ được quá khứ hào hùng của dân tộc Muốn làm được điều đó, chúng ta trước tiên tìm hiểu các di tích lịch sử của từng địa phương mà trong đó huyện Quỳnh Lưu là vùng đất tiêu biểu của tỉnh Nghệ An - nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu

Trang 8

Quỳnh Lưu - mảnh đất địa đầu xứ Nghệ, vùng đất gắn liền với lịch sử Việt Nam Bởi, từ xa xưa, Quỳnh Lưu không chỉ biết đến như một địa bàn phát triển lịch sử lâu đời mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử sôi động, là quê hương của nhiều bậc danh nhân đất nước, nhiều hào kiệt qua nhiều thời kỳ lịch sử Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, bằng đấu tranh lao động và sáng tạo, nhiều thế hệ Quỳnh Lưu kế tiếp nhau tạo dựng nên một vùng đất có truyền thống lịch sử

- văn hoá phong phú

Trên nền bức tranh lịch sử đầy biến động đó, hoà với sự phong phú cả về đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây, nổi bật lên những công trình kiến trúc có bề dày lịch sử như: đình, đền, chùa, nhà thờ họ Những công trình được xây dựng nên với sự tôn kính, ngưỡng mộ của người dân lao động Và tất thảy người dân đều mong muốn thờ phụng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh trong sâu thẳm con người mình

Mỗi chúng ta sống không phải vì quá khứ, nhưng ta lại sống trên nền tảng của quá khứ, quá khứ là nền tảng cho tương lai Đây cũng chính là mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại, các di tích lịch sử và văn hoá như đình, đền, chùa

là một phần nhỏ trong di sản văn hoá do nhân dân tạo ra Bởi vậy, mỗi con người chúng ta sống trên đất nước Việt Nam ngoài sự tôn kính và tự hào ra phải tự ý thức được trách nhiệm của mình khi đứng trước những di tích lịch sử - văn hoá của dân tộc

Với tất cả những lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài "Tìm hiểu một số di tích

lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" làm luận văn

tốt nghiệp cao học thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam với mong muốn góp một phân nhỏ vào công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Việc "Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh

Lưu, tỉnh Nghệ An" không còn là một vấn đề mới mẻ, nó đã được đề cập trực

Trang 9

tiếp và gián tiếp ở nhiều công trình nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài báo, tạp chí đề cập ít nhiều đến các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Tuy nhiên, các công trình đó mới điểm qua một vài di tích tiêu biểu chứ chưa tìm hiểu một cách đầy đủ có tính hệ thống về diện mạo của di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu

Có thể kể đến một số công trình mang tính khái quát về hệ thống các di

tích lịch sử - văn hoá Việt Nam của các tác giả như: Dương Văn Sáu trong "Di

tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Việt Nam", Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày khái quát về hệ thống các khái niệm, đặc điểm kiến trúc điêu khắc của các loại hình di tích lịch sử văn hoá ở Việt Nam Thông qua đó, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc về các khái niệm, đặc điểm của các loại hình di tích lịch sử - văn hoá ở Việt Nam

Một số công trình liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài chúng tôi lựa chọn, đó là các công trình của Nguyễn Đổng Chi - Người đã dành hơn nửa cuộc

đời nghiên cứu về văn hoá xứ Nghệ Trong đó phải kể đến công trình: "Địa chí

văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh" Tác giả đã dành hẳn một chương để liệt kê các

đền, nghè, miếu trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Ngoài ra, tác giả đi sâu nghiên cứu và viết về thần tích các làng của các xã như: thần tích làng Yên Đình (Quỳnh Hưng), thần tích làng Như Bá (Quỳnh Bá), thần tích làng Quỳnh Tụ

Trong cuốn "Địa danh lịch sử và văn hoá Nghệ An" của Tác giả Trần Viết Thụ

(chủ biên), do Nxb Nghệ An ấn hành năm 2006, tác giả giải thích tất cả các địa danh lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có đề cập đến một số đền, chùa tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu như: đền Cờn, núi Bào Đột, chùa An Thái

Viết về lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An, còn có công trình

"Nghệ An di tích danh thắng" (Sở văn hoá thông tin Nghệ An), và "Tìm trong di sản văn hoá xứ Nghệ" của Đào Tam Tỉnh Trong hai công trình đó, tác giả đã đề

cập ít nhiều đến nội dung đề tài lựa chọn

Trang 10

Trong quá trình tìm hiểu đề tài này, chúng tôi đã tiếp cận với nhiều công trình của cố tác giả Ninh Viết Giao Ông là người đã dồn nhiều tâm sức để viết

về sự tích các ngôi đền trên địa bàn tỉnh như: "Tục thờ thần và thần tích Nghệ

An", trong đó có tục thờ Tứ vị thánh nương ở đền Cờn (xã Quỳnh Phương -

Quỳnh Lưu) Công trình "Đền Cờn - tục thờ tứ vị thánh nương và quần thể di

tích văn hoá ở xã Quỳnh Phương" đã được tác giả nghiên cứu, lý giải cụ thể về

mặt tâm linh, về tục thờ tứ vị thánh nương trong quần thể di tích trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Tác giả Ninh Viết Giao còn dày công trong

việc sưu tầm và biên soạn công trình "Địa chí văn hoá Quỳnh Lưu" Trong cuốn

sách này, ông chủ yếu khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hoá huyện Quỳnh Lưu, đặc biệt dành hẳn một mục lớn để trình bày cụ thể về kiến trúc các đền, đình, chùa, nhà thờ họ: đền Cờn, đền Vua Hồ, đền Thượng, đền Quỳnh Tụ

Các hội thảo khoa học cấp tỉnh cũng đề cập đến chủ đề nghiên cứu về các di tích lịch sử và các lễ hội, trong năm 2009, UBND huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức

Hội thảo "Lễ hội đền Cờn, tục thờ tứ vị nương với văn hoá biển ở Việt Nam" Hội

thảo đã tập hợp được nhiều bài viết của các nhà khoa học, trong đó chủ yếu tập trung viết về lịch sử hình thành của đền Cờn, nguồn gốc của tục thờ tứ vị, các sự tích liên quan đến đền

Viết về đình, đền cũng là một đề tài rất được các nhà báo quan tâm, tiêu biểu là tạp chí Khoa học Công nghệ Nghệ An, số ra ngày 1/9/2013 có bài viết

"Đền Cờn trong truyền thuyết và tư liệu cổ" của tác giả Bùi Văn Chất cũng tập

hợp các tư liệu để giải thích nguồn gốc tục tứ vị thánh nương ở đền Cờn

Tuy nhiên, những công trình chúng tôi đã trình bày trên đây mới chỉ đề cập một cách khái quát đến một vài khía cạnh của đề tài chứ chưa trình bày một cách đầy đủ về diện mạo, hệ thống di tích lịch sử văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu Trên

cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả và các công trình nghiên cứu,

có kết hợp với tư liệu điền dã, phỏng vấn những người có hiểu biết về các di tích

Trang 11

lịch sử văn hoá tại địa phương, chúng tôi đã phân loại, sắp xếp, lựa chọn, hệ thống kiến thức nhằm trình bày một cách đầy đủ và toàn diện về diện mạo một

số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu ở Quỳnh Lưu

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Trong đó, chúng tôi xác định tìm hiểu những di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu được xếp hạng quốc gia trên các hạng mục di tích như đền, chùa, nhà thờ họ và đình làng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ đối tượng nghiên cứu trên, đề tài xác định

các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Quá trình hình thành hình các di tích lịch sử - văn hoá huyện Quỳnh Lưu

- Diện mạo các di tích lịch sử - văn hoá từ nguồn gốc, quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo; kiến trúc, điêu khắc của các di tích lịch sử; các lễ hội, tín ngưỡng liên quan đến di tích

- Giá trị lịch sử, văn hoá của các di tích; ảnh hưởng của các di tích đối với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của huyện Quỳnh Lưu Công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Trang 12

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành đề tài này, bản thân tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan, bao gồm các loại tài liệu như:

+ Tư liệu thành văn gồm:

- Thư tịch, bia ký

- Gia phả của các dòng họ và thần tích về các nhân vật được thờ tự

- Các công trình khảo cứu về các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu

- Nghị Quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ trung ương cho đến địa phương về việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá

- Hồ sơ khoa học của các di tích lịch sử văn hoá

+ Tư liệu điền dã của tác giả: Tranh ảnh, lời kể của các bậc cao niên, và những người quản lý di tích qua các thời kỳ

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

về công tác văn hoá

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra chúng tôi sử dụng các phương pháp liên ngành như điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học, phỏng vấn báo chí để thực hiện đề tài Trong đó chúng tôi xác định phương pháp thực tế điền dã là chủ đạo, kết hợp với tổng hợp, đối chiếu, so sánh để rút ra cái chung và cái riêng của các di tích, nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của huyện Quỳnh Lưu

5 Đóng góp của đề tài

- Tạo dựng lại bức tranh về hệ thống các đình, đền, miếu, nhà thờ họ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ở tất cả các khía cạnh với những giá trị văn hoá, lịch sử

Trang 13

- Việc tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu nhằm

có cái nhìn khái quát, toàn diện về các di tích lịch sử trên địa bàn huyện, góp phần tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hoá của mảnh đất này, từ đó giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống uống nước nhớ nguồn và những giá trị lịch sử quý báu cần được lưu giữ và phát huy

- Đề tài góp phần cung cấp, bổ sung một số tư liệu trong việc giảng dạy phần lịch sử địa phương ở trường phổ thông

Chương 2: Diện mạo một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu trên địa

bàn huyện Quỳnh Lưu

Chương 3: Giá trị lịch sử - văn hoá và một số giải pháp nhằm bảo tồn, tôn

tạo các di tích

Trang 14

B NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ HUYỆN QUỲNH LƯU

1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch

sử - văn hoá của huyện Quỳnh Lưu

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quỳnh Lưu là một huyện địa đầu xứ Nghệ Xa xưa là đất của bộ lạc Hàm Hoan Đời Hán đặt là huyện Hàm Hoan (huyện lớn nhất của quận Cửu Chân) Thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn, Hàm Hoan là huyện của Cửu Đức, nhưng Hàm Hoan lúc này không bao gồm cả Nghệ Tĩnh như hiện tại mà chỉ có các huyện Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu (cũ), Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu Thời Nam Bắc triều và thời Tuỳ vẫn thế Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tuỳ, đặt vùng này là quận Trung Nghĩa, sau gọi là quận Diễn Thuỷ Trong thời Trinh Quán (627-650) lại bỏ, gồm cả Nghệ Tĩnh hiện tại gọi là Hoan Châu Mãi năm Quảng Đức thứ 2 (764) mới tách một phần Hoan Châu, đặt Diễn Châu xếp ngang hàng với Hoan Châu nhưng duyên cách, vị trí các huyện ấy đến nay vẫn chưa khảo sát được, chỉ biết đó là dải đất từ cầu Cấm(Nghi Lộc) chạy thẳng lên Quế Phong và ra mãi khe nước Lạnh, giáp Châu Ái tức Thanh Hoá bây giờ, trong đó cố nhiên có Quỳnh Lưu

Quỳnh Lưu hiện nay là một huyện thuộc phía Bắc của tỉnh Nghệ An, khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh khoảng 60km Cực Bắc của huyện có toạ độ 19022'12" vĩ độ bắc; cực Nam:

19005'15" vĩ độ bắc; cực tây 105005'15" kinh tuyến đông; cực đông (vùng đất liền): 105047'50" kinh tuyến đông

Phía Bắc huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá), có chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh nơi đây có dãy

Trang 15

núi đá Hoàng Mai Lê Hữu Trác trong chuyến thượng kinh (1781) chữa bệnh cho Trịnh Cán , khi đi qua nơi giáp giới Thanh Hoá và Nghệ An này thấy núi non trùng điệp , nhấp nhô, tráng lệ đã ứng khẩu thành bài thơ:

Hoan, Ái phân cương địa,

Quần sơn hỗ tống nghinh

Tiều ca, vân lộ xuất,

Điểu ngữ, cốc phong sinh

Phục thạch đương đồ lập,

Giao thiên đoạn bích hằng

Phó bảng Phan Võ dịch thơ:

Nghệ, Thanh phân giới từ đây,

Đón đưa núi nọ non này gần xa

Đường mây văng vẳng tiều ca,

Líu lo chim nói gió hoà đìu hiu

Nhấp nhô đá dựng giữa đèo,

Trời nam mảnh biếc một chiều giăng ngang [17;21]

Phía Nam và Tây Nam Quỳnh Lưu giáp huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31km Vùng phía Nam của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với 2 huyện diễn Châu và Yên Thành (thường gọi là đồng bằng Diễn - Yên - Quỳnh) Phía Tây, huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục, giữa chúng có nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau Phía Đông, huyện Quỳnh Lưu giáp biển Đông với đường bờ biển 34km

Diện tích tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu là 586,4km2 chiếm 3,58% diện tích toàn tỉnh, đứng hàng thứ nhất các huyện đồng bằng, thành thị và đừng hàng thứ 11 so với các huyện, thị của tỉnh Nghệ An (theo số liệu của phòng thống kê huyện Quỳnh Lưu) Chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam là khoảng 26km (tính

Trang 16

theo chiều dài quốc lộ 1A chạy qua), chiều rộng từ bờ biển Đông đến điểm cực Tây khoảng 22km (tính từ lạch Quèn dến truông Rếp)

Về cơ bản, Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển Nằm trong cả Châu Diễn trước kia, nên quá trình kiến tạo địa hình của Quỳnh Lưu cũng không khác huyện Diễn Châu và Yên Thành là mấy Địa hình Quỳnh Lưu thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Đó là địa hình rất đa dạng, đất đai tự nhiên được cấu tạo khác nhau Có thể chia địa hình của huyện ra làm ba vùng tiêu biểu:

Vùng ven biển từ Đông Hồi của xã Quỳnh Lập kéo dài xuống các xã phía Đông và Đông - Nam đến Quỳnh Thọ (phần lớn của các xã vùng này thường được quen gọi là vùng Bãi Ngang) Đây là vùng đất hẹp ven biển ken giữa hoặc được ngăn cách tự nhiên bởi bờ biển đến kênh Nhà Lê là con kênh chạy gần như song song với bờ biển Địa hình vùng ven biển có độ chênh thấp dần từ Tây sang Đông, nói chung nó có độ cao trung bình khoảng 3m so với mặt biển Đất ở vùng này với hai thành phần chủ yếu là đất cát pha và đất sét nên dễ bị bào mòn hàng năm do thiên tai Tính chất thổ nhưỡng của vùng ven biển Quỳnh Lưu nói chung không thích hợp cho việc trồng lúa nhưng lại là nơi tương đối thuận lợi cho việc trồng màu và một số cây công nghiệp như lạc, vừng Ngoài ra, dải đất cát ven biển cũng là nơi thuận lợi cho cho việc trồng rừng cây chắn gió, cát, chủ yếu là cây phi lao Một số vùng trũng đất sét ngập mặn thích hợp cho việc cải tạo thành các đống muối và hồ ao nuôi trồng thuỷ sản

Vùng đồng bằng chủ yếu từ một phần của xã Quỳnh Xuân đến xã Quỳnh Giang, Quỳnh Diễn, nằm hai bên của quốc lộ 1A (nhưng chủ yếu nằm ở phía đông quốc lộ 1A) Đây là vùng đất của 15 xã, có điều kiện đất đai thích hợp cho việc trồng lúa và được coi là vựa thóc của huyện Vùng đất này tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình khoảng 4m so với mặt biển Từ xa xưa, đây là vùng biển cổ, do sự bồi lắng, trầm tích phù sa cổ, có nhiều bầu nước mặn nhưng được bàn tay lao động của con người qua bao nhiêu thế hệ cải tạo, thau chua, rửa mặn, khai phá nên độ phì nhiêu của đất khá hơn nhiều so với các vùng khác ở trong

Trang 17

huyện Vùng đất này chủ yếu được tưới từ hệ thống thuỷ lợi của tỉnh (đập Đô Lương) và từ những năm 80 được bổ sung nước của hệ thống thuỷ lợi Vực Mấu Đây còn là vùng trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện

Vùng đồi núi không chỉ bao gồm các xã phía tây mà còn bao gồm một số xã phía bắc Quỳnh Lưu là một huyện ven biển nhưng lại có nhiều núi đồi Nếu tính cả đồi núi, trung du và bán sơn địa thì diện tích vùng này chiếm khoảng 70% diện tích của toàn huyện Với sự phong phú về các loại đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng mở rộng diện tích canh tác, phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, lâm nghiệp

Về sông ngòi, kênh đào, cửa biển nơi đây đóng một vai trò khá quan trọng trong cấu tạo hệ thống địa hình cúng như ảnh hưởng tới bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện Sông Giát (thường được gọi là sông Thái) bắt nguồn từ Bào Giang ở phía tây của huyện chảy về phái đông qua các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Giang, thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Diễn, Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ rồi

đổ ra cửa lạch Thơi Sông Hoàng Mai có thượng nguồn thuộc các xã quỳnh Thắng ở phía tây chảy qua các xã Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiện, Mai Hùng, Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc rồi đở ra cửa Cờn giữa hai xã Quỳnh Lập và Quỳnh Phương Ở cách huyện (lỵ) Quỳnh Lưu 15 dặm về phía đông bắc Nước

từ khe Lễ (Quỳnh Châu) chảy về phía đông 30 dặm đến đường Trạm thuộc xã Hoàng Mai lại chảy 3 dặm đến xã Kim Lung, rồi hợp với Kênh Tang, lại chảy 5 dặm rồi hợp với kênh Xước ở phía bắc, lại chảy 3 dặm rồi đổ vào cửa Cờn [35;150] Sách Nghệ An Kí ghi thêm: "Sông này có bến Nghi (tức Bến Nghè) ở thượng lưu, vách đá lởm chởm, nước mùa thu chảy xiết, không bắc cầu được, ở quãng xã Hoàng Mai có đường quan, có bến đò Hoàng Mai (nay đã có cầu hoàng Mai) Quãng sông ở phố Hoàng Sa hợp với các lạch nước của cửa Quèn có tên riêng là sông Ngọc Để" [28;191]

Như vậy, sông Ngọc Để, một nhánh của sông Hoàng Mai chảy từ Quỳnh Phương đến Tiến Thuỷ đổ ra cửa Quèn, tạo nên vùng Bãi Ngang Sông này nhân dân thường gọi là sông Mai hay sông Mơ Ngày nay chúng ta biết thượng nguồn

Trang 18

của sông Hoàng Mai là Vực Mấu ở Bến Nghè thuộc xã Quỳnh Thắng Đặc biệt,

có một con kênh khá dài và rộng (dài hơn 20km) được gọi bằng nhiều tên khác nhau tuỳ từng giai đoạn chảy qua mỗi xã: kênh Son, kênh Dâu, kênh Bà Hoà, kênh Mơ, kênh Ngọc Để, v.v nhưng phổ biến nhất và thành một tên chung là kênh Nhà Lê Như vậy, từ thế kỉ X trở đi, sông Hoàng Mai được hợp lưu thêm bởi kênh đào và qua nhiều thế kỉ, kênh đào này được nạo vét, gia cố, trở thành tuyến vận chuyển khá quan trọng đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và quốc phòng trong vùng Và thật ra, xét về quy mô của con kênh này, ranh giới, cách gọi giữa

"kênh" và "sông" hiện nay chỉ là tương đối

Đã nói về núi sông ở Quỳnh Lưu phải nói tới các cửa sông (cửa lạch) Trên dải bờ biển dài 34km, Quỳnh Lưu có nhiều cửa sông tạo ra thế gắn bó, giao lưu giữa vùng đồng bằng, bán sơn địa với vùng biển, cũng là tạo ra nguồn thuỷ sản phong phú ở ven biển Đó là cửa lạch Cờn, cửa lạch Quèn, cửa lạch Thơi (tỉnh Nghệ An có 6 cửa sông: Cờn, Quèn, Thơi, Vạn, Lò, Hội thì huyện Quỳnh Lưu đã chiếm 3) Hai bên cửa lạch Cờn là hai xã Quỳnh Phương và Quỳnh Lập với cảnh sơn thuỷ hữu tình, núi ăn lan ra biển tạo ra cảnh đẹp mà nhiều người đi qua đã tức cảnh làm thơ

Về khí hậu, Quỳnh Lưu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đồng thời lại chịu ảnh hưởng khí hậu biển, thường có gió mùa đông - bắc lạnh vào mùa đông; gió phơn Tây Nam vừa nóng vừa khô (thường gọi là gió Lào) thổi mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm; xen giữa gió Lào là gió Đông - Nam mát, mang hơi nước từ biển vào (thường được gọi là gió Nồm)

Ở Quỳnh Lưu, hệ thống đường giao thông khá dày, phong phú và thuận tiện Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua huyện từ xã Quỳnh Thiện phía bắc đến hết xã Quỳnh Giang phía nam dài hơn 30km, có hai ga: Hoàng Mai và Cầu Giát Đây là hai ga được coi là trọng yếu trung chuyển hàng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày nay trở thành ga phụ trong tuyến vận chuyển đường sắt Bắc - Nam Quỳnh Lưu còn một tuyến đường sắt nữa theo hướng tây

Trang 19

bắc, xuất phát từ ga Cầu Giát lên huyện Nghĩa đàn dài 15 km (có ga trung chuyển là Tuần) Tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá nông, lâm sản

Trong các tuyến đường bộ, lớn nhất là quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện Quỳnh Lưu dài 26km từ khe nước lạnh đến hét xã Quỳnh Giang (tức là từ km

382 đến km 408) Sau quốc lộ 1A là quốc lộ 48 chạy từ Yên Lý (Diễn Châu) lên Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong - đoan chạy qua Quỳnh Lưu chỉ dài hơn 10km, nhưng cũng là tuyến giao lưu rất quan trọng nối Quỳnh Lưu với vùng núi của tỉnh Nghệ An

Như vậy, quanh trục quốc lộ 1A, đường Quỳnh Lưu đã tạo ra hệ thống đường "xương cá", từ hệ thống này lại tạo ra đường "bàn cờ" tức là đường liên

xã, liên thôn (hiện có khoảng hơn 200 đường liên xã, liên huyện); có nơi đường khá tốt, được rải đá hộc dày, thậm chí có xã đường đã được rải nhựa

Đường biển góp phần không nhỏ cho cư dân Quỳnh Lưu giao lưu với các tỉnh phía bắc và phía nam Trước đây, cửa Cờn là một quân cảng lớn (cảng Xước)

là chỗ trú quân của nhiều viên tướng chỉ huy các đạo quân qua các triều đại phong kiến đi tuần hoặc chinh chiến ở phương nam Sử sách có chép là các vua Lê Đại Hành (980 - 1005), Lý Thái Tông (1293 1314), Trần Duệ Tông (1028 -1054), Lê Thánh Tông (1460 -1497), v.v.đã có lần ghé vào cửa lạch Cờn Cả ba cửa lạch: Cờn, Quèn, Thơi trước đây là điểm xuất phát thuận lợi cho việc các thuyền đi mua bán, trao đổi hàng hoá với các tỉnh khác, dẫn đến việc hình thành các địa danh gắn liền với các sản vật nổi tiếng như: nước mắm, muối, tơ lụa cả nam và bắc Quỳnh Lưu Tóm lại, ở Quỳnh Lưu có nhiều loại đường giao thông Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Lưu đã bỏ nhiều công sức và tiền của để đào đắp tu sửa, xây dựng các tuyến đường giao thông, các cầu, các bến bãi thuận tiện cho việc đi lại và chuyên chở hàng hoá

Nhìn một cách tổng quát, địa thế tự nhiên ở Quỳnh Lưu có vị trí địa lý quan trọng đối với quốc phòng bởi vì nó nằm vào thế "Nam Thanh Bắc Nghệ" có các

Trang 20

đường giao thông chiến lược chạy qua, có địa thế thông ra biển đông và là bàn đạp

ra bắc, vào nam, lên miền tây Cảng Xước của cửa lạch Cờn thời kỳ phong kiến

có vị trí quan trọng trên con đường các vua quan hay đi tuần du phương nam, tầm quan trọng của nó chỉ đứng sau cửa Hội xét về mặt quân sự Hai cửa lạch khác là Quèn Và Thơi cũng là hai vị trí quân sự quan trọng án ngữ đường biển Bắc - Nam Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Nhật Quang, Trần Quang Khải, Quang Trung đã dựa vào vùng Quỳnh Lưu để chống giặc Có thể nói, Quỳnh Lưu nhiều lần đã trở thành nơi chiến địa, do vậy, không biết từ thời nào đã có câu: "Quỳnh Lưu chiến địa, Mai giang huyết hồng" [25;23]

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Với đặc thù về điều kiện tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu như vậy nên nhìn chung có nhiều mặt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Chúng ta có thể ví rằng, Quỳnh Lưu là hình ảnh thu nhỏ của tỉnh Nghệ An với địa hình rất đa dạng: có rừng núi, có biển, nhiều sông ngòi, có các vùng đất khác nhau, có đường giao thông thuỷ, bộ thuận tiện Chính vì tính chất đa dạng của tự nhiên đó mà Quỳnh Lưu có điều kiện phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, khai thác thuỷ sản, làm các nghề thủ công, đặc biệt là làm muối thực phẩm ở các xã Quỳnh Thuận, Quỳnh Yên, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Phương, An Hoà với kinh nghiệm lâu đời, muối chất lượng cao, trở thành muối hàng hoá từ lâu, trong đó nổi tiếng nhất là muối An Hoà

Kinh tế Quỳnh Lưu rất đa dạng như vậy nhưng nét chung nhất thì nông nghiệp vẫn là chủ yếu và trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn ở vào trình

độ tự túc tự cấp Từ sau đổi mới 1986 cho đến nay, nông nghiệp Quỳnh Lưu có nhiều chuyển biến rõ rệt

Với 34 km bờ biển và có 3 cửa biển là Cửa Cờn, Cửa Quèn và Cửa Thơi nên kinh tế biển là một trong những lợi thế cho Quỳnh Lưu Vùng biển Quỳnh Lưu còn có nhiều phù du sinh vật và nhiều thức ăn từ đất liền do sông Mai Giang, kênh nhà Lê và sông Thai đổ ra, tạo nên một ngư trường hàng năm có thể

Trang 21

khai thác hàng ngàn tấn hải sản Hải sản không những cung cấp cho nhu cầu của

cư dân trong vùng mà còn cho cả những vùng lân cận, đồng thời nghề chế biến hải sản đã sớm ra đời và phát triển, trong đó đáng chú ý là nghề làm nước mắm Nước mắm Quỳnh Lưu đã nổi tiếng từ lâu, đã đến được nhiều vùng trong nước

Có thể nói, các xã dọc ven biển của huyện từ lâu đã có nghề làm nước mắm nhưng nổi tiếng là ở Thanh Đoài, Ngọc Lâm, Phú Đức, Phú Nghĩa, Quỳnh Phương, Tân An, Văn Thai

Nghề thủ công trước đây ở Quỳnh Lưu rất phong phú với nhiều làng nghề truyền thống lâu đời Tiêu biểu như nghề làm muối ở Thanh Đàm Đông, Thanh Đàm Trung (Quỳnh Thuận), Thượng Yên, Văn Thai, Trung Yên Làm nước mắm

ở Thanh Đoài, Ngọc Lâm, Phú Đức, Phú Nghĩa Làm gạch ngói ở Cẩm Trường (Quỳnh Yên), làm đá nung vôi xây nhà ở Quỳnh Tụ (Quỳnh Xuân), Ngọc Huy (Mai Hùng) Nghề đóng thuyền và chạm trổ tủ, sập, bàn nghế ở Phú Nghĩa Hạ, Phú Nghĩa Thượng Ngoài ra còn phải kể tới nghề mộc, nuôi tằm, trồng bông, trồng dâu, dệt lụa, dệt vải, làm nón, rèn, dệt chiếu, đan lát, làm bún, v.v

Việc buôn bán ở Quỳnh Lưu trước đây cũng đã phát triển do có giao thông đường biển thuận lợi Ngay từ thời nhà Lý, một thương cảng đã xuất hiện ở địa bàn Quỳnh Xuân, Quỳnh Văn hiện nay (cảng Vân Đồn) [17;196] Thuyền buôn trong nước đã ghé vào Vân Đồn để buôn bán, trao đổi hàng hoá Đây cũng là trung tâm của huyện từ thời Lý thế kỷ X đến thời Lê thế kỷ XVII, nơi có sự giao lưu buôn bán với các vùng trong nước Bên cạnh cảng Vân Đồn còn có chợ Vân cũng đã trở thành một chợ lớn rất nổi tiếng ở Quỳnh Lưu Đáng kể nhất là ở Quỳnh Lưu từ lâu đã hình thành các đội buôn bằng thuyền mành (thuyền buồm)

có trọng tải mỗi thuyền hàng chục tấn chở các sản vật của huyện theo đường biển chủ yếu vào các cửa sông tiến lên các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thậm chí theo sông Hồng lên các tỉnh trung du Hàng đi, hàng về làm tăng cường sự giao lưu kinh tế, văn hoá và đây là một yếu tố quan trọng làm cho các chợ làng, chợ huyện thêm sầm uất

Trang 22

Như vậy, chính địa hình phong phú đã làm các ngành nghề kinh tế của Quỳnh Lưu rất đa dạng; mặc dù đó là nền kinh tế lạc hậu, chưa phát triển, tự túc

tự cấp là chủ yếu, nhưng nó đã có một số biểu hiện của sự trao đổi hàng hoá trong và ngoài huyện thậm chí là ngoài tỉnh

Tóm lại, qua bức tranh kinh tế của Quỳnh Lưu, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Quỳnh Lưu không phải chỉ có nông nghiệp với con trâu đi trước cái cày theo sau, với những người nông dân mặc áo nâu bầm quanh năm lam lũ trên đồng ruộng, mà còn có nghề rừng, săn bắt, hái lượm; đánh bắt thuỷ hải sản; có các nghề thủ công truyền thống; có buôn bán, không chỉ buôn bộ, buôn ghánh mà buôn thuyền mành nặng tấn quanh năm lộng gió ra khơi Song nông nghiệp vẫn là cơ bản Giờ đây kinh tế thị trường mở cửa, Quỳnh Lưu đang ra sức thâm canh nông nghiệp và làm kinh tế hàng hoá để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, quê hương

Về nguồn gốc dân cư, Quỳnh Lưu vốn là một vùng đất cổ, có cư dân sinh sống từ lâu đời Bằng chứng là di chỉ văn hoá Quỳnh Văn Nó được đặt như vậy bởi vì ở xã Quỳnh Văn di chỉ khảo cổ học được phát hiện và khai quật từ lâu và được khai quật thêm ở thời kỳ sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và cũng vì đây là di chỉ tiêu biểu cho loại hình những cồn vỏ sò, điệp Ngoài Quỳnh Văn, các di chỉ cồn sò, điệp thuộc loại hình văn hoá Quỳnh Văn còn có ở các xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Hồng, Mai Hùng,v.v Di chỉ văn hoá Quỳnh Văn chính là sự ghi dấu con người đã sống quần tụ ở vùng biển Quỳnh Lưu ít nhất cách ngày nay trên dưới 5000 năm [25;25] Hiện nay, các di chỉ cồn vỏ sò, điệp

đã ở sâu vào trong đất liền 5km - 7km nhưng xưa là bờ biển vì ngoài những cồn

vỏ sò, điệp lớn còn có những vạch nước biển xâm thực còn để lại dấu vết rõ trên vách núi đá vôi ở những xã đồng bằng

Người nguyên thuỷ trên đất Quỳnh Lưu tiến thêm một bước nữa rất quan trọng sau thời kỳ văn hoá Quỳnh Văn là chuyển sang thời kỳ hậu đá mới với di

Trang 23

chỉ khảo cổ học tiêu biểu là Trại Ổi (xã Quỳnh Hồng) Di chỉ này thuộc nền văn hoá Bàu Tró Cư dân nguyên thuỷ Trại Ổi có một bước phát triển mới về kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá (mài đá, rìu có vai, cuốc bằng đá), kỹ thuật làm đồ gốm với những hoa văn phong phú Cư dân hậu kỳ đồ đá mới đã lấy nghề trồng trọt làm nghề chủ yếu, ngoài ra họ còn biết dệt vải Đến thời đại đồ đồng, ở Quỳnh Lưu có di chỉ văn hoá Đền Đồi, còn gọi là Đồi Thần (Quỳnh Hậu) và núi Vin (Quỳnh Giang) Những hiện vật thu được qua khai quật ở di chỉ này nói lên rằng,

cư dân ở đây vẫn đang ở vào chế độ thị tộc mẫu hệ, đã có sự liên hệ giữa các cư dân lưu vực sông Hồng và sông Lam (cách ngày nay khoảng 3.500 năm)

Như vậy, bằng chính lao động của mình, những chủ nhân cổ xưa trên mảnh đất Quỳnh Lưu đã "khai thiên phá thạch" vật lộn với thiên nhiên, tạo nên một kỳ tích hình thành vùng đất và hình thành cộng đồng dân cư thời xa xưa Ngoài cư dân nguyên thuỷ là người Việt thì ở Quỳnh Lưu còn có sự sinh sống của các dân tộc thiểu số Theo điều tra ngày 1.4.1999, Quỳnh Lưu có 340.725 người, trong đó có 1.590 người thuộc dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái thuộc nhóm Mãn Thanh theo cách gọi của chính họ [25;30] Số hộ người Thái hiện nay chủ yếu sống ở Quỳnh Thắng phía tây của huyện, trước đây cũng có một số ít hộ sống ở hai xã Quỳnh Châu và Quỳnh Tam Sống với người Kinh, số dân ít, không thành một mường phìa (tương đương một xã) mà chỉ là vài ba bản

lẻ tẻ, nên người Mãn Thanh ở Quỳnh Thắng chịu sự chi phối của hai thế lực cầm quyền Cả vùng gọi là Văn Lâm - Bến Nghè, song Văn Lâm - Bến Nghè chưa thành một làng, nên hai bản Ồ Ồ và Mờ chịu sự quản lý của chức dịch Tam Lễ, còn hai bản Đá Bạc và Đồng Lầy lại chịu sự quản lý của chức dịch xã Vũ Duyệt (Hoàng Mai)

Về tín ngưỡng, tôn giáo, Quỳnh Lưu có một số người theo đạo Phật và Thiên Chúa giáo, còn phần đông theo tín ngưỡng thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ Chính vì thế, ở Quỳnh Lưu tại nhiều làng ngoài đền, đình, chùa họ nào cũng có nhà thờ họ Nhiều nhà thờ họ đang là cứ điểm của tiếng vang trong tâm linh về

Trang 24

một quá khứ vàng son của cha ông mình như: ở Quỳnh Đôi có nhà thờ họ Hồ, họ Hoàng, họ Lê ở Quỳnh Thiện v.v Nhân dân Quỳnh Lưu thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ rất thành kính Bà con quan niệm rằng dương sao âm vậy, người sống làm sao thì chết cũng như thế, nghĩa là người khuất núi rồi cũng cần ăn uống, tiêu pha, đi lại, có quần áo mặc, sinh hoạt như người sống Bà con cũng tin rằng, linh hồn ông bà, cha mẹ đã qua đời thường ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi những công việc của con cháu và phù hộ cho con cháu đỡ gặp những rủi ro, ăn nên làm ra, đỡ ốm đau, và có thể mách bảo cho con cháu những gì sắp xẩy ra, làm sao để tránh

Thiên chúa giáo được truyền vào đây cùng với quá trình các nước tư bản phương Tây bành trướng đi tìm thuộc địa, chưa có số liệu thống kê trước đây, nhưng hiện nay số người theo đạo Thiên Chúa chiếm hơn 10% so với số dân của huyện [25;34] Người dân trên địa bàn Quỳnh Lưu sống với nhau từ bao đời, đã tạo nên khối đoàn kết cộng đồng dân cư, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết không những người Kinh, người Thái, người theo đạo và không theo đạo Cuộc sống bình lặng dưới những luỹ tre xanh, dưới những chân núi và ở những làng chài sóng vỗ quanh năm với nền kinh tế phong kiến, tồn tại chế độ ruộng đất công khá rõ, đã tạo nên một nếp sống riêng Người dân Quỳnh Lưu bao thế hệ đã chung lưng đấu cật tạo nên một nền văn hoá bản địa đặc sắc Các sáng tạo và sinh hoạt văn hoá dân gian như một dòng chảy nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai, nó còn như một bầu sữa mẹ truyền vào các thế hệ con người Quỳnh Lưu, làm nên tính cách con người Quỳnh Lưu: cần cù, thông minh, quảng giao, mến khách, thuỷ chung với đồng bào, đồng chí, v.v Tuy vậy, cũng như các vùng khác của cả nước, dưới chế độ phong kiến bên cạnh những thuần phong mỹ tục thì những hủ tục vẫn còn nặng nề, nó thấm vào các sinh hoạt ma chay, cưới xin, lễ bái phiền phức, tốn kém [25;34 - 35]

Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, cư dân Quỳnh Lưu cò thờ thần gồm cả nhân thần và nhiên thần Do đó, đền, chùa đóng một vai trò khá quan trọng trong đời

Trang 25

sống tinh thần của người dân Quỳnh Lưu Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương là một trong bốn ngôi đền tiêu biểu nhất ở Nghệ An cả về quy mô, kiến trúc đồ sộ và đẹp Ngoài đền Cờn là lớn nhất, ở Quỳnh Lưu còn có đền thờ Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng) ở Quỳnh Xuân; đền thờ tổ của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật Các ngôi chùa và đình làng trong huyện với cây đa, bến nước, những luỹ tre xanh, cây cổ thụ đã tô đậm thêm sắc thái các làng cổ điển hình của cư dân người Việt bền vững qua bao cuộc bể dâu Song cũng rất tiếc, một số không ít các đền chùa, miếu mạo, đình làng nhiều lần đã bị phá, có trường hợp do thiên nhiên, có trường hợp lại là do sự ấu trĩ của con người

Nói đến sinh hoạt xã hội của Quỳnh Lưu dưới chế độ phong kiến cũng phải kể đến vai trò của hương ước mà hầu như làng nào cũng có Đó là những quy định về nếp sống và sinh hoạt của làng mà mỗi người phải tuân thủ, ai vi phạm sẽ bị làng phạt Tính cộng đồng làng xã thể hiện một cách chặt chẽ trong các hương ước, trong đó nêu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên như quy định số rưộng đất được cấp, nghĩa vụ đi lính, đóng thuế, hộ đê, đóng góp cúng thần, làm đường, quan hệ giữa các thành viên trong làng, quan hệ vợ - chồng, bố mẹ - con cái, các quy định về nếp sống, v.v Nhiều quy định của các hương ước còn có tác dụng tích cực cả về sau này Tuy nhiên, có một số quy dịnh mang tính chất cực đoan, đặc biệt là quy định xử phạt đối với phụ nữ

Về giáo dục, Quỳnh Lưu từ lâu đã nổi tiếng là đất học với những kỳ danh khoa bảng, với những "ông đồ xứ Nghệ" lừng danh ở trong Nam ngoài Bắc Đất học nổi tiếng nhất và nhiều người đỗ đạt nhất ở Quỳnh Lưu qua các kỳ thi thời phong kiến là xã Quỳnh Đôi (nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn trong cả nước) Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đại đã được giữ gìn và phát huy qua các thời kỳ quan trọng trong việc giáo dục con cháu, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của trẻ thơ đồng thời thổi vào tâm hồn các thế hệ trẻ ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập Việc giáo dục ở nhà trường cũng được coi trọng Các trường làng, trường huyện là những "lò" đào tạo khá quan trọng cho

Trang 26

các kỳ thi Các tài liệu đưa ra những con số thống kê khác nhau, nhưng có thể khẳng định rằng, trong thời gian phong kiến các kỳ thi tính đến kỳ thi cuối cùng của thời nhà Nguyễn (năm 1919), Quỳnh Lưu đã có hàng nghìn người đỗ từ tú tài đến tiến sĩ (trong đó có 19 người đỗ đại khoa, tức là phó bảng, tiến sĩ) Riêng trong thời nhà Nguyễn, Quỳnh Lưu có 87 người đỗ cử nhân (cả Nghệ An và Hà Tĩnh là 833 người đỗ và cả nước là 5.226 người đỗ) Riêng ở Quỳnh Đôi tính từ năm 1442 đời Lê Nhân Tông đến kỳ thi cuối cùng của nhà Nguyễn đã có trên 1.000 người đỗ từ tú tài đến tiến sĩ [25;37] Từ Cảnh Trị năm đầu (1663) cho đến khoa thi hương năm Cảnh Hưng 40 (1739), Quỳnh Đôi có thêm 106 người đỗ cử nhân Như vậy, suốt đời Lê, Quỳnh Đôi có 149 người đỗ cử nhân, trong số đó có

4 người đỗ đại khoa là Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Tân và Hồ Sĩ Đống [17;369] Do đó, Quỳnh Đôi có bài ca dao:

''Kinh kỳ dệt gấm thêu hoa

Quỳnh Lưu tơ lụa thủ khoa đời đời''

Hay: Làng ta khoa bảng thật nhiều,

Như cây trên núi như diều trên không [17;364]

Làng Quỳnh Đôi xứng đáng được tự hào là một cái nôi của khoa bảng không chỉ của xứ Nghệ mà cả Việt Nam Nhân dân Quỳnh Lưu thường cắt nghĩa

sự hiển danh của bao người trong làng mình từ đời Lê đến đời Nguyễn bằng "đất quý", "vị trí của làng": Đông có Quy Linh, Tây có Tượng Sơn, Nam có Mục Lĩnh, Bắc có núi Bát nhã chầu về

Những người thi đỗ thường được bổ nhiệm ra làm quan Bên cạnh đó, Quỳnh Lưu cũng có nhiều vị tướng nổi tiếng trong thời kỳ phong kiến Người dân Quỳnh Lưu bao đời nay hình thành truyền thống tôn trọng lớp nho sĩ, trí thức trong làng, tôn vinh tầng lớp nho sĩ đã làm rạng danh cho quê hương Một

số nho sĩ lấy việc dạy học làm nghiệp cho đời Đã có những ông đồ Nho dạy học cho nhà vua Những đồ Nho ở Quỳnh Lưu rong ruổi và có mặt khắp nẻo đường của đất nước Lý tưởng của họ không phải đi làm ăn, đi làm giàu mặc dù cuộc

Trang 27

sống vật chất của chính bản thân họ và gia đình họ không khá giả gì Họ đem tri thức, đưa ánh sáng văn hoá đến nhiều làng quê, truyền cho các thế hệ học trò sức mạnh của tri thức, miếng cơm manh áo không làm cho họ sờn lòng trong sự nghiệp dạy học Không những họ dạy chữ cho các thế hệ mà còn dạy đạo lý làm người, truyền cho họ tinh thần yêu quê hương, đất nước, không hám công danh

1.1.3 Truyền thống lịch sử - văn hoá

Lịch sử Quỳnh Lưu gắn liền với lịch sử đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, chống áp bức cường quyền cùng nhân dân cả nước Trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm phương Bắc, nhân dân Quỳnh Lưu đã cùng với nhân dân cả nước lập nên những chiến công hiển hách nhằm bảo vệ quê hương, giữ gìn bản sắc văn hoá của mình

Sau khi nước ta rơi vào ách đô hộ của các thế lực phong kiến phương Bắc, trong thời gian hơn nghìn năm "Bắc thuộc", nhân dân Quỳnh Lưu đã cùng với nhân dân các vùng lân cận tham gia các cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của giặc ngoại xâm Trong cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722 chống ách áp bức của nhà Đường, nhân dân Quỳnh Lưu đã hưởng ứng xây thành Vạn An và các công trình phòng ngự khác Sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân Quỳnh Lưu qua các thế hệ đã bảo tồn, gìn giữ một nền văn hoá bản địa bền vững Đó là nền văn hiến của nước nhà, không bị đồng hoá,

có dịp lại thăng hoa và chiến thắng giặc ngoại xâm

Đến thời kỳ đầu của nền độc lập (thời nhà Đinh và Tiền Lê), Quỳnh Lưu trở thành địa bàn phong phú khá quan trọng đồng thời là nơi cung cấp quân lương cho một số cuộc kháng chiến Nhà Lê triển khai khơi kênh đào với quy mô lớn (kênh nhà Lê) để phát triển kinh tế đồng thời đáp ứng yêu cầu quốc phòng Từ địa bàn này, có thể ứng phó kịp thời chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và cũng là nơi xuất phát cho cuộc đấu tranh chống xâm lấn đất đai của các thế lực phong kiến ở phía Nam

Trang 28

Đến thời Lý, vùng Hoan - Diễn "phên dậu của quốc gia", được củng cố thêm một bước Nhân dân Quỳnh Lưu đã góp sức xây dựng hàng chục kho tàng cất giấu quân lương, xây dựng đồn luỹ và là nơi luyện quân cho kháng chiến, đặc biệt là chống lại sự xâm lấn từ phương Nam Thời nhà Trần thế kỉ XIII, các điền trang, thái ấp phát triển Vùng Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng hiện nay được khai phá Các điền trang ở Quỳnh Lưu là nơi tích trữ lương thực, kho vũ khí và là nơi luyện quân chuẩn bị cho các cuộc kháng chiến lần thứ hai, nhân dân Quỳnh Lưu đã lập chiến công chống quân Toa Đô kéo quân từ phía nam ra cảng Xước dọc theo các chân núi phía bắc huyện

Thời nhà Hồ thế kỷ XV, Hồ Quý Ly củng cố thêm vùng đất phía nam Thanh Hoá Hồ Quý Ly đóng đô ở Vĩnh Lộc, Thanh Hoá hiện nay nhưng gốc của Hồ Quý Ly là làng Bào Đột (xã Quỳnh Lâm hiện nay) Tại Bào Đột, nhà Hồ

đã xây dựng kho tàng, căn cứ quân sự, mở mang đất đai trồng trọt, đào thêm kênh định nối liền sông Hiếu miền Tây Nghệ An với sông Thái phía Nam Quỳnh Lưu (nhưng kênh đào chưa xong thì nhà Hồ bị quân Minh đánh bại, kênh này gọi

là kênh nhà Hồ) Nhà Hồ thất bại trước sự xâm lược của Triều Minh ở phương Bắc Trong thời kỳ thống trị của giặc Minh, nhân dân Quỳnh Lưu đã thực hiện lối đánh du kích, phục kích, tiêu hao quân địch Từ đất Lam Sơn, Thanh Hoá, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi đứng đầu đã dấy lên vào năm 1418 Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhân dân Quỳnh Lưu đã đứng lên phá phủ, ủng hộ nghĩa quân cả về người và của, vây đánh thành Diễn Châu Vùng phía Nam Quỳnh Lưu mà đặc biệt là vùng Quỳnh Hưng, Quỳnh Bá v.v là những nơi nhân dân đứng lên dưới sự lãnh đạo của hai anh em Đinh Liệt, Đinh Lễ (các tướng của Lê Lợi) đánh tiêu hao lực lượng lớn của quân Minh Nhiều tuấn kiệt của Quỳnh Lưu qua cuộc kháng chiến đã trở thành tướng lĩnh tài ba của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyễn Bá Lai (Quỳnh Giang), Hồ Hân, Nguyễn Tu, Hoàng Lữ (Quỳnh Đôi); Đậu Nhân Lý, Đậu Nhân Nghĩa (Quỳnh Thiện); Lê Khắc Nhân (Quỳnh Bảng), v.v [25;40]

Trang 29

Phong trào Tây Sơn bùng nổ chấm dứt thời kỳ phân tranh cho đến thế kỷ XVIII Nhân dân Quỳnh Lưu đã tham gia phong trào này chống lại giặc Thanh,

bỏ tư tưởng ngu trung với nhà Lê, vì nghĩa lớn mà sát cánh cùng quân của Quang Trung Nguyễn Huệ Đất Quỳnh Lưu nói riêng và đất Nghệ An nói chung

là nơi đứng chân quan trọng của Nguyễn Huệ khi đem quân ra Bắc diệt tan gần

30 vạn quân Thanh giải phóng thành Thăng Long, giải phóng đất Bắc Hà và chấm dứt sự ươn hèn của vua quan nhà Lê

Chế độ phong kiến triều Nguễn suy yếu, đất nước rơi vào hoạ xâm lăng của thực dân Pháp Khi cả Nghệ Tĩnh vang lên bản cáo trạng của Hoàng Thái (Nghi Lộc) và tiếng súng khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) của Trần Tấn và Đặng Như Mai (Thanh Chương - nam Đàn) thì nhân dân Quỳnh Lưu đã kịp thời vùng dậy khởi nghĩa Đặc biệt, trong phong trào Cần Vương, Quỳnh Lưu có cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Niên, Dương Quế Phổ phát triển với quy mô lớn, có tổ chức,

có liên kết với Diễn Châu, Thanh Hoá [17;276]

Bước sang đầu thế kỉ XX, kế tục sự nghiệp của các văn thân, sĩ phu yêu nước, tầng lớp trí thức yêu nước ở Quỳnh Lưu đã theo các phong trào Duy Tân, Đông Du do cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng

Như vậy, người Quỳnh Lưu đã sống, sống mãi với non sông đất nước trải qua các thời kỳ dựng nước và qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Quỳnh Lưu đã góp phần xứng đáng làm nên truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên chủ nghĩa yêu nước, một giá trị văn hoá đặc sắc nhất của dân tộc xuyên qua nhiều thế kỷ Chính truyền thống yêu nước nồng nàn đó đã hun đúc nên trong mỗi người dân Quỳnh Lưu tinh thần xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc Là mảnh đất tốt để ươm mầm những hạt giống cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các tổ chức Đảng Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Quỳnh Lưu đã góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh chống Pháp, Mỹ giành lại độc lập, tự do cho Tổ Quốc

Trang 30

Đất Quỳnh Lưu cũng có thể được gọi là "địa linh nhân kiệt" vì con người Quỳnh Lưu được tắm mình trong truyền thống dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc từ bao đời, lại được rèn đúc của hoàn cảnh tự nhiên trong quá trình xây đắp quê hương, được ý thức về quyền sống và về vai trò của mình trước vận mệnh của thời cuộc Quỳnh Lưu là quê gốc của các bậc đại danh nhân như Hồ Quý Ly, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Huệ, v.v là nơi chôn rau cắt rốn của hàng loạt các bậc yêu nước nổi tiếng như Hồ Học Lãm, Hồ Tùng Mậu, v.v Con người Quỳnh Lưu xưa còn để lại tiếng thơm cho những đời sau

Bấy nhiêu thời gian xây dựng và bảo vệ quê hương, xã hội và con người Quỳnh Lưu đã hình thành nhiều đặc điểm: yêu quê hương, đất nước, kiên cường, bất khuất, đoàn kết cộng đồng, nhân ái, nhân nghĩa Đó là những giá trị quý báu như lớp lớp phù sa bồi đắp qua nhiều thế hệ Đó là những vốn quý để Quỳnh Lưu bước vào những thời kỳ lịch sử mới

1.2 Tổng quan về các di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu

Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản vô giá của đất nước Ở đó còn ẩn chứa nhiều thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nguồn thông tin trên các loại hình sử liệu khác không và không thể có được Đất nước Việt Nam trải qua hơn hai nghìn năm dựng nước và giữ nước Trang sử hào hùng ấy được ghi lại bằng nhiều loại hình sử liệu khác nhau: di tích - di vật, hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ truyền miệng Trong số những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử - văn hoá đóng vai trò như một nguồn sử liệu rất quan trọng, nó cho chúng ta một số thông tin trực tiếp từ những hoạt động của con người trong quá khứ mà nhiều nguồn

sử liệu khác không có điều kiện đề cập tới

Thiên nhiên và con người Nghệ An nói chung và Quỳnh Lưu nói riêng trong quá trình phát triển của lịch sử đã tạo nên một miền quê hội tụ nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trong đó có nhiều di tích, nhiều danh lam đã đi vào lòng người, là đề tài của không ít tác phẩm văn hoá nghệ thuật nổi tiếng Theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc cấp quản lý các di tích lịch sử

Trang 31

và danh lam số 1306/QĐ - UB ngày 12/4/1997 thì ở Nghệ An có 725 di tích - danh thắng trong đó có 103 di tích - danh thắng được trung ương xếp hạng và công nhận là di tích quốc gia, 13 di tích và danh thắng được UBND tỉnh quyết định đăng ký bảo vệ Trong nền cảnh chung ấy, theo phống kê của phòng văn hoá huyện thì hiện nay ở Quỳnh Lưu có 56 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng, trong đó có 16 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 13 di tích và danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh, số còn lại đang có kế hoạch lập hồ sơ trình trung ương xếp hạng [17;829] Nhìn tổng thể của hệ thống di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh toan tỉnh Nghệ An thì di tích danh thắng Quỳnh Lưu chiếm một vị trí khá khiêm tốn Thế nhưng về giá trị lịch sử - văn hoá thì cũng không thua kém

gì Quỳnh Lưu có nhiều loại hình di tích: di tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích danh thắng

1.2.1 Di tích khảo cổ học

Theo tác giả Hồ Hữu Thới trong "Nghệ An di tích danh thắng" giải thích

"di tích khảo cổ là những di khảo cổ lưu giữ về quá khú hình thành, phát triển của người Việt cổ trên đất nước ta Di tích này bao gồm hang động, gò đồi, bãi đất "[37;20] Dựa vào khái niệm này và đặc biệt theo một số thư tịch thì từ

xa xưa, vào thời nguyên thuỷ, người Quỳnh Lưu đã sáng tạo ra một nền văn hoá vỏ sò, văn hoá cồn điệp, gọi là văn hoá Quỳnh Văn Văn hoá này được đặt tên như vậy vì đó là di chỉ tiêu biểu được phát hiện đầu tiên tại cồn sò điệp ở xã Quỳnh Văn mà cụ thể là ở cồn Thống Lĩnh nằm ngay cạnh đường quốc lộ số 1, cách thành phố Vinh 65km Trong sách Nghệ An ký, Bùi Dương Lịch đã nhắc tới cồn vỏ điệp như sau: "Cồn điệp ở núi Lam Cầu, huyện Quỳnh Lưu, phía đông chạy tới tận biển Vây cá, vỏ ốc tích thành gò lớn cao

độ 2 trượng, rộng độ 2 dặm Bốn xung quanh là ruộng phẳng, phía đông trông

ra biển cả và cách xa biển độ hơn 10 dặm"[28;161] Ông cho rằng: "Chỗ ấy ngày xưa là bờ biển" Gần đây, nhờ các cuộc khai quật khảo cổ, cồn vỏ điệp Quỳnh Văn là nơi cư trú của người nguyên thuỷ

Trang 32

Dấu vết văn hoá Quỳnh Văn còn tìm thấy tại nhiều cồn vỏ điệp ở các xã khác thuộc huyện Quỳnh Lưu như: xã Quỳnh Hoa: Lèn Mu Rùa, rú Đất; xã Quỳnh Hậu: Đền Đồi (còn có tên Đồi Bông, Đồi Thần, rú Điệp) v.v

Nhìn vào bản đồ huyện Quỳnh Lưu, chúng ta thấy các cồn điệp này phân

bố từ phía đường quốc lộ ra đến gần biển, bao quanh lấy vùng ruộng nước hoặc đồng lầy mặn ở giữa Giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng: "Ngày xưa, khi các bộ lạc văn hoá Quỳnh Văn còn sinh sống ở đây, vùng ruộng nước và đồng lầy này còn

là cái vịnh biển nông, nửa kín mà bờ biển phía đông chính của nó là dải cát cao 3

- 4m sát bờ biển hiện nay Cái vịnh biển lặng gió, ít sóng này là môi trường thích hợp của điệp, một lại nhuyễn thể nước mặn Người nguyên thuỷ đã đến sinh sống xung quanh tại cái vịnh cổ này, bắt điệp về ăn đổ vỏ thành đống Đống vỏ càng ngày càng lớn trỏ thành "cồn điệp" hay "rú điệp" Người nguyên thuỷ đã cư trú ngay trên đống vỏ mà họ đổ ra, vì vậy mà dấu vết của họ thấy từ lớp đáy đến lớp mặt" [2; 30]

Cư dân trong các bộ lạc văn hoá Quỳnh Văn sống chủ yếu vào việc bắt điệp ở bờ biển và vùng nước lợ, ngoài điệp, sò, ngao, hàu, ốc biển, con người thời đó còn sống bằng nghề đánh cá Trong các cồn điệp đã tìm thấy các đốt xương sống và vây của các các loài cá biển khá lớn Một số di tích văn hoá Quỳnh Văn đã được định niên đại bằng phương pháp các - bon phóng xạ Cồn điệp ở xã Quỳnh Văn có hai niên đại C14 là 4785 năm 75 năm cách ngày nay và

4730 năm  75 năm cách ngày nay [2;34] Như vậy, cách ngày nay khoảng trên dưới nghìn năm, con người đã sinh sống trên đất Quỳnh Lưu và sáng tạo ra nền văn hoá Quỳnh Văn rực rỡ Hiện nay, di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn đã được công nhận và xếp hạng cấp quốc gia

1.2.2 Di tích lịch sử - văn hoá

Trong cuốn "Nghệ An di tích thắng cảnh" Hồ Hữu Thới đã viết: " di tích

lịch sử là những sản phẩm của lịch sử để lại, đó là những nơi ghi dấu về sự hình thành của dân tộc, ghi dấu những sự kiện chính trị quan trọng, những chiến công

Trang 33

chống giặc ngoại xâm, những chứng tích tội ác của kẻ thù, nơi lưu niệm danh nhân"[37; 20] Di tích lịch sử trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu phản ánh lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân trong huyện qua từng giai đoạn lịch

sử Qua đó, khẳng định được vị trí, vai trò của huyện Quỳnh Lưu trong lịch sử dân tộc nói chung và Nghệ An nói riêng Di tích lịch sử được chia làm 3 loại: di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng và di tích kiến trúc nghệ thuật

Theo tác giả Nguyễn Đăng Duy trong "Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá"

thì: "Được gọi là di tích lịch sử - văn hoá vì chúng được tạo ra do con người (tập thể hay cá nhân) hoạt động sáng tạo lịch sử, con người hoạt động văn hoá mà hình thành nên" [6; 20] Di tích lịch sử - văn hoá là không gian vật chất cụ thể , khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hay cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra lịch sử để lại [37; 7] Theo pháp lệnh về việc bảo vệ di tích - danh thắng do Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do chủ tịch Trường Chinh ký ngày 31/3/1984 chỉ rõ : "Di tích lịch sử - văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị về lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá xã hội" [38 ;4] Tóm lại, di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các

di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học [32; 13] Dựa vào các khái niệm này, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có rất nhiều di tích lịch sử - văn hoá trong đó tiêu biểu là đền, chùa, miếu, nhà thờ họ: đền Cờn, đền Vưu, đền Bình An, chùa Bảo Minh, nhà thờ họ

Hồ, bia và mộ Hồ Phi Tích v.v Những công trình này, hiện nay đã được nhà nước công nhận là những di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia và cấp tỉnh

Di tích cách mạng là nơi lưu niệm, tưởng nhớ các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc trong các cuộc kháng chiến Đặc biệt, di tích cách mạng gắn liền với sự ra đời và lãnh đạo của Đảng [37; 20]: đình làng Quỳnh Đôi, đình Tám Mái ở Quỳnh Thuận v.v Đây là những cơ sở hoạt động cách mạng của nhân dân

Trang 34

địa phương trong thời kì 1930 - 1931, 1936 - 1939; trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ sau này Đặc biệt, đình làng là nơi chứng kiến sự ra đời của các chi bộ Đảng đầu tiên trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Di tích kiến trúc nghệ thuật là những công trình văn hoá có kiến trúc cổ, đẹp, trong đó có những nét chạm trổ, hoa văn, điêu khắc điển hình cho một thời đại

Di tích danh thắng là những khu vực thiên nhiên có cảnh quan đẹp nổi tiếng có giá trị văn hoá do thiên nhiên sắp đặt, bài trí, bao gồm núi non, hang động, rừng cây, biển cả làm say mê lòng người [37 ; 20] Theo thống kê của phòng văn hoá huyện, hiện nay trong số các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn Quỳnh Lưu có đền Cờn, đền Vưu thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật Ở

xứ Nghệ, xưa nay nổi tiếng với 4 di tích được coi là linh thiêng nhất và đẹp nhất thì Quỳnh Lưu giữ vị trí đứng đầu là đền Cờn với tục thờ Tứ vị thánh nương:

"Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng"

Đền Cờn là một ngôi đền cổ nằm bên bờ sông Mai được nhiều du khách cả nước mến mộ không chỉ vì sự linh thiêng, đẹp mà còn bởi khá nhiều tượng cổ và

đồ tế khí quý hiếm như chuông đúc bằng đồng năm Cảnh Hưng (1740), bia đá được dựng năm Cảnh Thịnh thứ 3 (1665) Đáng chú ý là đền Cờn có một phiên

đá hình chữ nhật chạm rồng cả hai mặt, thân rồng to mập không vẩy, đầu rồng có sừng Những nét chạm khắc ấy có phong cách gần gũi với các bức chạm thời Trần Đặc biệt, đền được xây dựng trong một cảnh quan kỳ thú, trên đền, dưới biển, sát biển liền sông, cận đường kề núi Vì thế, đền Cờn thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật đồng thời là một danh lam thắng cảnh của đất huyện Quỳnh

và của xứ Nghệ Đó cũng là nét riêng biệt của đền Cờn với các di tích lịch sử - văn hoá còn lại trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Nói về địa phân bố các di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu ta thấy nổi lên một số cụm di tích, như cụm di tích ở xã Quỳnh Đôi với 8 di tích: Đình làng; nhà thờ họ Hồ; nhà thờ họ Nguyễn Triệu Cơ; nhà thờ và mộ Hồ Tùng Mậu; nhà thờ Hoàng Khánh; nhà thờ Hồ Sĩ Dương; nhà thờ, bia và mộ Hồ Phi Tích;

Trang 35

nhà thờ họ Dương Hay cụm di tích ở khu vực Hoàng Mai như: đền Cờn, đền Xuân Úc, đền Vưu, đền Xuân Hoà, đền Bình An - chùa Bảo Minh Hầu hết các di tích lịch sử ở Quỳnh Lưu thường nằm ở những vùng đất thuận tiện về giao thông

và trước đây đã có bề dày lịch sử và văn hoá Chẳng hạn như đền Vưu ở Quỳnh Vinh cách quốc lộ 1A 2km, đền Cờn thuộc địa phận Quỳnh Phương cách quốc lộ 1A 18km, đền Quỳnh Tụ ở Quỳnh Xuân cách 1500m Ngoài ra còn có một số di tích nằm rải rác ở các khu vực khác như đình Tám Mái (Quỳnh Thuận), đền Thượng (Quỳnh Nghĩa), đền Chính (Tiến Thuỷ), đền Cồng (Quỳnh Hưng), đền Xuân Úc ở Quỳnh Liên

Về lịch sử hình thành của các di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu thì đã có bề dày hàng thế kỷ Đáng chú ý nhất là di tích đền Cờn (Quỳnh Phương) được vua Trần Anh Tông ban sắc chỉ xây dựng vào năm 1312, được Lê Thánh Tông cho sửa sang vào năm 1471 Theo văn bia dựng ở đền thì Cảnh Trị nguyên niên (1663) dựng toà ca vũ Năm Kỷ Sửu (1769) đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30, đền Cờn được trùng tu lớn, toà ca vũ được xây dựng lại khang trang Một trong những ngôi đền cũng được xây dựng sớm nữa là đền Cồng ở thôn Yên Đình (Quỳnh Hưng) Đền được dựng trên rừng Cồng xưa Đền thờ Đinh Lễ - vị tướng của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Năm 1426, tướng Đinh Lễ bao vây thành Trài (tức thành Đông Luỹ - Diễn Châu), ông đã bố trí trận phục kích giặc Minh tại đây Dựa vào rừng cây cồng rậm rạp, quân sĩ Đinh Lễ đã mưu trí diệt được nhiều giặc Bên cạnh đền thờ Đinh Lễ còn có đền thờ tương Đinh Liệt (anh Đinh Lễ), nhân dân gọi là đền Đệ Nhị Đền được dựng vào năm 1471 (đời Hồng Đức - Lê Thánh Tông) Thời Lê đền có sắc phong: "Thượng thượng đẳng tối linh công thần khai quốc" Còn đa phần các di tích khác được xây dựng ở các thế kỷ 18, 19 như đền Vưu ở làng Thọ Vinh (Quỳnh Vinh) được khởi công ngày 16 tháng 12 năm Canh Thìn, Chính Hoà thứ 21 (1700) và hoàn thành ngày 30 tháng giêng năm Tân Tỵ (1701) Đền được trùng tu vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781) Đây là ngôi đền

Trang 36

thờ Lý Nhật Quang - người có công khai khẩn vùng đất này Đền được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử vào tháng 11 năm 1992 Hay đền Quỳnh Tụ và đền Xuân Hoà ở xã Quỳnh Xuân thờ Phùng Hưng:

Hoàng triều Minh Mệnh cửa niên Lập điện cầm quyền đổi sắc minh tân [17 ; 550]

tức là đền được xây dựng vào năm 1828 Đền được công nhận là di tích lịch

sử văn hoá cấp quốc gia Hay như đền Xuân Úc ở Quỳnh Liên, đền thờ Đặng Tế, người có công trong lần đi theo Lý Thái Tông (1028 -1034) đánh Chiêm Thành Đầu tiên đền được làm nhỏ, đến năm 1880 đời Tự Đức đền được đại trùng tu, có thêm toà thượng và toà hạ Đặc biệt, cư dân Quỳnh Lưu không chỉ có tín ngưỡng thờ thần mà còn thờ tổ tiên - những người có công với dân tộc Chính vì thế, trên địa bàn huyện vừa có những ngôi đền lớn, tiêu biểu lại vừa có di tích đình làng, nhà thờ họ: nhà thờ họ Hoàng (Quỳnh Đôi), nhà thờ họ Hồ (Quỳnh Đôi), nhà thờ Hồ Sĩ Dương, nhà thờ Hồ Phi Tích (Quỳnh Đôi) thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn của các thế hệ con cháu

Qua thời gian, phần lớn các di tích đã được xây dựng hoặc tu bổ lại hoàn toàn Tuy vậy, những nét cổ xưa của các di tích vẫn được lưu giữ Hiện nay, trong không khí quay về cội nguồn, tại các di tích các lễ hội cổ truyền đang từng bước phục hồi lại Ở Quỳnh Lưu tiêu biểu như lễ hội đền Cờn được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 21 tháng giêng thu hút nhiều du khách đến dự Để thấy rõ hơn, chúng tôi xin được trình bày một cách cụ thể về một số di tích lịch sử tiêu biểu của huyện nhà đã được xếp hạng cấp nhà nước và cấp tỉnh trong phần chương 2

Tiểu kết chương 1

Quỳnh Lưu là một vùng đất cổ - một vùng có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời nằm trong cái nôi của văn hoá Quỳnh Văn Nơi đây địa linh hội tụ, không những được nhiều vị vua, quan chọn làm căn cứ để chiêu dân lập ấp của vùng Châu Diễn thời trước mà còn là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của rất nhiều trạng nguyên, tướng lĩnh, nhà lãnh đạo cách mạng tài ba mà tên tuổi của

Trang 37

họ gắn liền với sự phát triển của đất nước Trải qua bao biến động, thăng trầm của lịch sử, đất và người nơi đây vẫn vươn lên vượt qua những khó khăn thử thách Với những đặc điểm riêng về địa - văn hoá, trải qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, đất nước và chống thiên tai khắc nghiệt để tồn tại, phát triển, nhân dân Quỳnh Lưu đã sáng tạo, xây đắp nên những nét riêng về cốt cách, những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc Chính vì thế, Quỳnh Lưu vừa là một địa bàn chiến lựơc, đồng thời là nơi sở hữu

bề dày lịch sử, nền văn hoá đậm đà bản sắc và những di tích lịch sử, văn hoá quý giá trong hệ thống di tích , danh thắng của tỉnh nhà

Là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hoá của xứ Nghệ, huyện Quỳnh Lưu chứa đựng trong lòng nó những chứng tích của lịch sử, những nét văn hoá quý báu được lưu truyền từ đời này sang đời khác Và hệ thống những di tích lịch sử - văn hoá là minh chứng hùng hồn, sinh động cho những trang sử vẻ vang của nhân dân huyện nhà Sự ra đời của các di tích đã làm nên diện mạo của một huyện anh hùng Trải qua bao biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, rất nhiều những di tích lịch sử đã bị tàn phá không còn giữ được nguyên trạng như xưa Điều quan trọng là các di tích phải được trả về đúng với diện mạo vốn có của nó Đó là tài sản quý giá cần được bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn lâu dài Hiện nay, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu vẫn còn lưu giữ và bảo tồn được một số di tích rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hoá, trong đó có một số Đình, Đền, Chùa, Nhà thờ họ tiêu biểu đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh và quốc gia

Trang 38

Chương 2 DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU

2.1 Đền Cờn

2.1.1 Địa điểm

Đền Cờn toạ lạc trên gò Diệc, một quả đồi hình bát úp, cao khoảng 3,6m Dòng sông Mai xinh đẹp, uốn lượn phía trước cửa đền, thông nước ra 2 cửa biển lớn của huyện Quỳnh Lưu Ba phía còn lại của đền được bao bọc bởi nhà dân, làng xóm trù phú, rợp bóng dừa xanh Phía Đông của đền là biển cả trong xanh mênh mông, sóng vỗ rì rào suốt đêm ngày Đền được nằm bên bờ sông Mai gần cửa tráp (cửa Cờn) xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Xã Quỳnh Phương trong thời Hán là đất quận Cửu Chân Thời Tần là đất quận Cửu Đức, thời Tuỳ thuộc đất quận Nhật Nam, thời Đường thuộc Châu Diễn, thời Đinh, Lê thuộc đất Hoan Châu Năm 1030, Quỳnh Phương thuộc đất Câu Nghệ

An, đời Trần 1397 thuộc trấn Vọng Giang, thời Hồ thuộc phủ Linh Nguyên, thời thuộc Minh nằm trong Nghệ An Trước năm 1945 là thôn Hương Cần, xã Phương Cần, tổng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu Năm 1955 đổi thành thôn Hương Cần, xã Quỳnh Phương Nay là xóm Quang Trung, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Đền Cờn cách thủ đô Hà Nội 260 km về phía Nam, cách thành phố Vinh

75 km về phía Bắc theo quốc lộ 1A Muốn đến thưởng ngoạn di tích đền Cờn ở

xã Quỳnh Phương huyện Quỳnh Lưu, chúng ta xuất phát từ Vinh theo quốc lộ 1A hướng Vinh - Hà Nội vượt qua cầu Hoàng Mai hơn 1 km rẽ tay phải theo con đường liên xã 4 km qua Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị xuống thuyền qua sông, cập luôn vào cổng đền Cờn Cũng có con đường thứ 2 là xuất phát từ Vinh theo đường Vinh - Hà Nội đến nghĩa trang liệt sĩ huyện Quỳnh Lưu, rẽ tay phải theo huyện lộ 5 km qua Quỳnh Xuân và nông trường Trịnh Môn, đi qua cầu Quỳnh

Trang 39

Bảng 1 km rẽ tay trái theo đường liên xã 4 km qua Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên là đến Quỳnh Phương, rẽ trái 200m qua trạm y tế xã là đến di tích Đi đường này

du khách có thể đi xe đạp, xe máy, ô tô khá thuận lợi Vị trí của đền đã được miêu tả trong bài thúc ước:

Triều hà, hậu hải an bài Hữu Hổ, tả Long, oanh nhiễu Núi chầu qua, dù dương lớp lớp Nghìn non trở lai tiền đường Sông kéo đến, khúc uốn quanh co Muôn nước thu về một nẻo [17;537]

cơ đồ sự nghiệp giang sơn, thì đền Cờn thờ Tứ vị thánh nương nguyên là gia quyến của Hoàng đế Nam Tống gặp cảnh ngộ bị thương Câu chuyện về họ được lưu trong sử sách cũng như trong truyền thuyết, rằng:

Năm 960 đại thần của hậu Chu là Triệu Khuông Dẫn lập nên nhà Tống đóng đô ở Biền Kinh, lịch sử gọi là Bắc Tống Năm 1127, Biền Kinh bị quân Kim đánh bại, Bắc Tống bị mất Khang Vương Triệu Cấm em Khâm Tông được một số quan lại tôn lên làm vua ở Ủng Thiên tỉnh Hà Nam kinh đô đóng ở Lâm

Trang 40

An (Hàng Châu) mở đầu nhà Nam Tống Năm 1234 Mông Cổ tấn công Nam Tống Năm 1279 Trương Hoằng Phạm đem quân đánh úp Nhai Sơn, quân Tống tan vỡ, binh sĩ bị dồn xuống bể chết hơn 10 vạn Vua Tống Đế Bính đem gia quyến và bề tôi quân lính hơn 800 người lên thuyền trốn ra biển Thế cùng lực tận lại bị quân giặc đuổi theo truy bức gấp rút, quan Tả Thừa tướng Lục Tú Phu

ôm vua Đế Bính nhảy xuống biển tự tử Đoàn thuyền chạy trốn của triều Tống sau đó gặp bão chìm đắm hết Hoàng hậu của vua là Từ thi Thái hậu Dương Nguyệt Quả và hai con là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Nương ôm lấy cột buồm một chiếc thuyền trôi dạt vào bờ biển cạnh một ngôi chùa Sư trụ trì ở chùa hết sức cứu vớt đem ba mẹ con vào chùa cho ăn uống tử tế Được mấy tháng, mẹ con lại sức, trở nên béo tốt, vẻ mặt phu nhân coi tuyệt đẹp, sư động lòng muốn tư thông, bị phu nhân cự tuyệt Sư xấu hổ gieo mình xuống biển chết

Mẹ con phu nhân thấy thế than rằng: ''Chúng ta vì sư mà được sống, nay sư vì chúng ta mà phải chết, sao nỡ yên tâm, rồi cả ba mẹ con cùng lao xuống biển chết cả Xác ba mẹ con trôi dạt vào cửa Càn Hải xã Quỳnh Phương Còn vị sư nọ trôi dạt vào hòn Ói (núi Quy Lĩnh) xã Quỳnh Lương mặt mũi hồng hào như người sống Dân làng Hương Cần và Phú Lương thương xót lo liệu chôn cất, dựng thảo am để thờ cúng" [58;117]

Như vậy, đền Cờn ở Hương Cần thờ ba mẹ con công chúa Nam Tống, đền Quy Lĩnh ở Phú Lương thờ vị sư Đến cuối thời Trần do quan niệm mã tín, dân Phương Cần rước bài vị của vị sư được thờ ở đền Quy Lĩnh về hợp tế nên gọi là đền "Tứ Vị" Từ đó hàng năm đến ngày đại lễ 21 - 1 âm lịch có tục chạy Ói Tục rước này trở thành lễ hội lớn hàng năm của cả vùng

Sang thời Lê, do quan niệm nho giáo "nam nữ bất đồng cung" dân Phương Cần dựng thêm đền ngoài trên núi sát biển thờ vị sư, Đế Bính, Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt Đền trong thờ ba mẹ con Dương Thái hậu và một bà nhũ mẫu

và từ đó đền cũng được gọi là "Tứ Vị thánh nương"

Ngoài ra, trước đây trong đền Cờn còn có thờ hai vật thiêng là khúc gỗ và

vỏ hạt lúa tượng trưng [17;541-544] Điều đó chứng tỏ đền Cờn hoàn toàn gắn

bó với cư dân làm nghề đánh cá và cày ruộng Đây là dấu ấn sự kết hợp thờ nhân thần

và tổ tiên - một hình thức tôn giáo sơ khai của cư dân chài lưới và trồng trọt

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập III (1975 - 2005), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Nghệ An
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
2. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Nghệ Tĩnh (1984), Lịch sử Nghệ Tĩnh, tập I, Nxb Nghệ Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nghệ Tĩnh
Tác giả: Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Nghệ Tĩnh
Nhà XB: Nxb Nghệ Tĩnh
Năm: 1984
3. Nguyễn Đổng Chi (chủ biên), (1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 1995
4. Phan Huy Chú (1969), Lịch triều hiến chương loại chí, quyển 2, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1969
5. Bùi Văn Chất (2013), Đền Cờn trong truyền thuyết và tư liệu cổ, tạp chí Khoa Học Công Nghệ Nghệ An số 1,2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền Cờn trong truyền thuyết và tư liệu cổ
Tác giả: Bùi Văn Chất
Năm: 2013
6. Nguyễn Đăng Duy (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Nxb Bộ VH - TT và Trường đại học văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Bộ VH - TT và Trường đại học văn hóa Hà Nội
Năm: 1993
7. Danh nhân Nghệ Tĩnh (1980), Nxb Nghệ Tĩnh 8. Danh nhân Nghệ Tĩnh (1982), Nxb Nghệ Tĩnh 9. Danh nhân Nghệ Tĩnh (1984), Nxb Nghệ Tĩnh 10. Danh nhân Nghệ Tĩnh (1990), Nxb Nghệ Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh nhân Nghệ Tĩnh" (1980), Nxb Nghệ Tĩnh 8. "Danh nhân Nghệ Tĩnh" (1982), Nxb Nghệ Tĩnh 9. "Danh nhân Nghệ Tĩnh" (1984), Nxb Nghệ Tĩnh 10. "Danh nhân Nghệ Tĩnh
Tác giả: Danh nhân Nghệ Tĩnh (1980), Nxb Nghệ Tĩnh 8. Danh nhân Nghệ Tĩnh (1982), Nxb Nghệ Tĩnh 9. Danh nhân Nghệ Tĩnh (1984), Nxb Nghệ Tĩnh 10. Danh nhân Nghệ Tĩnh
Nhà XB: Nxb Nghệ Tĩnh 8. "Danh nhân Nghệ Tĩnh" (1982)
Năm: 1990
11. Đảng uỷ, UBND xã Quỳnh Thiện (2000), Quỳnh Thiện văn hoá và truyền thống, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỳnh Thiện văn hoá và truyền thống
Tác giả: Đảng uỷ, UBND xã Quỳnh Thiện
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2000
12. Ninh Viết Giao, Trần Thanh Tâm (1975), Nghệ Tĩnh trong Tổ Quốc Việt Nam, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ Tĩnh trong Tổ Quốc Việt Nam
Tác giả: Ninh Viết Giao, Trần Thanh Tâm
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 1975
13. Ninh Viết Giao (2000), Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Sở văn hóa thông tin Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục thờ thần và thần tích Nghệ An
Tác giả: Ninh Viết Giao
Năm: 2000
14. Ninh Viết Giao (2008), Từ điển nhân vật xứ Nghệ, Hội văn nghệ dân gian Nghệ An, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển nhân vật xứ Nghệ
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
15. Ninh Viết Giao, Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng (2005), Nghệ An - Lịch sử và văn hóa, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An - Lịch sử và văn hóa
Tác giả: Ninh Viết Giao, Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2005
16. Ninh Viết Giao (2003), Văn Hóa Nghệ An, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Hóa Nghệ An
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2003
17. Ninh Viết Giao (1998), Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 1998
18. Ninh Viết Giao (biên soạn), (2009), Đền Cờn tục thờ tứ vị thánh nương và quần thể di tích văn hóa ở xã Quỳnh Phương, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền Cờn tục thờ tứ vị thánh nương vàquần thể di tích văn hóa ở xã Quỳnh Phương
Tác giả: Ninh Viết Giao (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2009
19. Hồ Sĩ Giàng (chủ biên), (1990), Quỳnh Lưu huyện địa đầu xứ Nghệ, Nxb Nghệ Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỳnh Lưu huyện địa đầu xứ Nghệ
Tác giả: Hồ Sĩ Giàng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nghệ Tĩnh
Năm: 1990
20. Hồ Sĩ Giàng (1989), Từ thổ đôi trang đến xã Quỳnh Đôi, Nxb Nghệ Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ thổ đôi trang đến xã Quỳnh Đôi
Tác giả: Hồ Sĩ Giàng
Nhà XB: Nxb Nghệ Tĩnh
Năm: 1989
21. Hồ Sĩ Giàng (2008), Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
Tác giả: Hồ Sĩ Giàng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
22. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 1996
23. Hồ Phi Hội (2005), Quỳnh Đôi cổ kim sự tích hương biên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỳnh Đôi cổ kim sự tích hương biên
Tác giả: Hồ Phi Hội
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w